K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

tham khảo:

“Chúng ta đầy khiếm khuyết và sai lầm; hãy để chúng ta cùng tha thứ cho sự nực cười của nhau - đó là luật đầu tiên của tự nhiên” (Voltaire). Cuộc sống sẽ bớt đi những điều nực cười nếu bạn và tôi biết nuôi dưỡng cho mình lòng vị tha. Chỉ là một cái gật đầu chấp nhận lời xin lỗi, một nụ cười là một lời tha thứ sau lỗi lầm của người khác hay hi sinh vì lợi ích chung nhưng cũng đủ để xóa tan những sắc màu ma mị đang làm sầu não tâm hồn con người. Vị tha không đơn thuần là một đức tính tốt mà còn là liều thuốc chữa lành vết thương, là chìa khóa mở cánh cửa cơ hội hoàn thiện bản thân mà ta nên trao cho người đang cần. Trong lớp có học sinh học kém hơn, bạn không dè bỉu, xa lánh mà sẻ chia, giúp đỡ bạn mình học tốt. Trong tập thể có thành viên mắc lỗi, làm điều sai trái, bạn không lên án gay gắt mà ngược lại, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để giúp họ sửa sai. Chắc chắn cuộc sống chúng ta sẽ tươi đẹp hơn, tập thể vững mạnh hơn, đó cũng chính là cách bạn đang gieo trồng một hạt giống tốt lành cho tâm hồn nhân loại, cho quá trình trưởng thành của nhân cách một con người. Song vẫn còn không ít cá nhân nhỏ nhen, khép mình vào khuôn khổ của sự khắc nghiệt, như mảnh đất cằn cỗi chẳng bao giờ chịu nuôi dưỡng hạt giống nào. Giữa thế giới lung linh vạn ánh sáng nhân ái và khu vườn tăm tối với hơi thở của sự lạnh lùng, đâu sẽ là nơi hạnh phúc được lớn dần? Học cách tha thứ là học cách sống đẹp cho người và cho bản thân. Đó cũng là cách bạn tận hưởng và tận hiến giữa cuộc đời.

23 tháng 10 2021

Đoạn thơ nào vậy

22 tháng 10 2021

Nhà văn đã đặt nhân vật Vũ Nương vào nhiều hoàn cảnh khác nhau để bộc lộ những phẩm chất đẹp đẽ của nàng. Trước hết, tác giả đặt nhân vật vào mối quan hệ vợ chồng trong cuộc sống hằng ngày: "Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức."; trong hoàn cảnh này, Vũ Nương đã "giữ gìn khuôn phép, không từng lần nào vợ chồng phải đến thất hoà.". Tiếp đến, tác giả đặt Vũ Nương vào trong tình huống chia li để nhân vật này bộc lộ tình nghĩa thắm thiết của mình với chồng: "Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. […] Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.". Hoàn cảnh thứ ba: xa chồng, nuôi con nhỏ, chăm sóc mẹ già; trong hoàn cảnh này, Vũ Nương là một người vợ thuỷ chung, yêu chồng tha thiết: "Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được.", một người mẹ hiền, dâu thảo, ân cần, hết lòng chăm sóc mẹ chồng lúc ốm đau: "Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn.", thương yêu, lo lắng chu toàn: khi mẹ chồng mất "Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.". Một hoàn cảnh quan trọng khác, đó là tình huống Vũ Nương bị chồng nghi oan. Trong tình huống này, khí tiết, phẩm hạnh của Vũ Nương được bộc lộ một cách rõ nét. Chú ý phân tích các lời thoại của Vũ Nương với chồng và lời nói trước khi tự vẫn để thấy được tính cách tốt đẹp của nhân vật này. Qua những lời tự minh oan cho mình, thuyết phục chồng, lời than thở đau đớn vì oan nghiệt, Vũ Nương đã bộc lộ khao khát về tình yêu, hạnh phúc gia đình như thế nào? Tại sao Vũ Nương lại phải trẫm mình tự vẫn? Hành động này cho thấy lòng tự trọng, ý thức giữ gìn danh dự, tiết hạnh ở người phụ nữ này ra sao? Tóm lại, bằng cách đặt nhân vật vào những hoàn cảnh, tình huống khác nhau, tác giả đã khắc hoạ đậm nét một nhân vật Vũ Nương hiền thục, một người vợ thuỷ chung, yêu thương chồng con hết mực, một người con dâu hiếu thảo, hết lòng vì cha mẹ, gia đình, đồng thời cũng là người phụ nữ coi trọng danh dự, phẩm hạnh, quyết bảo vệ sự trong sạch của mình.

22 tháng 10 2021

Ultr tui hỏi câu đó là về nv Kiều mà đâu phải Vũ Nương đâu :>>>