K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3 2022

a. Đảm bảo hình thức của đoạn văn và số câu.
b. Xác định đúng vấn đề: Làm rõ Đại La là nơi thắng địa, xứng đáng làm kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời
c. Triển khai hợp lí nội dung của đoạn văn: Vận dụng tốt các phương thức biểu đạt. Có thể tham khảo theo các ý sau:
- Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn là tác phẩm phản ánh ý chí độc lập tự cường và phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt và đồng thời tác giả khẳng định rằng Đại La là nơi thích hợp để đượcchọn là kinh đô.
- Vì về vị thế địa lí: Ở nơi trung tâm của đất trời, mở ra bốn hướng Nam, bắc, đông, tây. Có núi có sông, đất rộng mà bằng cao mà thoáng. Tránh được nạn lụt lội, chật chội.
- Về vị thế chính trị văn hóa: Đây là nơi có đầu mối giao lưu chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất trời. Là mảnh đất hưng thịnh "Muôn vật cũng rất mừng phong phú tốt tươi".
- Chiếu dời đô ra đời để phản ánh ý chí độc lập Đại Việt tự cường phát triển lớn mạnh của dân tộc, chứng tỏ triều đình nhà Lí đủ sức mạnh để chấm dứt nạn phong kiến cát cử, thống nhất đất nước.
- Chiếu dời đô còn thể hiện thế và lực của dân tộc Đại Việt đủ sức mạnh ngang hàng với đất nước phong kiến phương Bắc. Và định đô ở Thăng Long là thực hiện nguyện vọng của nhân dân ta thu giang sơn về một mối, nguyện vọng xây dựng đất nước độc lập tự cường.
=> Những điều trên đều được Lí Công Uẩn căn cứ vào vị thế địa lí và vị thế chính trị để khẳng định Đại La là nơi xứng đáng dựa trên những dẫn chứng khách quan chứ không phải vì do sự mong muốn của người. Điều đó khẳng định, Đại Việt là nơi xứng đáng để được chọn làm kinh đô.
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

21 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Đại La là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Thật vậy, vua Lý Công Uẩn với tầm nhìn xa trông rộng và tấm lòng yêu nước thương dân của mình từ sớm đã nhận ra mảnh đất của cố đô Hoa Lư không còn phù hợp cho đất nước ta sinh sống và phát triển nữa. Đầu tiên, mảnh đất Đại La là mảnh đất có thế đất đẹp.Trong văn bản Chiếu dời đô, vua Lý Công Uẩn đã chỉ ra kinh thành Đại La là nơi "ở vào trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi". Với những chứng cứ vô cùng thuyết phục như vậy, vua Lý Công Uẩn đã chỉ ra được đây chính là mảnh đất dành cho những bậc đế vương vì thế đất đạt đến độ lý tưởng theo phong thủy của nước ta. Thứ hai, kinh thành Đại La là mảnh đất thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi, lại ít thiên tai. Ngày trước, vào triều đại nhà Đinh Trần, nước ta phải đóng đô ở kinh thành Hoa Lư vì nơi đó núi non hiểm trở, thuận tiện cho việc tấn công và phòng thủ của nước ta trong trận chiến chống giặc ngoại xâm. Ngày nay, nếu như cứ đóng đô ở Hoa Lư thì nhân dân sẽ chẳng thể trồng trọt và canh tác nông nghiệp được. Chính vì vậy, mảnh đất Hoa Lư đất cao mà rộng bằng phẳng, màu mỡ thì sẽ thuận lợi cho nông nghiệp và trồng trọt, tránh được ngập lụt làm khổ nhân dân. Bên cạnh đó, khung cnarh thiên nhiên của Đại La cũng rất tốt tươi và phong phú. Chính vì vậy, nhà vua đã kết luận đây chính là thắng địa của đất nước, là nơi hội tụ trọng yếu của 4 phương đất nước. Chao ôi, quả là một vị vua anh minh sáng suốt làm sao! Tóm lại, kinh thành Đại La chính là kinh thành bậc nhất của đế vương muôn đời

22 tháng 5 2021

Câu cảm thán:Đây thật là một nơi thuận lợi, tốt đẹp biết chừng nào!

 

25 tháng 9 2021
- Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI, quê ở Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông nổi tiếng học rộng, tài cao. - “Chuyện người con gái Nam Xương” rút trong tác phẩm “Truyền kì mạn lục”, áng văn xuôi viết bằng chữ Hán của Nguyễn Dữ trong thế kỉ XVI - một kiệt tác văn chương cổ được ca ngợi là “thiên cổ kì bút”. Tác phẩm không chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến mà còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của họ. 2. Thân bài a. Giải thích nhận định - “Cái bóng là hư”: ý nói nó là vật vô tri, vô giác. - “Nỗi đau rất thực” của Vũ Nương: là bi kịch bị chồng nghi oan, ruồng bỏ mà dẫn đến cái chết. => Nhận định đã chỉ ra chi tiết có ý nghĩa thắt nút của câu chuyện. b. Phân tích, chứng minh: * Chi tiết “cái bóng”: - Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp. - Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó. - Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương và nàng phải tìm đến cái chết đầy oan ức. => Chi tiết cái bóng đã tạo ra nút thắt đầy kịch tính của câu chuyện, tạo ra bước ngoặt lớn trong cuộc đời Vũ Nương. Từ đó, ta thấy rõ bi kịch của nàng, tính cách của Trương Sinh và dẫn người đọc khám phá ra giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. * Bi kịch của Vũ Nương: - Nàng là một người phụ nữ nhan sắc, hiền thục, nết na, thủy chung son sắt: + Đó trước hết là một người phụ nữ đẹp, khiến Trương Sinh không tiếc trăm lạng vàng mà cưới về làm vợ. + Nàng là người con dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang: một mình gánh vác gia đình, chăm sóc mẹ chồng già yếu, nuôi dạy con thơ. Khi mẹ chồng mất, nàng lo tang ma chu đáo... + Xa chồng nhưng rất mực thủy chung, một lòng thủ tiết chờ chồng. Khi bị nghi oan cũng chỉ biết khóc rồi thanh minh bằng những lời lẽ tha thiết, dịu dàng. - Song cuộc đời nàng vô cùng đau khổ: + Bị chồng đổ oan, mắng nhiếc, đánh đuổi đi. (bị đổ oan) + Cùng đường Vũ Nương nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Đây là phản ứng dữ dội, quyết liệt của Vũ Nương để bảo vệ nhân phẩm nhưng cũng là cho thấy nỗi bất hạnh tột cùng của nàng. (chọn cái chết để giữ gìn phẩm giá) + Tuy ở dưới thủy cung, nàng được cứu sống, sống phú quý, được bất tử, được minh oan nhưng lòng vẫn mong trở về cõi trần mà không thể. (chẳng thể trở về) c. Ý nghĩa của chi tiết cái bóng: - Tạo bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật Vũ Nương, là nút thắt của tác phẩm, đẩy kịch tính lên cao trào. - Làm bộc lộ tính cách Trương Sinh: nóng nảy, ghen tuông mù quáng, độc đoán, gia trưởng. - Truyền tải giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm: + Phản ánh chân thực số phận bất hạnh của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến qua nhân vật Vũ Nương. + Lên án, tố cáo sự độc đoán, gia trưởng của người đàn ông trong xã hội phong kiến. - Đây là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, cho thấy sự sáng tạo tài tình cũng như tấm lòng đầy yêu thương, cảm thông, trân trọng người phụ nữ trong xã hội cũ của nhà văn Nguyễn Dữ. 3. Kết bài: Tổng kết giá trị, ý nghĩa của chi tiết và tác phẩm.
2 tháng 5 2022

Đoạn trích Nước Đại Việt ta được công nhận là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc. Thật vậy, nó đã được thể hiện qua  5 phương diện. Trong đoạn trích nó đã khẳng định rõ vấn đề trên thông qua nhiều dẫn chứng về chủ quyền, lãnh thổ, chân lí về nền độc lập dân tộc. Nước ta có một nền văn hiến nghìn năm, đây là điều mà không phải quốc gia nào cũng có được vì đó là quốc hồn của dân tộc.Ôi! Đây chính là một nét đẹp văn hóa tồn tại tại từ bao đời nay. Lịch sử văn hiến ấy là bằng chứng rõ nhất cho sự tồn tại toàn vẹn lãnh thổ được phân định rõ ràng, độc lập dân tộc. Không những vậy, lãnh thổ nước ta cũng được giới hạn bởi đường biên giới, được chia cách từ thuở sơ khai dựng nước. Được phân chia thành hai miền Nam - Bắc, mỗi miền có những phong tục khác nhau, mỗi phong tục mang nét đẹp riêng của nó. Đây là minh chứng rõ nhất để  thấy nước ta là đất nước độc lập, có chủ quyền. Và hơn hết, trong văn bản nước Đại Việt ta, tác giả đã liệt kê một số các triều đại nước ta và dùng từ "để" để so sánh các  triều đại nước ta cũng ngang hàng với các triều đại của Trung Quốc. Nhân tài là nguyên khí của quốc gia, hào kiệt chính là bằng chứng cho linh khí, long mạch của một đất nước.Và nước ta cũng vậy, mỗi thời gian lịch sử đều xuất hiện các anh hùng hào kiệt khắp nơi. Bằng biện pháp tu từ liệt kê, sử dụng dẫn chứng xác thực theo trình tự lịch sử thì tác giả khẳng định về sự độc lập dân tộc, nếu ai mà xâm lược nước Đại Việt ta thì sẽ nhận một cái kết thảm hại nhờ lòng yêu nước nồng nàn của mọi người dân. Lời khẳng định đanh thép về sức mạnh chân lí, chính nghĩa, là lẽ phải không thể chối cãi. Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai này đã có rất nhiều sự tiến bộ hơn so với bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên là Nam Quốc Sơn Hà. Trong văn bản Nam Quốc Sơn Hà mới chỉ khẳng định ranh giới và nền độc lập của dân tộc còn trong văn bản "Nước Đại Việt ta" đã tiếp tục phát huy về ranh giới, nền độc lập và phát triển thêm nền văn hiến, hào kiệt, phong tục tập quán và lịch sử nghìn năm. Qua đó, chúng ta thấy được rằng "Nước Đại Việt ta'' là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai khẳng định nền độc lập dân tộc của đất nước ta và chủ quyền riêng không ai xâm phạm.

13 tháng 9 2023

Trong tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" của nhà văn O. Henry, diễn biến tâm trạng của nhân vật Giôn-xy được sáng tỏ qua các sự kiện trong câu chuyện. Ban đầu, Giôn-xy bị bệnh và rơi vào tình trạng tuyệt vọng, tin rằng khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống, cô sẽ chết. Tuy nhiên, sau khi chiếc lá cuối cùng không rụng trong đêm bão, Giôn-xy bắt đầu thay đổi suy nghĩ và hy vọng vào cuộc sống. Điều này cho thấy sự thay đổi tâm trạng từ bi quan sang lạc quan của nhân vật. Trong quá trình này, nhân vật cụ Bơ-men đã âm thầm vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xy, nhưng cuối cùng anh đã chết vì bệnh sưng phổi. Sự hy sinh của cụ Bơ-men cũng làm sáng tỏ tâm trạng của Giôn-xy, khi cô nhận ra giá trị của cuộc sống và tình yêu thương.

2 tháng 11 2023

Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ đã được thể hiện vô cùng chân thực và sâu sắc qua hồi thứ 14 của Hoàng Lê nhất thống chí. Nét nổi bật của người anh hùng chí cao tâm sáng này là sự hành động mạnh mẽ, quyết đoán. Trong suốt văn bản, Nguyễn Huệ luôn là con người hành động xông xáo, mau lẹ, có chủ đích và rất quyết đoán. Nghe tin giặc đã chiếm đến Thăng long, ông vẫn không hề nao núng, định thân chinh cầm quân đi ngay. Sau đó, chỉ trong vòng hơn một tháng, Nguyễn Huệ đã làm bao việc lớn: lên ngôi hoàng đế, đốc suất đại binh ra Bắc, gặp người cống sĩ La Sơn, tuyển thêm người, phủ dụ quân lính, mở cuộc duyệt binh, hoạch định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau này. Thứ hai, ông cũng là người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén. Trước hết là sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch ta, thể hiện rõ trong lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An. Lời phủ dụ giống như một bài hịch ngắn: khẳng định chủ quyền của ta, nêu lên dã tâm của giặc, tố cáo hành động xâm lược phi nghĩa của giặc, nhắc lại truyền thống đánh giặc của ông cha, và kêu gọi toàn thể binh lính đánh giặc cũng như ra kỷ luật nghiêm minh. Thứ ba, ông còn là người có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng. Vua Quang Trung luôn tin ở mình, tin ở chính nghĩa của dân tộc, tin tưởng và khẳng định chắc chắn vào chiến thắng. Người anh hùng chí lớn ấy đang lo việc đánh giặc đã tính sẵn kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau này, ông còn tìm cách ngoại giao để có thể dẹp việc binh đao, vì hòa bình và sự phát triển lâu dài của dân tộc. Đặc biệt, ông còn là bậc kỳ tài về quân sự. Nhà vua thân chinh cầm quân, tự mình đốc suất việc quân, tổ chức chiến dịch với cuộc hành quân thần tốc nổi tiếng trong lịch sử. Phải chăng dưới tài chỉ huy của vua, quân đội ta là đội quân dũng mãnh, đánh đâu thắng đó đều rất nhanh, chớp nhoáng? Nổi bật là hình ảnh của vua Quang Trung lẫm liệt trên lưng voi, chỉ huy các trận đánh, dũng mãnh tài ba chính là linh hồn của chiến công vĩ đại của dân tộc. Đây là hình ảnh người anh hùng trong chiến tranh rất đẹp trong văn học hiện đại Việt Nam.