K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

cảm ơn,cảm ơn,cảm ơn và xin cảm ơn rất nhìu vì đã giúp mk

5 tháng 6 2020

Tham khảo :

1,

I. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề và giới thiệu câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim"

II. Thân bài

1. Giải thích câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim"

- Sắt là một loại kim loại cứng, khó gọt đẽo.

- Kim là dụng cụ để khâu vá có hình dáng rất nhỏ, mảnh mai.

=> Ý nghĩa: Nói về quá trình mài sắt thành cây kim tinh xảo- một việc làm tưởng như không thể, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ cho ý chí nghị lực và lòng kiên trì của con người. Có nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ thì khó khăn dù lớn đến mấy thì cũng có thể vượt qua.

2. Bàn luận: Tại sao phải có lòng kiên trì nhẫn nại?

- Để đạt được thành công, để vươn tới cái đẹp của cuộc đời thì con người phải trải qua nhiều gian nan thử thách.

- Cách duy nhất để gạt bỏ vật cản và đi tới thành công là phải có ý sự nỗ lực, kiên trì.

- Vì mọi việc trên đời này không dễ dàng mà thành công, ta phải đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt và cả thời gian. Thành công là kết quả của một quá trình rèn luyện phấn đấu không ngừng nghỉ.

- Kiên trì nhẫn nại không chỉ tạo ra sự thành công mà còn tô đậm những đức tính tốt đẹp của con người, nhất là đối với học sinh.

- Người kiên nhẫn sẽ đạt được sự tính nhiệm, cảm phục, yêu mến, kính trọng từ mọi người.

3. Dẫn chứng chứng minh

- Nguyễn Ái Quốc đã kiên trì học tập, nghiên cứu và đóng góp sức mình để đem lại độc lập cho dân tộc

- Ngô Quyền nỗ lực chiến đấu để đánh đuổi quân Nam Hán

- Lương Định Của đã kiên nhẫn trong việc chế tạo trong sản xuất

- Như nhà bác học trên thế giới như: Claudius, A-ma-jet, Lô- mô-nô-xốp,….

- Nick Vuijic, một người bị tật nguyền mất cả hai tay và hai chân nhưng với quyết tâm, ý chí nghị lực vươn lên, anh đã trở thành người diễn thuyết giỏi và truyền cảm hứng sống cho biết bao mảnh đời bất hạnh khác.

- Cao Bá Quát xưa kia viết chữ rất xấu nhưng nhờ khổ công rèn luyện, ông đã được tôn làm “Thánh Quát” với biệt tài văn hay chữ tốt.

- Từ xa xưa, ông cha ta đã dạy cho con cháu bài học tương tự về lòng kiên trì như “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, “Thất bại là mẹ thành công”…

4. Rút ra bài học và liên hệ bản thân

- Câu tục ngữ là bài học về một phẩm chất đáng quý của con người.

- Cần rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực và học tập những tấm gương dám sống và dám đi đến thành công.

- Đó cũng là lời phê phán những còn người thiếu ý chí quyết tâm, dễ dàng buông bỏ đi ước mơ, mục tiêu của mình.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em và khẳng định tính đúng đắn về câu tục ngữ.

2, Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".



Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.
Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả "một nắng hai sương" của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng... Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại... mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù... để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.

Có lòng biết ơn, sống ân nghĩ thuỷ chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, nhiêm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xã dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là "người ăn quả" của hôm nay, vừa là "người trồng cây" cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hi sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.

Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô... với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài học quí báu và câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta.

3,

I. Mở bài: Giới thiệu chung về vấn đề:

“Đời sống, Đời chết. Đời cười, Đời khóc. Đời thử, Đời bỏ cuộc. Nhưng Đời trông khác biệt trong mắt của mỗi người”. Cuộc đời của con người luôn hiện diện với những khía cạnh tương phản nhau, và con người cảm nhận cuộc đời nhiều khi cũng theo những cái nhìn đối ngược nhau. Đứng trước một vấn đề, dù mới lạ hay quen thuộc, con người vẫn có thể có những quan điểm đối lập nhau. Có ý kiến cho rằng: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” nhưng có người khác lại nghĩ rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng." Là bạn, bạn sẽ giải thích sao về điều này?

II. Thân bài:

1. Giải thích:

- Cả hai ý kiến đều đề cập đến hình ảnh mực và đèn, đây là những hình ảnh biểu tượng.

- “Mực” tượng trưng cho những điều xấu xa, gây hại cho bản thân và những người xung quanh và ngược lại, “Đèn” lại là sự ẩn dụ cho những điều tươi sáng, tốt đẹp mà con người mong muốn có được.

- Cùng dùng chung những hình ảnh giàu tính biểu tượng, song nội dung hai ý kiến lại trái ngược nhau.

- Ý kiến thứ nhất khẳng định sự thay đổi của mỗi con người trong cuộc đời phụ thuộc vào hoàn cảnh sống, những người xung quanh mà ta tiếp xúc hàng ngày, họ sẽ tốt lên hoặc xấu xa đi khi bị ảnh hưởng nhiều bởi cuộc sống, con người xung quanh.

- Ý kiến thứ hai lại phủ định lại điều nói trên khi cho rằng mỗi người có sự độc lập hoàn toàn với những tác động, ảnh hưởng của cuộc sống xung quanh, dù là ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực thì bản thân họ vẫn tự mình thay đổi.

- Hai ý kiến không phủ định nhau mà bổ sung cho nhau, góp phần đem đến cho người đọc cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề: trong từng hoàn cảnh, những tác động từ bên ngoài có thể ảnh hưởng đến bản thân mỗi người và ngược lại.

2. Chứng minh:

a. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng:

- Mọi thứ ta trải qua, mọi điều ta giải quyết đều phải đặt trong những hoàn cảnh riêng của nó. Bởi vậy nên ta không thể tách biệt hoàn toàn bản thân mình với hoàn cảnh sống, hoàn cảnh xã hội… mà bản thân đang ở trong đó.

- Khi hoàn cảnh sống tác động đến mỗi người, bản thân họ phải biết thay đổi để thích nghi, một khi thích ứng được với hoàn cảnh thì họ mới có thể tồn tại, không trở nên lập dị, khác thường.

b. Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng:

- Ẩn sâu trong mỗi người luôn là nghị lực, ước mơ, hoài bão thôi thúc con người ta phát triển bản thân để đóng góp cho xã hội. Sẽ có những hoàn cảnh tiêu cực tác động đến, nhưng với lòng quyết tâm, ý chí nghị lực, con người vẫn có thể giữ vững mình trước những cám dỗ, thậm chí vươn lên thay đổi nghịch cảnh.

- Nếu ta biết tĩnh tâm, không hám những thứ danh lợi hào nhoáng mà nhất thời, không vững bền thì ta vẫn có thể phát triển dù cho có bị hoàn cảnh dập vùi nghiệt ngã.

- Ngược lại, dù ở trong một môi trường sống tốt nhưng bản thân không biết trân trọng và nỗ lực, dùng cái tài, cái trí và cái tâm mình vào việc có ích thì họ cũng sẽ là những người “gần đèn chưa chắc đã rạng”.

c. Đánh giá:

- Hai ý kiến có tính chất bổ sung cho nhau.

- Cuộc sống luôn vận động biến đổi không ngừng, bản thân mỗi người nên biết cách linh hoạt trong việc thay đổi bản thân để thích nghi với hoàn cảnh, thời thế hoặc kiên định với quan điểm của mình để không dễ dàng bị lôi kéo, dụ dỗ làm những điều xấu.

- Cần biết cân bằng giữa hai lối sống: thay đổi và bị thay đổi để từng ngày trôi qua đều thật tốt đẹp và ý nghĩa.

III. Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề:

Chúng ta không thể chọn bố mẹ sinh ra mình, gia đình chở che mình, nhưng chúng ta có thể quyết định hoàn cảnh sống hoặc thái độ sống của mình trước hoàn cảnh đó. Dù cho gần mực hay gần đèn, cuộc đời con người vẫn không phải bị phụ thuộc hoàn toàn vào nó, mà quan trọng là bản thân có đủ quyết tâm, nỗ lực, khát vọng tiếp thu cái tốt, bài trừ cái xấu để hoàn thiện bản thân, đóng góp cho xã hội.

4,

I. Mở bài:

- Dẫn dắt giới thiệu vấn đề cần chứng minh, khẳng định vấn đề: "Bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người".

- Khẳng định: Đây là ý kiến hoàn toàn đúng đắn đã được thực tế chứng minh.

II. Thân bài:

a. Giải thích:

- Môi trường thiên nhiên là toàn bộ điều kiện tự nhiên xung quanh như đất, nước, không khí, hệ sinh thái....

- Bảo vệ môi trường thiên nhiên nghĩa là bảo vệ các yếu tố kể trên đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người.

- Vì vậy nhận định khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.

b. Chứng minh:

- Lợi ích của môi trường thiên nhiên:

+ Không khí: đem lại nguồn khí thở vô tận cho con người. Khí oxi duy trì sự sống cho vạn vật, không có oxi con người sẽ không sống được. Bảo vệ không khí trong sạch, con người sẽ sống khỏe mạnh hơn.

+ Nguồn nước: trong cơ thể nước chiếm 75%, không có nước con người sẽ chết khát, cây cối khô héo. Nước phục vụ sinh hoạt cho con người hằng ngày, nó đóng vai trò chính trong nông nghiệp, ngư nghiệp.

+ Rừng: cung cấp gỗ dựng nhà cửa. Là nơi trú ngụ của các loài vật. Rừng giúp cân bằng hệ sinh thái, ngăn lũ, xói mòn đất, điều hòa khí hậu.

+ Đất: là nơi ta ở, xây dựng nhà cửa, trường học, trồng trọt...

- Hậu quả của việc hủy hoại môi trường thiên nhiên:

+ Lượng khí thải CO2 gia tăng từ các nhà máy, xí nghiệp.. làm biến đổi khí hậu. Trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính làm tan băng ở hai cực, nước biển dâng lên nhấn chìm các vùng đất thấp ven biển. Tầng ozone bị chọc thủng làm mất lớp bảo vệ con người trước bức phóng xạ tăng nguy cơ bị ung thư da.

+ Khi đất đai bị ô nhiễm, chất độc kéo theo nhiễm vào cây trồng và vật nuôi, con người ăn vào sẽ ảnh hưởng sức khỏe.

+Nước bị ô nhiễm, con người uống vào sẽ tích trữ chất độc hại gây các bệnh.

+Tài nguyên rừng có nguy cơ bị cạn kiệt do chặt phá rừng bừa bãi, khai thác khoáng sản quá mức gây ra hiện tượng lũ quét, lũ ống, sạt lở đất đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người dân.

c. Biện pháp:

- Bảo vệ môi trường không chỉ là nhiệm vụ của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc mà còn là nhiệm vụ chung của toàn nhân loại.

- Trồng cây, gây rừng, trồng cây quanh khu vực sinh sống.

- Thu gom rác thải, đổ rác đúng nơi quy định, tái chế rác thải, xử lí chất thải độc hại trước khi thải ra môi trường .

- Hưởng ứng ngày môi trường thế giới.

- Sử dụng điện nước tiết kiệm, vệ sinh nhà cửa.

- Tuyên truyền lợi ích của môi trường

III. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề.

- Liên hệ bản thân về việc bảo vệ môi trường.

Bạn tham khảo dàn ý Đề 1 nhé^^

I/ Mở bài

- Dẵn dắt giới thiệu câu tục ngữ.

  

“Sống ở trên đời người cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công”

Không một thành công nào đến dễ dàng nếu con người không có quyết tâm phấn đấu. Hiểu được điều này, ông cha cha đã đúc kết thành câu tục ngữ “ Có công mài sắt có ngày nên kim”. Đây là một chân lý hoàn toàn đúng đắn.

II/ Thân bài

a. Giải thích

- Sắt là một loại kim loại cứng, khó gọt đẽo.

- Kim là dụng cụ để khâu vá có hình dáng rất nhỏ, mảnh mai.

- Ý nghĩa: Nói về quá trình mài sắt thành cây kim tinh xảo- một việc làm tưởng như không thể, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ cho ý chí nghị lực và lòng kiên trì của con người. Có nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ thì khó khăn dù lớn đến mấy thì cũng có thể vượt qua.

b. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ

- Cuộc sống giống như một bông hoa hồng đẹp nhưng nhiều gai. Để đạt được thành công, để vươn tới cái đẹp của cuộc đời thì con người phải trải qua nhiều gian nan thử thách.

- Cách duy nhất để gạt bỏ vật cản và đi tới thành công là phải có ý sự nỗ lực, kiên trì.

- Sau cơn mưa mới có cầu vồng cũng như con người phải chịu khó, nhẫn lại vượt qua khó khăn thì mới trưởng thành, Càng gian nan thì thành quả đạt được càng đáng tự hào.

- Từ xa xưa, ông cha ta đã dạy cho con cháu bài học tương tự về lòng kiên trì như “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, “Thất bại là mẹ thành công”…

- Cao Bá Quát xưa kia viết chữ rất xấu nhưng nhờ khổ công rèn luyện, ông đã được tôn làm “Thánh Quát” với biệt tài văn hay chữ tốt.

- Những cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm hay cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ là bằng chứng sống cho chân lý: có ý chí, lòng quyết tâm thì mới có thắng lợi. Nếu nhân dân ta không kiên cường, chịu khó chịu khổ đấu tranh thì liệu ngày hôm nay, chúng ta có được sống trong hòa bình độc lập?

- Người nông dân Việt Nam đã phải “dầu mưa dãi nắng”, “đầu tắt mặt tối” ngoài đồng ruộng với mong ước có một vụ mùa bội thu. Dù hạn hán, dù lũ lụt, ý chí vươn lên thoát đối thoát nghèo của họ vẫn không thay đổi.

- Ai trong số chúng ta chắc hẳn phải biết đến tấm gương Nick Vuijic, một người bị tật nguyền mất cả hai tay và hai chân nhưng với quyết tâm, ý chí nghị lực vươn lên, anh đã trở thành người diễn thuyết giỏi và truyền cảm hứng sống cho biết bao mảnh đời bất hạnh khác.

- Edison đã phải miệt mài thực hiện đến 1000 thí nghiệm thì mới tìm ra được chất làm nên dây tóc bóng đèn. Nếu không có niềm say mê, kiên trì, nhẫn nại đó thì chắc giờ đây nhân loại vẫn còn chìm trong bóng tối.

c. Bài học

- Câu tục ngữ là bài học về một phẩm chất đáng quý của con người.

- Cần rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực và học tập những tấm gương dám sống và dám đi đến thành công.

- Đó cũng là lời phê phán những còn người thiếu ý chí quyết tâm, dễ dàng buông bỏ đi ước mơ, mục tiêu của mình.

III/ Kết bài

- Nêu suy nghĩ về vấn đề.

Bác Hồ đã dạy thanh niên rằng “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”. Trên đời này không có việc khó, chỉ là bản thân mình đã chịu khó chưa mà thôi. Vậy bạn đã sẵn sàng cho công cuộc mài sắt thành kim của mình chưa?

4 tháng 4 2021

giúp mình lập dàn ý và bài làm

4 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

Đề 1:

Dàn ý:

1. Mở Bài

  

Câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp: Một trong những câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa của nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

2. Thân Bài

- Giải thích câu tục ngữ:

Nghĩa đen: Khi ăn quả phải nhớ đến kẻ đã có công trồng cây, không có kẻ trồng cây làm sao có cây, có quả để ăn

Nghĩa bóng: "quả" ở đây chính là thành quả, thành tựu, "ăn quả" chính là hưởng thụ thành quả ấy, khi đó ta phải nhớ đến công lao của những "kẻ trồng cây" - những người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu để có được thành quả đó

- Chứng minh ý nghĩa câu tục ngữ:

Ý nghĩa: Đó chính là đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, người mang lại cho ta những điều quý giá trong cuộc sống

Thời xưa: Thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ đã mất, cúng cảm tạ thần linh, tạ ơn trời đất cho mùa màng bội thu

 

Thời nay: Ngày Nhà giáo Nam 20-11, ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7

3. Kết Bài

Khẳng định giá trị câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây": Như vậy, câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã không chỉ nhắc nhở chúng ta về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là bài học làm người, bài học về sự biết ơn, nhắc nhở mỗi con người đều phải ghi nhớ, rèn luyện lòng biết ơn của mình

Bài Văn:

Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc có lịch sử lâu đời, giàu truyền thống văn hóa và đạo lý tốt đẹp, đại diện cho truyền thống đó là kho tàng các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ về đạo lý làm người. Một trong những câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa của nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

Các câu tục ngữ của nhân dân ta thường mang đặc điểm ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, sử dụng hình ảnh gần gũi, quen thuộc. Và trong câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" cũng vậy, hình ảnh "ăn quả", "trồng cây" rất giản dị và mộc mạc. Nghĩa đen của câu tục ngữ chính là nhắc nhở con người ta khi ăn quả phải nhớ đến kẻ đã có công trồng cây, không có kẻ trồng cây làm sao có cây, có quả mà ăn, ví dụ như ăn xoài nhớ kẻ đã trồng xoài cho ta ăn. Mở rộng ra, "quả" ở đây chính là thành quả, thành tựu, "ăn quả" chính là hưởng thụ thành quả ấy, khi đó ta phải nhớ đến công lao của những "kẻ trồng cây" - những người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu để có được thành quả đó. Đó chính là đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, người mang lại cho ta những điều quý giá trong cuộc sống.

 

Câu tục ngữ nhắc nhở con người chúng ta sống phải đề cao ơn nghĩa, phải biết đến cội nguồn, nguồn gốc của mình. Ai cũng có cha có mẹ, nhờ có cha mẹ sinh ta ra mà mới có ta trên cuộc đời, không có cha mẹ mãi mãi không có sự tồn tại của ta. Sống làm người mà không biết đến ơn nghĩa mẹ cha thì thực không đáng sống! Thời xưa, ông cha ta đã luôn coi trọng, gìn giữ và bảo vệ truyền thống này qua các nghi lễ, tập tục thờ cúng, ví dụ như tục thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ đã mất, điển hình như truyền thống giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để nhớ về công lao dựng nước của các vua Hùng. Bên cạnh đó còn có các nghi lễ cúng cảm tạ thần linh, tạ ơn trời đất một năm mưa thuận gió hòa cho người dân một vụ mùa bội thu...

Ngày nay, truyền thống "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã ngày càng được phát huy trên nhiều phương diện và mọi mặt đời sống, ví dụ như chúng ta có các ngày lễ kỷ niệm như: ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 để nhớ về công ơn giáo dục của các thầy cô, ngày Thương binh liệt sĩ 27 tháng 7 để nhớ về những người anh hùng chiến đấu hi sinh mang lại nền độc lập cho dân tộc... Gắn liền với các ngày nghỉ lễ là những hoạt động đền ơn đáp nghĩa được diễn ra, như tổ chức đi thăm hỏi thầy cô, thăm hỏi và trao quà cho bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có liệt sĩ, thương binh.

Như vậy, câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã không chỉ nhắc nhở chúng ta về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là bài học làm người, bài học về sự biết ơn, nhắc nhở mỗi con người đều phải ghi nhớ, rèn luyện lòng biết ơn của mình. Bởi biết ơn chính là một trong những tiêu chí đầu tiên trong thước đo đánh giá phẩm chất và đạo đức con người.

Đề 2:

Dàn ý:

gười

2. Ý nghĩa câu tực ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim:

 

- Khuyên chúng ta có lòng kiên trì và phấn đấu nỗ lực

- Khuyên nhủ chúng ta việc gì cũng thành công nếu có sự kiên trì

- Nhẫn mạnh ý chí của con người

3. Dẫn chứng chứng minh Có công mài sắt có ngày nên kim

- Nguyễn Ái Quốc đã kiên trì học tập, nghiên cứu và đóng góp sức mình để đem lại độc lập cho dân tôc

- Ngô Quyền nỗ lực chiến đấu để đánh đuổi quân Nam Hán

- Lương Định Của đã kiên nhẫn trong việc chế tạo trong sản xuất

- Như nhà bác học trên thế giới như: Claudius, A-ma-jet, Lô- mô-nô-xốp,….

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim

Ví dụ:

Câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim có ý nghĩa rất sâu sắc đối với con người. chúng ta nên học tập và làm theo điều mà ông bà ta xưa đã rang dạy.

Bài văn:

Trong cuộc sống, không có một thành công nào tự nhiên mà có. Tất cả những thành quả tốt đẹp đều được nảy nở từ những tháng ngày cố gắng rèn luyện không ngừng. Sự cố gắng, kiên trì bền bỉ ấy được nhân ta đúc kết trong câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” quả rất đúng đắn.

Câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim” tuy thật ngắn gọn nhưng ý nghĩa của nó thật lớn lao. Câu tục ngữ xuất phát chính là từ trong thực tế đời sống. Ngày xưa, khi chưa có máy móc hiện đại như bây giờ, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu dùng trong may vá, thêu thùa thì những người thợ đã phải cần mẫn ngồi mài những cục sắt to từ ngày qua ngày khác. Để làm được những chiếc kim bé nhỏ không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, cẩn trọng mà quan trọng hơn đó là sự kiên trì, cố gắng không ngừng nghỉ của người thợ mài.

 

Có thể thấy rằng, một chiếc kim bé nhỏ, nhìn có vẻ tầm thường nhưng lại tiêu tốn rất nhiều công sức của người lao động. Từ đó chúng ta có thể suy rộng ra, nếu muốn thành công thì cần phải biết cố gắng, nỗ lực và kiên trì. Có chịu khó rèn luyện, cố gắng vươn lên thì chúng ta mới vượt qua được gian lao thử thách để hoàn thành công việc được giao, cho dù là những việc nhỏ bé nhất.

Ứng dụng câu tục ngữ trong cuộc sống, chúng ta mới thấm nhuần tính đúng đắn và ý nghĩa lớn lao của nó. Để đạt được thành công, con người cần phải kiên trì, nỗ lực học hỏi, biết giải quyết mọi khó khăn và tiến lên phía trước. Hẳn nhiều người Việt Nam chúng ta vẫn còn nhớ câu chuyện “Rùa và Thỏ”. Với ý chí và lòng quyết tâm cao độ, chú Rùa chậm chạp đã chiến thắng Thỏ trong cuộc thi chạy. Qua đó ta cũng có thể thấy rằng, những kẻ chủ quan, ỷ nại mình có tài mà không chịu cố gắng, không chịu nỗ lực thì cuối cùng kết quả chỉ là thất bại mà thôi.

Trong suốt những 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) ròng rã, cũng chính nhờ lòng kiên trì nhẫn nại, chịu đựng gian khổ, thiếu thốn mà nhân dân ta đã làm nên một chiến thắng Điện Biên lừng lẫy: “Chín năm làm một Điên Biên/Nên vàng hoa đỏ, nên thiên sử vàng” (Tố Hữu). Cũng không lâu sau đó, nhân dân ta lại phải tiếp tục trường kì kháng chiến chống Mỹ, bền bỉ đấu tranh, cuối cùng cũng đã “đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào” và toàn thắng đã về ta, thống nhất đất nước vào mùa xuân năm 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Cũng như vậy, có rất nhiều công trình khoa học lớn nhỏ ra đời đâu phải chỉ nhờ tài năng mà phần lớn còn phải nhờ lòng nhẫn nại và sự kiên trì của con người. Từ những hạt thóc giống quý báu đem từ Nhật về, Giáo sư Lương Đình Của phải mất hàng chục năm, trải qua hàng ngàn thí nghiệm lai tạo mới cho ra được những giống lúa phù hợp với thổ nhưỡng Việt Nam và cho năng suất cao. Trên thế giới, hai vợ chồng nhà bác học Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri đã miệt mài nghiên cứu, kì công lọc đi lọc lại 8 tấn quặng chỉ để tìm ra 0,1 gam chất phóng xạ ra-đi-um, giúp khai phá một nền khoa học có sức mạnh vô cùng ghê gớm khi đem phục vụ lợi ích hoà bình nhân loại.

Còn rất rất nhiều ví dụ khác nữa mà chúng ta có thể thấy rằng sự kiên trì, nỗ lực vươn lên sẽ giúp chúng ta có được những thành công tốt đẹp. Và câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim” cho đến hôm nay vẫn còn là một kinh nghiệm rèn luyện bản thân vô cùng quý giá.

Em tham khảo đề 1 :

Dàn ý tham khảo:

- Mở bài: Vấn đề cần chứng minh ở đây là '' lòng biết ơn ''

- Thân bài:

* Giải thích nghĩa của câu tục ngữ:

+ Nghĩa đen: ở đây muốn chúng ta là người sử dụng quả ngon do người khác làm ra thì phải biết ơn người tạo ra nó

+ Nghĩa bóng: câu muốn đưa ra lời khuyên vô cùng ý nghĩa đến mọi người là hãy biết ơn, nhớ đến những người đã có công gầy dựng, tạo nên những thứ tốt đẹp cho chúng ta thừa hưởng

* Những dẫn chứng:

+ Những ngày lễ do chúng ta tổ chức để bày tỏ sự biết ơn

_ Ngày 8/3, ngày 10/3 giỗ tổ

+ Đền đáp, nhớ đên công lao của họ

- Kết bài: nêu đánh giá, nhận xét của em về câu tục ngữ

+ Câu tục ngữ rất đúng đắn

*Bài làm tham khảo:

   Nước Việt Nam ta với hơn 4000 năm lịch sử chống giặc ngoại xâm và giữ nước vẫ luôn sống trên những phẩm chất đạo đức cao đẹp. Với hàng ngàn đạo lí nhân sinh, trong đó có cả lòng biết ơn - một đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Cũng từ đó, câu tục ngữ '' Uống nước nhớ nguồn '' xuất hiện. Nó là đúc kết của những kinh nghiệm quý báu ông cha ta.

      Đúng vậy, ta đã biết tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt ( tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội ), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian. Cho nên, trong câu tục ngữ '' Uống nước nhớ nguồn '' trước hết là đúc kết một kinh nghiệm. Xét về nghĩa đen, Uống nước nghĩa là đang sử dụng một loại nước nào đó, là một hành động sử dụng một thứ gì đó. Nguồn chính là nơi hình thành, tạo ra thứ nước đó để chúng ta uống. Trong câu tục ngữ đã nhấn mạnh từ nhớ để thể hiện lên ý chính nêu trong câu. Mọi người ai ai cũng phải uống nước. Để làm gì ? Để được tồn tại, được phát triển. Chính như thế mà nguồn nước cũng tương đương với sự sống muôn loài. Chúng ta phải biết ơn nguồn nước đó vì nó là nơi hình thành nên thứ nước chúng ta đang sử dụng.

      Không chỉ thế, tục ngữ bao giờ cũng có ý khái quát cả. Chính vì thế, xét về nghĩa khái quát câu tục ngữ chính là một quy luật: Đã uống nước thì phải nhớ nguồn. Chúng ta đã và đang được sống, mà '' sống '' là phải có những khó khăn, thử thách để chúng ta vượt qua. Mà mỗi khó khăn ấy, thử thách đó phải luôn cần có những ý chí, tinh thần lạc quan thì mới chiến thắng được. Tuy nhiên, không phải cái gì cũng tự ta có thể vượt qua được mà phải nhờ sự hỗ trợ từ mọi người xung quanh. Và đó là cái mà ta cần phải biết ơn. Lòng biết ơn sẽ không làm ta mất mát bất cứ thứ gì mà còn giúp ta nhận thêm sự yêu quí từ người khác. Vì thế, chúng ta nên rèn luyện và phát huy đạo lí tốt đẹp ấy.

     Cũng tương tự như câu tục ngữ '' Uống nước nhớ nguồn '', câu tục ngữ '' Ăn quả nhớ kẻ trồng cây '' cũng đã ca ngợi đạo lí này. Một sự việc cụ thể để ta cần bày tỏ lòng biết ơn đó chính là công lao dương dục, sinh thành của cha mẹ. Họ đã phải hy sinh nhiều thứ để ta có được ngày hôm nay. Cha mẹ ngày đêm vất vả nuôi nấng và dạy dỗ ta nên người thì kể từ thời còn bé ta phải biết hiếu thảo với họ để bày tỏ sự biết ơn. Ngoài ra, ở xã hội, các cấp chính quyền còn tạo điều kiện để ta được đi học, được phát huy tài năng của mình. Vì thế, chúng ta cũng phải cố gắng chăm ngoan học giỏi để sau này góp phần bảo vệ và phát triển quê hương, đất nước mình.

    Một trong số những việc làm thiết thực nhất để con người Việt Nam bày tỏ sự biết ơn là: tổ chức các lễ hội, các ngày cúng giỗ, ngày Thương binh liệt sĩ, Nhà giáo Việt Nam, Quốc tế Phụ nữ, ... và một số ngày lễ trọng đại khác. Mỗi năm các ngày lễ, phong tục ấy luôn được mọi người nhớ đến và tổ chức khá long trọng. Toàn thể đất nước luôn cố gắng cống hiến công sức của mình, góp phần cho đất nước mình giàu mạnh. Vậy thì, họ được tổ chức các ngày dành riêng cho mình là rất xứng đáng. Và người Việt Nam cũng không thể sống nếu thiếu các phong tục, lẽ hội ấy được. Vì nó đã trở thành thói quen tốt, truyền thống của dân tộc ta.

     Nói tóm lại, câu tục ngữ đã mang lại nhiều giá trị về văn hóa tinh thần cho dân tộc ta. Và đó cũng là một lời khuyên, một lời nhắc nhở về lòng biết ơn trong xã hội ngày nay. Dân tộc ta phải luôn giữ vững và phát huy tinh thần ấy.

18 tháng 4 2022

nguon : mang internet Mẹ là những người sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con cũng như có thất bại mới có thành công. "Thất bại là mẹ thành công mang một ngụ ý đó là: đừng nản lòng trước thất bại mà phải học tập rút kinh nghiệm thì "thất bại" sẽ dạy cho ta cách đạt kết quả cao hơn.

18 tháng 4 2022

Mẹ là những người sinh ra con, nhờ có mẹ mới  con cũng như có thất bại mới có thành công. "Thất bại là mẹ thành công mang một ngụ ý đó là: đừng nản lòng trước thất bại mà phải học tập rút kinh nghiệm thì "thất bại" sẽ dạy cho ta cách đạt kết quả cao hơn.

22 tháng 1 2019

Mình nghĩ nên phân tích từng ý trong câu tục ngữ và dẫn chứng trong đời sống là OK rồi. Chứ sử dụng câu tục ngữ thì chắc là ở mở bài, còn 1 câu nói có cùng ý nghĩa thì không cần.

21 tháng 3 2021

Câu 1

Ngày nay, có biết bao nhiêu người vừa mới gặp khó khăn là đã từ bỏ, nản chí. Thế nhưng bên cạnh đó còn có những con người có ý chí, quyết tâm để đạt mục đích chính đáng của mình. Chính họ đã nhận ra rằng: “Có chí thì nên”.

 

“Có chí thì nên”: một bài học giáo dục cho con trẻ rất hay của người xưa, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ hiện nay. Đôi khi chính chúng ta phải nhìn nhận rằng số người thiếu sự quyết tâm, ý chí phấn đấu cầu tiến ngày càng nhiều trong xã hội. Dường như chính bản thân họ, đúng hơn là sự tự giác, tự thân vận động đã bị mất đi trong cái tiện nghi đầy đủ. Vì lẽ đó mà học lại sống một cách an nhàn, thiếu sự nỗ lực, ý chí cầu tiến. Và sẽ tai hại hơn khi chính họ chưa được rèn luyện, được dạy cách thích ứng với mọi tình huống bất ngờ xảy đến. Mặc khác còn có những người lại bi quan, không có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc trước mắt là đùn đẩy, có suy nghĩ là sẽ không làm được, từ bỏ tất cả mọi thứ. Những con người ấy chỉ nhìn sự việc qua một khía cạnh, một khía cạnh bó hẹp trong cái khuôn khổ mà họ từ tạo ra. Một cái vỏ bọc của sự bi quan. Họ chỉ thấy cái xấu, cái bất lợi trước mắt nhưng lại quên đi lợi ích lâu dài. Bên cạnh đó lại có những người mới vừa gặp thử thách đầu tiên là lại tự bỏ cuộc. Chuyện này đã quá quen thuộc. Việc từ bỏ nhanh chóng ấy là do người đó thiếu sự tự tin, cầu tiến, họ sợ thất bại, họ không dám nhìn nhận sự thật dù có thể là phũ phàng. Và cũng đôi khi có nhiều người đã nỗ lực hết sức mình để vượt qua thử thách nhưng lại không đạt được kết quả mong muốn. Điều đó lại càng dẫn đến việc người ấy sẽ bị áp lực đè nặng, để rồi nản chí, dừng cuộc đua nửa chừng trong khi bản thân học chỉ mới đi một phần ba chặng đường. Thật ra chẳng có gì mới lạ cả. Con người từ cổ chí kim vẫn chạy đường trường trên cái lối mòn, ngặt nghèo này. Bù lại và cũng chính từ đó mà ra? Xã hội loài người vẫn luôn trọng vọng những ai đạt được mục đích của mình, và mục đích càng cao lại càng thêm vinh dự. Cái chính yếu và được đề cao vẫn lài cái quyết tâm, chừng nào còn bền gan trên đường; cho dù đã thất thểu, hay chỉ còn thoi thóp; thì tệ lắm cũng vẫn được người đời khen tặng là có chí hướng, có nghị lực. Vì vậy, chúng ta cứ cố gắng hết sức của mình, hãy sử dụng chính khả năng, con người thật của ta thì dù có thất bại đi chăng nữa, chúng ta cũng vui lòng. Điều đó đâu đáng để ta buồn, có thật bại mới có thành công, có nghị lực mới đạt được kết quả.

   

Văn hóa con người vẫn chỉ quảng bá và đề cao sự kiên cường. Chúng ta đều được dạy từ lúc nằm nôi là một khi đã quyết định hướng đi và mục tiêu thì nhất định phải vững lòng theo đuổi đến cùng. Phải theo đuổi cho đến khi thắng lợi vẻ vang hay thất bại hào hùng, nhưng chúng ta tuyệt không được dạy cách rút lui kịp thời, cách bỏ cuộc đúng lúc. Sa lầy trong cuộc chiến, bám trụ một cách bền gan, chôn vùi thêm bao sinh mạng cũng mặc kệ.

Nhưng để lập trường bị lung lạc hay mất niềm tin là tệ hại, xét lại mục tiêu hay đường hướng đặt ra cho dù trên cơ sở nào cũng vậy- thì quả phạm vào tối kị. Điều này nghe chừng như chỉ là một sự ràng buộc về văn hóa hay xã hội, song thực sự lại có vẻ được đóng khuôn sẵn trong tâm trí, tư duy con người. Theo đó, chính những con người có khả năng lí luận sâu sắc lại là những người ít sẵn sàng tự chuyển đổi cách nhìn. Trái lại, họ là thành phần bám víu mạnh mẽ nhất vào đường hướng đã từng lựa chọn. Lẽ nào, con người ta lại tâm niệm cuộc sống chỉ là những quãng đường việt dã nối tiếp và đã lên thì không thể dừng hay quay lại. Nói thẳng ra là chính chúng ta cần phải biết lượng sức mình, đừng lấy cái tính bền chí của mình mà lại làm dụng nó vì mục đích thiếu thiết thực.

 

Nếu nói một vận động viên chỉ cần tính bền bỉ, kiên cường là có thể chinh phục đường đua 42km thì quả là một sai lầm. Họ hiểu rằng chỉ một yếu tố “ý chí” thì không thể giúp họ hoàn thành chặng đường nếu thiếu “sức lực”. Chúng ta cũng như học nhưng thay vào đó là “cơ hội”. Chính chúng ta tạo nên cơ hội và cần phải khôn ngoan trong việc tận dụng nó. Đừng ngồi đó mà há miệng chờ sung, một việc ngu xuẩn, phung phí thời giờ. Và khi biết cách tạo ra cơ hội cho bản thân mình thì ắt hẳn người ấy sẽ có được lợi thế.

Việc để có được ý chí bền bỉ cần phải dựa vào chính chúng ta. Nó dễ có, nhưng cũng dễ mất nếu như không biết gìn giữ và di dưỡng nó hằng ngày. Đừng cố tạo ra áp lực cho ta, điều đó sẽ gây ra việc phản tác dụng trong việc hình thành tính “kiên trì”. Mối quan hệ giữa “chí” và “cơ hội” là sự liên kết chặt chẽ mà một người muốn thành công có.

Xét cho cùng, mọi người trong chúng ta cần tu dưỡng đức tính của mình, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Có như vậy, nó mới trở thành một nếp sống đẹp trong mỗi con người.

 

Câu 2

Để trở thành một người thành đạt, ngoài những đức tính ham học hỏi, nhạy bén thì sự kiên nhẫn, cần cù cũng là một yếu tố quan trọng góp phần lớn vào sự thành công của một con người. Để khẳng định tầm quan trọng của lòng kiên nhẫn và động viên tinh thần cho các thế hệ sau vượt qua khó khăn trên con đường đầy chông gai, ông cha ta đã đúc kết những kinh nghiệm xương máu một cách ngắn gọn trong câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

Cây kim là một vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình. Nó thật nhỏ bé nhưng cũng rất hoàn hảo. Thân kim tròn nhỏ, đầu nhọn và cuối thân có một lỗ bé xíu để luồn chỉ qua. Ông cha ta từ xa xưa muốn làm nên cây kim ấy không có cách nào khác là mài giũa những thanh sắt thô ráp, to lớn qua bao nhiêu ngày tháng mới thành.

Từ sắt để nên kim là cả một quá trình tôi luyện kì công, không chỉ tôi luyện thanh sắt mà đó còn là thử thách sự kiên nhẫn của lòng người. Ai có công mài sắt sẽ có ngày nên kim, đức kiên nhẫn, bền bỉ chính là yếu tố quan trọng để dẫn đến thành công.

Quan điểm “Có công mài sắt có ngày nên kim” là một quan điểm đúng đắn. Thực tế đã chứng minh rằng nếu chỉ dựa vào trí thức và may mắn thì rất khó để có thể thành công mà còn phải dựa vào sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân mỗi người. Đó có thể là con đường đầy chông gai và khó khăn nhưng rất xứng đáng.

Với mỗi người con đất Việt thì kí ức về những cuộc chiến tranh vẫn còn mãi. Đó là dẫn chứng sống động cho câu tục ngữ này. Suốt cả thế kỉ XX dân tộc ta đã phải trải qua những cuộc chiến trường kì để có thể bảo vệ vững chắc độc lập của dân tộc. Chính sự đấu tranh bền bỉ không ngừng nghỉ, lòng kiên trì, quyết tâm trong mỗi trái tim người con Việt Nam đã khiến cho quân địch phải đầu hàng.

Trong đời sống hằng ngày cũng có nhiều tấm gương về lòng kiên trì rất đáng ngưỡng mộ. Có thể kể đến thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí với đôi bàn tay kém may mắn bị liệt. Thầy đã không bỏ cuộc mà hằng ngày, từng chút một thầy tập viết bằng đôi bàn chân vụng về của mình.

 

Sự miệt mài ấy đã sớm hái được quả ngọt khi thầy dù bằng một cách khác người đặc biệt đã trở thành một thầy giáo nổi tiếng ở Việt Nam và là nhân chứng sống động cho sự quyết tâm, bền bỉ của con người.

Trong học tập, đức kiên trì lại càng cần thiết để giúp ta thành công. Nếu ngay từ đầu chúng ta không kiên trì nắn nót từng chữ viết thì sẽ không thể viết chữ đúng, ngay ngắn, thẳng hàng. Nếu chúng ta không nhẫn nại làm từng phép toán đơn giản thì không thể nào làm được những bài toán khó hơn.

Học tập là một quá trình dài và vất vả, nếu không kiên trì luyện tập, cố gắng học hành thì làm sao có thể đạt được kết quả tốt. Sự kiên trì của mỗi cá nhân sẽ lớn thêm từng ngày cùng với những thử thách của cuộc sống. Chỉ cần chúng ta lơ là một chút thôi thì sẽ bị thua cuộc và bỏ lại phía sau.

Đây mà một đức tính quan trọng và đầu tiên để giúp chúng ta có thể gặt hái thành công, bài học “Có công mài sắt, có ngày nên kim” vì thế đã được dạy ngay từ bài học đầu tiên của lớp 2 là để chúng ta nhận thức rõ về điều này.

Nói về lòng kiên trì, Bác Hồ cũng đã bằng những kinh nghiệp hoạt động cách mạng lâu dài của mình để dạy các thanh niên rằng:

“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”

Câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích nhưng bao hàm ý tứ sâu xa, là kết quả của một quá trình dài chiến đấu và lao động của ông cha ta nhằm khuyên nhủ mọi người phải kiên trì, nhẫn nại để có thể vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, đi đến thành công.

Trong hoàn cảnh hiện nay, ngoài sự kiên trì, thế hệ trẻ cần phải tích cực học tập, nhạy bén với thời cuộc, không ngường sáng tạo để đạt hiệu quả cao nhất trong học tập và công việc, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

25 tháng 3 2021

Cần cù và kiên trì là đức tính tốt đẹp luôn được ông cha ta coi trọng. Điều đó được thể hiện qua lời khuyên mà câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” muốn răn dạy con người.

Bài học mà câu tục ngữ muốn nhắc nhở mỗi chúng ta đó là về sự nỗ lực không ngại khó khăn, sự kiên trì trước những thử thách. Nếu làm được như vậy, con người chắc chắn sẽ bước đến thành công.

Trên thế giới, có ai không biết đến cái tên Thomas Edison - nhà phát minh vĩ đại của nhân loại. Câu nói nổi tiếng của ông: “Thiên tài là một phần trăm cảm hứng và 99 phần trăm đổ mồ hôi” cũng để khẳng định thêm bài học về sự cố gắng, kiên trì. Ông đã phải trải qua vô số lần thất bại mới có thể tìm ra nguyên liệu phù hợp cho sợi dây tóc bóng đèn của mình. Để rồi chiếc bóng đèn đầu tiên của nhân loại đã ra đời, mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại. Ở Việt Nam, chắc chắn sẽ không một ai quên được những ngày mùa đông của năm 2018 vừa qua. Không chỉ là người hâm mộ thể thao mà còn là cả những con người vốn không yêu thích thể thao sẽ cảm thấy vô cùng tự hào khi những chàng trai của đội tuyển U23 Việt Nam đã giành được ngôi vị á quân tại giải U23 châu Á. Chúng ta không chỉ ngưỡng mộ về tài năng của những cầu thủ trẻ. Mà còn khâm phục bởi lòng kiên trì không chịu từ bỏ của họ. Nhiều trận đấu, đội tuyển U23 Việt Nam đã bị dẫn bàn trước, nhưng những chàng trai ấy vẫn không hoảng sợ mà vẫn giữ vững tinh thần để chiến đấu và chiến thắng. Còn rất nhiều những tấm gương khác ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Họ đều là minh chứng cho tính đúng đắn của lời khuyên mà câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” răn dạy con người.

Như vậy, bài học mà câu tục ngữ trên mang lại thật sâu sắc và ý nghĩa. Từ đó, bản thân một học sinh như tôi sẽ ghi nhớ để vượt qua mọi khó khăn trên con đường tìm đến thành công.

15 tháng 3 2022

Tham khảo:

Đôi khi, con người thường chịu ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường. Bởi vậy thế hệ đi trước đã đưa ra một lời khuyên vô cùng quý giá: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Câu tục ngữ sử dụng hai hình ảnh đối lập nhau là “mực” - ý chỉ cái đen tối, xấu xa và “đèn” ý chỉ cái trong sáng, tốt đẹp. Ông cha ta đã nhắn nhủ rằng sống trong môi trường xấu cũng dễ trở thành người xấu và ngược lại, sống trong môi trường tốt sẽ trở thành người tốt.

Chắc hẳn bạn đọc yêu thích văn học đều sẽ biết đến truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Nhân vật Chí Phèo được xây dựng vốn là một anh nông dân hiền lành, làm thuê cho nhà bá Kiến. Chỉ vì một chuyện ghen tuông không đâu mà Chí Phèo bị bá Kiến đẩy vào tù. Sau bao năm trở về quê cũ Chí Phèo thay đổi hẳn đã trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chính nhà tù của thực dân Pháp đen tối khắc nghiệt đã làm thay đổi con người của Chí Phèo. Môi trường ngục tù đầy chỉ toàn những con người ranh ma, độc ác đã có tác động tiêu cực đến Chí. Thế mới thấy được môi trường xấu có khả năng làm tha hóa con người.

Hay trong câu chuyện “Mẹ hiền dạy con”, mẹ thầy Mạnh Tử đã chọn cho con sống gần trường học nên Mạnh Tử lễ phép chăm chỉ học hành. Còn trong thực tế cuộc sống, chúng ta có thế thấy được rằng học sinh sống trong tập thể lớp, trường có nhiều bạn tốt được giáo dục chu đáo sẽ trở thành người tốt. Gia đình sống hòa thuận con cái sẽ chăm ngoan, xã hội tốt đẹp sẽ có công dân tốt. Ngược lại, nếu sống trong môi trường gia đình bạn bè không tốt con người sẽ bị ảnh hưởng, thay đổi theo chiều hướng xấu.

Nhưng cũng có rất nhiều người không chịu ảnh hưởng của môi trường. Họ sống “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ… Đó là những bậc Nho sĩ đã lựa chọn lối sống ở ẩn để có thể giữ trọn khí tiết, không bon chen công danh với đời.

Còn đối với mỗi học sinh, vai trò của gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng. Chính cha mẹ, thầy cô là những người có ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của mỗi học sinh. Bởi vậy mà cha mẹ, thầy cô phải là những tấm gương tốt với những hành vi chuẩn mực. Bản thân học sinh cũng cần tiếp thu những điều tốt, lựa chọn những người bạn tốt để chơi…

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” đưa ra một lời khuyên hoàn toàn đúng đắn. Chúng ta cần ghi nhớ câu tục ngữ này để có thể trở thành những người có ích cho xã hội.

3 tháng 4 2018
  • Nghĩa đen: ăn quả phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng cây cho ta ăn quả.
  • Nghĩa bóng: người được hưởng thành quả lao động (về mọi mặt) phải nhớ ơn người đã mất bao công lao để tạo ra những thành quả đó. Hoặc: Thế hệ sau biết ơn thế hệ trước...
4 tháng 4 2018

Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơnngười tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả “một nắng hai sương” của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hômnay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng… Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại… mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phảihiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù… để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.Có lòng biết ơn, sống ân nghĩ thuỷ chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, nhiêm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xã dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bàmẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài họcgiáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảovệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là “người ăn quả” của hôm nay, vừa là “người trồng cây” cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thểhiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hi sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô… với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài họcquí báu và câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta. 

 

Một cây làm chẳng nên non - Mẫu 1

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Đoàn kết vốn là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ ngàn đời. Và ông cha ta cũng từng khẳng định điều đó qua câu tục ngữ:

Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Đầu tiên, cần phải hiểu được nghĩa đen của câu tục ngữ trên. Nếu chỉ có một cái cây nhỏ bé, đơn độc sẽ chẳng thể nào tạo nên được một khu rừng rộng lớn. Đó có lẽ là thực tế mà mỗi chúng ta đều có thể nhận biết được. Nhưng ý nghĩa sâu xa lại không chỉ có vậy. “Một cây” chỉ số ít, thể hiện cho con người đang ở vào thế riêng lẻ và đơn độc. Còn “ba cây” chỉ số nhiều, thể hiện cho một tập thể mạnh mẽ. “Chụm lại” là hành động thể hiện của sự đoàn kết, đồng lòng. Chỉ khi có sự đoàn kết ấy, chúng ta mới “nên hòn núi cao” tức là vươn tới đích đến, vươn tới thành công. Như vậy, câu tục ngữ muốn gửi gắm đến mỗi người bài học tinh thần đoàn kết đem đến cho chúng ta sức mạnh, vượt qua mọi thử thách và khó khăn để đạt được thành công.

 

Lịch sử của đất nước Việt Nam trải qua bao nhiêu năm là gắn với bấy nhiêu năm chiến đấu để bảo vệ đất nước. Có lẽ sẽ không ai quên trang sử vẻ vang với một nghìn năm Bắc thuộc với những cuộc đấu tranh: Từ khởi nghĩa hai bà Trưng, bà Triệu đến Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn mười hai sứ quân. Rồi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng hay cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt và cả Hưng Đạo vương - Trần Quốc Tuấn ba lần đánh thắng quân Mông - Nguyên … Nhưng có phải kể đến cuộc chiến đấu khốc liệt nhất đó là kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ. Dù cho là cuộc chiến đấu nào, bên cạnh tài năng lãnh đạo của những con người kiệt xuất, còn có sự đoàn kết từ quân đến dân trên dưới một lòng chống lại kẻ thù. Nhờ vậy, dân tộc ta mới có được nền hòa bình và hạnh phúc như ngày hôm nay.

Đó là trang sử hào hùng và không ai mãi ngủ quên trong quá khứ. Hiện tại hôm nay, dân tộc Việt Nam cũng học tập tấm gương của ông cha. Đoàn kết cùng nhau chống lại dịch bệnh Covid-19 đang kéo dài. Tinh thần tương thân tương ái hỗ trợ giúp đỡ về vật chất dành cho những bác sĩ, y tá tại các bệnh viện. Sự giúp đỡ đến những người khó khăn: cây ATM gạo, điểm phát đồ ăn miễn phí… Đặc biệt là toàn dân tin tưởng vào phương pháp phong dịch của Đảng và Nhà nước. Điều đó cũng thể hiện được tinh thần đoàn kết một lòng của nhân dân ta.

 

Quả thật, đoàn kết đã tạo nên sức mạnh to lớn, nhưng nó không chỉ cần có ở một phạm vi người dân của một quốc gia. Mà cần phải tồn tại ở mọi đơn vị, từ lớn đến bé. Thậm chí, là sự đoàn kết của toàn bộ nhân loại để chống lại dịch bệnh, chiến tranh và thiên tai. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn không ít những người trong xã hội luôn tìm cách gây rối, chống phá và tìm cách chia rẽ đoàn kết dân tộc. Trong các cuộc chiến tranh có biết bao nhiêu người dân Việt Nam vì vinh quang phú quý hay bảo toàn mạng sống mà sẵn sàng bán đứng tổ quốc, làm tay sai cho kẻ thù xâm lược. Ở xã hội hiện tại có biết bao con người lan truyền những tin đồn thất thiết nhằm chống phá cách mạng, gây hoang mang lòng dân… Đó chính là những hành vi đáng lên án và cần tránh xa.

Như vậy, câu tục ngữ đã đem đến cho con người một bài học thật ý nghĩa về tinh thần đoàn kết trong cuộc sống. Đối với mỗi học sinh cần phải biết đoàn kết với bạn bè để cùng nhau vươn lên trong học tập. Hãy luôn nhớ rằng “Đoàn kết là sức mạnh”.

Một cây làm chẳng nên non - Mẫu 2

Đoàn kết là truyền thống lâu đời của nhân dân Việt Nam. Khi đề cập đến vấn đề này, ông cha ta có câu:

Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Tìm hiểu về câu tục ngữ này, chúng ta thấy được những nét nghĩa quen thuộc: nghĩa đen và nghĩa bóng. Nếu nghĩa đen chỉ hiểu đơn giản rằng một cái cây thật nhỏ bé không thể làm nên cả rừng xanh, chỉ khi có thật nhiều cây mới làm nên một khu rừng rộng lớn. Thì nghĩa bóng lại ẩn chứa những lời khuyên đầy sâu sắc. Một người không thể giải quyết được những việc khó khăn, to lớn. Chỉ khi mỗi người biết hợp sức, đồng lòng lại cùng nhau mới có thể giải quyết mọi khó khăn. Như vậy, câu nói trên nhắc nhở con người về tinh thần tập thể trong lối sống và làm việc tránh lối sống cá nhân, ích kỉ.

 

Có lẽ không ai quên được cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hào hùng của dân tộc. Hàng nghìn con người Việt Nam đã ngã xuống vì cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Trong những năm tháng ấy, chỉ cần là người Việt Nam - không phân biệt vùng miền, tiếng nói khác nhau đều chung một lòng yêu nước giúp đỡ lẫn nhau chống lại kẻ thù. Biết bao câu chuyện cảm động về những người dân bảo nuôi giấu cán bộ cách mạng, những người lính nguyện chết bảo vệ nhân dân… Họ đã sống và chết với một tinh thần:

Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa

(Đất nước, Nguyễn Đình Thi)

Nếu không có sự đoàn kết trên dưới một lòng ấy, có lẽ, dân tộc Việt Nam đã không được hưởng sự hòa bình, ấm êm trong hiện tại.

Ngày hôm nay, khi đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, con người Việt Nam cũng không quên đi truyền thống quý báu của dân tộc. Cùng nhau chung sức chung lòng đưa đất nước ngày một phát triển. Giúp đỡ nhau với tấm lòng tương thân tương ái…

Đối với một học sinh như chúng tôi, việc học và làm theo truyền thống đoàn kết cũng vô cùng quan trọng. Đoàn kết trong học tập, trong lao động sẽ giúp mỗi học sinh bỏ đi lối sống ích kỷ và biết chia sẻ giúp đỡ những người xung quanh hơn.

Quả thật, mỗi người chúng ta nên ý thức được vai trò to lớn của tinh thần đoàn kết. Hãy chung tay bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp ấy trong tương lai cũng như mãi đến mai sau.

Một cây làm chẳng nên non - Mẫu 3

Dân tộc Việt Nam trả qua hàng ngàn năm lịch sử với biết bao thăng trầm và biến động. Để có được hòa bình và hạnh phúc cho nhân dân như ngày hôm nay, có lẽ chúng ta đã phải hy sinh biết bao nhiêu xương máu. Không chỉ vậy, đó còn là nhờ vào truyền thống đoàn kết của nhân dân ta. Khi bàn về vấn đề này, tôi lại nhớ đến câu tục ngữ:

 

Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Quả thật, đây là một lời răn dạy đầy sâu sắc của ông cha ta. Xét về nghĩa đen, câu tục ngữ muốn nhắn nhủ rằng một cái cây thật nhỏ bé không thể làm nên cả rừng xanh, chỉ khi có thật nhiều cây mới làm nên một khu rừng rộng lớn. Còn xét theo nghĩa bóng, câu tục ngữ muốn gửi gắm đến mỗi người bài học tinh thần đoàn kết đem đến cho chúng ta sức mạnh, vượt qua mọi thử thách và khó khăn để đạt được thành công. “Một cây” chỉ số ít, thể hiện cho con người đang ở vào thế riêng lẻ và đơn độc. Còn “ba cây” chỉ số nhiều, thể hiện cho một tập thể mạnh mẽ. “Chụm lại” là hành động thể hiện của sự đoàn kết, đồng lòng. Chỉ khi có sự đoàn kết ấy, chúng ta mới “nên hòn núi cao” tức là vươn tới đích đến, vươn tới thành công.

Thực tế đã chứng minh, trong lao động hay chiến đấu, con người cần đoàn kết mới có thể giành chiến thắng. Trong chiến đấu: Nhân dân lao động thế giới cần phải đoàn kết mới có thể đánh bại được chủ nghĩa phát xít; Nhân dân Việt Nam cần phải đoàn kết mới có thể đẩy lùi quân xâm lược. Trong lao động: Người nông dân cần phải biết giúp đỡ nhau mới tạo ra một mùa màng bội thu; Doanh nghiệp Việt Nam cần hỗ trợ lẫn nhau mới có thể vươn tầm thế giới…

Đoàn kết chính là sức mạnh to lớn, đẩy lùi mọi khó khăn. Hình ảnh “góp gió thành bão” cũng chính là một biểu tượng cho sự đoàn kết, hợp tác. Câu tục ngữ trên tuy chỉ sử dụng hình ảnh giản dị nhưng lại mang tính biểu tượng cao. Gợi cho con người một bài học thật sâu sắc. Còn với những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, để có thể nối tiếp truyền thống đoàn kết của cha ông, chúng ta cần xây dựng tinh thần đoàn kết từ ngay trong tổ, trong lớp, trong trường. Chính tình đoàn kết ấy sẽ làm tăng sức mạnh cho học sinh trong học tập và trong cuộc sống.

Tóm lại, đoàn kết chính là cội nguồn của sức mạnh, cũng là yếu tố quan trọng trong cuộc đấu tranh sinh tồn và phát triển của con người. Hãy mãi ghi nhớ câu tục ngữ này như một lời răn dạy quý giá.

Một cây làm chẳng nên non - Mẫu 4

Kho tàng tục ngữ của dân tộc đã để lại nhiều bài học quý giá cho dân tộc Việt Nam. Một trong số đó là câu tục ngữ:

 

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Xét về nghĩa đen, câu tục ngữ muốn nói rằng nếu chỉ có một cái cây nhỏ bé, đơn độc sẽ chẳng thể nào tạo nên được một khu rừng rộng lớn. Nhưng xét về nghĩa bóng, “một cây” chỉ số ít, thể hiện cho con người đang ở vào thế riêng lẻ và đơn độc. Còn “ba cây” chỉ số nhiều, thể hiện cho một tập thể mạnh mẽ. “Chụm lại” là hành động thể hiện của sự đoàn kết, đồng lòng. Như vậy, ý nghĩa của cả câu tục ngữ là chỉ có một người thì không thể làm nên việc gì, còn nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công. Con người cần đoàn kết thì mới tạo ra sức mạnh để tiến đến thành công.

Lịch sử dân tộc là minh chứng hùng hồn của tinh thần đoàn kết. Nhân dân ta đã cùng nhau chống lại giặc phương Bắc xâm lược. Hay là những đế quốc hùng mạnh như Pháp, Mỹ. Trong ngày hôm nay, điều đó vẫn được thể hiện qua việc hỗ trợ ủng hộ đồng bào miền Trung đang phải chống chọi với cơn lũ lớn nhất trong suốt những năm qua, hay tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong đại dịch Covid-19…

Tinh thần đoàn kết là rất cần thiết để xây dựng một xã hội, đất nước lớn mạnh, giàu đẹp. Vậy mà vẫn có những cá nhân, tập thể nhỏ lẻ muốn phá vỡ sự đoàn kết ấy. Cần lên án và phê phán những hành động như vậy.

Tinh thần đoàn kết thông qua câu tục ngữ: “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” thật là lớn lao và ý nghĩa. Mỗi người hãy luôn ghi nhớ câu tục ngữ này như một bài học quý giá cho bản thân mình về ý thức trách nhiệm.

Một cây làm chẳng nên non - Mẫu 5

Tục ngữ được coi là “chiếc túi khôn” của nhân loại. Mỗi câu tục ngữ đều chứa đựng một bài học giá trị. Và câu “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” cũng vậy.

Nếu về nghĩa đen thì ý nghĩa của câu tục ngữ trên rất đơn giản. Một cây đơn độc không thể làm nên một khu rừng mà phải cần có nhiều cây tạo thành. Còn về nghĩa bóng, “một cây” chỉ số ít, “ba cây” chỉ số nhiều, “chụm lại” là hành động thể hiện sự đồng lòng, chung sức. Một người không thể giải quyết được những việc khó khăn, to lớn. Chỉ khi mỗi người biết hợp sức, đồng lòng lại cùng nhau mới có thể giải quyết mọi khó khăn. Tóm lại, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người biết đoàn kết.

Tinh thần đoàn kết đã được thể hiện từ trong cuộc sống lao động hàng ngày đến những năm tháng chiến đấu bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Đó là sức mạnh tạo nên chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chiến thắng quân Nguyên Mông, cuộc kháng chiến chống lại thực dân Pháp… Đến ngày nay, dân tộc ta đã thể hiện tinh thần đoàn kết trong đại dịch Covid-19. Khi nhiều cường quốc trên thế giới phải điêu đứng trước dịch bệnh, thì Việt Nam vẫn tự hào là nước kiểm soát dịch bệnh tốt. Những biện pháp kiểm soát dịch bệnh, chính sách hỗ trợ người chịu ảnh hưởng bởi đại dịch… của nhà nước. Những hành động hỗ trợ thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân. Những hành động thể hiện trách nhiệm cộng đồng của các y bác sĩ… Tất cả đều đã thể hiện được tinh thần đoàn kết. Thật tự hào khi Việt Nam là nước dám lựa chọn đánh đổi phát triển kinh tế để bảo vệ tính mạng của người dân.

 

Như vậy, câu tục ngữ trên là một bài học quý giá về sự đoàn kết đối với mỗi người. Cũng giống như lời răn dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”.

19 tháng 3 2021

THAM KHẢO NHÉ !

 "Một cây" không thể làm nên non, nên núi, nên rừng. Đó là một sự thật hiển nhiên, ai cũng dễ dàng nhận thấy. Nhưng "ba cây" tượng trưng cho nhiều cây, cho rừng cây thì có thể tạo nên "non", nên "núi", không chỉ là "núi thấp" mà là "núi cao". Từ "một cây" đã chuyển thành "ba cây", số lượng đã thay đổi từ ít thành nhiều nên chất lượng cũng biến đổi. Yếu tố quyết định của sự vận động từ "lượng" biến thành "chất" là sự "chụm lại" của "ba cây", của số đông. Như thế mới có "núi cao". "Chụm lại" là hành động, là biểu hiện tâm lí thể hiện sự đồng tâm nhất trí, sự hợp lực và sự đoàn kết gắn bó. "Cây" trong câu tục ngữ được nhân hóa, trở thành ẩn dụ, một biểu tượng rất sống động và thấm thía nói lên tình yêu thương, tinh thần đoàn kết của cộng đồng, của dân tộc.