K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cửa Lò là một trong những bãi biển đẹp nhất ở nước ta. Cửa Lò đang tiến dần đến "công nghiệp du lịch" nhưng thị xã biển này vẫn giữ được nhiều nét hoang sơ. Bãi tắm Cửa Lò dài đến 10 km, dọc đường Bình Minh (con đường rộng, thoáng nhất thị xã) có độ dốc thoai thoải, cát trắng mịn được viền bởi những rặng phi lao bạt ngàn. Rừng cây vừa chắn cát, vừa là điểm dạo chơi lí thú. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ vài năm gần đây ở hai bên đường dẫn ra biển Cửa Lò mọc lên san sát. Cửa Lò nằm biệt lập với thành phố Vinh bởi những cánh đồng vắng lặng hai bên đoạn đường dài 18 km từ thành phố ra biển.

๖ۣۜℌỌČ ŤỐŤッ

1 tháng 5 2020

SAU ĐÂY EM XIN KỂ VỀ BÃI BIỂN CỬA LÒ MÀ EM THICHS NHẤT

CHÚC BẠN HỌC TỐT K CHO MK NHÉ

1 tháng 12 2016

đây là ngữ văn mà , sang tiếng anh 6 ý

2 tháng 12 2016

mình nhầm

 

30 tháng 1 2022

a)cách đồng bát ngát chứ

b) đủ

c)Em vui chơi trên sân trường

d) đủ

30 tháng 1 2022

ờ câu a sao bạn viết "cách đồng bát ngát chứ" là sao

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Nếu mọi người muốn đi du lịch nghỉ dưỡng ở một nơi có bãi biển đẹp, thơ mộng và trong xanh thì bãi biển Nha Trang là lựa chọn tuyệt vời và không thể bỏ qua. Bãi biển Nha Trang trước mặt là biển còn sau lưng là núi, với điều kiện thời tiết, khí hậu lí tưởng nên bất cứ khi nào đến đây du khách cũng có thể đắm mình vào trong làn nước trong xanh mát lạnh của biển, thỏa sức chạy dài trên bờ cát mà không sợ đau chân hay giẫm phải rác thải. Biển ở đây rất sạch sẽ, mọi du khách đều có ý thức bảo vệ môi trường, bên bờ biển không chỉ có hàng dừa, chiếu nghỉ mà còn có những thùng đựng rác ở những nơi quy định. Biển Nha Trang vốn đẹp lại càng đẹp hơn vào những khoảnh khắc bình minh hay hoàng hôn, vào lúc bình minh biển mang vẻ đẹp hiền hòa, yên bình, khi hoàng hôn xuống lại chìm vào trong sự tĩnh lặng, chỉ còn nghe tiếng sóng, tiếng gió và tiếng sóng xô vào bờ cát. Em thích đến bãi biển Nha Trang vì ở đây còn có rất nhiều trò chơi tạo cảm giác sảng khoái tuyệt vời như lặn biển, kéo dù, đi mô tô nước, rất vui và thú vị, đáng để trải nghiệm một lần trong đời.

  Từ lâu, những câu chuyện truyền thuyết, cổ tích đã trở thành một món ăn tinh thần đối và là một phần tuổi thơ của rất nhiều đứa trẻ. Truyện cổ dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và luôn mang trong mình một vẻ đẹp của tinh thần nhân văn cao quý. Qua đó, mỗi câu chuyện đưa đến những bài học giáo dục về lẽ sống ở đời. Điều ấy thể hiện rõ nét nhất qua truyền thuyết Thánh Gióng. Đọc xong câu chuyện, ta hiểu được tinh thần đoàn kết của dân tộc khi có giặc xâm lăng và đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta được truyền qua bao đời nay....

8 tháng 1

Các câu giới thiệu về nhân vật, câu thể hiện cảm xúc của người viết đối với nhân vật:

- Mãi đến gần cuối năm, tôi mới kết thân với Lan, người bạn cùng bàn.

- Tôi yêu quý Lan ở tính hiền hành, học giỏi, luôn sẵn sàng giúp đỡ các bạn.

- Có bạn thân cùng học, cùng chơi, cùng tâm sự với nhau những chuyện vui buồn thật là tuyệt.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1

Câu giới thiệu về sự việc là: “Thời gian làm nhòa nhiều thứ, nhưng không sao xóa đi mảnh kí ức đặc biệt trong tôi, về một lần cách đây nhiều năm trước, tôi đã đón cái Tết ở Cần Thơ - mảnh đất cha tôi sinh ra, cũng nơi gieo cho tôi bao nhớ thương”.

Câu văn thể hiện cảm xúc của người viết đối với sự việc là: “Thành phố phồn hoa biết mấy, thế mà tôi lại nặng tình tha thiết với quê hương”.

14 tháng 2 2018

Tết năm nay, ngoài hoa mai vàng đang rực rỡ khoe sắc trước sân nhà, ba mẹ tôi còn mua thêm một chậu quất về chưng Tết. Tôi nhớ hôm đó là chiều hai mươi tám Tết, ba tôi chở chậu quất về. Cây quất nhỏ thôi nhưng có không biết bao nhiêu là trái, trái vàng, trái đỏ lúc lỉu trĩu cành, xen lẫn vào màu lá xanh um trông thật thích mắt.

Bãi biển Cửa Lò là một trong những bãi biển đẹp ở Bắc Trung Bộ Việt Nam.Cách thành phố Vinh 16km về phía Đông, Thủ đô Hà Nội gần 300km về phía Bắc và Thành phố Hồ Chí Minh 1.400km về phía Nam. Với bờ biển dài 10.2km và các điểm du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, Cửa Lò đang trở thành điểm đến của những du khách trong và ngoài nước.

Không có những khu resort hay khách sạn năm sao, dịch vụ du lịch Cửa Lò còn chập chững ở thời kỳ đang phát triển. Chính vì vậy, du khách thập phương tìm đến đây không phải để tận hưởng trọn vẹn những ưu ái của thiên nhiên, đất trời hay những tiện nghi, xa hoa của một kỳ nghỉ mát. Họ tìm đến đây để nghỉ ngơi trong cái cảm giác thư thái nơi miền đất hiền hòa và có phần chân chất ấy.

Bãi biển nơi đây đón chào du khách không chỉ bằng dải cát dài phẳng lặng, hay những rặng phi lao rì rào trong gió, hay tiếng sóng vỗ bờ không nghỉ ngày đêm, mà còn bằng vẻ đẹp tráng lệ của thời khắc ban mai, khi bình minh lên và mặt trời ló dạng. Bên cạnh những áng mây rực sắc đỏ huy hoàng, một ngày mới bắt đầu cùng hình ảnh lam lũ của người dân là ấn tượng khó phai mờ trong ký ức của những ai đã một lần từng chứng kiến.

Bãi biển Cửa Lò trong chiều dài lịch sử tự nhiên vốn là một bãi biển dài, đẹp với dải cát trắng và ánh nắng vàng. Đó cũng là nơi cư trú của các làng chài và nơi tắm biển, nghỉ ngơi, dạo chơi của cộng đồng dân cư quần tụ còn thưa thớt cho đến cuối thế kỷ XIX. Tuy nhiên cho đến lúc đó, Cửa Lò vẫn chưa phải là nơi nghỉ mát, tắm biển thực sự quan trọng của các dân cư đất Việt nói chung. Bởi lẽ đó chưa phải là nhu cầu bức thiết của cộng đồng cư dân sinh sống trên địa bàn và dọc mảnh đất Miền trung này. Đến cuối thế kỷ thứ XIX, cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã tác động mạnh mẽ đến Nghệ An. Vinh trở thành một trung tâm công nghiệp, nơi tập trung đông đảo công nhân và cả bộ máy hành chính với đội ngũ viên chức người Pháp, người Việt. Sự thay đổi xã hội đó và cả với những vị thế về cảnh quan thiên nhiên là lý do chủ yếu để người Pháp chọn Cửa Lò làm nơi xây dựng nhà nghỉ vào đầu thế kỷ XX. Cùng với việc công nghiệp hóa Thành phố Vinh – Bến Thủy, người Pháp cho xây dựng hệ thống giao thông hoàn chỉnh: Đường Vinh đi Cửa Hội, Cửa Lò và các điểm nghỉ dưỡng với cách bố trí đảm bảo an toàn và ý nghĩa danh thắng. Bên cạnh các khu du lịch lần lượt ra đời trong thời gian đó: SaPa (1903), Mẫu Đơn (1906), Tam Đảo (1904), Ba Vì (1906), Sầm Sơn (1907), Bạch Mã (1906), Bà Nà (1904)…Ngày 05/06/1907 đã lấy làm ngày ra đời của du lịch Cửa Lò. Điều này khẳng định các giá trị vốn có và lâu đời của du lịch Cửa Lò để có các giải pháp khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng Cửa Lò thành đô thị du lịch thật sự theo đúng tiêu chuẩn.

Trải qua hơn 100 năm với những thăng trầm của lịch sử, chỉ chừng 20 năm qua Cửa Lò mới thực sự được đánh thức và đang dần khẳng định vị thế của mình trên lộ trình phát triển của đất nước nói chung và của tỉnh Nghệ An nói riêng. Với cơ sở vật chất hạ tầng hiện có 212 nhà nghỉ, khách sạn, gần 6000 phòng nghỉ đủ phục vụ cho trên 1.3 vạn khách nghỉ qua đêm. Nhờ thế năm 2007, Cửa Lò đã đón trên 1.3 triệu lượt khách trong đó có 811 ngàn khách lưu trú. Tỷ trọng kinh tế du lịch chiếm 64.3%

Hiện nay đến với Cửa Lò, quý khách có thể đi bằng đường bộ,đường sắt, đường thủy, đường hàng không đều rất thuận lợi. Từ Cửa Lò, tham gia vào một trong các tour du lịch hấp dẫn khác ở trong và ngoài Thị Xã như: Kim Liên (Nam Đàn), Quảng trường Hồ Chí Minh (Thành phố Vinh), rừng nguyên sinh Pù Mát (Con Cuông), Lạc Xao (Lào) và Thái Lan. Với những giá trị vốn có và cảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng, Cửa Lò có thể phát triển nhiều loại hình du lịch với sắc thái ý nghĩa riêng.

Du lịch sinh thái: Quý khách có thể đến thăm Đảo Ngư, Đảo Mắt, khu du lịch sinh thái Cửa Hội, Hang Bua, nước khoáng Kim Sơn. Lộ trình du lịch này đã được xây dựng lộ trình, quý khách có thể đến thăm các điểm du lịch đem lại cho du khách sự thoải mái khi hòa mình vào cảnh quan thiên nhiên Cửa Lò.

Du lịch tâm linh: Du khách có thể đến thăm chùa Song Ngư, chùa Lô Sơn, đền Vạn Lộc, đền Thu Lũng, các khu di tích, khu lưu niệm. Qua đó du khách sẽ cảm nhận được các giá trị văn hóa của Cửa Lò được vun đắp qua hàng trăm năm qua.

Tên gọi Cửa Lò :

Đó là xuất phát từ cách gọi chệch đi của từ Cửa Lùa trước đây. Do chỗ con sông Cấm chảy ra biển giữa một bên là dãy núi của xã Nghi Thiết, một bên là dãy núi Lô Sơn thuộc phường Nghi Tân - Cửa Lò cho nên khi gió biển thổi vào cũng như gió từ hướng tây thổi ra biển, người ta thấy nơi đây như một cửa gió lùa. Sự cảm nhận này được đặt tên cho cửa biển và vì thế nó có tên là Cửa gió lùa. Từ cửa gió lùa người ta gọi gọn lại là Cửa Lùa. Về sau Cửa Lùa được gọi thành Cửa Lò. Khi người Pháp đến đây, địa danh này được văn tự hóa như hiện nay. Cách giải thích thứ hai cho rằng, Cửa Lò là địa danh gốc Malayo - Polinêsian với nghĩa là cửa sông. Trong ngôn ngữ Malayo - Polinêsian từ kưala để gọi tên một con sông đổ ra biển. Dần dần, danh từ kưala với nghĩa cửa sông chuyển thành danh từ riêng kưala/kưalo và địa danh hóa thành Cửa Lò. Một cách giải thích dân gian cũng khá thuyết phục về địa danh Cửa Lò là do vùng đất này ngày xưa là vùng biển tiến, cư dân nơi đây thường làm nghề nấu muối, ánh lửa phát ra từ những lò nấu muối tạo thành những ngon đèn hải đăng cho tàu thuyền ra vào cửa sông Cấm, từ cửa lò theo cách giải thích này là cửa lò muối, dần quen biến đổi gọi tắt là Cửa Lò. 

24 tháng 10 2019

em rảnh nhỉ

23 tháng 3 2023

 

‘’Ngắm trăng’’ là một trong những tác phẩm của Hồ Chủ Tịch, ngài là một nhà văn nhà thơ lỗi lạc. Một chiến sĩ cách mạng một doanh nhân văn hóa thế giới. tác phẩm ngắm trăng  trích Nhật Kí Trong Tù sáng tác vào tháng 8 năm 1942 vào Bác bị bắt giam ở Quảng Tây. bài thơ nói về tinh thần lạc quan của Bác trong cảnh tù đầy,tình yêu mãnh liệt của mình đối với áng trăng.

 

23 tháng 3 2023

Hồ Chí Minh một người anh hùng vĩ đại vì ham muốn giải phóng đất nước nên đã không ngại tìm đường cứu nước. Sau bao nhiêu năm bôn ba nơi đất người xa lạ Bác đã hết mình cống hiến cho cách mạng Việt Nam. Năm 1941 tại Pác Pó Bác làm công vụ dịch Sử Đảng ở chiến khu Việt Bắc đã sáng tác ra bài thơ Tức Cảnh Pác Bó. Tác phẩm đã toát lên tinh thần vũng chắc phong thái ung dung của Bác trong hoàn cảnh khó khăn và đầy gian khổ nhưng vẫn luôn hòa mình với thiên nhiên