K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 6 2020

Bạn ơi, đây là bảo vệ môi trường thủy sản, ko phải nguồn lợi thủy sản nhé.

13 tháng 6 2020

Vì:

- Vì nguồn lợi thủy sản có vai trò quan trọng về kinh tế và xã hội, góp phần vào cung cấp các nhu cầu thực phẩm thiết yếu cho con người, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho xã hội.

- Có nhiều loại bị tuyệt chủng hoặc đừng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

- Nhu cầu về tiêu dùng nguồn lợi thủy sản ngày càng tăng,nhiều phương tiện trang bị hiện đại nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản ra đời, nhiều phương pháp khai thác đơn giản, hiệu quả nhưng lại hủy diệt nguồn lợi sử dụng.

3 tháng 6 2021

Tham Khảo !

Phải sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường vì : 

+ Tài nguyên thiên nhiên có giá trị vô cùng to lớn với nền Kinh tế đất nước(là nguyên liệu sản xuất Công nghiệp...), đem về nguồn lợi to lớn cho đất nước.
+ Hiện nay nguồn tài nguyên ấy đang bị suy giảm nghiêm trọng,cần được bảo vệ.
+ Tài nguyên khoáng sản không thể hoặc rất khó phục hồi,nếu có thể phục hồi cần 1 thời gian rất dài.

3 tháng 6 2021

Tham khảo !

Bởi vì :khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, thuộc tài sản quan trọng của quốc gia. Do đó, phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển bền vững kinh tế - xã hội trước mắt, lâu dài và bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường.

28 tháng 3 2023

Ngành nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành kinh tế tiềm năng của Việt Nam, tuy nhiên việc mở rộng quá nhanh chóng, thiếu kiểm soát đã dẫn đến nhiều tác động tiêu cực đến môi trường như sạt lở bờ biển, ô nhiễm nước, tảo đỏ, xâm hại sinh vật biển, mất mát đa dạng sinh học, gây tổn thương và mất cân bằng hệ sinh thái, v.v...

Vì vậy, để bảo vệ môi trường, ngành nuôi trồng thủy sản cần phải thực hiện nhiều biện pháp như áp dụng các kỹ thuật nuôi trồng thủy sản bền vững, kiểm soát mật độ khai thác, thải nước thải, thải khí trộm phát ra từ ao nuôi, đảm bảo vệ sinh thực phẩm,… Đồng thời, việc nhân rộng các mô hình nuôi trồng sạch, áp dụng công nghệ hiện đại và thân thiện môi trường, tăng cường giám sát, kiểm soát trong việc phòng ngừa dịch bệnh.

Tất cả những điều này sẽ giúp giảm thiểu tác động của ngành nuôi trồng thủy sản đến môi trường và góp phần bảo vệ, duy trì nguồn tài nguyên cá hải sản trong tương lai.

29 tháng 6 2016

Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản :

- Ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản phát triển ở tất cả các tỉnh giáp biển nhưng tập trung nhiều nhất ở duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ .

- Ngành thuỷ sản thu hút khoảng 3.1% lao động cả nước ( khoảng 1.1 triệu người năm 1999 ) .

- Sản lượng cả khai thác và nuôi trồng đều tăng nhanh và liên tục:

+ Sản lượng khai thác tăng khá nhanh chủ yếu là do đầu tư  tăng số lượng tàu thuyền và tăng  công suất tàu. Các tỉnh trọng điểm nghề cá là Kiên Giang , Cà Mau , Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận .

+ Nuôi trồng thuỷ sản gần đây phát triển nhanh. Đặc biệt là nuôi tôm, cá. Các tỉnh có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn nhất là Cà Mau, An Giang và Bến Tre.

- Xuất khẩu thuỷ sản đã có bước phát triển vượt bậc, đứng thứ 3 sau dầu khí và may mặc.

- Tuy nhiên còn nhiều hạn chế như sản lượng chưa cao so với các nước trên thế giới, chủ yếu là do phương tiện đánh bắt thô sơ chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường, khí hậu,….

4 tháng 5 2018

Chúng ta phải bảo vệ môi trường, vì:

- Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng nhất hiện nay là không khí và nguồn nươcs

- Trong khai thác, sản xuất(nhất là sản xuất công nghiệp) con người đã loại bỏ các chất phế thải khác nhau, làm cho môi trường bị ô nhiễm.

- Vì vậy muốn tồn tại và phát triển chúng ta cần phải bảo vệ sự trong sạch của môi trường

11 tháng 5 2016

Rất đơn giản: Môi trường sống là ngôi nhà chung của con người và tất cả các loài đông thực vật khác, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ nguồn sống của chính chúng ta, có thể nói nếu loài người muốn sinh tồn và phát triển thì chỉ có cách duy nhất là bảo vệ môi trường. 
Vd như: 
Nếu như chúng ta làm ô nhiễm bầu không khí chúng ta sẽ phải chịu nhiều hậu quả vì chúng ta luôn luôn phải hít thở, các vật nuôi cây trồng của chúng ta cũng cần phải thở vì vậy nếu bầu không khí bị ô nhiễm thì không nhuwgx ảnh hưởng tới sức khỏe của chính chúng ta mà còn ảnh hưởng tới nguồn lương thược và thực phẩm của chúng ta. 
Nếu như đất, nước, tài nguyên rừng bị ô nhiễm và bị phá hoại nghiêm trọng? Điều gì sẽ xảy ra? chúng ta sẽ không thể tồn tại được đó chính là câu trả lời.

11 tháng 5 2016

Vì: 

Biển mang lại rất nhiều thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế (đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, du lịch biển, dịch vụ, thương mại đường biển, các ngành khai thác khoáng sản,...), do đó, để đảm bảo các lợi ích lâu dài và bền vững, cần phải bảo vệ môi trường biển.

Môi trường biển nếu bị ô nhiễm có thể gây ra những hệ quả cho khu vực khác.

Biển là một phần chủ quyền thiêng liêng, cần phải bảo vệ và phát triển nó.

Biển còn là nơi cư trú của rất nhiều loài sinh vật, bao gồm cả con người, nên bảo vệ môi trường biển là vấn đề cấp bách và sống còn.

7 tháng 8 2023

Phòng chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, có hại gây ra thương tật, tử vong, bệnh tật, làm suy giảm sức khoẻ con người khi làm việc trong các xưởng và nhà máy cơ khí. 
Vì môi trường phục vụ nhu cầu tồn tại và sinh hoạt của con người. Hiện nay do các hoạt động sản xuất cơ khí mà nó bị tổn hại 

26 tháng 12 2023

vì chúng ta cần bảo vệ nó

 

26 tháng 12 2023

bruuuu

 

8 tháng 5 2022

- môi trường biển bị ô nhiễm, tài nguyên biển đảo có sự giám sát (hải sản giảm, một số loài nguy cấp cơ bị tuyệt chủảnh ảnh hưởng đến chất lượng du lịch biển

- biển đảo đem đến cho nước ta nguồn lợi to lớn về kinh tế, phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển (thuỷ sản, du lịch, dầu khí, giao thông vận tải…) có giá trị nghiên cứu khoa học và an ninh quốc phòng

 

 

 

8 tháng 5 2022

Phải bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo, vì:

-Tài nguyên biển - đảo có sự giảm sút

+Diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh

+Nguồn lợi hải sản giảm đáng kể, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng (cá mòi, cá cháy,...), nhiều loài hải sản đang giảm về mức độ tập trung,...

-Môi trường biển bị ô nhiễm, nhất là ở các cảng biển, vùng cửa sông

Những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo:

- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.

- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.

- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.

- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.

Là học sinh chúng ta cần:

- Không vứt rác bừa bãi xuống biển.
- Tuyên truyền mọi người hãy bảo vệ môi trường biển, có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường biển.
- Tham gia các hoạt động dọn vệ sinh xung quanh bãi biển.
- Vận động người thân, bạn bè cùng nhau bảo vệ môi trường biển.