K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 3 2020

Câu đặc biệt thường được dùng trong trong các văn bản văn chương để:

– Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn;

Ví dụ:

+ Mùa xuân! Mỗi khi hoạ mi tung ra những tiếng hát vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu.

(Võ Quảng)

Câu đặc biệt “Mùa xuân ” dùng để xác định thời gian.

+ Nắng đã lên rồi! Nắng chan hoà xóm núi. Những triền dốc. Những lòng suối và mảng rừng. Chợ vùng cao xôn xao trong nắng mới. Chơ Đồng Văn. Ngựa thồ thon vó và đẹp mã từ các dốc đê, ngả đường ùn ùn kéo tới chợ. Tiếng khèn. Tiếng ngựa hí. Náo nức lòng người.

(Lí Xè Páo)

Câu đặc biệt “Chợ Đồng Văn ” dùng để xác định nơi chốn.

– Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ:

+ Một ngôi sao. Hai ngôi sao. Sao lấp lánh. Sao như nhớ thương. Gió rừng càng về khuya càng xào xạc. Rồi tiếng chim mơ hồ gần xa.

(Lí Phan Quỳnh)

+ Xuân đến tự bao giờ? Bầu trời không còn trắng đục nữa. Đã có những đêm xanh. Những buổi sáng hồng. Cây cối bừng tỉnh. Ong vàng và bướm trắng. Xôn xao. Rôn ràng. Tiếng chim hót ríu ran vườn chè. Hương hoa ngào ngạt...

– Bộc lộ cảm xúc.

Ví dụ:

+ Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? (Thế Lữ)

+ Không chờ nghe bác về, thoáng cái tôi đã đặt chân tới bờ. Chao ôi! Chợ gì mà lạ lùng thế này? Bộ Tây sắp đánh đến nơi, nên người ta đem vườn bách thú ra phát mãi hay sao!

(Đoàn Giỏi)

– Gọi đáp.

Ví dụ:

+ Huế ơi! Quê mẹ của ta ơi.

(Tố Hữu)

+ Thanh!

Dạ

Mày đi đâu?

Dạ, thưa cô, bà sai con đi mua hạt tiêu.

(Nguyễn Công Hoan)

7 tháng 4 2019

Câu​ đặc​ biệt​ là​ câu​ ko cấu​ tạo​ theo mô​ hình chủ​ ngữ​ vị​ ngữ. Ví​ dụ​: Lá​ ơi​!!!!

Tác​ dụng​ của​ câu​ đ​ặ​c biệt​:

Xác​ đ​ịnh​ thời​ gian, nơi​ chốn diễn​ ra sự​ việc​, hiện​ tượng..

Liệt​ kê​ thô​ng báo​ về​ sự​ xuất​ hiện​ của​ một​ sự​ việc​, hiện​ tượng.

Gọi​ đ​áp

Bôộc​ lộ​ cảm​ xúc

11 tháng 10 2021

Em tham khảo ở đây nhé:

Đại Từ Là Gì? Phân Loại Đại Từ, Một Số Ví Dụ Về Đại Từ

11 tháng 10 2021

dạ

câu 1 :

  • Sống trong các môi trường khác nhau, trải qua quá trình lâu dài, cây xanh đã hình thành một số đặc điểm thích nghi.
  • Cây sống trong sa mạc rất khô và nóng:

    • Các loại xương rồng đều có thân mọng nước, lá biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước.
    • Các loại cỏ thấp nhưng lại có rễ rất dài.
    • Các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai.
    • Cây sống trên đầm lầy (như cây đước) có rễ chống giúp cây đứng vững trên các bãi lầy ngập thủy triều ở vùng ven biển.

câu 2 :

Rêu :

- Cơ quan sinh dưỡng :

+ Rễ giả

+ Thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn

+ Chưa có hoa

- Sự phát triển :

Cây rêu Túi bào tử Cơ quan sinh sản đực ++Cơ quan sinh sản cái Tế bào sinh dục đực ++Tế bào sinh dục cái Hợp tử Bào tử Cây rêu ...→...

Dương xỉ :

- Cơ quan sinh dưỡng :

+ Rễ thật

+ Thân ngầm, hình trụ, có mạch dẫn

+ Lá già có cuống dài, lá non đầu cuộn tròn

- Sự phát triển :

Cây dương xỉ trưởng thành  Túi bào tử Bào tử Nguyên tản Cơ quan sinh sản đực ++Cơ quan sinh sản cái Tế bào sinh dục đực++ Tế bào sinh dục cái Hợp tửCây dương xỉ non Cây dương xỉ trưởng thành ...→...

So sánh :

Về cơ quan sinh sản : Giống nhau đều có cơ quan sinh sản là túi bào tử

Về cơ quan sinh dưỡng : Giống nhau đều có đủ rễ, thân, lá; Khác với rêu, dương xỉ đã có rễ thật và có các mạch dẫn làm chức năng vận chuyển

Về sự phát triển : Giống nhau đều phát triển từ túi bào tử thành bào tử, đều có cơ quan sinh sản đực ++cơ quan sinh sản cái phát triển thành tế bào sinh dục đực ++tế bào sinh dục cái rồi thành hợp tử; Khác với rêu, sự phát triển của dương xỉ là sau khi phát triển thành bào tử sẽ phát triển thành nguyên tản rồi mới đến cơ quan sinh sản đực ++cơ quan sinh sản cái rồi thành tế bào sinh dục đực ++tế bào sinh dục cái rồi phát triển thành hợp tử và thành cây dương xỉ non sau đó mới thành một cây dương xỉ trưởng thành nhưng rêu có sự phát triển đơn giản hơn dương xỉ

8 tháng 3 2018

+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể:
VD : Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành công 
(Hoàng Trung Thông)
“Bàn tay” : người lao động.
Hay:
Một trái tim lớn lao đã từ giã cuộc đời
Một khối óc lớn đã ngừng sống.
( Xuân Diệu, Viết về Na-dim Hít-mét)
“Một trái tim”,”một khối óc” để chỉ cả “con người” ở câu của Xuân Diệu.
+ Lấy vật chưa đựng để gọi vật bị chứa đựng:
CD : Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người :Hồ Chí Minh
“trái đất”: nhân loại.
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật có dấu hiệu:
VD : “Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”.
(Tố Hữu)
“Áo chàm” : đồng bào Việt Bắc.
Hay:
Sen tàn, cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân
(Nguyễn Du)
“Sen” – mùa hạ, “cúc” – mùa thu.
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng:
VD : Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
(Ca dao)
“Một cây”:số lượng ít, đơn lẻ;”Ba cây”: số lượng nhiều,sự đoàn kết.

8 tháng 3 2018

– Anh ấy là một tay săn bàn có hạng trong đội bóng.

=> Kiểu 1: lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể.

– Anh ấy vừa bước vào, cả phòng đều ngọc nhiên.

=> Kiểu 2: Lấy vật chưa đựng để gọi vật bị chứa đựng. Trường hợp này “phòng” cũng nói về những người đang trong phòng.

– Này, cô bé áo vàng kia !

=> Kiểu 3: Lấy dấu hiệu sự vật để gọi các sự vật. Trong trường hợp này “áo vàng” để nói về những người mặc áo vàng.

– Đội tuyển có một bàn tay vàng bắt bóng cực giỏi.

=> Kiểu 4: dùng cụ thể để nói về cái trừu tượng.

2 tháng 2 2023

Chính chỗ “không giống ai” nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người”. Tác giả đưa ra những ví dụ để làm sáng tỏ ý ở câu trên:

 – Chim thú trên rừng hay cá tôm dưới biển cũng thế mà xã hội con người cũng thế

 – Trong lớp nhân vật “tôi”, các bạn học sinh đều mỗi người một vẻ vô cùng sinh động. Ngoại hình cao, thấp, béo, gầy, đen, trắng khác nhau, giọng nói khác nhau; thói quen, sở thích cũng khác nhau: Tùng thích vẽ vời; Nhung ưa ca hát, nhảy múa; Hoài thì sôi nổi, nhí nhảnh; Thơ lúc nào cũng kín đáo, trầm tư; Trần Long nổi tiếng là một danh hài Minh Tuệ thì hơn người ở trí nhớ siêu việt.

 – Người ta nói “học trò nghịch như quỷ” nhưng “quỷ” cũng chính là một thế giới, chẳng “quỷ” nào giống “quỷ” nào 

Cách sử dụng bằng chứng trong văn nghị luận: Để có sức thuyết phục trong bài nghị luận này, tác giả đã sử dụng lý lẽ “không giống ai” nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người” để diễn giải và khẳng định ý kiến của mình. Bằng chứng là những ví dụ được tác giả nêu ra (3 ví dụ nêu trên) được lấy từ đời sống thực tế để chứng minh cho lý lẽ đó.

 

 
NG
22 tháng 12 2023

- Những ví dụ để làm sáng tỏ là: Các bạn trong lớp ngày trước, mỗi người một vẻ, sinh động biết bao: Ngoại hình, giọng nói, thói quen, sở thích khác nhau. 

+ Người thích vẽ, người ưa ca hát, nhảy múa, tập thể thao….

+ Tính cách: sôi nổi, nhí nhảnh, kín đáo, trầm tư,…

- Bài học về cách sử dụng bằng chứng trong văn nghị luận: bằng chứng phải cụ thể, xác thực, tiêu biểu, phù hợp. 

23 tháng 10 2016

Câu 1. Các cây sống trong môi trường nước thường có những đặc điểm hình thái như thế nào ?

Trả lời: Các cây sống trong môi trường nước thường có một số đặc điểm hình thái như sau : những cây sống ngập trong nước thì lá có hình dài (rong đuôi chó), cây có lá nằm sát mặt nước thì lá to (sen, súng), cây nổi trên mặt nước thì cuống lá phình to. xốp tựa như phao giúp cây nổi trên mặt nước.

Câu 2. Nêu một vài ví dụ về sự thích nghi của các cây ở cạn với môi trường.

Trả lời:

Một số ví dụ về sự thích nghi của các cây ở cạn với môi trường : Ở nơi đất khô. thiếu nước thường có những cây mọng nước như xương rồng (lá thường tiêu giảm hoặc biến thành gai hạn chế sự thoát hơi nước). Những cây ưa ẩm như cây lá dong, vạn niên thanh... thường mọc trong rừng già (ít ánh sáng).

Những cây cần ít nước (kê. hương lau) lại sống được ở những nơi đất khô. Các loại rau cần nhiều nước thường sống ở những nơi đất ẩm và cần được tưới luôn.

Câu 3. Các cây sống trong những môi trường đặc biệt (sa mạc, đầm lầy) có những đặc điểm gì ? Cho một vài ví dụ.

Trả lời: Đặc điểm của những cây sống trong điều kiện đặc biệt (sa mạc, đầm lầy...) như sau:

- Cây sống trong sa mạc rất khô và nóng:

+ Các loại xương rồng đều có thân mọng nước, lá biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước.

+ Các loại cỏ thấp nhưng lại có rễ rất dài.

+ Các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai.

+ Cây sống trên đầm lầy (như cây đước) có rễ chống giúp cây đứng vững trên các bãi lầy ngập thủy triều ở vùng ven biển.


 

10 tháng 2 2017

Câu 1. Các cây sống trong môi trường nước thường có những đặc điểm hình thái như thế nào ?

Trả lời: Các cây sống trong môi trường nước thường có một số đặc điểm hình thái như sau : những cây sống ngập trong nước thì lá có hình dài (rong đuôi chó), cây có lá nằm sát mặt nước thì lá to (sen, súng), cây nổi trên mặt nước thì cuống lá phình to. xốp tựa như phao giúp cây nổi trên mặt nước.

27 tháng 2 2021

* Đặc điểm của quả và hạt còn được phát tán nhờ gió: Nhỏ, nhẹ hoặc có cánh hau có túm lông: hoa bồ công anh, đỗ,...

*Quả và hạt phát tán nhờ động vật: Có móc, hoặc có lông dính thậm chí có gai đâm. Hoặc quả của nó thơm ngon là thức ăn của động vật ( Phải có hạt cứng): quả ké đầu ngựa, hạt thông,...