K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Nêu những đặc điểm của ADN đặc trưng cho từng loài sinh vật. Những cơ chế nào giúp duy trì các đặc điểm đặc trưng này ở các loài sinh sản hữu tính? Câu 2: Trong mỗi tế bào nhân thực, số lượng prôtêin ribôxôm và rARN cần được tổng hợp đồng thời là rất lớn. Tuy nhiên ,hệ gen trong mỗi tế bào nhân thực chứa một lượng lớn ( thường trên 100 ) bản sao của các gen mã hóa cho các rARN ,nhưng lại...
Đọc tiếp

Câu 1: Nêu những đặc điểm của ADN đặc trưng cho từng loài sinh vật. Những cơ chế nào giúp duy trì các đặc điểm đặc trưng này ở các loài sinh sản hữu tính?

Câu 2: Trong mỗi tế bào nhân thực, số lượng prôtêin ribôxôm và rARN cần được tổng hợp đồng thời là rất lớn. Tuy nhiên ,hệ gen trong mỗi tế bào nhân thực chứa một lượng lớn ( thường trên 100 ) bản sao của các gen mã hóa cho các rARN ,nhưng lại chỉ có một bản sao duy nhất của các gen mã hóa cho các prôtêin ribôxôm. Giải thích vì sao số bản sao của hai nhóm gen trên khác nhau như vậy?

Câu 3:Vì sao mỗi tế bào trong cơ thể đều chứa đủ bộ gen như trong hợp tử, nhưng những tế bào trong các laoij mô và cơ quan lại khác nhau về hình thái, cấu tạo và thực hiện các chức năng khác nhau? VD : trong cùng một cơ thể, các tế bào của tim,gan,phổi ... có số lượng gen như nhau nhưng tim,gan,phổi ... lại biểu hiện kiểu hình khác nhau, thực hiện các chức năng khác nhau.

Câu 4:Giả sử, bằng kĩ thuật di truyền người ta tạo ra được 2 phân tử prôtêin đơn phân ( mỗi phân tử được cấu tạo từ một chuỗi polypeptide ) có trình tự axit amin giống hệt nhau nhưng lại ngược chiều nhau. Hai phân tử prôtêin này có cấu trúc không gian và hoạt tính giống nhau không?Tại sao?

Câu 5: Phân biệt ADN mạch đơn với ADN mạch kép và ARN mạch đơn với ARN mạch kép

Câu 6: Làm thế nào người ta có thể phân biệt được một bệnh đơn gen nào đó là do đột biến gây nên với hội chứng bệnh do đột biến dị bội thể ở người gây nên?

Câu 7: Sự di truyền của một gen lặn nằm trên NST thường giống và khác với một gen lặn nằm trên NST giới tính X như thế nào? Trong trường hợp nào em có thể khẳng định chắc chắn gen lặn đó nằm trên NST giới tính.

1
26 tháng 6 2020

Câu 1:

* Các đặc điêm đặc trưng của ADN cho mỗi loài sinh vật gồm: số lượng nucleotit – thành phần các loại nucleotit như tỉ số (A + T)/ (G + X) và trình tự sắp xêp của các nucleotit trên ADN.

* Các cơ chế duy trì đặc điểm đặc trưng của ADN.

- Ở các loài sinh sản hữu tính gồm cơ chế tự nhân đôi của ADN trong nguyên phân , sự phân bào giảm nhiễm làm ADN trong giao tử giảm một nửa, Các cơ chế: nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

- Ở các loài sinh sản vô tính là quá trình tự nhân đôi của ADN.

Câu 2:

Sự khác biệt về số bản sao của 2 nhóm gen là do:

- Sản phẩm cuối cùng của các gen rARN là một phân tử rARN. Vì vậy, hệ gen sẽ cần nhiều bản sao để cùng lúc có thể tổng hợp được nhiều phân tử rARN.

- Ngược lại, các prôtêin ribôxôm là sản phẩm của quá trình dịch mã trên mARN có thể được tổng hợp nhiều lần (lặp đi lặp lại) trên cùng một phân tử mARN để tạo ra nhiều phân tử prôtêin ribôxôm cần thiết để tổng hợp ribôxôm.

27 tháng 6 2020

cảm ơn nhiều, bạn có thể trả lời hộ mình nốt mấy câu hỏi còn lại được không? Mình đã đi hỏi nhiều người nhưng không ai trả lời được

Câu 1:  NST giới tính có ở những loại tế bào nào.  A. Tế bào sinh dưỡng      B. Tế bào sinh dục       C. Tế bào phôi         D. Cả a, b và cCâu 2. Đối với các loài sinh sản  sinh dưỡng và sinh sản vô tính, cơ thể nào duy trì bộ NST đặc trưng của loài.   A. Nguyên phân                 C. Nguyên phân - giảm phân - thụ tinh   B. Giảm phân                         D. Cả a và bCâu 3. Bản chất của gen là:  A. Bản chất của gen là 1...
Đọc tiếp

Câu 1:  NST giới tính có ở những loại tế bào nào.

  A. Tế bào sinh dưỡng      B. Tế bào sinh dục       C. Tế bào phôi         D. Cả a, b và c

Câu 2. Đối với các loài sinh sản  sinh dưỡng và sinh sản vô tính, cơ thể nào duy trì bộ NST đặc trưng của loài.

   A. Nguyên phân                 C. Nguyên phân - giảm phân - thụ tinh

   B. Giảm phân                         D. Cả a và b

Câu 3. Bản chất của gen là:

  A. Bản chất của gen là 1 đoạn của phân tử ADN chứa thông tin di truyền.

  B. Bản chất của gen là có khả năng tự nhân đôi.

  C. Bản chất của gen là đại phân tử gồm nhiều đơn phân.

  D. Cả a và b.

Câu 4. Tính đặc thù của prôtêin do yếu tố nào xác định:

  A. Các bậc cấu trúc không gian của prôtêin.

B. Vai trò của prôtêin.

  C. Thành phần số lượng, trình tự  sắp xếp các axit amin, các bậc cấu trúc không gian.

  D. Cả a, b và c.

Câu 5. Để xác định độ thuần chủng của giống, cần thực hiện phép lai nào?

 A. Lai với cơ thể đồng hợp trội             C. Lai với cơ thể dị hợp

 B. Lai với cơ thể đồng hợp lặn              D. Lai phân tích(lai với cơ thể đồng hợp lặn)

Câu 6. Số lượng NST trong một tế bào ở giai đoạn kì trước của nguyên phân là:

 A. 2n nhiễm sắc thể đơn                       C. 2n nhiễm sắc thể kép

 B. 1n nhiễm sắc thể đơn                       D. 1n nhiễm sắc thể kép

Câu 7. Ở ruồi giấm 2n = 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số nhiễm sắc thể trong tế bào đó bằng bao nhiêu:

 A.  4                         B.  8                         C. 16                                     D.  32

Câu 8. Loại tế bào nào có bộ NST đơn bội:

 A. Hợp tử                B. Giao tử                C. Tế bào sinh dưỡng            D. cả a, b, c

1
12 tháng 11 2021

Có vẻ dài nhỉ?

1D

2A (cơ chế chứ sao lại cơ thể ta?)

3A

4C

5D

6C

7C

8B

27 tháng 7 2021

Ở những loài sinh sản hữu tính có quá trình nguyên phân,giảm phân và thụ tinh

-nguyên phân: là quá trình tạo tế bào con có bộ nst giống  hệt tế bào mẹ (2n) giúp cơ thể sinh trưởng phát triển 

- giảm phân : là quá trình tạo giao tử đực và giao tử cái có bộ nst giảm 1 nửa so với tb ban đầu (n)

- thụ tinh: là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái => khôi phục bộ nst 2n của loài 

Do đó nhờ 3 quá trình trên mà bộ nst được duy trì ổn định qua các thế hệ

7 tháng 10 2016

1. Quá trình phát sinh giao tử ở động vật. 
Ở động vật có quá trình phát sinh giao tử ở cả hai giới là đực và cái, quá trình phát sinh giao tử là quá trình giảm phân. Chi tiết bạn có thể tham khảo trong sách giáo khoa sinh học là rõ nhất. Mình có thể mô tả chi tiết nhưng sẽ rất dài. 
2. bộ NST đặc trưng được duy trì ổn định. 
Ở các loài sinh sản hữu tính, luôn có sự kết hợp giữa các giao tử đực và giao tử cái trong quá trình thụ tinh. Để đảm bảo sự duy trì ổn định này cần thông qua hai quá trình là quá trình giảm phân tạo giao tử và quá trình tái tổ hợp các giao tử đực và cái. Quá trình giảm phân bình thường ở các cá thể đực giúp tạo ra các giao tử đực (tinh trùng) có chứa bộ NST đơn của loài và mỗi NST này đều tồn tại ở dạng NST đơn. Ở các cá thể cái có sự tạo thành giao tử cái (trứng) và các thể tiêu biến đều chứa bộ NST đơn của loài và các NST này cũng là các NST đơn, các thể tiêu biến không có vai trò rõ ràng trong sinh sản hữu tính. Trong quá trình thụ tinh có sự tái tổ hợp giữa các giao tử đực và cái, sự hợp nhất giữa 2 bộ NST đơn của loài sẽ tạo nên một hợp tử có chứa 2n NST. Đó cũng chính là bộ NST lưỡng bội đặc trưng của loài. 
3. Biến dị tổ hợp ........... 
Trước hết cần hiểu: biến dị tổ hợp là những biến dị di truyền phát sinh trong quá trình sắp xếp lại vật chất di truyền ở cấp độ tế bào thông qua quá trình thụ tinh. 
Mỗi loài sinh vật có 2n NST đơn trong tế bào, quá trình phân chia NST về các giao tử trong quá trình giảm phân là hoàn toàn ngẫu nhiên nên số loại giao tử mà mỗi cá thể có thể tạo ra là 2^n (2 mũ n) (n là số NST trong bộ NST đơn bội của loài). Như vậy, sự kết hợp đực cái sẽ có 2^n x 2^n = 2^2n loại hợp tử. Đó chính là cơ sở cho sự phong phú của biến di tổ hợp ở các loài sinh sản hữu tính trong sinh giới. 
Ngày nay người ta thường ứng dụng biến dị tổ hợp trong nghiên cứu chọn giống cây trồng vật nuôi có những tính trạng tốt để phục vụ sản xuất.

7 tháng 10 2016

Câu 1: Quá trình phát sinh giao tử ở động vật là:

- Phát sinh giao tử cái:

+ Noãn bào bậc I qua giảm phân I cho 1 thể cức thứ nhất có kích thược nhỏ và kích thước lớn.

+ Noãn bào bậc II qua giảm phân II cho thể cực thứ 2 kích thước nhỏ và 1 tế bào trứng kích thước lớn.

- Phát sinh giao tử đực:

+ Tinh bào bâc I qua giảm phân I cho 2 tinh bào bậc II.

+ Mỗi tinh bào bậc II qua giảm phân II cho 2 sinh tử, các sinh tử phát sinh thàn tinh trùng.

Câu 2: Bộ nhiễn sắc thể của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể là vì sự phối hợp của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

Câu 3: 

- Biến dị tổ hợp xuất hiên phing phú ở các loài sinh sản hữu tính và được giải thích dựa trên cơ sở:

+ Nhờ quá trình giao phối, do phân li độc lập của các nhiễm sắc thể và tổ hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và giao tử cái.

+ Do sự hợp lại các gen vốn có của tổ tiên, bố mẹ làm xuất hiện tính trạng đã có hoặc chưa có ở các thế hệ trước.

10 tháng 4 2017

Do sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã duy trì bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ.

Do sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã duy trì bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ.

4 tháng 6 2018

Đáp án A

Đối với loài sinh sản vô tính (không có sự kết hợp giữa các giao tử) thì nguyên phân là cơ chế duy trì bộ NST của loài

Câu 2: Tính đa dạng và tính đặc thù của ADN là cơ sở cho đặc điểm nào sau đây?a. Tính đa dạng của các loài sinh vậtb. Tính đặc thù của các loài sinh vậtc. Tính đa dạng và tính đặc thù của của các loài sinh vậtd. Có khối lượng ổn định và đặc trưng cho mỗi loài sinh vật.Câu 5: Trong quá trình tổng hợp phân tử ARN, Nu A trên mạch khuôn liên kết với loại Nu nào trong môi trường nội bào?a. U         b. T         c. G   ...
Đọc tiếp

Câu 2: Tính đa dạng và tính đặc thù của ADN là cơ sở cho đặc điểm nào sau đây?

a. Tính đa dạng của các loài sinh vật

b. Tính đặc thù của các loài sinh vật

c. Tính đa dạng và tính đặc thù của của các loài sinh vật

d. Có khối lượng ổn định và đặc trưng cho mỗi loài sinh vật.

Câu 5: Trong quá trình tổng hợp phân tử ARN, Nu A trên mạch khuôn liên kết với loại Nu nào trong môi trường nội bào?

a. U         b. T         c. G         d. X

Câu 7: ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen?

a. Mạch khuôn       b. Mạch bổ sung                        c. Mạch 1                d. Mạch 2

Câu 9: Cho một phân tử ADN có tổng số Nu là 750, trong đó Nu loại G có 210 Nu. Hỏi tổng số Nu của loại A, T là bao nhiêu Nu?

a. 420     b. 210      c.165        d. 330

Câu 10: Cho một phân tử ADN có 250 Nu loại A, 350 loại X. Vậy tổng số Nu của phân tử ADN là bao nhiêu Nu?

a. 500       b. 700         c. 1000      d. 1200

 

0
Câu 2: Tính đa dạng và tính đặc thù của ADN là cơ sở cho đặc điểm nào sau đây?a. Tính đa dạng của các loài sinh vậtb. Tính đặc thù của các loài sinh vậtc. Tính đa dạng và tính đặc thù của của các loài sinh vậtd. Có khối lượng ổn định và đặc trưng cho mỗi loài sinh vật.Câu 5: Trong quá trình tổng hợp phân tử ARN, Nu A trên mạch khuôn liên kết với loại Nu nào trong môi trường nội bào?a. U             b. T           ...
Đọc tiếp

Câu 2: Tính đa dạng và tính đặc thù của ADN là cơ sở cho đặc điểm nào sau đây?

a. Tính đa dạng của các loài sinh vật

b. Tính đặc thù của các loài sinh vật

c. Tính đa dạng và tính đặc thù của của các loài sinh vật

d. Có khối lượng ổn định và đặc trưng cho mỗi loài sinh vật.

Câu 5: Trong quá trình tổng hợp phân tử ARN, Nu A trên mạch khuôn liên kết với loại Nu nào trong môi trường nội bào?

a. U             b. T            c. G             d. X

Câu 7: ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen?

a. Mạch khuôn

b. Mạch bổ sung

c. Mạch 1

d. Mạch 2.

Câu 9: Cho một phân tử ADN có tổng số Nu là 750, trong đó Nu loại G có 210 Nu. Hỏi tổng số Nu của loại A, T là bao nhiêu Nu?

a. 420          b. 210         c.165           d. 330

Câu 10: Cho một phân tử ADN có 250 Nu loại A, 350 loại X. Vậy tổng số Nu của phân tử ADN là bao nhiêu Nu?

a. 500        b. 700         c. 1000           d. 1200

Câu 11: ADN xoắn theo chu kì. Một chu kì xoắn của ADN có bao nhiêu Nu?

a. 10            b. 20          c. 30           d. 40

Câu 12: Quá trình nhân đôi ADN và tổng hợp ARN diễn ra ở đâu trong tế bào?

a. Nhân tế bào

 b. Tế bào chất 

c. Vách tế bào 

d. Môi trường nội bào

Câu 13: Trong quá trình tổng hợp 1 loại axit Nucleic, người ta nhận thấy quá trình diễn ra trên cả 2 mạch của axit Nucleic. Hãy cho biết đây là quá trình nào?

a. Tổng hợp Protein 

b. Tổng hợp ARN 

c. Nhân đôi ADN 

d. Tái tạo tế bào mớ

0
Câu 2: Tính đa dạng và tính đặc thù của ADN là cơ sở cho đặc điểm nào sau đây?a. Tính đa dạng của các loài sinh vậtb. Tính đặc thù của các loài sinh vậtc. Tính đa dạng và tính đặc thù của của các loài sinh vậtd. Có khối lượng ổn định và đặc trưng cho mỗi loài sinh vật.Câu 5: Trong quá trình tổng hợp phân tử ARN, Nu A trên mạch khuôn liên kết với loại Nu nào trong môi trường nội bào?a. U             b. T           ...
Đọc tiếp

Câu 2: Tính đa dạng và tính đặc thù của ADN là cơ sở cho đặc điểm nào sau đây?

a. Tính đa dạng của các loài sinh vật

b. Tính đặc thù của các loài sinh vật

c. Tính đa dạng và tính đặc thù của của các loài sinh vật

d. Có khối lượng ổn định và đặc trưng cho mỗi loài sinh vật.

Câu 5: Trong quá trình tổng hợp phân tử ARN, Nu A trên mạch khuôn liên kết với loại Nu nào trong môi trường nội bào?

a. U             b. T            c. G             d. X

Câu 7: ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen?

a. Mạch khuôn

b. Mạch bổ sung

c. Mạch 1

d. Mạch 2.

Câu 9: Cho một phân tử ADN có tổng số Nu là 750, trong đó Nu loại G có 210 Nu. Hỏi tổng số Nu của loại A, T là bao nhiêu Nu?

a. 420          b. 210         c.165           d. 330

Câu 10: Cho một phân tử ADN có 250 Nu loại A, 350 loại X. Vậy tổng số Nu của phân tử ADN là bao nhiêu Nu?

a. 500        b. 700         c. 1000           d. 1200

Câu 11: ADN xoắn theo chu kì. Một chu kì xoắn của ADN có bao nhiêu Nu?

a. 10            b. 20          c. 30           d. 40

Câu 12: Quá trình nhân đôi ADN và tổng hợp ARN diễn ra ở đâu trong tế bào?

a. Nhân tế bào

 b. Tế bào chất 

c. Vách tế bào 

d. Môi trường nội bào

Câu 13: Trong quá trình tổng hợp 1 loại axit Nucleic, người ta nhận thấy quá trình diễn ra trên cả 2 mạch của axit Nucleic. Hãy cho biết đây là quá trình nào?

a. Tổng hợp Protein 

b. Tổng hợp ARN 

c. Nhân đôi ADN 

d. Tái tạo tế bào mớ

2
9 tháng 11 2021

Câu 7: ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen?

a. Mạch khuôn

b. Mạch bổ sung

c. Mạch 1

d. Mạch 2.

9 tháng 11 2021

Câu 10: Cho một phân tử ADN có 250 Nu loại A, 350 loại X. Vậy tổng số Nu của phân tử ADN là bao nhiêu Nu?

a. 500       b. 700         c. 1000           d. 1200

- Khi qua giảm phân hình thành giao tử được bộ NST đơn bội $n(NST).$

- Qua quá trình thụ tinh giữa cá thể đực và cái bộ NST lưỡng bội được phục hồi $2n(NST).$

\(\rightarrow\) Nhờ quá trình giảm phân và thụ tinh mà bộ nhiễm sắc thể 2n đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể ở sinh vật sinh sản hữu tính.