K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 9 2023

Tham khảo:

Ta có các điều kiện ràng buộc đối với x, y như sau:

-  Hiển nhiên \(x \ge 0,y \ge 0\)

-  Tổng số giờ vẽ không quá 30 giờ nên \(2x + 3y \le 30\)

-  Số tấm thiệp tối thiểu là 12 tấm nên \(x + y \ge 12\)

Từ đó ta có hệ bất phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}2x + 3y \le 30\\x + y \ge 12\\x \ge 0\\y \ge 0\end{array} \right.(x,y \in \mathbb{N})\)

Biểu diễn từng miền nghiệm của hệ bất phương trình trên hệ trục tọa độ Oxy, ta được như hình dưới.

Miền không gạch chéo (miền tam giác ABC, bao gồm cả các cạnh) trong hình trên là phần giao của các miền nghiệm và cũng là phần biểu diễn nghiệm của hệ bất phương trình.

Với các đỉnh  \(A(6;6),\)\(B(15;0),\)\(C(12;0).\)

Gọi F là số tiền (đơn vị: nghìn đồng) thu được, ta có: \(F = 10x + 20y\)

Tính giá trị của F tại các đỉnh của tam giác:

Tại \(A(6;6):\)\(F = 10.6 + 20.6 = 180\)

Tại \(B(15;0):\)\(F = 10.15 + 20.0 = 150\)

Tại \(C(12;0):\)\(F = 10.12 + 20.0 = 120\)

F đạt giá trị lớn nhất bằng 180 tại \(A(6;6).\)

Vậy bạn học sinh đó cần vẽ 6 tấm thiệp loại nhỏ và 6 tấm thiệp loại to để có được nhiều tiền nhất.

Từ truyện cổ tích Tấm Cám anh chị suy nghĩ gì về con đường để đi đến hạnh phúc trong cuộc sống?Bài làmHạnh phúc – điều mà mỗi con người trong chúng ta đều muốn có được. Mỗi người đều đặt cho mình một khái niệm riêng về hạnh phúc. Hạnh phúc có phải chăng là cái đích đến cuối cùng để ta vươn tới ?Qua câu chuyện cổ tích Tấm Cám, ta thấy được niềm hạnh phúc của cô...
Đọc tiếp

Từ truyện cổ tích Tấm Cám anh chị suy nghĩ gì về con đường để đi đến hạnh phúc trong cuộc sống?

Bài làm

Hạnh phúc – điều mà mỗi con người trong chúng ta đều muốn có được. Mỗi người đều đặt cho mình một khái niệm riêng về hạnh phúc. Hạnh phúc có phải chăng là cái đích đến cuối cùng để ta vươn tới ?

Qua câu chuyện cổ tích Tấm Cám, ta thấy được niềm hạnh phúc của cô Tấm. Phần đại đa số người cho rằng: Tấm được làm Hoàng Hậu, làm vợ vua là hạnh phúc. Để có được điều đó, Tấm phải trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách, nhưng bằng ý chí kiên cường, phẩm chất tốt đẹp Tấm xứng đáng có được hạnh phúc ấy.

Người ta định nghĩa hạnh phúc là một đích đến mà người ta đặt ra rồi cố gắng để đạt được, dẫu có nhiều khó khăn, nhưng không vì thế mà mờ đi ý chí.

Như cô Tấm, hành trình đi đến hạnh phúc gian nan vô cùng, mặc cho bị mẹ con Cám hại rất nhiều lần, nhưng Tấm vẫn giành được tình cảm của nhà vua bằng những lần hiện thân của mình. Mặc cho: Tiếng hót chim Vàng Anh chẳng có ý nghĩa gì với trái tim những con người dã thú đầy máu độc; bóng xoan đào rợp mát nào xoa dịu được lòng dạ ganh ghét đầy đố kỵ; tiếng khung cửi giòn rã lại càng làm cho những trái tim gai góc sùng sục bạo tàn. Nhưng cái thiện càng bị áp bức, dồn đuổi đến đường cùng thì lại càng đấu tranh, vùng dậy đòi lại công bằng cho mình. Vì đấu tranh không biết mệt mỏi, nên cuối cùng Tấm đã đạt đến hạnh phúc.

Nhưng hạnh phúc không nhất định cứ phải là một đích đến. Có người từng nói: " Hạnh phúc không phải là một điểm đến, mà là hành trình chúng ta đang đi."

Không nhất định Tấm là vợ vua mới là hạnh phúc, mỗi bước đi trên con đường đời của Tấm, cũng đã là hạnh phúc. Tấm được sinh ra đó đã là một hạnh phúc, mặc dù cha mẹ Tấm mất sớm, Tấm phải sống với mụ dì ghẻ cay nghiệt, nhưng vì thế, Tấm mới trở thành một cô gái đảm đang, kiên cường, biết nhẫn nhịn… Cám suốt ngày được nuông chiều nên đâu thể có được những đức tính tốt đẹp như vậy! Khi được giao đi bắt tép, mặc dù Tấm bị Cám lừa đi giỏ tép mà mình đã bỏ công sức ra bắt được. Nhưng bù lại, Tấm lại được Bụt tặng cho con Bống. Tấm hạnh phúc vì từ nay đã có Bống làm bạn, chia sẻ buồn vui…

Nếu như Tấm cứ nghĩ đến nỗi buồn, không biết nắm bắt những niềm vui, thì liệu rằng Tấm có thể lấy được những hạnh phúc nhỏ nhoi, bình dị ấy không?

Nếu bản thân ta lựa chọn gắn kết với nỗi buồn mà không can đảm nắm lấy niềm vui thì chúng ta mãi mãi chẳng thể nào thấy được cái gọi là hạnh phúc. Hạnh phúc đâu phải điều xa lạ, Đội khi chỉ cần liếc nhìn mọi thứ xung quanh cũng đủ bất giác để ta hé một nụ cười.

Tấm bị mẹ con Cám hại chết hết lần này đến lần khác, nhưng Tấm không vì thế mà chịu thua. Tấm vẫn dựa vào những hiện thân về bên cạnh nhà vua, hết lần này đến lần khác giành được tình yêu thương của nhà vua. Và hạnh phúc hơn nữa, khi Tấm sống ở nhà bà lão bán nước, được bà yêu thương như con gái ruột, sống cuộc sống yên bình hạnh phúc, không phải chịu sự đọa đày của mẹ con mụ dì ghẻ. Cái kết là Tấm được trở về làm vợ vua là niềm hạnh phúc to lớn, viên mãn nhất!

Cám cũng được làm vợ vua, đấy cũng là hạnh phúc của Cám. Nhưng hạnh phúc ấy có được là do mưu mô, toan tính, không từ thủ đoạn mà thực hiện được. Hạnh phúc như thế liệu có thể thật sự lâu dài? Cám là vợ vua nhưng không có được tình cảm của vua, như thế còn gọi là hạnh phúc nữa không? Hạnh phúc của Cám, mãi mãi chỉ là thế thân, là dự bị thôi!

Hạnh phúc thật sự, là khi nỗ lực hết mình vào những điều mình đang làm, không phải dựa vào thủ đoạn mà thực hiện được. Khi hoàn thành được mục tiêu của mình và đó cũng là lúc cuộc sống trở nên có ý nghĩa và mục đích.

Hạnh phúc không phải là một đích đến, ta nỗ lực để đạt được nó. Nhưng, hạnh phúc đơn giản hơn thế, trên con đường đạt tới hạnh phúc lớn, có những hạnh phúc bé nhỏ bình dị mà ít người quan tâm đến.

Ta đặt ra một mục tiêu rồi nỗ lực để đạt đến mục tiêu đó. Ta hạnh phúc khi nỗ lực của mình được đền đáp. Nhưng mấy ai để ý đến những niềm vui bé nhỏ luôn đi song hành trên con đường hạnh phúc ấy? Trong quá trình ta nỗ lực, ta có được những lời động viên của bạn bè, có người thân luôn ở bên tiếp sức khi chúng ta mệt mỏi, nản chí, hay thất bại…để ta có được sự tự tin, ý chí, để có thể gặt hái được " quả ngọt "

Nhưng luôn có những người, luôn chìm đắm trong buồn bã ủ dột, than vãn khi sinh ra trong ra đình nghèo khó. Người ta chỉ biết than thân trách phận, mà không biết rằng, cuộc sống có biết bao người sinh ra cơ thể không được nguyên vẹn như người khác, họ vẫn nỗ lực, vẫn cố gắng sống, họ vẫn có được niềm hạnh phúc của riêng mình. Người ta buồn vì số phận cơ cực, nhưng mà sinh ra nghèo khó không phải lỗi của họ, sống và chết đi trong nghèo khó, mới là lỗi của họ..

Trên con đường đời chúng ta đi có rất nhiều cái đích hạnh phúc mà ta muốn hướng đến. Nó không phải là điểm đến cuối cùng, cũng chẳng phải nơi cuộc đời mình dừng lại.

Nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng đạt được cái đích mà ta đã đặt ra. Cuộc sống luôn bị quay cuồng bởi các thách đố, các đòi hỏi và yêu cầu. Tốt nhất ta nên nhận thấy rằng, hiện tại là thời gian hạnh phúc của mình mặc dù cuộc sống đầy rẫy những khó khăn và muộn phiền.

Nguồn: vietvanhoctro

0
7 tháng 5 2018

Bài làm

Con người sinh ra không thể chọn hoàn cảnh, hình hài mình sinh ra vì cuộc sống vốn dĩ là không công bằng. Nhưng một danh nhân đã nói “Không có số phận, chỉ có những quyết định của con người làm nên số phận mà thôi”.  Và sự thật đã chứng minh rất nhiều tấm gương như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký anh Hoa Xuân Tứ, anh Đỗ Trọng Khôi… đây là những con người đã chứng minh rằng mình có thể thay đổi số phận, là những tấm gương sáng để mọi người học tập.

Trong lịch sử Việt Nam có rất nhiều tấm gương về vượt khó học tập nổi tiếng nhất chính là trạng nguyên Mạc Đinh Chi.  Người xưa kể lại rằng  Mạc Đĩnh Chi con nhà ngheo người đen đủi, xấu xí. Hàng ngày, để duy trì cuộc sống cậu phải vào rừng kiếm củi giúp cha mẹ.  Gần nhà ông có một trường học, vì không có tiền học nên hàng ngày mỗi khi gánh củi qua ông đều ngấp nghé đứng cửa lớp học ké. Nhiều ngày, thấy cậu học trò nghèo lại hiếu học thầy giáo liền cho vào lớp học. Nhưng ban ngày cậu phải kiếm sống, phải học tranh thủ vào buổi tối. Nhà nghèo không có đèn dầu để học cầu liền nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn. Không có vở để viết cậu dùng lá để thay giấy và tập viết.

Nhiều ngày như vậy, thầy thấy cậu bé nhà nghèo mà hiếu học, thầy cho phép cậu bé vào trường. Nhờ có trí thông minh, Mạc Đĩnh Chi nhanh chóng trở thành học trò giỏi nhất trường. Buổi tối, Mạc Đĩnh Chi mới có thì giờ đọc sách vì ban ngày cậu phải làm việc khác. Nhưng lại không có đèn dầu thắp, cậu bé đã nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn.  Bằng nghị lực phi thường  khoa thi Giáp Thìn (1304), thi hội, Mạc Đĩnh Chi đỗ Hội nguyên, thi Đình, ông đỗ Trạng nguyên. Không chỉ làm trạng nguyên Đại Việt, ông còn được phong làm “Lưỡng quốc Trạng nguyên” (Trung Hoa và Đại Việt) khi sang sứ Trung Hoa thời nhà Nguyên.

M·c dù chÉ cách quÑc lÙ 1A kho£ng 4km, cách UBND xã h¡n 1 km nh°ng ¿n thÝi iÃm hiÇn t¡i, 32 hÙ dân ß ¥p Lung Rong, xã Ënh Thành A (huyÇn ông H£i, B¡c Liêu) v«n ch°a có iÇn. MÙt sÑ hÙ dân n¡i ây vì muÑn sí dång iÇn nên "chia h¡i" të các hÙ ã có iÇn nh°ng do nhiÁu hÙ cùng chia mÙt ch× nên nguÓn iÇn luôn trong tình tr¡ng ch­p chÝn, không Õn Ënh. Bên c¡nh ó, hình théc "chia h¡i" này r¥t nguy hiÃm bßi hÇ thÑng dây iÇn °ãc bà con tñ ý kéo ch±ng chËt, có hÙ kéo xa hàng km, l¡i chÉ °ãc m¯c trên các cành cây, cÍc g× t¡m bã nên dÅ Õ ngã, nh¥t là vào mùa m°a bão. Trong £nh: Nhà nghèo, không có iÁu kiÇn "chia h¡i", éa cháu ang hÍc lÛp 1 cça bà NguyÅn ThË Bé ß ¥p Lung Rong, xã Ënh Thành A, huyÇn ông H£i ph£i hÍc bài b±ng èn d§u.

Những tấm gương vượt khó vươn lên


 
Là học sinh thì không ai không biết đến câu chuyện về thầy giáo không tay Nguyễn Ngọc Ký.  Câu chuyện bắt đầu khi thấy lên 4 tuổi thì bị bại liệt cả hai tay. Đôi cánh tay buông thõng như hai sợi dây đeo bên vai đã khiến thấy không thể đi học như bao bạn khác. Nhưng tinh thần hiếu học, khát khao con chữ đã đưa cậu đến cánh của lớp học nghe cô giáo giảng bài. Cảm phục và xót thương cậu học trò nhỏ tật nguyền, cô để cậu vào lớp học cùng. Và cũng từ đây, thầy bắt đầu những tháng ngày khổ luyện chữ bằng chân. Đó là những cơn đau khi bị chuột rút, đôi chân co quắt lại, những ngón chân xưng phồng những vẫn kẹp chặt cây bút…và hàng vạn những khó khăn khác không làm thầy nản trí chùn bước chân. Và những nỗ lực đã được đền đáp khi cậu đạt được cuộc thi vở sạch chữ đẹp của trường. Và từ bước thầy đã bước chân vào cảnh cổng trường đại học trở thành một nhà giáo ưu tú.  Từng bước , từng bước thầy đã truyền lửa cho bao nhiêu thế hệ học trò và viết nên câu chuyện huyền thoại của mình.

Hay như chàng hiệp sỹ trẻ  Nguyễn Công Hùng.  Từ khi còn nhỏ anh mắc căn bệnh hiểm nghèo bị liệt toàn thân. Nhưng điều đó không đánh gục được anh, anh vẫn cố gắng học tập, rèn luyện. Công nghệ thông tin đã giúp anh thay đổi cuộc đời và mở được trung tâm tin học dành cho người khuyết tật. Anh chinh phục mọi người bằng ý chí vươn lên mong muốn sống có ích, để cống hiến cho xã hội.

Và còn hàng triệu những con người đang vượt khó trên đất nước Việt Nam đang không ngừng học tập để vươn lên giúp ích cho đời. Vượt qua những mặc cảm của cuộc sống, phấn đấu hết mình để không phải sống quỵ lụy, yếu đuối và phụ thuộc vào người khác. Họ từ gánh nặng của gia đình, xã hội đã trở thành những công dân có ích. Bởi hơn ai hết họ hiểu rằng “Chúng ta chỉ thực sự thất bại khi chúng ta từ bỏ mọi cố gắng”.  Những thành công đến với họ khó khăn hơn, vất vả hơn chúng ta rất nhiều. Trong đó chưa muôn vàn đắng cay, nước mắt, đau đớn…nhưng cũng chính vì thế mà chúng ta thêm khâm phục họ.  Họ những con người không chịu thua số phận đã tạo dựng một cuộc sống ý nghĩa từ khó khăn, gian khổ. Như những bông hoa hướng về mặt trời họ không chỉ đã chiến thắng số phận của mình mà còn động viên khích lệ những người xung quanh.

Từ những tấm gương đó, chúng ta hãy soi lại mình. So với họ cuộc sống đã quá ưu đãi với chúng ta. Chúng ta được học hành, có thân thể khỏe mạnh đầy đủ, có gia đình yêu thương. Sẽ thật đáng buồn thay nếu chúng ta không ỷ lại, nhàm chán, tự phai nhạt trong một xã hội hiện đại.  Bài học về sự kiên trì, ý chí vươn lên, say mê học tập mà còn ở lối sống lạc quan, yêu đời chính là điều mà họ đã dạy cho chúng ta.

Chúng ta cũng cần yêu thương, chia sẻ nhiều hơn đến với những người tàn tật, những người có hoàn cảnh khó khăn . Vì “ tuổi trẻ không bao giờ thắm lại” chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống, để yêu thương. Hãy dang rộng vòng tay, mở rộng trái tim để trở thành những người có ích cho xã hội.

7 tháng 5 2018

Cái tên Nguyễn Thị Hiền - tấm gương nghèo vượt, khó ðã quá quen thuộc đối với tập thể lớp 9A chúng tôi. Một cô bạn hồn nhiên, trong sáng, niềm nở với bạn bè và đặc biệt là học giỏi nửa. Nụ cười hạnh phúc của Hiền khi nhận được giải cao trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh do quỹ khuyến học tổ chức khiến chúng tôi cũng vui lây và còn biết bao bằng khen nữa. Nhưng ai có thể ngờ được đằng sau thành tích ấy, sau nét mặt rạng rỡ kia là cả một tâm hồn bị tổn thương, tổn thương với mọi mặt và là quá trình nỗ lực vươn lên khiến tôi không khỏi xúc động và cảm phục trước cô bạn nhỏ bé nhưng giàu ý chí và nghị lực kia.

Khác với bạn bè, ngay từ những năm tháng đầu đời, Hiền đã thiếu đi sự quan tâm chăm sóc của người cha. Bạn lớn lên nhờ đôi bàn tay chăm sóc của mẹ và ông bà ngoại. Ba mẹ Hiền đã sống li thân khi Hiền còn quá nhỏ. Mẹ lại ốm yếu hay phát bệnh vào mỗi buổi chiều nắng gắt. Căn bệnh quái ác mà người ta gọi là bệnh tâm thần đeo đẳng mẹ khiến cô bé có cha có mẹ nhưng đâu có được cái quyền vui chơi, được nô đùa, được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Một tâm hồn nhỏ bé đang từng ngày rạn nứt.

Những tưởng với ngần ấy gian nan, tâm hồn nhỏ bé kia sẽ không còn đủ niềm tin để bước vào đời. Nhưng thật bất ngờ Hiền đã vượt qua. Thiếu đi tình cảm của cha, sự mặc cảm về nỗi đau của mẹ, Hiền dồn hết niềm khát khao vào tri thức mong muốn tìm trong sách vở một sự sẻ chia. Nhìn vào Hiền tôi bỗng thấy rằng: cuộc đời nhiều lúc quá gian nan nhưng cuộc đời vẫn rất công bằng. Vượt lên trên số phận bằng lòng ham học hỏi, cô bạn nhỏ bé đã có được những thành công ban đầu chắp cánh cho những ước mơ để bay cao, bay xa hơn. Chín năm liền Hiền đều đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện, đặc biệt trong các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh, bạn dều đạt giải cao.

Thật vậy, ý chí và nghị lực cùng với lòng say mê tri thức là bàn đạp vững chắc, là cánh cửa dẫn đến thành công dù bước khởi đầu còn gian nan, trắc trở. Câu chuyện của Hiền khiến tôi không khỏi xúc động và mong muốn được cảm thông, được chia sẻ với những gì mà Hiền đã và đang phải trải qua. Mong rằng con đường thành công sẽ mở rộng hơn, lớn hơn để đón chào những con người biết vượt khó, vượt khổ và vượt lên trên số phận. Hiền như một tấm gương sáng đáng để cho mỗi chúng ta, những người luôn được chăm sóc và yêu thương noi theo. Nghĩ về chuyện của Hiền, tôi lại nhớ đến câu nói của một nhà văn: Ở đời người này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy.

THAM KHẢO

Tiểu sử Nguyễn Văn Cừ

Nguyễn Văn Cừ (1912-1941), quê Bắc Ninh, tham gia cách mạng từ năm 15 tuổi. Ông từng bị Pháp bắt, đày đi Côn Đảo. Năm 1936, sau khi được thả tự do, Nguyễn Văn Cừ tiếp tục hoạt động bí mật ở Hà Nội.

Ông được bầu làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương khi mới 26 tuổi. Tháng 6/1940, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án tử hình và bị xử tử vào ngày 28/8/1941. Hy sinh khi còn rất trẻ, nhưng Nguyễn Văn Cừ đã có những đóng góp quan trọng vào cách mạng Việt Nam. Tác phẩm Tự chỉ trích của ông góp phần lớn trong công tác sửa đổi lối làm việc, khơi dậy ý thức tự tu dưỡng và tự rèn luyện của thanh niên lúc bấy giờ.

 Tiểu sử Trần Văn Ơn

Trần Văn Ơn (1931-1950) là con của một công chức nghèo ở tỉnh Bến Tre. Năm 16 tuổi, anh tham gia phong trào học sinh yêu nước, là thành viên chủ chốt trong phong trào học sinh yêu nước của trường Pétrus Ký. Ngày 9/1/1950, lính Pháp nổ súng vào cuộc biểu tình của học sinh. Anh dũng cảm che chở cho các bạn chạy thoát và anh dũng hy sinh. Hàng chục nghìn người dân Sài Gòn đã xuống đường dự đám tang Trần Văn Ơn. Sau này, ngày 9/1 được lấy làm ngày truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam.

Tiểu sử Cù Chính Lan

Cù Chính Lan (1930-1951) sinh ra ở Nghệ An. Năm 1946, anh gia nhập Vệ quốc đoàn.
Ngày 13/12/1951, trong trận tấn công cứ điểm Giang Mở, tiểu đội trưởng Cù Chính Lan dũng cảm đuổi theo, thả lựu đạn đã rút chốt vào xe tăng địch. Ngày 29/12/1951, trong trận đánh đồn Cô Tô, anh bị thương nặng nhưng vẫn phá mở hàng rào thép gai, dốc hết tinh thần chiến đấu và hy sinh ngay khi trận đánh kết thúc. Năm đó, anh vừa tròn 20 tuổi, là tiểu đội trưởng bộ binh, Đại đoàn 304, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tiểu sử Đặng Thùy Trâm

Đặng Thùy Trâm (1942-1970) sinh ra trong gia đình trí thức ở Hà Nội. Năm 1966, sau khi tốt nghiệp loại ưu, chị xung phong vào chiến trường miền Nam. Sau 3 tháng hành quân, tháng 3/1967, Thùy Trâm đến Quảng Ngãi và được phân công về phụ trách bệnh viện huyện Đức Phổ. Ngày 27/9/1968, chị được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

Ngày 22/6/1970, trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng, Đặng Thùy Trâm bị địch phục kích và hy sinh khi chưa đầy 28 tuổi. Cuộc đời chị qua những dòng nhật ký là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ phấn đấu noi theo.

Tiểu sử Nguyễn Văn Trỗi

Liệt sĩ cách mạng, chiến sĩ biệt động nội thành Nguyễn Văn Trỗi sinh ngày 01/02/1940 tại làng Thanh Quýt, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Sau hiệp định Genève, ông còn nhỏ tuổi, nên theo gia đình vào sống tại Sài Gòn làm nghề thợ điện ở nhà máy đèn Chợ Quán. Tại đây ông giác ngộ cách mạng, tham gia vào tổ chức biệt động vũ trang thuộc Đại đội Quyết Tử 65, cánh Tây Nam Sài Gòn.

Đầu năm 1964, nhân dịp Tết Nguyên Đán, ông ra căn cứ Rừng Thơm (thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) học chính trị và nghệ thuật đánh biệt động tại nội thành.

Tháng 5/1964, chính phủ Hoa Kỳ phái một phái đoàn chính trị, quân sự cao cấp sang Sài Gòn nghiên cứu tình hình miền Nam. Với lòng căm thù giặc sâu sắc, ông xin Ban chỉ huy quân sự biệt động tiêu diệt phái đoàn do Bộ trưởng Quốc phòng là Robert Macnamara dẫn đầu. Giữa lúc đang tiến hành công tác gài mìn tại cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi) ông bị bắt lúc 22 giờ đêm ngày 09/05/1964.

Trong nhà lao, ông bị nhiều cực hình và cám dỗ, nhưng ông không khai báo gì. Chính quyền Nguyễn Khánh đưa ông ra tòa quân sự kết án tử hình nhằm uy hiếp tinh thần chống Mỹ trong nhân dân ta lúc bấy giờ. Chúng đưa ông ra xử bắn tại vườn rau nhà lao Chí Hòa – Sài Gòn lúc 09g45’, ngày 15/10/1964. Năm đó ông 24 tuổi.

Sau khi hy sinh, ông được Đảng Lao động Việt Nam tại miền Nam truy nhận là Đảng viên và truy tặng Huân chương Thành Đồng hạng nhất.

 Tiểu sử Lý Văn Mưu

Anh hùng Lý Văn Mưu (1934 – 1950) là người dân tộc Tày, quê ở xã Độc Lập, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Khi 13 tuổi, anh đã tham gia công tác ở địa phương, đến năm 16 tuổi thì xung phong vào bộ đội và lập nhiều thành tích trong chiến đấu.

Trong trận đánh đồn Đông Khê tháng 10/1950, Đại đội của Lý Văn Mưu nhận nhiệm vụ chủ công. Anh dẫn đầu một tiểu đội xung kích diệt hết ụ súng này đến ụ súng khác, hết bộc phá, dùng lựu đạn, tiểu liên diệt địch.

Nhưng địch vẫn cố thủ và chống cự quyết liệt từ một lô cốt và hầm ngầm. Nhiều chiến sĩ xung phong đánh bộc phá đều bị hi sinh. Đến lượt Lý Văn Mưu lên đánh, vừa rời khỏi công sự anh đã bị hỏa lực địch bắn ngăn chặn ác liệt. Địch bắn anh bị thương vào tay, vào chân rồi vào ngực, máu đẫm áo, nhưng Lý Văn Mưu đã áp sát được mục tiêu, cố trườn lên đưa bộc phá vào lỗ châu mai và kích nổ làm những quả bộc phá chưa nổ của các anh em trước đó để lại nổ theo, tiêu diệt ổ đề kháng cuối cùng của cứ điểm Đông Khê, mở đầu chiến dịch giải phóng vùng Biên Giới.

Lý Văn Mưu đã hy sinh anh dũng ở tuổi 16.

Tiểu sử Nguyễn Viết Xuân

Nguyễn Viết Xuân (1933-1964) là con gia đình nghèo ở Vĩnh Phúc.

Năm 1952, anh nhập ngũ, trở thành chiến sĩ trinh sát, từng giữ chức vụ tiểu đội trưởng trinh sát, trung đội trưởng pháo cao xạ trước khi làm chính trị viên đại đội. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Nguyễn Viết Xuân anh dũng chiến đấu, cùng đồng đội giành chiến thắng. Năm 1964, Mỹ ném bom miền Bắc.

Bất chấp nguy hiểm, Nguyễn Viết Xuân lao ra khỏi công sự, đứng bên khẩu đội 3 đĩnh đạc hô lớn: “Nhằm thẳng quân thù, bắn!”.

Bị thương nặng, thiếu úy trẻ thản nhiên bảo y tá cắt chân, chỉ định người thay thế, bình tĩnh phân công nhiệm vụ trước khi hy sinh.

10 tháng 7 2017

Người thứ nhất: 10 => Chỉ có thể là các cặp: 8 - 2 hoặc 7 - 3 hoặc 6 - 4.

Người thứ hai: 14 => Chỉ có duy nhất cặp 8 - 6.

Người thứ ba: 5 => Chỉ có thể là các cặp: 4 - 1 hoặc 3 - 2.

Vậy người thứ 2 giữ cặp số 8 - 6 => Người thứ nhất không thể giữ cặp 8 - 2 hoặc 6 - 4 => Người thứ nhất giữ cặp 7 - 3.

Do người thứ nhất giữ cặp 7- 3 nên người thứ 3 không thể giữ cặp 3 - 2 mà chỉ có thể là 4 - 1.

Tóm lại, ta kết luận được:

Người thứ nhất giữ cặp số 7-3.

Người thứ hai giữ cặp số 8-6.

Người thứ ba giữ cặp số 4-1.

Người thứ tư giữ cặp số 5-2.

~ Chúc học tốt ~

Ai ngang qua xin để lại 1 L - I - K - E

10 tháng 7 2017

Người thứ nhất: 10 => Chỉ có thể là các cặp: 8 - 2 hoặc 7 - 3 hoặc 6 - 4.

Người thứ hai: 14 => Chỉ có duy nhất cặp 8 - 6.

Người thứ ba: 5 => Chỉ có thể là các cặp: 4 - 1 hoặc 3 - 2.

Vậy người thứ 2 giữ cặp số 8 - 6 => Người thứ nhất không thể giữ cặp 8 - 2 hoặc 6 - 4 => Người thứ nhất giữ cặp 7 - 3.

Do người thứ nhất giữ cặp 7- 3 nên người thứ 3 không thể giữ cặp 3 - 2 mà chỉ có thể là 4 - 1.

Tóm lại, ta kết luận được:

Người thứ nhất giữ cặp số 7-3.

Người thứ hai giữ cặp số 8-6.

Người thứ ba giữ cặp số 4-1.

Người thứ tư giữ cặp số 5-2.

18 tháng 6 2017

Đáp án:

Người thứ nhất: 10 => Chỉ có thể là các cặp: 8 - 2 hoặc 7 - 3 hoặc 6 - 4.

Người thứ hai: 14 => Chỉ có duy nhất cặp 8 - 6.

Người thứ ba: 5 => Chỉ có thể là các cặp: 4 - 1 hoặc 3 - 2.

Vậy người thứ 2 giữ cặp số 8 - 6 => Người thứ nhất không thể giữ cặp 8 - 2 hoặc 6 - 4 => Người thứ nhất giữ cặp 7 - 3.

Do người thứ nhất giữ cặp 7- 3 nên người thứ 3 không thể giữ cặp 3 - 2 mà chỉ có thể là 4 - 1.

Tóm lại, ta kết luận được:

Người thứ nhất giữ cặp số 7-3.

Người thứ hai giữ cặp số 8-6.

Người thứ ba giữ cặp số 4-1.

Người thứ tư giữ cặp số 5-2.

18 tháng 6 2017

Người thứ nhất: 10 => Chỉ có thể là các cặp: 8 - 2 hoặc 7 - 3 hoặc 6 - 4.

Người thứ hai: 14 => Chỉ có duy nhất cặp 8 - 6.

Người thứ ba: 5 => Chỉ có thể là các cặp: 4 - 1 hoặc 3 - 2.

Vậy người thứ 2 giữ cặp số 8 - 6 => Người thứ nhất không thể giữ cặp 8 - 2 hoặc 6 - 4 => Người thứ nhất giữ cặp 7 - 3.

Do người thứ nhất giữ cặp 7- 3 nên người thứ 3 không thể giữ cặp 3 - 2 mà chỉ có thể là 4 - 1.

Tóm lại, ta kết luận được:

Người thứ nhất giữ cặp số 7-3.

Người thứ hai giữ cặp số 8-6.

Người thứ ba giữ cặp số 4-1.

Người thứ tư giữ cặp số 5-2.

25 tháng 10 2016

Giá trị nhân đạo trong chuyện cổ tích Việt Nam đó là : 1. Các nhân vật trong truyện cổ tích đều là nhân vật mồ côi, dị dạng,nghèo khó nhưng tốt tính,hay giúp đở người khác và thường bị người có quyền uy,ác độc bốc lột, hành hạ. Và những nhân vật mồ côi,... này sẽ được sự giúp đở của 1 đấng siêu nhiên ( điển hình là Bụt) giúp đở. Và sau này, những nhân vật này thường trở nên giàu có,hạnh phúc...Đó là giá trị nhân đạo, nó thể hiện ước mơ của nhân dân ta về 1 cuộc sống mà người nghèo, người bất hạnh luôn được cưu mang giúp đở, luôn được thương yêu. Và những kẻ gian ác sẽ bị trừng trị đích đáng.(Tấm -Cám,Sọ Dừa) 2 Nhân đạo còn thể hiện ở chổ, tất cả các câu chuyện cổ tích đều kết thúc 1 cách có hậu.Kết thúc có hậu ở đây cũng là một sự nhân đạo, vì nó thể hiện lối sống của người Việt,luôn yêu thương con người, luôn mong muốn hạnh phúc sẽ đến với tất cả mọi người sống tốt,"ở hiền thì sẽ gặp lành"

25 tháng 10 2016

1/ Mở bài: Dù vào đề trực tiếp hay gián tiếp, phải dẫn được nguyên văn nhận định của đề

2/ Thân bài

a/ Giải thích nội dung của đề

- Người dân thường là những người dân lao động bị áp bức trong xã hội. Họ xuất hiện trong truyện cổ tích với tư cách là em út, kẻ mồ côi, con riêng. Đó là những người thấp cổ bé họng trong xã hội.

- Nói truyện cổ tích quan tâm đến những người dân thường bị áp bức là muốn nói đến truyện cổ tích hướng sự phản ánh vào những con người thấp cổ bé họng đó.

- Truyện cổ tích đề cao người dân thưòng trong xã hội áp bức cũng có nghĩa là truyện cổ tích ca ngợi những phẩm chất cao quí của người bình dân.

Và như thế truyện cổ tích không chỉ nêu ra số phận bi thảm của những con người thấp cổ bé họng, mà nó còn ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp vốn có của người lao động

b/ Phân tích và chứng minh

*/ Truyện cổ tích quan tâm đến những người bình dân bị áp bức trong xã hội

_ Phân tích :

+Văn học phản ánh cuộc sống. Hiện thực đói khổ áp bức bất công không thể không dội vào văn học.

+ Người sáng tác bao giờ cũng gửi gắm tâm tư tình cảm của mình trong tác phẩm. Truyện cổ tích do những người bình dân sáng tạo. Cho nên nó phản ánh đầy đủ và chân thực cuộc sống, số phận của họ.

_ Chứng minh :

+ Tấm con riêng bị mẹ kế đầy đoạ khổ ải ( Tấm Cám)

+ Thạch Sanh mồ côi không nơi nương tựa bị hất ra lề đường mà vẫn còn bị lừa gạt (Thạch Sanh)

+ Người em út bị anh chiếm hết tài sản (Cây khế)

*/ Truyện cổ tích đề cao những người dân thường trong xã hội bị áp bức .

_ Phân tích

+ Trong thực tế, người bình dân ở vào vị trí thấp cổ bé họng trong xã hội.

+ Họ có thể nghèo về của cải tiền bạc nhưng họ không nghèo về tình cảm con người. Sống trong cộng đồng làng xã, lại phải thường xuyên đối mặt với những gian nan vất vả của sống, hơn ai hết, họ hiểu giá trị của lao động, của nhân phẩm con người.

+ Chính họ đã tạo nên và duy trì những nguyên tắc đạo lý tốt lành. Vì vậy khi sáng tác truyện cổ tích, người bình dân cũng muốm qua đó đề cao giá trị nhân phẩm của người lao động, răn dạy nhau đói vẫn sạch, rách vẫn thơm

_ Chứng minh :

+ Trong tận cùng của sự đầy đoạ khổ ải Tấm vẫn hiện ra với tất cả sự cần cù nết na

+ Thạch Sanh dũng cảm nhân hậu

+ Cho dù tạo hoá không cho họ một hình hài đẹp đẽ, họ vẫn là người có nhân phẩm tài năng, thông minh (Sọ Dừa ).

Quan tâm đến số phận bi thảm của người bình dân, đề cao những phẩm chất tốt đẹp của người bình dân chính là giá trị nhân văn của truyện cổ tích.

3/ Kết luận: Nêu được ý nghĩa của truyện cổ tích đối với xã hội hiện nay...