K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 3 2020

Lê Thận nhận đc lưỡi gươm  ở dưới nước , Lê Lợi nhận đc chuôi gươm  trong rừng thể hiện khả năng cứu nước có ở khắp nơi , từ miền sông đến miền núi , từ miền ngược đến miền xuôi cùng nhau đánh giặc . Thanh gươm sáng ngời 2 chứ thuận thiên (thuận theo ý trời )

Đó là ý nghĩa của chuôi gươm và thanh gươm xin lỗi vì đã  để cậu chờ lâu !!!

Nhớ k và  kb nếu cậu muốn 

28 tháng 9 2016
Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận  được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì "vừa như in". Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ "Thuận Thiên" (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.
1 tháng 10 2016

NOI LEN DAT NUOC TA RONG LON VA NHAN DAN TA DU O NOI DAU VAN LUON DOAN KET VA YEU THUONG NHAU

 

25 tháng 9 2021

Giúp cho nghĩa quân có vũ khí để chống lại kẻ thù, hay nói 1 cách khác là sức mạnh của nghĩa quân khi hợp lại

21 tháng 12 2021

Trong truyện Sự tích Hồ Gươm, gươm thần đã về tay nghĩa quân Lam Sơn bằng cách nào?

A.

Long Quân tặng gươm thần cho Lê Thận, Lê Thận tặng lại nghĩa quân Lam Sơn.

B.

Lê Thận vớt được gươm từ dưới sông lên, Lê Lợi lấy được chuôi gươm từ ngọn cây xuống, về sau, chắp lại vừa như in, thành gươm báu.

C.

Lê Lợi vớt được gươm từ sưới sông lên, Lê Thận lấy được chuôi gươm từ ngọn cây xuống, về sau, chắp lại vừa như in, thành gươm báu.

D.

Lê Lợi viết sớ cầu xin Long Quân cho mượn gươm báu về đánh giặc

Câu 08:

Thanh gươm thần giúp Lê Lợi đánh thắng giặc nào?

A.

Minh

B.

Thanh

C.

Tống

D.

Ngô

21 tháng 12 2021

Thanh gươm thần giúp Lê Lợi đánh thắng giặc nào?

A.

Minh

B.

Thanh

C.

Tống

D.

Ngô

29 tháng 9 2016

Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ bị hạn chế rất nhiều. Bởi vì lúc này, Lê Lợi đã lên ngôi vua và đóng đô ở kinh thành Thăng Long. Để việc trả gươm diễn ra ở hồ Tả Vọng của kinh thành Thăng Long mới giải thích được nguồn gốc tên gọi của Hồ Gươm và thể hiện được tư tưởng yêu hoà bình cùng tinh thần cảnh giác của dân tộc ta.

29 tháng 9 2016

Nếu để Lê Lợi được trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc thì truyện sẽ không thể hiện được tính chất toàn dân đánh giặc của cuộc kháng chiến chống quân Minh. Thanh gươm Lê Lợi nhận được là thanh, gươm hội tụ tư tưởng, tình cảm, sức mạnh của nhân dân trên khắp mọi miền đất nước.

7 tháng 6 2019

- Thanh gươm trong câu chuyện có lưỡi và chuôi mỗi thứ ở một vùng và cần người anh hùng Lê Lợi phải tìm kiếm thì mới có thể ghép lại với nhau. Điều ấy biểu tượng cho người dân Việt Nam dù ở những vùng đất khác nhau nhưng chung tinh thần đoàn kết, một lòng hướng về dân tộc.

- Nếu tác giả dân gian để Lê Lợi trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc thì tác phẩm sẽ không thể hiện được tính chất toàn dân, trên dưới một lòng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến. Thanh gươm Lê Lợi nhận được là thanh gươm thống nhất và hội tụ tư tưởng, tình cảm, sức mạnh của toàn dân trên mọi miền đất nước.

2 tháng 2 2023

Ý nghĩa của cách cho mượn gươm:

– Việc nhận gươm diễn ra ở nhiều thời điểm, nhiều địa điểm cho thấy việc cứu nước vô cùng khó khăn, gian khổ và dài lâu.

– Chuôi gươm tìm thấy ở miền rừng núi, lưỡi gươm thấy ở miền sông nước cho thấy cách để cứu nước có ở khắp nơi, từ miền ngược tới miền xuôi.

– Qua đó cũng cho thấy để cứu đất nước khỏi lâm nguy là sự đồng lòng của dân tộc ở khắp mọi miền đất nước.

D
datcoder
CTVVIP
26 tháng 12 2023

- Việc nhận gươm diễn ra ở nhiều thời điểm, địa điểm cho thấy việc cứu nước vô cùng khó khăn và dài lâu.

- Chuôi gươm tìm thấy ở miền rừng núi, lưỡi gươm thấy ở miền sông nước cho thấy cách để cứu nước có ở khắp nơi, từ miền ngược tới miền xuôi.

=> Qua đó cũng cho thấy để cứu đất nước khỏi lâm nguy là sự hợp sức đồng lòng của dân tộc ở khắp mọi miền đất nước.

29 tháng 11 2021

tham khảo:

Câu hỏi của ♥✪BCS★Mây❀ ♥ - Ngữ Văn lớp 6 - Học trực tuyến OLM

29 tháng 11 2021

Tham khảo

Vẻ đẹp tỏa sáng được miêu tả qua hình ảnh gươm thần chính là sự tụ hội của chuôi gươm và lưỡi gươm. Chuôi gươm được tìm thấy trên núi, do Lê Lợi tìm thấy. Còn lưỡi gươm được Lê Thận - một người nông dân kéo lưới được mà sau này đã trao gươm báu và đầu quân cho nghĩa quân. Lưỡi gươm và chuôi gươm khi xuất hiện đều có ánh sáng xanh hào quang xuất hiện như một chi tiết kì ảo báo hiệu sự xuất hiện của gươm báu. Và ý nghĩa của những vẻ đẹp tỏa sáng này chính là việc hợp nhất giữa ánh sáng xanh trên núi và dưới nước, giữa nhân dân và người lãnh đạo. Nhờ sự hợp nhất này mà đã tạo nên sức mạnh đoàn kết đánh tan quân Minh xâm lược. Đó chính là ý nghĩa của vẻ đẹp tỏa sáng thông qua hình ảnh gươm thần.

Bài làm

Ta là thanh gươm thần trong trong truyện Sự tích Hồ Gươm, chắc các bạn rất 
muốn biết rõ về ta. Vậy hôm nay nhân buổi rỗi rãi, đất nước thanh bình ta sẽ kể lại 
câu chuyện này cho các bạn nghe. 
Năm ấy, khi ta đang yên ổn nằm ở bên mình đức Long Quân để bảo vệ người 
mỗi khi người gặp bất trắc. Thì bỗng một hôm, ta nhận được lệnh của đức Long 
Quân: 
- Ngươi hãy chuẩn bị lên trần gian cứu nhân dân khỏi lũ giặc cướp nước bạo 
tàn. 
Nghe thấy nhân dân đang gặp hoạn nạn, ta thấy cần phải ngay lập tức cứu giúp 
dân lành. Bởi vậy, khi Đức Long Quân phán truyền ta liền tuân lệnh ngay, ngài 
nói: 
- Ngươi hãy lên đó trước và để lại cái chuôi nạm ngọc, ta sẽ có cách gửi lên 
cho ngươi sau. Nhưng nhớ lên đó một cách thật khéo léo, đừng xuất hiện bất ngờ 
khiến bà con hoảng sợ. 

Tuân lệnh đức Long Quân, đêm đó ta chờ anh ngư dân Lê Thận đi đánh cá mới 
vội hoá vào lưới của anh ta. Lần thứ nhất khi kéo lên thấy ta, anh ta tưởng ta chỉ là cục sắt bình thường nên vứt lại biển khơi, cho đến lần thứ hai cũng vậy, ta đâm ra lo quá. Nhưng may thay đến lần thứ ba, anh đã phát hiện ra ta là một thanh gươm nên đưa về nhà. Về nằm ở góc nhà Lê Thận rồi, ta lại lo lắng không biết làm cách nào để gặp được chủ tướng của nghĩa quân. Thật may, anh đã gia nhập nghĩa quân. Khi đó ta thì ta biết chắc chủ tướng Lê Lợi sẽ ghé qua nhà Lê Thận. Ta cứ ung dung ngồi chờ. Cho đến một hôm, Lê Lợi đến nhà Lê Thận chơi, ta liền phát sáng báo hiệu cho chủ tướng biết và ta còn cố tình làm nổi bật dòng chữ “Thuận thiên” để chủ tướng biết ta là một thanh gươm quý. Nhưng có lẽ Lê Lợi cũng không nhận ra điều đó nên thản nhiên đút ta vào bao gươm của ông. Cho đến một hôm, đức Long Quân gửi lên cho ta chiếc chuôi và người đã khéo léo để nó trên cây trước mắt của Lê Lợi. Người chủ tướng thông minh này đã nghĩ ngay đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, do vậy trở về ông liền tra chuôi vào chiếc gươm, chúng ta vừa như in, thế là ông đã nhận ra ta là một thanh gươm quý, lúc đó ta nghe thấy ông ta reo lên rất to: 
- Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn. 
Từ đó, ta luôn bên cạnh Lê Lợi và cũng từ đó tình thế thay đổi hẳn, nghĩa quân đã liên tục dành được những chiến công mới khiến bọn giặc bắt đầu lo sợ. Nghĩa quân của ta chiến đấu khí thế hơn trước nhiều. Thế ta ngày càng mạnh, thế địch ngày càng yếu. Nghĩa quân đi đến đâu quân giặc chết như ngả rạ đến đó. Vậy là chẳng bao lâu sau trên đất nước chẳng còn một bóng quân thù nào cả. Ta rất vui mừng khi thấy nhân dân reo hò, hạnh phúc trước thắng lợi của Lê Lợi. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ được một năm thì ta nhận được lệnh của đức Long Quân đòi ta trở về dưới kia với rùa Kim Quy. Ta cảm thấy rất buồn vì phải xa những con người anh hùng dũng cảm, những người dân hiền lành, chất phác. Ta nhớ hôm đó trời quang, mây tạnh, vua Lê cùng các quan trong triều đang dạo thuyền trên hồ thì anh bạn rùa ngàn tuổi xuất hiện. Trong lúc mọi người đang kinh ngạc, ta liền động đậy báo hiệu cho vua Lê Lợi biết. Hiểu ý của ta, vua Lê tháo ngay gươm đưa trả cho rùa vàng. Thấm thoát đã bao năm, ta trở về chốn Thuỷ cung, ấy vậy mà trong lòng ta vẫn không nguôi nhớ về trần gian, do vậy thỉnh thoảng ta lại nhờ thần Kim Quy nổi lên mặt nước xem tình hình dân chúng dạo này ra sao. Thấy đất nước ta ngày một giàu đẹp là ta vui lắm rồi. 


Thôi đã muộn rồi, ta phải trở về thuỷ cung không Long Quân lại trách phạt. Hẹn 
các cháu một dịp khác nhau nhé.

# Chúc bạn học tốt #

12 tháng 12 2018

Tôi là một thanh gươm báu của đức Long Vương dưới thủy cung. Thời khởi thủy tôi đã cùng với Long Vương chinh chiến trên các chiến trường ác liệt để có thể thống nhất được Long cung thành một thể như ngày nay. Xét theo một khía cạnh nào đó tôi còn có thể được coi là bậc “khai quốc công thần”, có công lao to lớn, mang trong mình sức mạnh phi thường mà những thanh kiếm thông thường không thể có được. Long Vương cũng rất coi trọng tôi, nhưng năm ấy trên hạ thế xảy ra nhiều biến loạn, đức Long Vương đau lòng trước thực trạng lầm tham của dân chúng mà quyết định cử tôi lên trần gian một chuyến để giúp người đứng đầu nghĩa quân chính nghĩa mang tên Lam Sơn giành chiến thắng trước bọn phản tặc nhẫn tâm.

Tôi không chỉ là một thanh gươm vô tri vô giác mà có linh khí như một vị thần linh thực sự. Vì vậy mà sau khi nhận nhiệm vụ mà Long Vương giao, tôi không hề nề hà, than thở mà ngay lập tức xuất phát đi làm nhiệm vụ. Trước hết để thực hiện trọng trách mà Long Vương giao, tôi phải tự tìm cho mình vị chủ nhân xứng đáng, có đủ sức mạnh, bản lĩnh và tấm lòng nhân hậu để có thể cùng tôi đánh bại quân giặc. Tôi xuất hiện không hề toàn vẹn, không phải một thanh gươm hoàn chỉnh mà tôi phân thân thành hai bộ phận, lưỡi kiếm và chuôi kiếm. Và chỉ khi người đứng đầu nghĩa quân kia có thể tìm thấy cả hai bộ phận ấy thì tôi mới phát huy sức mạnh một cách toàn vẹn.

Đây cũng chính là thử thách mà tôi đặt ra, buộc người chủ tướng ấy phải hoàn thành. Trước hết, phần lưỡi kiếm tôi để mắc vào lưỡi kiếm của một người ngư dân. Tại sao tôi không để Lê Lợi trực tiếp tìm ra mà lại để người ngư dân này tìm thấy ư? Tất cả đều có lí do, bởi người ngư dân tên Lê Thận này là một con người có tấm lòng yêu nước, có tài, đặc biệt là hết sức trung thành với chủ tướng của mình, một lòng phò tá chủ tướng để giành chiến thắng cuối cùng. Tôi lựa chọn Lê Thận, và phần lưỡi kiếm này của tôi chính là sợi dây gắn kết giữa vị chủ tướng với bậc hiền quân.

Hôm ấy Lê Thận mang lưới ra bờ sông đánh cá, tôi đã cố tình không để cho anh ta kéo được bất cứ con cá nào, đến tận gần trưa tôi mới để lưỡi kiếm mắc vào lưới. Khi kéo lưới lên, thấy lưới nặng anh ta rất vui vẻ, hành động cũng khẩn trương lạ thường, khác hẳn với cái vẻ uể oải lúc trước. Nhưng khi kéo lên thấy chỉ có thanh sắt bị bùn đất bám dính không nhìn ra hình dáng thì anh ta lại thất vọng mà ném lưỡi kiếm xuống sông. Lần hai kéo lên thấy vẫn là thanh sắt nọ,anh ta một lần nữa bực mìn mà ném xuống sông. Nhưng lần thứ ba kéo được, anh ta lấy làm kì lạ lắm, mang thanh sắt ra bờ sông rửa sạch, thấy vẻ sáng bóng, sắc bén của lưỡi kiếm thì anh ta rất ngạc nhiên, sau đó không nói gì mà mang lưỡi gươm về để trong nhà.

Trong một lần bị quân Minh phục kích giữa rừng, Lê Lơi và một số người trên đường chạy trốn, tôi đã cố tình dẫn mọi người đến ngôi nhà nhỏ của Lê Thận, và cũng phát sáng để thu hút sự chú ý của họ. Lúc ấy Lê Lợi đã rất bất ngờ, đặc biệt khi nhìn thấy dòng chữ Thuận Thiên trên lưỡi kiếm thì càng đăm chiêu. Biết được lai lịch của người trong nhà của mình, Lê Thận đã rất xúc động mà xin đi theo phò tá cho Lê Lợi. Quả nhiên Lê Lợi là một người biết trọng dụng hiền tài, nhận thấy vẻ chân thành của Lê Thận thì lập tức đồng ý cho Lê Thận gia nhập vào nghĩa quân, cũng từ đó mà họ vào sinh ra tử cùng nhau.

Sau cuộc gặp gỡ với lưỡi kiếm trong nhà Lê Thận, một lần nữa tôi dẫn dắt Lê Lợi đến khu rừng khi đang ẩn nấp quân giặc, thấy ánh sáng phát ra từ một ngọn cây, Lê Lợi đã lại gần và nhặt được chuôi kiếm. Lúc ấy đôi mắt của người chủ tướng này sáng rực như tìm ra một chân lí nào đó. Sau đó mang chuôi kiếm về nhà của Lê Thận và lắp chúng lại với nhau. Và khi ấy tôi đã hoàn chỉnh, sức mạnh được quy tụ và phát huy một cách tối đa nhất. Trong những trận chiến sau đó tôi đã đồng hành cùng Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh, nghĩa quân liên tiếp thắng lợi, quân Minh đại bại mà rút về nước.

Sau khi nghĩa quân đại thắng, Lê Lợi lên ngôi vua, lúc ấy tôi vẫn đồng hành một thời gian để xem người này có phải một vị vua mẫu mực hay không. Quả nhiên, đây là một con người dũng mãnh khi chiến đấu nhưng lại là một vị minh quaann hiền từ. Trong một lần cùng dạo thuyền với nhà vua trên hồ tả vọng, sứ giả Rùa Vàng của đức Long Vương hiện lên, tôi biết thời gian quay về của mình đã đến nên chủ động chuyển động lại gần sứ giả. Vua Lê Lợi sau khi biết Long Vương đòi lại gươm thần thì rất kính cẩn dâng tôi cho Rùa vàng, sau đó tôi cùng Rùa Vàng trở về Long Cung. Cũng sau ngày hôm đó hồ Tả Vọng này được đổi lại tên, gọi là Hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm, như để ghi nhớ sự kiện trả gươm này.