K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 3 2020

Quê nội là một tác phẩm mang đậm phong vị đất và người xứ Quảng. Đây là một trong số ít tác phẩm thành công về đề tài Cách mạng Tháng Tám. Võ Quảng viết Quê nội từ năm 1961 đến 1974, phải mất 13 năm mới hoàn thành gần 400 trang sách.

Trong bài thơ “Bài học đầu cho con”, nhà thơ Đỗ Trung Quân có viết:

                                  “Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu

                                   Quê hương là gì hở mẹ

  Ai đi xa cũng nhớ nhiều?”

Vâng, chẳng biết từ khi nào mà hai tiếng “Quê hương” đã đi sâu vào tiềm thức và trái tim của mỗi chúng ta như một lẽ tự nhiên vốn có. Phải chăng sự đánh thức tâm hồn ấy bắt nguồn từ câu hát ru nhẹ nhàng của bà, của mẹ hay từ chính những trang sách mang bóng dáng tuổi thơ. “Quê nội” là một cuốn sách như thế, sinh động mà cũng thật gần gũi, tha thiết. Võ Quảng – nhà văn nổi tiếng cùng những sáng tác cho thiếu nhi đã gửi vào tác phẩm những kí ức đẹp về thời thơ ấu, quê hương và Cách mạng một cách đầy hấp dẫn, thú vị.

Quê nội là một tác phẩm mang đậm phong vị đất và người xứ Quảng. Đây là một trong số ít tác phẩm thành công về đề tài Cách mạng Tháng Tám. Võ Quảng viết Quê nội từ năm 1961 đến 1974, phải mất 13 năm mới hoàn thành gần 400 trang sách. 

Quê nội nằm trong số ba tác phẩm của Võ Quảng giúp nhà văn nhận được Giải thưởng Nhà nước năm 2007. Gần đây, VnExpress xếp Quê nội là một trong mười tác phẩm văn học thiếu nhi kinh điển của Việt Nam. Tác phẩm đã được dịch sang tiếng Pháp, tiếng Nga. Alice Kahn, người dịch tác phẩm này sang tiếng Pháp, so sánh Quê nội với Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer của Mark Twain và cho biết bà thích tác phẩm này hơn.Cuốn sách được NXB Văn học tái bản năm 2015, dày 334 trang, khổ 13,5 cm x 20,5 cm.

Nội dung của truyện được chia làm 2 phần chính: Phần 1 gồm 12 chương và phần 2 gồm 9 chương.

Tác phẩm ra đời năm 1974, không lâu sau đó, nó đã có sức ảnh hưởng không nhỏ tới bạn đọc Việt Nam và bạn đọc thế giới. Lấy bối cảnh của những năm kháng chiến chống Pháp, Võ Quảng đã đặt câu chuyện xảy ra tại chính quê hương mình, đó là làng Hòa Phước, tỉnh Quảng Nam – một tỉnh miền Trung nước ta. Đồng hành cùng truyện là hai nhân vật chính với cái tên giản dị, mộc mạc đó là hai chú bé Cục và Cù Lao cùng với một số nhân vật khác như chú Năm Mùi, dượng Hương Thư, chú Hai Quân. Câu chuyện bắt đầu sau Cách mạng tháng Tám, sau ngày Tuyên ngôn độc lập đất nước năm 1945.

Võ Quảng đã vẽ nên một bức tranh đặc sắc về bước thay đổi của làng quê Quảng Nam sau đêm dài nô lệ. Ở đó có những phận người “đang rỉ ra, đang mục đi” như bà Hiến cả đời ở đợ, ông Bốn Rị chuyên bán thịt chó đã được cách mạng trả lại vị thế làm người. Trên nền của làng quê ấy, Võ Quảng cũng khắc họa một lớp người đang hăm hở theo cách mạng. Đó là anh Bốn Linh, chú Năm Mùi, chị Ba, anh Bảy Hoành, một vai việc nhà, một vai việc nước. Thầy Lê Hảo tất bật với việc dựng trường dạy học. Ông Bảy Hóa một thời tha phương mà không kiếm nổi miếng ăn bây giờ “đất nước độc lập rồi” về quê sung vào tự vệ quyết một phen sống mái với bọn thực dân nếu chúng dám quay lại bờ sông Thu Bồn này.

  

 Tác phẩm dựng lại một lát cắt lịch sử làng Hòa Phước từ sau cách mạng tháng Tám, cho đến những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến. Cái làng Hòa Phước bao nhiêu năm bị đè nén trong tăm tối giờ vỡ òa trong niềm vui đổi đời. Sự khác nhau lớn nhất, bao trùm lên toàn bộ người và cảnh trong truyện là sự đổi thay từ Cách mạng tháng Tám. Chòm đa Lý, trước là hang ổ của lũ ma Cụt Đầu, quỷ Năm Nanh nay là bãi tập của dân quân. Còn chị Ba cắt tóc ngắn cạo răng đen, bỏ yếm thao khăn điều… vào tự vệ, cũng như ông Bảy Hóa cạo râu, dọn ban thờ xứ, tranh thập điện, từ bỏ nghề thầy cúng để làm Việt Minh. Thay đổi nhiều nhất là bà Kiến. Trước nghèo nhất thôn, sống trong túp lều ghép bằng hai mảnh tranh, bà đói khát vật vờ chẳng ai để ý, nay bỗng trở nên người được ủy ban xã và cả làng quan tâm, giúp tranh tre làm nhà, cử thầy đến dạy vần quốc ngữ…

Ngòi bút của Võ Quảng còn cho người đọc hình dung những hoạt động lao động quen thuộc của dân làng Hoà Phước như cảnh chống ghe, lèo lái bè gỗ trên những quãng sông đầy ghềnh thác ở thượng nguồn Thu Bồn, hay như cảnh đào dâu, kéo tre ép mía, nấu đường.… Họ tất bật với công việc trồng dâu nuôi tằm, bủa kén nhưng cũng hăng say luyện tập tự vệ, xây trường học, dạy bình dân học vụ. Tất cả họ hòa vào cách mạng với lòng nhiệt tình và cả bằng niềm tin.

Quê nội là tác phẩm viết cho thiếu nhi. Nó không hướng đến kết cấu phức tạp của một tiểu thuyết. Chung qui lại đó chỉ là câu chuyện về cậu bé Cục và Cù Lao đang “đang lớn lên trong mùa cách mạng”, đang hăm hở, sốt ruột muốn trở thành người lớn, muốn được giao những việc quan trọng trong khi chưa kịp từ giã hết tuổi thơ tinh nghịch và trong trẻo. Với một ngôn ngữ sống động, cuốn sách đã tái hiện một giai đoạn lịch sử quan trọng trên quê hương Quảng Nam- Giai đoạn những người chân đất dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng lên xoá bỏ ách đô hộ của thực dân, phong kiến, làm chủ đời mình, ghé vai gánh vác công việc quốc gia và đi vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ 2 với niềm tin tất thắng.

Đó là một niềm tin về ngày mai tươi sáng của dân tộc, là vẻ đẹp bình dị tự nhiên của mảnh đất Quảng Nam đầy nắng gió với những con người chân chất và hơn cả trong họ là tình yêu quê hương chân thành, tha thiết mà tác giả gửi gắm trọn vẹn vào từng câu chữ.

Đọc “Quê nội” để cùng lắng đọng những cảm xúc, những dư vị ngọt ngào. Vì thế, có thể khẳng định Quê nội là một trong số rất ít tác phẩm thành công về đề tài Cách mạng Tháng Tám. Nhà văn Võ Quảng đã đi xa, nhưng với tình yêu quê hương thắm thiết, tình yêu và ơn tri ngộ cách mạng, ông đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam, một tác phẩm để đời.

Còn rất nhiều điều tôi muốn nói về cuốn sách này, nhưng có lẽ sẽ ý nghĩa hơn khi các bạn tự mình đọc Quê nội suy nhẫm những ý nghĩa tuyệt vời về cuộc sống cách mạng mà nhà văn Võ Quảng gửi gắm trong từng trang sách.

Tôi nghĩ vậy ! được thì k cho

                                                Bài làm  

           

Quả thật, hình ảnh dượng trụ sào giữ thuyền giữa dòng thác dữ còn khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

    Nước lừ trên cao phóng xuống định nuốt chửng con thuyền. Nhưng ở phía dưới dượng Hương Thư nhanh như cắt vừa thả sào, vừa rút sào nhịp nhàng, đều đặn. Con thuyền được giữ thăng bằng vẫn xé ngang dòng nước lao nhanh. Nó chồm lên sấn tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ. Nhưng dượng Hương Thư cũng không chịu thua. Các bắp thịt cuộn lên, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, dượng ghì mạnh trên ngọn sào để giữ cho con thuyền được an toàn. Lúc ấy, nhìn dượng giống như một pho tượng đồng đúc vững chãi và mạnh mẽ. Quả thật, hình ảnh dượng trụ sào giữ thuyền giữa dòng thác dữ còn khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

2 tháng 4 2020

Nước lừ trên cao phóng xuống định nuốt chửng con thuyền. Nhưng ở phía dưới dượng Hương Thư nhanh như cắt vừa thả sào, vừa rút sào nhịp nhàng, đều đặn. Con thuyền được giữ thăng bằng vẫn xé ngang dòng nước lao nhanh. Nó chồm lên sấn tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ. Nhưng dượng Hương Thư cũng không chịu thua. Các bắp thịt cuộn lên, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, dượng ghì mạnh trên ngọn sào để giữ cho con thuyền được an toàn. Lúc ấy, nhìn dượng giống như một pho tượng đồng đúc vững chãi và mạnh mẽ. Quả thật, hình ảnh dượng trụ sào giữ thuyền giữa dòng thác dữ còn khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

học tốt

16 tháng 9 2023

Tham khảo

Ngày xửa ngày xưa, Cung Công là Thủy thần và Chúc Dung là Hỏa thần bỗng nhiên đánh nhau chí tử. Biển réo, gió gào, sấm sét đùng đùng. Trời rung, đất lở, núi sập ào ào. Thủy thần đại bại, ôm hận nhục nhã đập đầu vào núi Bất Chu – cây cột chống trời để tự tử. Thủy thần không chết, nhưng cột chống trời gãy gập, một góc trời rách nát, đổ sập xuống. Núi rừng bốc cháy. Nước dâng lên mênh mông. Mặt đất, núi đồi ào ào rung chuyển.
Loài người chạy tán loạn, vô cùng khủng khiếp, tưởng là đến ngày tận thế ! May sao, bà Nữ Oa kịp thời vươn vai đứng dậy, hì hục khuân đá ngũ sắc, chất cao thành núi, đốt lửa luyện đá thành keo để vá vòm trời. Bà còn chặt 4 chân Rùa thần làm thành 4 cột chống trời. Vòm trời đã được nâng cao, một màu xanh thăm thẳm bao la. Ánh sáng lại chan hòa trái đất.

Sau đó, Nữ Oa đã chặt lau lách, ngăn dòng nước lũ, giết thủy quái Rồng Đen, xua đuổi loài ác thú. Bà còn kết ống sậy, giống hình đuôi chim phượng, làm nhạc cụ rồi giao cho con cháu thổi lên nghe réo rắt vui tai.

Từ đấy, loài người được sống yên vui dưới vòm trời trong xanh. Họ lập miếu thờ Nữ Oa để mãi mãi tưởng nhớ công ơn vĩ đại của Bà.

23 tháng 1 2021

Tham khảo:

Ở tác phẩm “ Vượt Thác” Tác giả không chỉ miêu tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp hùng vĩ mà hơn tất cả đó hình ảnh tươi đẹp của con người, sức mạnh to lớn chiến thắng mọi thiên tai. Dượng Hương Thư như một người hùng bước ra từ ngòi bút của nhà văn.Trước khi vượt qua thác dữ, dượng Hương được sai nấu cơm ăn cho chắc bụng còn có sức trèo thuyền. “ Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái có người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy lại thế trợ giúp chú hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống nó cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống quay đầu quay về lại Hòa Phước” . Hình ảnh dượng Hương với những động tác thuần thục vượt qua cơn lũ rõ ràng và nhanh như cắt. “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.” Dượng hương Thư hoàn toàn khác với một dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ, trong cơn thác lũ người ta thấy một người anh hùng gan dạ, dũng cảm và có kinh nghiệm sức khỏe khi băng qua con thác dữ. Tác giả như vẽ nên một nét đẹp hoàn mỹ – nét đẹp của người dân lao động có thể chiến thắng vượt qua mọi gian nguy.Đọc xong tác phẩm “ Vượt thác” của Võ Quảng cho ta thấy được cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ. Với nghệ thuật đặc sắc nhà văn đã tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên và sinh động.

Văn bản 3. NGÀN SAO LÀM VIỆC (Võ Quảng) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1.Tìm hiểu chung Câu 1: Tìm hiểu, ghi vắn tắt thông tin giới thiệu về tác giả Võ Quảng. Em đã từng đọc tác phẩm nào của ông?   Câu 2: Cho biết thể loại của văn bản:  - Ở lớp 6, em đã học VB nào cùng thể loại với VB Ngàn sao làm việc + + - Hãy chỉ ra cách gieo vần trong bài thơ: . Câu 3: Bố cục của bài thơ có thể chia làm mấy phần? Nội dung mỗi...
Đọc tiếp

Văn bản 3. NGÀN SAO LÀM VIỆC (Võ Quảng)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1.Tìm hiểu chung

Câu 1: Tìm hiểu, ghi vắn tắt thông tin giới thiệu về tác giả Võ Quảng. Em đã từng đọc tác phẩm nào của ông?

 


Câu 2: Cho biết thể loại của văn bản: 
- Ở lớp 6, em đã học VB nào cùng thể loại với VB Ngàn sao làm việc
+
+
- Hãy chỉ ra cách gieo vần trong bài thơ: .

Câu 3: Bố cục của bài thơ có thể chia làm mấy phần? Nội dung mỗi phần là gì?

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2. Tìm hiểu hai khổ thơ đầu:

Câu 1: Cảnh vật ở hai khổ thơ đầu được miêu tả trong khoảng thời gian, không gian nào?
- Thời gian: 
- Không gian: 
Câu 2: Theo em, nhân vật tôi" trong bài thơ là ai? Nêu cảm nhận của em về tâm trạng cùa nhân vật tôi trong hai khổ thơ đầu.
- Nhân vật tôi:

- Tâm trạng:. 


Câu 3: Nêu ấn tượng chung về khung cảnh bầu trời đêm hiện lên qua trí tưởng tượng của nhân vật tôi.

 


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3. Đọc bốn khổ thơ còn lại và thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Chỉ ra những hình ảnh so sánh được nhà thơ sử dụng để miêu tả vẻ đẹp của bầu trời đêm:
- Dải Ngàn Hà: 

- Chòm sao Thần Nông:

- Những sao dọc ngang:

- Sao Hôm:

- Nhóm sao Đại Hùng tinh:
 
Câu 2: Tìm nét chung ở những hình ảnh so sánh trên.

 

- Tác dụng: ..

 


Câu 3: Đọc bài Ngàn sao làm việc, em hình dung một khung cảnh như thế nào?

 

 

Câu 4: Chọn phân tích một vài chi tiết gợi tả đặc sắc trong bài Ngàn sao làm việc

 

 

Giúp tôi vs! mai phải nộp.

0
15 tháng 12 2021

\(d=25cm\Rightarrow d_1=25-d_1=25-9=16cm\)

Gọi \(F_2\) là lực tác dụng lên cây đinh.

Theo quy tắc Momen lực:

\(d_1\cdot F_1=d_2\cdot F_2\Rightarrow16\cdot180=9\cdot F_2\)

\(\Rightarrow F_2=320N\)

13 tháng 12 2021

- Kim Lân (1920 – 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

- Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết bậc tiểu học rồi phải đi làm: vừa làm thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong, vừa viết văn.

Tóm tắt:

          Ông Hai là người nông dân yêu và tự hào về làng chợ Dầu của mình nhưng vì chiến tranh và hoàn cảnh gia đình nên ông phải đi tản cư. Một hôm nghe ngóng được tin làng Dầu theo Tây. Tin dữ bất ngờ khiến ông không thể tin nổi rồi chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đi về. Về nhà, ông nằm vật ra, ai nói gì cũng tưởng họ bàn tán về làng mình. Khi cùng đường, ông chớm có ý định quay về làng nhưng rồi ông lại xác định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Khi chủ tịch xã lên cải chính làng Dầu không theo Tây, ông sung sướng đi khoe với tất cả mọi người.

Khái niệm tình huống truyện:

- Tình huống truyện là một hoàn cảnh có vấn đề xuất hiện trong tác phẩm.

- Trong hoàn cảnh đó, nhân vật sẽ có hành động bộc lộ rõ nhất, điển hình nhất bản tính của mình. Tính cách nhân vật sẽ rõ, chủ đề tác phẩm sẽ bộc lộ trọn vẹn.

Tình huống truyện trong truyện ngắn “Làng”

- Đó là khi ông Hai nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc => Tình huống đối nghịch với tình cảm tự hào mãnh liệt về làng Chợ Dầu của ông Hai, khác với suy nghĩ về một làng quê “tinh thần cách mạng lắm” của ông.

- Ý nghĩa:

+ Tình huống tạo tâm lí, diễn biến gay gắt trong nhân vật, làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng,yêu nước ở ông Hai.

+ Xét về mặt hiện thực, tình huống này rất hợp lí.

+ Xét về mặt nghệ thuật nó tạo nên một nút thắt cho câu chuyện; gây ra mâu thuẫn giằng xé tâm lí ông lão đáng thương và đáng trọng ấy, tạo điều kiện để thể hiện tâm trạng, phẩm chất và tính cách của nhân vật thêm chân thực và sâu sắc; góp phần giải quyết chủ đề tác phẩm (phản ánh và ca ngợi tình yêu làng, yêu nước chân thành, giản dị của người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp.)

+ Sự phát triển của câu chuyện sẽ bám theo cái tình huống oái oăm này.

Diễn biến tâm trạng của ông Hai

Trước khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc

- Nhớ làng da diết – muốn về làng, muốn tham gia kháng chiến. 

- Mong nắng cho Tây chết.

=> Yêu thương, gắn bó với làng quê, tự hào và có trách nhiệm với cuộc kháng chiến của làng.

- Ở phòng thông tin, ông nghe được nhiều tin hay -> những tin chiến thắng của quân ta -> Ruột gan ông cứ múa cả lên -> Quan tâm tha thiết, nồng nhiệt đến cuộc kháng chiến.

=> Ông Hai là người nông dân có tính tình vui vẻ, chất phác, có tấm lòng gắn bó với làng quê và cuộc kháng chiến.

Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc

- Khi nghe tin xấu, ông Hai sững sờ, xấu hổ, uất ức:“cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như không thở được”.

- Từ đỉnh cao của niềm vui, niềm tin ông Hai rơi xuống vực thẳm của sự đau đớn, tủi hổ vì cái tin ấy quá bất ngờ.

- Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy. Nhưng rồi những người tản cư đã kể rảnh rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên” làm ông không thể không tin -> Niềm tự hào về làng thế là sụp đổ, tan tành trước cái tin sét đánh ấy

- Từ lúc ấy trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông“cúi gằm mặt mà đi”.

- Về đến nhà ông nằm vật ra giường rồi tủi thân nhìn lũ con “nước mắt ông lão cứ giàn ra”. Bao nhiêu điều tự hào về quê hương như sụp đổ  trong tâm hồn người nông dân rất mực yêu quê hương ấy. Ông cảm thấy như chính ông mang nỗi nhục của một tên bán nước theo giặc, cả các con ông cũng sẽ mang nỗi nhục ấy.

- Suốt mấy ngày ông không dám đi đâu. Ông quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình bên ngoài. “Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa,ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam – nhông… là ông lủi ra một nhà ,nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!”

- Ông Hai rơi vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng  khi nghĩ tới tương lai. Ông không biết đi đâu, về làng thì không được, vì về làng lúc này là đồng nghĩa với theo Tây, phản bội kháng chiến. Ở lại thì không xong, vì mụ chủ nhà đã đánh tiếng xua đuổi. Còn đi thi biết đi đâu bởi ai người ta chưa chấp dân làng Chợ Dầu phản bội.

-> Nếu như trước đây , tình yêu làng và tình yêu nước hòa quyện trong nhau thì lúc này, ông Hai buộc phải có sự lựa chọn.Quê hương và Tổ quốc, bên nào nặng hơn? Đó không phải là điều đơn giản vì với ông, làng Chợ Dầu đã trở thành một phần của cuộc đời, không dễ gì vứt bỏ; còn cách mạng là cứu cánh của gia đình ông, giúp cho gia đình ông thoát khỏi cuộc đời nô lệ.

- Cuối cùng, ông đã quyết định: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Như vậy, tình yêu làng dẫu có thiết tha, mãnh liệt đến đâu cũng không thể mãnh liệt hơn tình yêu đất nước. Đó là biểu hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của con người Việt Nam, khi cần họ sẵn sàng gạt bỏ tình cảm riêng tư để hướng tới tình cảm chung của cả cộng đồng.

- Để ông Hai vơi bớt nỗi đau đớn, dằn vặt trong lòng và yên tâm về quyết định của mình, tác giả đã cho nhân vật trò chuyện với đứa con út (thằng cu Húc), giúp ông bày tỏ tình yêu sâu nặng với làng Chợ Dầu (nhà ta ở làng Chợ Dầu), bày tỏ tấm lòng thủy chung son sắt với kháng chiến, với Cụ Hồ (chết thì chết có bao giờ dám đơn sai). -> Đó là một cuộc trò chuyện đầy xúc động nhớ quê, yêu quê, nỗi đau đớn khi nghe tin quê hương theo giặc cứ chồng chéo đan xen trong lòng ông lão. Nhưng trong ông vẫn cháy lên một niềm tin tưởng sắt đá, tin tưởng vào Cụ Hồ, tin tưởng vào cuộc kháng chiến của dân tộc. Niềm tin ấy đã phần nào giúp ông có thêm nghị lực để vượt qua khó khăn này. Dường như ông Hai đang nói chuyện với chính mình, đang giãi bày với lòng mình và cũng như đang tự nhắc nhở: hãy luôn “Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh”. Tình quê và lòng yêu nước thật sâu nặng và thiêng liêng.

=> Đau khổ tột cùng khi nghe tin làng mình theo giặc nhưng tấm lòng thủy chung, son sắt với cuộc kháng chiến thì vẫn không hề thay đổi.

Tâm trạng của ông Hai khi tin làng mình theo giặc được cải chính

- Đúng lúc ông Hai có được quyết định khó khăn ấy thì cái tin làng Chợ Dầu phản bội đã được cải chính. Sự đau khổ của ông Hai trong những ngày qua nhiều bao nhiêu thì niềm phấn khởi và hạnh phúc của ông lúc này càng lớn bấy nhiêu.  “bô bô” khoe với mọi người về cái tin làng ông bị “đốt nhẵn”, nhà ông bị “đốt nhẵn”. Nội dung lời “khoe” của ông có vẻ vô lí bởi không ai có thể vui mừng trước cảnh làng, nhà của mình bị giặc tàn phá. Nhưng trong tình huống này thì điều vô lí ấy lại rất dễ hiểu: Sự mất mát về vật chất ấy chẳng thấm vào đâu so với niềm vui tinh thần mà ông đang được đón nhận. Nhà văn Kim Lân đã tỏ ra rất sắc sảo trong việc nắm bắt và miêu tả diễn biến tâm lí của nhân 

=> Từ một người nông dân yêu làng, ông Hai trở thành người công dân nặng lòng với kháng chiến.Tình yêu làng, yêu nước đã hòa làm một trong ý nghĩ, tình cảm, việc làm của ông Hai. Tình cảm ấy thống nhất,hòa quyện như tình yêu nước được đặt cao hơn, lớn rộng lên tình làng. Đây là nét đẹp truyền thống mang tinh thần thời đại. Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

c. Giá trị nội dung

- Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện Làng.

Giá trị nghệ thuật

- Tác giả đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật.

24 tháng 3 2021

Tham khảo