K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Nội dung: cuộc mưu sinh của các gia đình sói, lạc đà, báo, sư tử, và những người từ đồng cỏ Châu Phi Vàng, Châu Phi Xám, Châu Phi Xanh.

- Nghệ thuật: cách kể chuyện sáng tạo, cốt truyện đa tuyến.

28 tháng 12 2016
1.Nghệ thuật:
Văn bản thể hiện phong cách viết văn của Nguyên Hồng trong thể loại hồi kí: Thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm
2. Nội dung:
Đoạn trích cho ta hiểu được tình cảnh đáng thương, nỗi đau tinh thần của chú bé Hồng. Đồng thời cảm nhận được nỗi khát khao sự ấm áp của tình mẹ thiêng liêng cao đẹp của bé Hồng
3 tháng 11 2021

1.Nghệ thuật:
Văn bản thể hiện phong cách viết văn của Nguyên Hồng trong thể loại hồi kí: Thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm
2. Nội dung:
Đoạn trích cho ta hiểu được tình cảnh đáng thương, nỗi đau tinh thần của chú bé Hồng. Đồng thời cảm nhận được nỗi khát khao sự ấm áp của tình mẹ thiêng liêng cao đẹp của bé Hồng

17 tháng 3 2021

– Quá trình hiện đại hoá đạt được những thành tựu đáng kể.

– Các tác phẩm tiêu biểu: Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh), Hầu trời (Tản Đà), Gánh nước đêm (Trần Tuấn Khải)…các sáng tác bằng tiếng Pháp của Nguyễn Ái Quốc.

– Nhiều yếu tố của văn  vẫn còn tồn tại.

– Quá trình đổi mới hoàn tất, nhiều thành tựu ở mọi lĩnh vực.

– Các tác phẩm tiêu biểu: Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), Chí Phèo (Nam Cao), Thơ duyên (Xuân Diệu)….

VHVN có thể hội nhập với nền VH thế giới.

17 tháng 3 2021

Từ đầu Thế Kỉ XX đến 1930 mà bạn

2 tháng 4 2020

 * Nội dung khái quát của bài thơ Qua Đèo Ngang là: cảnh Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút thấp thoáng có sự sống con người nhưng con hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả. 

 * nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ là phong cách thơ trang nhã, điêu luyện, tả cảnh ngụ tình đặc sắc. 

8 tháng 4 2020

* Nội dung

Bài thơ ca ngợi tình bạn chân thành thắm thiết, đậm đà, mộc mạc và tràn đầy niềm vui dân dã của tác giả

* Nghệ thuật

- Tạo tình huống bất ngờ, thú vị

- Giọng thơ chất phác, hồn nhiên, ẩn sau câu chữ là ánh mắt lấp lánh cùng nụ cười hồn hậu, ấm áp, chân tình của nhà thơ

- Sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ bác học

9 tháng 4 2020

Thuở nhỏ nhà nghèo, thông minh, học giỏi, sau đó đi thi đỗ cả 3 kì thi: Hương, Hội, Đình, do đó nên được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ

- Nguyễn Khuyễn làm quan khoảng mười năm, nhưng đến khi thực dân Pháp đánh chiếm xong Bắc Bộ, ông cáo quan về ở ẩn

- Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ ca của ông chủ yếu được sáng tác vào gia đoạn sau ngày cáo quan về ở ẩn ở Yên Đổ

II. Đôi nét về tác phẩm Bạn đến chơi nhà

1. Hoàn cảnh ra đời

Bài thơ được sáng tác trong thời gian Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn ở Yên Đổ

2. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (câu đầu): Cảm xúc khi bạn tới chơi nhà

- Phần 2 (6 câu thơ tiếp theo): Hoàn cảnh nhà thơ khi bạn đến chơi nhà

- Phần 3 (câu cuối): Tình cảm thắm thiết của tác giả với bạn

3. Giá trị nội dung

Bài thơ ca ngợi tình bạn chân thành thắm thiết, đậm đà, mộc mạc và tràn đầy niềm vui dân dã của tác giả

4. Giá trị nghệ thuật

- Tạo tình huống bất ngờ, thú vị

- Giọng thơ chất phác, hồn nhiên, ẩn sau câu chữ là ánh mắt lấp lánh cùng nụ cười hồn hậu, ấm áp, chân tình của nhà thơ

- Sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ bác học.

III. Dàn ý phân tích tác phẩm Bạn đến chơi nhà

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Khuyễn (những nét tiêu biểu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác…)

- Giới thiệu về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

II. Thân bài

1. Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà

- Cách giới thiệu giản dị, gần gũi với đời sống:

+ Đã bấy lâu nay: chỉ thời gian đã lâu lắm rồi

+ Bác tới nhà: chỉ sự việc bạn đến thăm

- Giọng điệu: vồn vã, chân thành, cởi mở

- Cách xưng hô: bác – một danh từ chỉ người, được dùng như đại từ, qua đó thể hiện thái độ niềm nở, thân tình, quý trọng của tác giả đối với bạn

- Hai vế câu sóng đôi như một lời reo vui, đón khách, thể hiện sự xúc động ngọt ngào. Qua đó, cho thấy mối quan hệ gần gũi, thân mật giữa chủ và khách

⇒ Câu nhập đề tự nhiên như một lời nói mộc mạc, như một tiếng reo vui, thể hiện sự chân tình, niềm xúc động của tác giả khi bạn đến chơi nhà

2. Hoàn cảnh của nhà thơ khi bạn đến chơi nhà

- Tác giả đã tạo ra một tình huống, một hoàn cảnh rất đặc biệt khi bạn đến chơi nhà:

+ Muốn ra chợ thì chợ xa

+ Muốn sai trẻ thì trẻ đi vắng

+ Muốn bắt cá thì ao sâu

+ Muốn đuổi gà thì vườn rộng, rào thưa

+ Những thực phẩm như thịt, cá, rau đậu của vườn lại chưa ăn được

+ Miếng trầu cũng không có

⇒ Tình huống được tạo ra có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, từ đó cho thấy hoàn cảnh éo le của tác giả

- Nghệ thuật;

+ Nhịp thơ 3/4: tạo âm hưởng nhịp nhàng, chậm rãi, khoan thai

+ Phép đối chặt chẽ, lặp cấu trúc cụm từ, sử dụng tính từ, từ phủ định…

⇒ Tạo dựng một tình huống éo le đó là cách nói hài hước, phóng đại về cuộc sống thiếu thốn vật chất của tác giả, qua đó thể hiện sự hóm hỉnh, hài hước của một nhà nho thanh bạch.

3. Tình bạn thắm thiết của tác giả

- Sử dụng từ nhiều nghĩa “ta”:

+ Ta (1): chủ nhà – nhà thơ

+ Ta (2): khách – bạn

- Sử dụng quan hệ từ “với” nối liền hai chữ ta, qua đó ta thấy giưa chủ và khách dường như không còn khoảng cách, tuy hai mà một, gắn bó, hòa hợp, vui vẻ, trọn vẹn

⇒ Câu thơ đã đúc kết lại giá trị của toàn bài thơ, bộc lộ tình cảm sâu sắc của nhà thơ đối với bạn, khẳng định một tình bạn đậm đà thắm thiết, trọn vẹn mà trong sáng, vượt qua mọi thử thách tầm thường.

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

+ Nội dung: ca ngợi tình bạn chân thành, thắm thiết, mộc mạc của tác giả

+ Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn bát cú, giọng thơ chất phác, hồn nhiên, tạo tình huống thú vị, bất ngờ, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ đời thường…

- Cảm nhận về bài thơ và liên hệ với tình bạn của bản thân

30 tháng 12 2020

Nghệ thuật : - Sử dụng điệp ngữ , nhân hóa , so sánh vá liệt kê .

                   - Tác giả đã sử dụng cẻ đẹp của con người để làm chuẩn                         mục cho vẻ đẹp của thiên nhiên ( ở câu thơ đầu)

                   - ở 2 câu thơ đầu có sử dụng nghệ thuật lấy động thả tĩnh.

                   - miêu tả có đôi nét chấm phá.

Nội dung: - Bài thơ mang nhiều hỉnh ảnh thiên đẹp ,mang màu sắc cổ điển mà bình dị , tự nhiên.

               bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên ,tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nc sâu nặng và phong thái ung dung ,lạc quan của Bác Hồ.

( Sai thì THÔI NHA bạn !!!))

* Phong trào thơ mới được chia thành những giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1932 – 1935: Đây là giai đoạn đánh dấu sự chớm nở của thơ mới, với sự đấu tranh gay gắt giữa hai trường phái thơ. Ở giai đoạn đầu, Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu nhất của Phong trào thơ mới với tập Mấy vần thơ (1935). Ngoài ra còn có sự góp mặt các nhà thơ Lưu Trọng Lư, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên.

- Giai đoạn 1936 - 1939: Đây là giai đoạn Thơ mới chiếm ưu thế tuyệt đối so với “Thơ cũ” trên nhiều bình diện, nhất là về mặt thể loại. Giai đoạn này xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như Xuân Diệu (tập Thơ thơ -1938), Hàn Mặc Tử (Gái quê -1936, Đau thương - 1937), Chế Lan Viên (Điêu tàn - 1937), Bích Khuê (Tinh huyết - 1939), … Đặc biệt sự góp mặt của Xuân Diệu, nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”

→ Phong trào thơ mới nở rộ với hàng loạt các cây bút có tên tuổi xuất hiện, thể hiện rõ tài năng nghệ thuật đặc sắc cũng như sự lên ngôi của cái tôi cá nhân sau suốt một thời gian dài bị kìm hãm. Các nhà thơ được nói lên cảm xúc của mình một cách trọn vẹn.

- Giai đoạn 1940 - 1945: Đây là giai đoạn thơ mới xuất hiện nhiều khuynh hướng khác nhau, về cơ bản vẫn giữ được nét đặc trưng của thơ mới những giai đoạn đầu, song đã bắt đầu có sự thoái trào.