K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 9 2020

Tham khảo:

Trong lịch sử phát triển của loài người, bắt đầu từ loài vượn cổ xuất hiện biết cầm nắm, hái lượm dần tiến hoá thành người tinh khôn, người đứng thẳng và đến chúng ta loài người hiện đại. Loài người không ngừng lao động đê sáng tạo chính mình, sử dụng đôi tay đế tạo ra những dụng cụ phục vụ đời sống và tạo ra lửa đế nâu chín thực phẩm, thuần hóa thú nuôi, trồng trọt, cài tạo thiên nhiên, không còn ở những hang hốc mà biết xây dựng nơi trú ngụ. Khi đã có được cái ăn cái mặc, con người dần hoàn thiện về mặt văn hóa, lao động trí óc để sáng tạo nên những công trình vĩ đại như Kim tự tháp, Vạn lí trường thành... các phép tính, khám phá thiên nhiên. Nhờ lao động, con người dần đạt đến cuộc sống văn minh như hiện đại - con người đã trở thành loài thượng đẳng trên trái đất.

Ta có thể hiểu lao động là vận dụng sức mạnh tay chân hoặc trí óc thông minh công cụ lao động để cải tạo thiên nhiên nhằm mục đích tạo ra của cải và tinh thần phục vụ con người. Chính nhờ lao động mà con người trở thành loài thượng đẳng và có cuộc sống văn minh như ngày nay. Tất cả mỗi người phải lao động nếu không sẽ trở thành kẻ vô công rồi nghề không đóng góp gì cho bản thân, gia đình và xã hội. Lao động là thưóc đo giá trị của con người. Lao động có nhiều hình thức: lao động xã hội, lao động công ích... là khoảng thời gian để tạo ra một kết quả, một công việc. Hoàn thiện nhân cách là làm nên phẩm chất của con người. Như thế ta có thể hiểu "lao động là quá hình thành và hoàn thiện nhân cách của con người" là vận dụng hoạt chân chính của bán thân, là khoảng thời gian để tạo ra trọn vẹn phẩm chất của con người.

Hồ Chủ tịch, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, người đã bôn ba ở các nước trên các châu lục để tìm con đường cứu nưóc đúng đắn cho dân tộc dành cả cuộc đời để lãnh đạo cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc, phục vụ nhân dân và đất nước vô cùng tận tụy. Tấm gương lao động vĩ đại của người xứng đáng tỏa sáng và đời đời được dân tộc noi theo. Giáo sư, nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân tấm gương lao động vô song, bằng trải nghiệm cả một đời người, hiểu được điều mà dân tộc này cần để đối mặt với thế giới đó là học vấn, là nhân là trí tuệ. Cụ đã dạy cho bao thế hệ học trò biết sống một cuộc sống có ích chính bàn tay và khôi óc của mình. Bằng niềm ưu tú và sự phân đâu không mệt mỏi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Cụ đã giục giã các học trò mình không đầu hàng trước khó khăn, phải góp phần vào sự nghiệp chấn hưng giáo dục nước nhà. Hai nông dân là Trần Quốc Hải và Lê Văn Danh sáng chế ra máy bay với ước mơ rất đơn giản: “bay lên để tưới nước đông ruộng cho đỡ vất vả và dập đám cháy nếu có". Tất cả đã phác họa lên một bức tranh rất sống động về những con người ở những địa vị khác nhau ngày đêm có biết bao nghĩa cử cao đẹp đóng góp cho đời. Nhờ có họ, ta hiểu được lao động là vinh quang, là tự rèn luyện chính mình. Trên các dặm đường, cánh đồng, nhà ta gặp biết bao nhiêu những con người vô danh như bác nông phu, anh công nhân, chị bán hàng rong đã ngày ngày mưu sinh bằng chính sức lao động và ước mơ giản dị của mình sao cho bớt cơ hàn, đã làm ta yêu quý họ. Tuy họ không làm ra nhiều của cải vật chất nhưng nhân cách của họ ta phải trân trọng. Bởi lẽ, họ đã sống hiền hòa, tôn trọng pháp luật, và kiếm được bằng những giọt mồ hôi chân chính, góp phần ăn bám, thích của đút lót, hoặc một số thanh dùng vũ trường, trò chơi điện tử, đua xe, ma túy,... là "mồ" chôn thời gian. Thật đáng trách cho những con người sống không ước mơ, lười nhác lao động sống không lí tưởng và "sống hoài sống phí" một đời người.

Bạn hãy giả sử trong một tuần bạn không làm gì cả, chỉ việc ăn, ngủ, giả trí. Bạn nhận được gì, cảm nhận được gì, phải chăng chi là sự nhàm chán rằng chẳng có gì thú vị, bạn muốn ngay lập tức phải làm gì đó có ích cho thân, chẳng hạn như đọc một quyển sách hay, xem lại những bài học cũ lập tức bạn thấy rất phấn chấn và tràn trề sinh lực. Như thế ta có thể nói, người sinh ra để lao động, nhờ lao động mà phát triển toàn diện.

Mục đích của cả đời người là tôn trọng, được là người hữu ích, chính lao động sẽ giúp chúng ta, giúp hoàn thiện nhân cách con người. Lao động giúp con người ý thức được trách nhiệm làm người từ thành quả lao động. Cho nên lao động mới có thể "nở hoa" nhân cách và mang lại sự giàu có cho con người từ tinh thần đến của cải vật chất. Vâng! Lao động chính là một trong những yếu tố giúp con người hoàn thiện nhân cách.

13 tháng 5 2016

Đất là Mẹ nhấn mạnh quan hệ mật thiết, gắn bó của người với đất. Đất là Mẹ nên những người con phải có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, bảo vệ. Đất là Mẹ còn có ý nghĩa đất là nguồn sống, là sự chở che, bảo vệ con người. Sự gắn bó này giúp con người có thái độ cư xử đúng đắn với đất đai.

7 tháng 10 2018

quan niệm của người dân đó là người anh hùng ra tay cứu giúp dân,cứu nước trong lúc hoạn nạn.suy nghĩ: tượng trưng cho niềm tự hào,sự tôn kính đối với sự đoàn kết của dân tộc ta đồng thời ca ngợi tình mẫu tử,trách nhiệm của 1 người con với đất nước.

Đâu là cách lập ý trong bài văn biểu cảm? A. Hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, vừa quan sát vừa suy ngẫm, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm, vừa thể hiện cảm xúc. B. Hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm hoặc vừa quan sát vừa suy ngẫm, vừa thể hiện cảm xúc. C. Suy nghĩ...
Đọc tiếp

Đâu là cách lập ý trong bài văn biểu cảm?

 A. 

Hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, vừa quan sát vừa suy ngẫm, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm, vừa thể hiện cảm xúc.

 B. 

Hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm hoặc vừa quan sát vừa suy ngẫm, vừa thể hiện cảm xúc.

 C. 

Suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai, vừa quan sát vừa suy ngẫm, hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, tưởng tượng những tình huống gợi cảm, vừa thể hiện cảm xúc.

 D. 

Vừa quan sát vừa suy ngẫm, hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm, vừa thể hiện cảm xúc.

14

Thể thơ của bài thơ “Bánh trôi nước”giống với thể thơ của bài thơ nào sau đây:

 

 A. 

Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

 B. 

Thể thơ tự do

 C. 

Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật

 D. 

Thất ngôn bát cú Đường luật

15

Chỉ ra mạch cảm xúc trong bài Bài thơ “Tiếng gà chưa” được Xuân Quỳnh .

 

 A. 

Hiện tại -  quá khứ - tương lai

 B. 

Hiện tại – quá khứ - hiện tại

 C. 

Quá khứ - hiện tại - tương lai

 D. 

Quá khứ - hiện tại

16

Cả hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng riêng” của chủ tịch Hồ Chí Minh đều thể hiện nội dung gì?

 A. 

Thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc của Bác Hồ

 B. 

Đều thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc, tâm hồn nhạy cảm, lạc quan, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ

 C. 

Thể hiện tinh thần lạc quan, lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ

 D. 

Thể hiện tâm hồn nhạy cảm của Bác Hồ

17

Câu thơ nào trong bài “Bánh trôi nước” thể hiện thân phận của người phụ nữ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 A. 

Câu 4

 B. 

Câu 3 và 4

 C. 

Câu 1 

 D. 

 Câu 2

18

Cảnh tượng được miêu tả trong bài “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” là cảnh tượng như thế nào?

 

 A. 

Huyền ảo, thanh bình và nên thơ 

 B. 

Hùng vĩ và tươi tắn, nên thơ

 C. 

Rực rỡ và diễm lệ, thanh bình

 D. 

Âm u, buồn bã, huyền ảo

19

Cho đoạn câu thơ sau:

                         Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn

                         Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn

                         Gác mái, ngư ông về viễn phố

                         Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.

Trong đoạn thơ có mấy từ Hán Việt?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 A. 

5 từ

 B. 

3 từ

 C. 

4 từ

 D. 

2 từ

20

Có mấy kiểu điệp ngữ

 

 A. 

3 kiểu

 B. 

4 kiểu

 C. 

Không xác định được

 D. 

2 kiểu

21

Bài thơ nào sau đây không thuộc nội dung yêu nước chống ngoại xâm, lòng tự hào dân tộc và tình yêu cuộc sống thanh bình?

 

 A. 

Sông núi nước Nam

 B. 

Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

 C. 

Qua Đèo Ngang

 D. 

Phò giá về kinh

22

Trong tác phẩm “Một thức quà của lúa non: Cốm” tác giả Thạch Lam đã thể hiện tình cảm gì đối với cốm?

 A. 

Trân trọng, tự hào

 B. 

Trân trọng, nâng niu, tự hào

 C. 

Tự hào, giữ gìn

 D. 

Trân trọng, ngợi ca

23

Tại Bài thơ “Sông núi nước Nam” được gọi là bài thơ thần ?

 

 A. 

Là bản tuyên ngôn độc lập

 B. 

Là khúc ca khải hoàn 

 C. 

Gắn với truyền thuyết, vang lên trong miếu Trương Hống, Trương Hát, giữa đêm 

 D. 

Là án thiên cổ hùng văn 

24

Tác phẩm nào dưới đây không phải tác phẩm trữ tình?

 

 A. 

Cảnh khuya

 B. 

Cuộc chia tay của những con búp bê

 C. 

Qua Đèo Ngang

 D. 

Bạn đến chơi nhà

25

Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học là gì?

 A. 

Trình bày những cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng, suy ngẫm về nôi dung và hình thức của tác phẩm

 B. 

Trình bày những cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng, suy ngẫm về nôi dung và bố cục của tác phẩm

 C. 

Trình bày những cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng, suy ngẫm về tác giả

 D. 

Trình bày những cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng, suy ngẫm về nôi dung thể loại của tác phẩm

26

Bài “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh thể hiện nội dung gì?

 

 A. 

“Tiếng gà trưa” gợi những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã là sâu sắc thêm tình quê hương, đất nước 

 B. 

“Tiếng gà trưa” là những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu, tình cảm ấy đã làm sâu sắc thêm tình quê hương, đất nước

 C. 

Tình bà cháu sâu nặng, gắn bó, hòa hợp

 D. 

“Tiếng gà trưa” là những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu, tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương, đất nước

27

Hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng riêng” của chủ tịch Hồ Chí Minh được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

 

 

 A. 

Những năm hòa bình ở miền Bắc sau kháng chiến chống Pháp

 B. 

Những năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược

 C. 

Những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp

 D. 

Trước Cách mạng tháng Tám, Bác Hồ mới về nước

28

Câu văn: “Với tác phẩm này, tác giả đã gieo vào lòng ta những tình cảm đẹp, tình yêu quê hương đất nước để mỗi chúng ta thêm trân trọng, tự hào về nơi mình sinh ra và lớn lên” có phương thức biểu đạt nào?

 A. 

Miêu tả

 B. 

Tự sự

 C. 

Biểu cảm

 D. 

Cả tự sự và miêu tả

29

Bài thơ nào có sử dụng từ trái nghĩa?

 A. 

Cảnh khuya

 B. 

Hồi hương ngẫu thư

 C. 

Rằm tháng riêng

 D. 

Bạn đến chơi nhà

30

Trong các dãy từ sau, dãy từ nào là từ láy?

 A. 

Đất đai, hoa hồng, tươi tốt, mong muốn

 B. 

Sung sức, mơ mộng, chậm chễ

 C. 

Xấu xí, xanh xao, vuông vắn, ngay ngắn

 D. 

Chiều chuộng, đi đứng, thân thương

31

Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, tác giả muốn nhắn gởi với mọi người điều gì?

 

 A. 

Bố mẹ là người có trách nhiệm hàng đầu trong việc nuôi dạy con cái.

 B. 

Kể lại việc hai anh em Thành và Thủy sắp phải chia tay nhau vì cha mẹ li hôn.

 C. 

Nêu lên tâm trạng buồn khổ của hai anh em Thành và Thuỷ khi sắp phải chia tay nhau.

 D. 

Tổ ấm gia đình là quý giá .Mọi người hãy cố gắng giữ gìn, bảo vệ.

32

Bài thơ “Phò giá về kinh “ ra đời trong hoàn cảnh nào ?

 

 A. 

Sau khi Trần Quang Khải thắng giặc Nguyên Mông trên bến Chương Dương, Hàm Tử .

 B. 

Lí Thường Kiệt chống Tống trên bến sông Như Nguyệt 

 C. 

Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

 D. 

Quang Trung đại phá quân Thanh 

33

  Ý của “Hồng cốm tốt đôi” trong văn bản “Một thức quà của lúa non: Cốm” của Thạch Lam là:

 A. 

Lời chúc đôi lứa hòa hợp,  hạnh phúc, lâu bền

 B. 

Lời chúc năm mới

 C. 

Quà sêu tết

 D. 

Lời chúc sung túc

34

Câu thơ nào chứa thành ngữ?

 A. 

Thân em như chẽn lú đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

 B. 

Mục đồng sáo vẳng châu về hết

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng

 C. 

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nỗi ba chìm với nước non”

 D. 

Chương Dương cướp giáo giặc

Hàm tử bắt quân thù

35

Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh là biện pháp tu từ nào?

 A. 

Phép lặp

 B. 

Liệt kê

 C. 

Điệp ngữ

 D. 

Nói quá

36

Bài thơ “Tiếng gà trưa” có thành coong gì về nghệ thuật?

 

 A. 

Sử dụng rộng rãi lối liên tưởng, tưởng tượng

 B. 

Cách diễn đạt tự nhiên với những hình ảnh giản dị chân thực

 C. 

Sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa có giá trị biểu cảm cao

 D. 

Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc

37

Bài thơ “Tiếng gà chưa” được Xuân Quỳnh sáng tác vào thời gian nào?

 

 A. 

Thời kì đầu kháng chiến chống Pháp

 B. 

Thời kì đầu kháng chiến chống Mĩ

 C. 

Thời kì cuối kháng chiến chống Mĩ

 D. 

Thời kì cuối kháng chiến chống Pháp

0
9 tháng 8 2021

                                 Bài Làm

    Cuộc sống của chúng ta thay đổi không ngừng, theo nhiều chiều hướng khác nhau. Nhưng dù nó có thay đổi ra sao, thì vẫn có một điều không thể phủ nhận rằng: chúng ta cũng phải thay đổi để thích nghi với môi trường sống xung quanh. Ta có thể lấy ví dụ như đại dịch Covid - 19 chẳng hạn. Đã gần hai năm trôi qua, kể từ khi đại dịch xuất hiện và lan rộng trên toàn thế giới. Nó gây ra rất nhiều phiền toái và làm đảo lộn cuộc sống của chúng ta. Điều đó đã bắt buộc mỗi người phải ứng phó để thích nghi với hoàn cảnh sống mới này. Thích ứng đồng nghĩa chúng ta cũng phải thay đổi chính bản thân mình. Thoạt nghe thì rất khó, những chúng ta đã và đang thực hiện rất tốt. Đó là một tín hiệu khả quan, cho thấy sự thích nghi của chúng ta với những hoàn cảnh sống khác nhau là rất tốt. Vậy mới thấy, "sống là thay đổi", là chấp nhận thích ứng với mọi chuyện, là cách mà chúng ta có thể rèn dũa bản thân mình tốt hơn, trưởng thành hơn từng ngày. "Cuộc sống là dòng chảy", còn ta là những sự vật bị cuốn trôi theo đó. Cho nên, mỗi người trong chúng ta phải học cách thích ứng, học cách để thay đổi, chứ không nên bảo thủ. Những thay đổi ấy tuy có thể là nhỏ bé nhưng nó lại giúp chúng ta rất nhiều trên đường đời. Hãy thử đi! Rồi bạn sẽ thấy!

Cuộc sống là một chuỗi những hành trình nối tiếp hành trình, hôm nay có thể là niềm vui, nhưng một giây sau đó có thể là nỗi buồn. Vì vậy mỗi chúng ta, sống trong đời, không thể không sống theo ngoại cảnh, bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài, càng cho ta hiểu thêm về một quan niệm sống: “Sống tức là thay đổi”

Cuộc sống luôn luôn vận động, những hành trình trong tương lai là một ẩn số mà ta không thể lường trước. Đôi khi đó lại là thử thách, đôi khi đó lại là điều kì diệu, như sau cơn mưa trời lại nắng, và có khi nào lại xuất hiện cầu vồng tuyệt đẹp? Người ta nói, Sống tức là “thay đổi” vì sao vậy? Tại sao mỗi chúng ta trong hành trình sinh tồn của mình, lại phải “thay đổi”? Thay đổi ở đây tức nói đến hành vi, suy nghĩ của mỗi người. Ta sống không thể không thay đổi, từ khi còn nhỏ, đến khi trưởng thành, suy nghĩ của ta không hề giống nhau. Ta không còn những non nớt, vụng dại, mà dần trở nên già dặn, trưởng thành và mạnh mẽ. Vì vậy, là ta đã thay đổi. “Thay đổi” ở đây cũng có thể hiểu, khi ta trải qua nhiều truyện, khi ta sống và hành động, ta không thể sống mãi theo những nguyên tắc của mình, cuộc sống là những va chạm có tác động tương hỗ và hai chiều, chính vì thế việc ta thay đổi trong sự sống, cũng giống như loài xương rồng mọc gai khi sống trong sa mạc khô cằn. Sống trong thử thách khó khăn, ta thay đổi để linh hoạt trở nên mạnh  mẽ và khôn ngoan. Sống trong giàu sang ta khôn khéo để nắm giữ những cơ hội. Mọi thử thách không hề giống nhau, chính vì vậy ta cần thay đổi, thay đổi chính mình, suy nghĩ, cách sống và hành vi của mình cho phù hợp với hoàn cảnh. Đó là một quan niệm tích cực và đúng đắn về ý nghĩa của việc “sống tức là thay đổi”.

Nhưng, trong cuộc sống, không ít người sống và thay đổi theo những khía cạnh khác nhau. Sống và thay đổi một cách tiêu cực và hà khắc. Ta thay đổi bằng cách trở nên xấu hơn chứ không phải tốt đi. Có những bạn trẻ gia đình gặp khó khăn, gặp trở ngại, không phải linh hoạt để vượt qua, mà chọn cách thay đổi suy nghĩ của mình trở nên hèn nhát và nhụt trí. Từ đó dẫn đến những hành vi sai lầm và dần dần tự bản thân trở thành một tệ nạn xã hội…

Tuy nhiên, lại có những tấm gương ngược lại, như thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, đã thay đổi suy nghĩ của mình để trở thành một nhà giáo với tấm lòng yêu nghề, vượt lên khiếm khuyết của bản thân để tập viết chữ bằng chân. Hoặc như người phụ nữ bị coi là “xấu nhất thế giới” Lizzie Velasquez, ta không thể không khâm phục sự dũng cảm và bản lĩnh sống của người phụ nữ này. Cô không chọn việc cố gắng phẫu thuật? cô không chọn cách đầu hàng tạo hóa? Cô đã vươn lên và dần trở thành một trong những người truyền cảm hứng mạnh mẽ nhất. Vậy đó, cuộc sống là hành trình, ta phải thay đổi, thay đổi tích cực để không chỉ hợp với hoàn cảnh, mà còn phải vươn lên và chiến thắng hoàn cảnh bằng sự “thay đổi” phù hợp của mình.

Quan niệm “sống là thay đổi” là một sự phát triển và tiến lên, không phải là cách chọn dậm chân tại chỗ. Vì vậy, theo khía cạnh nào đó, câu nói mang theo thông điệp lạc quan và niềm tin ta có thể chiến thắng số phận chiến thắng những nghịch cảnh, để từ đó ta tự rút ra cho mình một bài học phải biết linh hoạt ứng biến, dũng cảm và bản lĩnh đương đầu với cuộc sống.

“Sống là thay đổi” đúng vậy, mỗi chúng ta, hãy thay đổi chính mình từ ngày hôm nay. Hãy vươn lên để hoàn thiện, và tiếp tục cố gắng, để những thay đổi ấy giúp ta tiến tới thành công của mình.

 

Bác Quân Nhất Tiêu (^o^) | +1đ điểm giá trị
Thứ 6, ngày 20/10/2017 20:11:35
 Chat Online

Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
Trẻ thì đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu, sóng cả, khôn chài cá;
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ;
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta.

Đã rất lâu rồi bạn mới đến chơi nên phải thiết đãi trọng thể nhưng lần này bạn đến lại không có gì thiết đãi. Không có trẻ ở nhà sai bảo, không gần chợ để mua thức ăn, không chài lưới được cái vì ao quá sâu, không bắt được gà vì vườn rộng lại có rào thưa, không có cải vì cải chưa ra cây, không có mướp vì mướp đang ra hoa và miếng trầu tiếp khách cũng không có.

Tác giả cố tình tạo nên tình huống khó xử đó khi bạn đến chơi để muốn nói: "Tuy hoàn cảnh vật chất không có một thứ gì để đãi bạn nhưng tình bạn hồn nhiên, đạm đà và dân dã thì bất chấp mọi điều kiện.

Bài thơ "bạn đến chơi nhà" đã kết thúc bằng cụ từ "ta với ta" để diễn tả tình bạn thắm thiết, kéo sơn. Ta với ta là nhà thơ và người bạn thân hiểu nhau, yêu quý nhau đến mức sâu sắc.

Một tình bạn sôi nổi, đậm đà vượt lên mọi vật chất tầm thường, không cần lễ nghi khách sáo.

Qua bài thơ "bạn đến chơi nhà", em cảm thấy bạn của Nguyễn Khuyến thật giản dị mà cao quý, bài thơ còn muốn thể hiện : phải hiểu nhau và thông cảm cho nhau thì mới có được tình cảm chân thành và thâm thiết.

9 tháng 3 2023

     Quan niệm cho rằng con người là chúa tể của tự nhiên chưa thật sự đúng. Con người là loài động vật có trí tuệ, có sự tiến hóa hoàn toàn nên có thể gây ảnh hưởng đến tự nhiên nhưng không có nghĩa là chúa tể của tự nhiên, khi tự nhiên bị ảnh hưởng quá nhiều thì con người sẽ phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ như việc chặt cây, phá rừng của con người dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, gây nên hiệu ứng nhà kính, nóng lên toàn cầu, ….

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

Từ xưa đến nay, con người vẫn luôn mang trong mình khao khát chinh phục tự nhiên. Và cuộc sống càng hiện đại, phát triển, con người càng chứng tỏ khả năng chinh phục, chiếm lĩnh thế giới của mình. Tuy nhiên, có lẽ con người không nên tự coi mình là chúa tể bởi vạn vật trên thế giới, không chỉ con người đều có quyền bình đẳng và làm chủ cuộc sống của mình. 

NG
1 tháng 2

Từ truyện ngắn Tầng hai, ta có thể rút ra mối quan hệ giữa con người với con người, về quan niệm hạnh phúc trong xã hội hiện đại như sau:
+ Đầu tiên, qua câu truyện ngắn này, ta có thể thấy trong xã hội hiện đại, con người ngày càng xa cách với nhau hơn do nhiều yếu tố. Như Phan - nhân vật trong truyện cùng gia đình chủ nhà cô thuê sống trên tầng hai, dù ở chung một nhà nhưng họ cứ như không quen biết nhau, mỗi một tầng nhà là một khoảng trời riêng, ai sống thế nào thì vẫn cứ vậy. Cũng do họ không thân thiết và do có sự khác biệt lớn trong tính cách và cách sống nên chuyện không hòa hợp được với nhau cũng là điều bình thường. Nhưng điều ấy hoàn toàn có thể thay đổi được nếu chúng ta chủ động hơn và hòa đồng hơn như cách Phan ngại ngùng đứng chân cầu thang định lên thăm gia đình tầng hai nhưng lưỡng lự và được họ mời lên nhà.
+ Phan cũng là một đại diện cho những lớp trẻ ngày nay, muốn tương lai rộng mở nên lên thành phố lập nghiệp. Cuộc sống buồn tẻ, lặp lại lặp lại và còn cô đơn hơn khi chứng kiến những khoảnh khắc hạnh phúc của gia đình người khác khiến cô nhớ nhà và thấy tủi thân. Tuy nhiên, họ luôn không có ý định về quê mà luôn tìm kiếm hạnh phúc ở thành phố ồn ào, náo nhiệt này. Nhưng khi chứng kiến khung cảnh tuy nhỏ hẹp nhưng hạnh phúc của gia đình tầng hai khiến Phan cảm thấy hạnh phúc đơn gian hơn cô tâm niệm. Từ đó có thể thấy ở thời hiện đại, chúng ta luôn nghĩ xa đến những điều tận đẩu tận đâu mà không biết rằng hạnh phúc đơn giản luôn hiện hữu ngay trước mắt chúng ta.
+ Về mối quan hệ giữa con người với con người: Trong xã hội hiện đại, có thể thấy rằng do nhiều yếu tố mà con người đang ngày càng cách xa nhau hơn. Dù ở chung một nhà như Phan hay gia đình sống trên tầng hai của câu chuyện, hay sống cùng xóm, cùng thành phố, chúng ta vẫn thường không quan tâm và trò chuyện nhiều với nhau. Có thể do tính cách ngại ngùng, có thể do lối sống quá khác biệt, hay cũng có thể do cuồng quay của công việc khiến con người luôn trong trạng thái mật mỏi. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi tình trạng này bằng cách chủ động hơn và hòa đồng hơn như cách Phan đến thăm gia đình tầng hai và được mời lên nhà. Chúng ta nên học cách quan tâm người khác hơn và tạo nhiều mối quan hệ hơn với mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp.