K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 6 2020

*Sinh vật nước ta có sự đa dạng về hệ sinh thái là :

+ Vùng đất triều bãi cửa sông , ven biển phát triển rừng ngập mặn

+ Vùng đồi núi phát triển hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa , rừng kín thường xanh , rừng thưa rụng lá , rừng ôn đới núi cao ...

+ Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia

+ Các hệ sinh thái nông nghiệp : ngày càng mở rộng và lấn át hệ sinh thái tự nhiên

*Nước ta có nhiều hệ sinh thái khác nhau, phân bố khắp mọi miền:

- Vùng đất triều bãi cửa sông, ven biển phát triển rừng ngập mặn.

- Vùng đồi núi phát triển hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa: rừng kín thường xanh, rừng thưa rụng lá, rừng ôn đới núi cao...

- Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia.

- Các hệ sinh thái nông nghiệp: ngày càng mở rộng và lấn át hệ sinh thái tự nhiên.

* Nguyên nhân là nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm,địa hình đa dạng.

9 tháng 9 2018

Sự đa dạng về hệ sinh thái

Nước ta có nhiều hệ sinh thái khác nhau phân bố khắp mọi miền.

Vùng đất triều bãi cửa sông, ven biển phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Vùng đồi núi phát triển hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa với nhiều biến thể: rừng kín thường xanh, rừng thưa rụng lá, rừng tre nứa, rừng ôn đới núi cao.

Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia.

Các hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên.

Nước ta có nhiều hệ sinh thái khác nhau phân bố khắp mọi miền. Vùng đất triều bãi cửa sông, ven biển phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn. Vùng đồi núi phát triển hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa với nhiều biến thể: rừng kín thường xanh, rừng thưa rụng lá, rừng tre nứa, rừng ôn đới núi cao. Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia. Các hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên.

30 tháng 4 2021

Sự đa dạng về hệ sinh thái.

 - Ven biển: Hệ sinh thái ngập nước, đặc biệt là rừng ngập mặn.

 - Vùng đồi núi: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa gồm rừng kín thường xanh, rừng thưa rụng lá rừng tre nứa, rừng ôn đới núi cao.

- Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia: giúp bảo vệ, phục hồi và phát triển tài nguyên sinh học tự nhiên.

- Hệ sinh thái nông nghiệp

+ Do con người tạo ra và duy trì để lấy lương thực thực phẩm và các sản phẩm cần thiết cho đời sống.

+ Ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên.  

13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Đa dạng về hệ sinh thái: Nước ta có hệ sinh thái đa dạng và phong phú, tạo nên sự đa dạng loài và nguồn gen. Dựa vào môi trường phân bố, các hệ sinh thái ở nước ta có thể chia thành ba nhóm: hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái đất ngập nước và hệ sinh thái biển.

+ Hệ sinh thái trên cạn: phong phú, đa dạng với nhiều kiểu hệ sinh thái khác nhau, như: kiểu hệ sinh thái rừng; hệ sinh thái nhân tạo,…

+ Hệ sinh thái đất ngập nước, gồm có: các kiểu hệ sinh thái ngập nước ven biển; các kiểu hệ sinh thái ngập nước vùng cửa sông; Rừng ngập mặn và các kiểu hệ sinh thái đất ngập nước nội địa,…

+ Hệ sinh thái biển: gồm các kiểu hệ sinh thái: rạn san hô, thảm cỏ biển,... có tính đa dạng sinh học và giá trị cao.

- Đa dạng về thành phần loài:

+ Đa dạng về hệ sinh thái tạo nên sự đa dạng thành phần loài của sinh vật nước ta.

+ Nước ta có số lượng lớn các loài thực vật, động vật, vi sinh vật và nấm. Trong đó có nhiều loài thực vật quý như: lim, sến, nghiến, trầm hương, sâm, nấm,... và các loài động vật quý hiếm như: sao la, voi, bò tót, voọc, trĩ,....

- Đa dạng về nguồn gen:

+ Số lượng cá thể trong mỗi loài thực vật, động vật, vi sinh vật và nấm tương đối lớn đã tạo nên sự đa dạng nguồn gen di truyền.

+ Sự phong phú về nguồn gen, trong đó có nhiều nguồn gen quý, đã tạo nên sự đa dạng và giàu có của sinh vật Việt Nam.

11 tháng 9 2019

+ Hệ sinh thái rừng ngập mặn có diện tích 450.000 ha, riêng Nam Bộ là 300.000 ha (lớn thứ 2 TG sau rừng ngập mặn Amadon ở Nam Mĩ). Tuy nhiên, hiện nay đã bị thu hẹp rất nhiều do chuyển đổi thành diện tích nuôi thủy sản và do cháy rừng…HST rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao, nhất là sinh vật nước lợ.
+ Hệ sinh thái trên đất phèn, nước mặn, nước lợ và hệ sinh thái rừng trên đảo cũng rất đa dạng và phong phú.

=>Sự đa dạng và giàu có của hệ sinh thái vùng ven biển nước ta không bao gồm sự đa dạng và giàu có của hệ sinh thái rừng trên núi cao.

=> Đáp án C

16 tháng 10 2019

C

+ Hệ sinh thái rừng ngập mặn có diện tích 450.000 ha, riêng Nam Bộ là 300.000 ha (lớn thứ 2 TG sau rừng ngập mặn Amadon ở Nam Mĩ). Tuy nhiên, hiện nay đã bị thu hẹp rất nhiều do chuyển đổi thành diện tích nuôi thủy sản và do cháy rừng…HST rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao, nhất là sinh vật nước lợ.
+ Hệ sinh thái trên đất phèn, nước mặn, nước lợ và hệ sinh thái rừng trên đảo cũng rất đa dạng và phong phú.

=>Sự đa dạng và giàu có của hệ sinh thái vùng ven biển nước ta không bao gồm sự đa dạng và giàu có của hệ sinh thái rừng trên núi cao.

10 tháng 2 2019

Đáp án C

Sự đa dạng và giàu có của hệ sinh thái vùng ven biển nước ta không bao gồm sự đa dạng và giàu có của hệ sinh thái rừng trên núi cao.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Ảnh hưởng của vị trí địa lí và lãnh thổ: làm cho khí hậu nước ta phân hóa theo chiều Bắc - Nam rõ rệt, khí hậu thất thường, thường xuyên đón bão nhiệt đới, các thiên tai khác (lũ lụt, sương giá...).

- Tác động của địa hình và hoàn lưu gió mùa:

+ Địa hình tạo nên sự phân hóa khí hậu theo độ cao.

+ Địa hình kết hợp với hướng gió làm cho khí hậu nước ta phân hóa Đông - Tây (Đông Bắc và Tây Bắc ranh giới là dãy Hoàng Liên Sơn; phân hóa giữa sườn Đông và sườn Tây Trường Sơn; mùa mưa-khô đối lập nhau giữa khu vực Nam Bộ, Tây Nguyên và ven biển Trung Bộ....)

15 tháng 10 2017

HƯỚNG DẪN

a) Chứng minh: Dựa vào trang 6-7 của Atlat Địa lí Việt Nam (Hình thể), kết hợp với trang 13 và 14 (Các miền tự nhiên) để tìm các dẫn chứng cụ thể làm sáng rõ địa hình nước ta có nhiều kiểu:

+ Đồi núi: núi cao, núi trung bình, núi thấp, cao nguyên, sơn nguyên, bán bình nguyên, đồi, thung lũng, đồng bằng giữa núi...

+ Đồng bằng: ô trũng, dải đất cao, bãi bồi, cồn cát, doi đất, núi sót, thềm sông, thềm biển...

b) Giải thích

- Địa hình được hình thành do tác động đồng thời của nội lực và ngoại lực. Nội lực có xu hướng làm gồ ghề bề mặt địa hình, còn ngoại lực có xu hướng san bằng bề mặt gồ ghề của địa hình. Hai lực này có xu hướng ngược nhau, nhưng tác động đồng thời với nhau. Trong quá trình tác động, những dạng địa hình chủ yếu do nội lực tạo nên, gọi là địa hình hình thái kiến trúc; những dạng địa hình chủ yếu do ngoại lực tạo nên, gọi là địa hình hình thái điêu khắc.

- Nước ta trải qua một lịch sử phát triển lãnh thổ lâu dài và phức tạp, chia thành 3 giai đoạn với những đặc điểm khác nhau, tác động đến việc hình thành địa hình khác nhau:

+ Giai đoạn Tiền Cambri: đây là giai đoạn đầu tiên hình thành nền móng ban đầu lãnh thổ nước ta, cách đây trên 570 triệu năm. Trên lãnh thổ Việt Nam lúc ấy đại bộ phận là biển. Phần đất liền ban đầu chỉ là những mảng nền cổ nằm rải rác bên mặt biển nguyên thủy (Hoàng Liên Sơn, Rào Cỏ, Pu Hoạt, vòm sông Chảy, Kon Tum...).

+ Giai đoạn Cổ kiến tạo:

• Kéo dài trên 500 triệu năm và cách ngày nay ít nhất là 65 triệu năm.

• Có nhiều cuộc vận động tạo núi lớn (Calêđôni, Hecxini, Inđôxini, Kimêri) làm thay đổi hẳn hình thể của nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền, một bộ phận vững chắc của châu Á - Thái Bình Dương.

• Các hoạt động uốn nếp và nâng lên đã diễn ra ở nhiều nơi như: các địa khối ở thượng nguồn sông Chảy, khối nâng Việt Bắc, địa khối Kon Tum; các dãy núi hướng tây bắc - đông nam ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, cac dãy núi hướng vòng cung ở Đông Bắc và các khối núi cao ở Nam Trung Bộ.

• Cuối giai đoạn Cổ kiến tạo, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp trở thành những bề mặt san bằng.

+ Giai đoạn Tân kiến tạo:

• Diễn ra trong thời gian ngắn, cách đây 65 triệu năm và đang tiếp diễn đến ngày nay.

• Sau khi kết thúc giai đoạn Cổ kiến tạo, lãnh thổ nước ta trải qua một thời kì tương đối ổn định và tiếp tục được hoàn thiện dưới chế độ lục địa, chủ yếu chịu sự tác động của các quá trình ngoại lực.

• Vận động tạo núi Anpơ - Himalaya diễn ra cách đây khoảng 23 triệu năm và có cường độ mạnh mẽ, nhưng không phá vỡ kiến trúc cổ đã hình thành từ trước.

• Do chịu tác động của vận động tạo núi Anpơ - Himàlaya, trên lãnh thổ nước ta đã xảy ra các hoạt động như: nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp các vùng trũng lục địa kèm theo các đứt gãy và phun trào mắcma.

• Nhiều quá trình tự nhiên xuất hiện trong giai đoạn Tân kiến tạo còn kéo dài đến hiện nay, nổi bật là: nâng cao địa hình làm sông ngòi trẻ lại và hoạt động mạnh mẽ, đồi núi cổ được nâng cao và mở rộng; hình thành các cao nguyên và các đồng bằng phù sa trẻ...

• Trong giai đoạn này, đặc biệt trong kỉ Đệ tứ, khí hậu Trái Đất có những biến đổi lớn với những thời kì băng hà, gây nên tình trạng dao động lớn của mực nước biển. Đã có nhiều lần biển tiến và biển lùi trên phần lãnh thổ nước ta mà dấu vết để lại là các thềm biển, cồn cát, các ngấn nước trên vách đá ở vùng ven biển và các đảo ven bờ...

29 tháng 8 2018

HƯỚNG DẪN

- Chứng minh đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, các đầm phá, cồn cát, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và rạn san hô...

- Giải thích đa dạng: do tác động phối hợp củạ nội lực và ngoại lực trong quá trình phát triển lâu dài của lãnh thổ Việt Nam

+ Nội lực: các hoạt động nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp các vùng trũng lục địa sát biển, đứt gãy ven biển...

+ Ngoại lực: tác động của sóng, thủy triều, dòng biển, biển tiến và biển lùi, sông ngòi...