K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 4 2023

Khí Hậu:

+ Không khí (nhiệt độ, độ ẩm) là nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành đất. Nơi có không khí khô, nhiệt độ thấp quá trình phong hóa đất diễn ra chậm, đất kém dinh dưỡng; nơi có nhiệt độ độ ẩm lớn sẽ đẩy nhanh quá trình phong hóa, tầng đất dày và giàu mùn (ví dụ: quá trình hình thành đất feralit vùng đồi núi miền nhiệt đới)

- Không khí – sinh vật:

+ Không khí (Oxi)  giúp sinh vật duy trì sự sống.

+ Sinh vật: có vai trò điều hòa không khí (thực vật), rừng xanh được ví như lá phổi của Trái Đất; nơi thiếu cây xanh không khí khắc nghiệt hơn.

- Sinh vật –địa hình:

+ Sinh vật  tác động làm biến đổi địa hình: thực vật bám vào khe đá, làm phá hủy đá và các bề mặt địa hình....

+ Địa hình kết hợp với khí hậu hình thành các vành đai sinh vật theo độ cao: vùng chân núi dưới 500 m, hình thành cảnh quan miền nhiệt đới (sinh vật nhiệt đới phong phú về thành phần loài và số lượng); địa hình cao trên 2000m -> khí hậu lạnh giá-> xuất hiện cảnh quan núi cao với nhiều loài động vật chịu lạnh, thực vật thưa thớt chủ yếu là địa y, dương liễu..

- Phân bố mưa:

+ Rìa phía Bắc và Đông Bắc có lượng mưa tương đối lớn, từ 1000 – 1500mm là nơi hoạt động của gió mùa và dòng biển nóng trên biển Timo và dòng nóng Đông Ôxtrâylia, khi vào sâu trong lục địa, lượng mưa giảm dần.

+ Duyên hải phía Đông có lượng mưa trung bình từ 500 – 1000mm do gió Tín Phong thổi qua dòng biển nóng Đông Ôxtrâylia mang theo nhiều ẩm. Khi vào đến lục địa, gặp dãy Đông Ôxtrâylia và gây mưa ở sườn Đông, khi sang đến sườn Tây thì giảm ẩm và trở nên khô nóng, ít gây mưa.

+ Gió Tây ôn đới thổi ở rìa phía nam lục địa theo hướng Tây Bắc, vốn có tính chất ẩm, nhưng khi thổi qua dòng biển lạnh Tây Ôxtrâylia thì ngưng tụ và gây mưa ngay ngoài khơi, khi vào đến lục địa thì bị giảm ẩm và ít gây mưa.

+ Sâu trong lục địa có lượng mưa thấp, dưới 500mm, do nằm trong khu vực áp cao chí tuyến, ít mưa và chịu ảnh hưởng của gió phơn.

- Phân bố hoang mạc: Hoang mạc chiếm toàn bộ diện tích nội địa của lục địa Ôxtrâylia và lan ra sát bờ biển phía Tây. Vì:

+ Lục địa Ôxtrâylia nằm trong áp cao chí tuyến nên nóng và ít mưa. Càng vào sâu trong lục địa, lượng mưa càng giảm, khí hậu khô hạn.

+ Dòng lạnh Tây Ôxtrâylia chảy sát ven bờ phía Tây.

mik làm đc có mỗi từng này thôi còn lại bạn có thể tự them 1 số ý nữa cũng đc

- Phân bố mưa:

+ Rìa phía Bắc và Đông Bắc có lượng mưa tương đối lớn, từ 1000 – 1500mm là nơi hoạt động của gió mùa và dòng biển nóng trên biển Timo và dòng nóng Đông Ôxtrâylia, khi vào sâu trong lục địa, lượng mưa giảm dần.

+ Duyên hải phía Đông có lượng mưa trung bình từ 500 – 1000mm do gió Tín Phong thổi qua dòng biển nóng Đông Ôxtrâylia mang theo nhiều ẩm. Khi vào đến lục địa, gặp dãy Đông Ôxtrâylia và gây mưa ở sườn Đông, khi sang đến sườn Tây thì giảm ẩm và trở nên khô nóng, ít gây mưa.

+ Gió Tây ôn đới thổi ở rìa phía nam lục địa theo hướng Tây Bắc, vốn có tính chất ẩm, nhưng khi thổi qua dòng biển lạnh Tây Ôxtrâylia thì ngưng tụ và gây mưa ngay ngoài khơi, khi vào đến lục địa thì bị giảm ẩm và ít gây mưa.

+ Sâu trong lục địa có lượng mưa thấp, dưới 500mm, do nằm trong khu vực áp cao chí tuyến, ít mưa và chịu ảnh hưởng của gió phơn.

- Phân bố hoang mạc: Hoang mạc chiếm toàn bộ diện tích nội địa của lục địa Ôxtrâylia và lan ra sát bờ biển phía Tây. Vì:

+ Lục địa Ôxtrâylia nằm trong áp cao chí tuyến nên nóng và ít mưa. Càng vào sâu trong lục địa, lượng mưa càng giảm, khí hậu khô hạn.

+ Dòng lạnh Tây Ôxtrâylia chảy sát ven bờ phía Tây.

6 tháng 2 2016

- Thuận lợi :

  + Đồng bằng châu thổ rộng nhất nước ta, gần 4 triệu ha, bao gồm phần thượng châu thổ, hạ châu thổ và đồng bằng phù sa ở rìa

  + Khí hậu nhiệt đới ẩm, tính chất cận xích đạo khá ổn định thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp

  + Hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc có giá trị nhiều mặt (giao thông, thủy lợi, thủy sản...)

  + Đất phù sa có 3 loại chủ yếu : đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu là tốt nhất; đất phèn (Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, Cần Thơ), đất mặn (nam Cà Mau, duyên hải Gò Công, Bến Tre) có khả năng cải tạo để mở rộng diện tích đất nông nghiệp

  + Sinh vật là tài nguyên quan trọng : rừng ngập mặn, rừng chàm, các loại động vật như cá, tôm, chim...

- Khó khăn : 

  + Mùa khô kéo dài, thiếu nước ngọt để cải tạo đất phèn, mặn....

  + Những tai biến do thời tiết, khí hậu đôi khi xảy ra, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

6 tháng 2 2016

Khó quá hà .

bucminh

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Ví dụ 1 (Ảnh hưởng của địa hình đối với khí hậu và sinh vật):Ở một số dãy núi, thiên nhiên có sự phân hoá giữa hai bên sườn, điển hình là dãy Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam:

+ Ở sườn đón gió: mưa nhiều, sinh vật phát triển;

+ Ở sườn khuất gió: mưa ít, sinh vật nghèo nàn hơn.

- Ví dụ 2 (Ảnh hưởng của địa hình đối với sông ngòi): ở khu vực miền Trung, do địa hình núi cao ăn lan sát ra biển nên sông ngòi chủ yếu có địa hình ngắn và dốc, với hướng chảy tây bắc - đông nam.

- Ví dụ 3 (Ảnh hưởng của địa hình đối với đất): đất phù sa phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển miền Trung; đất feralit phân bố chủ yếu ở các tỉnh trung du và miền núi.

25 tháng 4 2016

Địa hình : gồm 3 phần :

_ Núi già ở phía Đông

_ Miền đồng bằng ở giữa

_ Núi trẻ ở phía Tây

Khí hậu : gồm 4 kiểu khí hậu :

_ Khí hậu ôn đới lục địa

_ Khí hậu ôn đới hải dương

_ Khí hậu địa trung hải

_ Khí hậu hàn đới

Sông ngòi : Có mật độ dày đặc, lượng nước dồi dào. Lớn nhất là sông Đa-nuyp, sông Rai-nơ và sông Von-ga. Sông bị đóng băng vào mùa đông, nhất là khu vực các cửa sông

Thực vật : do ảnh hưởng của khí hậu nên từ Tây sang Đông có rừng lá rộng => rừng hỗn giao => rừng lá kim, phía Đông Nam có đồng cỏ, ven địa trung hải có cây bụi gai

25 tháng 4 2016

1. Vị trí 

diện tích 10 triệu km^2 

châu âu là một châu lục thuộc lục địa á âu 

dãy u-ran là ranh giới ngăn cách giữa châu âu vs châu á

nằm khoảng vĩ tuyến 36*B-71*B

3 mặt giáp vs biển và đại dương 

bờ biển bị cắt xẻ mạnh tao thành nhiều bán đảo, vùng vịnh và biển ăn sâu vào đất liền

14 tháng 7 2018

Sông quê tôi quanh năm vẫn như vậy.

Xuân về, mát mẻ tràn đầy, cây gạo ra bông rủ xuống những cành hoa nặng trĩu. Hè đến, dòng sông như thay áo mới,khoác lên người bộ vàng óng cùng những cơn mưa nhè nhẹ xua tan đi cái nóng gắt. Sang thu, nó lại mang một màu khiến ta liên cảnh đến dàn hoa cúc trước sân nhà ngoại tôi. Sau ba mùa ấm áp kia lại là mùa đông giá lạnh. Dù lạnh nhưng nó giúp chúng ta quây quần bên nhau, giúp chúng ta sum họp rồi in những tấm ảnh huy hoàng xuống mặt hồ mênh mông...

Hok tốt nhé Trương Phúc Anh!>.<