K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 2 2020

Nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp cũng như hệ thống tư tưởng của Người, chúng ta thấy tư tưởng về kinh tế nói chung và quan điểm về phát huy nhân tố con người trong quá trình sản xuất kinh tế nói riêng là một vấn đề trung tâm, xuyên suốt. Người thường nói: “Vô luận việc gì đều do con người làm ra cả”, “có dân là có tất cả”. Do đó, Người thường nhắc nhở cán bộ phải biết tin ở dân; dựa vào dân, phát huy sức mạnh của toàn dân - của toàn thể cộng đồng cũng như của mỗi cá nhân.Con người là nhân vật trung tâm của xã hội, là chủ thể chân chính sáng tạo ra mọi giá trị vật chất - tinh thần để phục vụ lại chính đời sống của mình. Trong mọi hoạt động của xã hội, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh tế không thể thiếu vắng bàn tay khối óc của con người.Thứ nhất, phải cân đối; phải nhìn xa, thấy rộng; phải rất tỉ mỉ, chu đáo, thật sát với cơ sở.Thứ hai, phải đảm bảo vấn đề dân chủ trong việc làm kế hoạch, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trênThứ ba, phải thiết thực, tính toán cẩn thận, điều kiện cụ thể, “chớ làm kế hoạch cho đẹp mắt, to tát, kể hàng triệu nhưng không thực hiện được”. Điều đó khiến chúng ta rõ thấy những giá trị tư tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh vẫn mang tính thời đại, mà thực tiễn chúng ta cần nghiên cứu vận dụng để xây dựng và phát triển đất nước.

1 tháng 6 2017

- Nêu được vấn đề cần nghị luận

- Suy nghĩ về cái mạnh của con người Việt nam: Thông minh, nhạy bén với cái mới (Vận dụng các thao tác nghị luận để làm rõ cái mạnh của con người Việt Nam; ý nghĩa, tác dụng của nó)

- Suy nghĩ về cái yếu của con người Việt nam: Khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề ( Vận dụng các thao tác nghị luận để làm rõ cái yếu của con người Việt Nam; ý nghĩa, tác dụng của nó) \

- liên hệ bản thân: Thấy được cái mạnh của bản thân để từ đó có hướng phát huy, Khắc phục những cái yếu, nhất là lối học chay, học vẹt; tăng cường kĩ năng thực hành và vận dụng...

2 tháng 6 2017

Em tham khảo nhé:

Trong thời đại công nghệ mới, nền kinh tế tri thức ngày một phát triển; nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội.Kinh tế tri thức sẽ kéo theo các hệ lụy là giảm đi sức lao động của con người, thay vào đó là sự phát triển của máy móc, công nghệ cao.Như vậy không có nghĩa là nó làm giảm đi vai trò của con người, mà ngược lại, con người vẫn và sẽ ngày càng có vai trò nổi trội hơn.Vì con người sẽ vận hành nó, thay vì cùng đồng hành với nó như trước kia. Nếu như trước kia, con người dùng sức lao động của mình để tạo ra của cải, thì bây giờ, con người lại dùng trí tuệ của mình để tạo ra của cải.Và nhưu vậy, gánh nặng đè lên sức lao động sẽ bớt đi, con người sẽ đỡ phải vất vả hơn.Đồng hành với nó, con người sẽ phải nhạy bén với công nghệ, kĩ thuật, có tư duy linh hoạt hơn.Vì vậy, để thích ứng với nó, con người cần phải cố gắng, nỗ lực, trau dồi những phẩm chất cần có, tích lũy những kiến thức đủ để có thể hoạt động và đi cùng với nó.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

BÁO CÁO VỀ NỀN KINH TẾ TRI THỨC

1. Khái quát về nền kinh tế tri thức:

Kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa trực tiếp vào việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức, thông tin. Trong nền kinh tế tri thức, việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, xã hội; tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Kinh tế tri thức là nền kinh tế được phát triển chủ yếu dựa vào tri thức và công nghệ hiện đại. Cơ sở của nền kinh tế tri thức là tri thức (thể hiện trong con người và trong công nghệ)...

Sự ra đời và phát triển của nền kinh tri thức là kết quả tất yếu của quá trình phát triển lực lượng sản xuất xã hội. Nó được thúc đẩy bởi sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ tiên tiến hiện đại, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển nhanh, mang tính đột phá của công nghệ thông tin. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các sáng kiến, phát minh khoa học,... đã tạo ra tính linh hoạt, hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất.

Kinh tế tri thức là giai đoạn phát triển cao của lực lượng sản xuất, cao hơn so với kinh tế công nghiệp và kinh tế nông nghiệp. Trong nền kinh tế tri thức, tri thức đóng vai trò quyết định hàng đầu đối với phát triển kinh tế - xã hội.

2. Đặc điểm của kinh tế tri thức:

Thứ nhất, tri thức là lực lượng sản xuất trực tiếp. Tri thức là nguồn lực vô hình to lớn, quan trọng nhất trong đầu tư phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức. Nền kinh tế tri thức lấy tri thức là nguồn lực có vị trí quyết định nhất của sản xuất, là động lực quan trọng nhất cho sự phát triển.

Thứ hai, nền kinh tế dựa ngày càng nhiều vào các thành tựu của khoa học - công nghệ. Nếu trong nền kinh tế công nghiệp, sức cạnh tranh chủ yếu dựa vào tối ưu hóa và hoàn thiện công nghệ hiện có, thì trong nền kinh tế tri thức lại dựa chủ yếu vào việc nghiên cứu, sáng tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới. Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu sản xuất dựa ngày càng nhiều vào việc ứng dụng các thành tựu của khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ chất lượng cao. Các quyết sách kinh tế được tri thức hóa.

Thứ ba, cơ cấu lao động được chuyển dịch theo hướng ngày càng coi trọng lao động trí tuệ. Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm số lao động trực tiếp làm ra sản phẩm, tăng số lao động trí tuệ. Lao động trí tuệ chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hóa, sự sáng tạo, đổi mới, học tập trở thành nhu cầu thường xuyên đối với mọi người. Học suốt đời, xã hội học tập là nền tảng của kinh tế tri thức.

Thứ tư, quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng. Quyền sở hữu trí tuệ là sự bảo đảm pháp lý cho tri thức và sự đổi mới sáng tạo sẽ tiếp tục được tạo ra, duy trì và phát triển. Trong nền kinh tế tri thức, nguồn lực trí tuệ và năng lực đổi mới là hai nhân tố then chốt để đánh giá khả năng cạnh tranh, tiềm năng phát triển và sự thịnh vượng của một quốc gia. Các tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng. Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được xem là một nguyên tắc cơ bản trong sự vận động và phát triển của nền kinh tế tri thức.

Thứ năm, nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế tri thức chỉ được hình thành và phát triển khi lực lượng sản xuất xã hội đã phát triển ở trình độ cao, phân công lao động mang tính quốc tế và theo đó là hệ thống sản xuất mang tính kết nối giữa các doanh nghiệp các quốc gia trong một chuỗi giá trị sản phẩm. Bởi vậy, nó mang tính toàn cầu hóa. Trong nền kinh tế tri thức, sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức không còn nằm trong phạm vi biên giới một quốc gia. Nền kinh tế tri thức còn được gọi là nền kinh tế toàn cầu hóa nối mạng, hay là nền kinh tế toàn cầu dựa vào tri thức.

Ngoài các đặc điểm trên, nền kinh tế tri thức còn là một nền kinh tế hướng đến sự phát triển bền vững, thân thiện với môi trường; nền kinh tế làm thay đổi cơ cấu xã hội và thang giá trị xã hội, làm xuất hiện các cộng đồng dân cư kiểu mới, các làng khoa học, các công viên khoa học, vườn ươm khoa học...

3. Biểu hiện của nền kinh tế tri thức:

Lao động tri thức chiếm tỉ lệ cao.

Cơ cấu nền kinh tế có ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng GDP cao nhất, nổi bật có các ngành cần nhiều tri thức.

Xuất hiện nhiều ngành công nghệ cao, công nghệ thông tin và truyền thông là động lực chủ yếu cho phát triển nền kinh tế.

Chú trọng cho giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực tri thức chất lượng cao.

13 tháng 1 2019

Chọn đáp án: A.

14 tháng 10 2018

rong cuộc sống, gia đình đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt, môi trường gia đình bao giờ cũng có tác động hai mặt tới sự hình thành nhân cách của chúng ta.Gia đình là một trong ba môi trường của xã hội, quyết định trực tiếp tới mặt tự nhiên và xã hội trong mỗi con người. Là nơi để các thành viên sống chân thành với nhau, san sẻ lòng yêu thương, niềm vui, là điểm dựa vững chắc nhất những lúc chúng ta gặp khó khăn, hay thất bại trong cuộc sống. Gia đình là những người cùng chung sống dưới một mái nhà, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm có ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt.Thời thơ ấu: Gia đình là nơi để chúng ta phát triển về thể chất và tâm hồn. Là nơi bảo vệ những tác động xấu, uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc để cho nhân cách ta phát triển hoàn thiện. Là trường học đầu tiên để hình thành những kỹ năng cơ bản cho một cuộc sống tốt đẹp. Khi trưởng thành: Gia đình là nơi mà ta trở về sau những bôn ba vất vả của cuộc sống. Là nơi ta được san sẻ tình yêu thương cùng với ý thức trách nhiệm, bổn phận của mình. Là sự bao dung, che chở và tha thứ khi ta gặp phải lầm lạc hay những bất trắc cùa cuộc đời. Là sự động viên khích lệ cho những thành quả, thành công,... Khi về già: Gia đình là nơi để ta nghỉ ngơi sau một quãng đời phấn đấu, lao động mệt nhọc. Là nơi đem lại niềm vui sống vào tuổi xế chiều. Là nơi tìm được ý nghĩa cuộc sống, răn dạy cháu con những kinh nghiệm cuộc sống ngay cả khi đã sức tàn lực kiệt.Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình góp phần quan trọng cho sự phát triển chung về mọi mặt của toàn xã hội, cùng với xã hội xây dựng mội trường sống và hoàn thiện con người. Chúng ta phê phán những biểu hiện lệch lạc tạo mầm móng cho sự rạn nứt, tan vỡ của các quan hệ gia đình. Đó có thể là nạn bạo hành gia đình, con cái bất hiếu với cha mẹ. Cha mẹ thiếu nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con cái nên người. Một hiện tượng dễ thấy trong xã hội hiện đại là tình trạng ly hôn ngày càng nhiều, mà thiệt thòi nhất vẫn là trẻ em và phụ nữ.Mỗi con người là một kiểu cá tính, tâm lí, có một nhu cầu, ý muốn khác nhau. Để tạo nên mối quan hệ bền vững và tốt đẹp trong gia đình, mỗi người cần biết cân bằng, điều chỉnh bản thân và có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc các thành viên khác.Gia đình hạnh phúc thì đòi hỏi mọi thành viên phải bình đẳng, có tâm huyết, có tình cảm và đức hy sinh. Giữ được sự yên ấm và vun đắp hạnh phúc cho gia đình là tạo một nền tảng cho sự phát triển bền vững của con người, của xã hội.

14 tháng 10 2018

Gia đình là một thành phần quan trọng không thể thiếu của mỗi chúng ta. Nó vừa là điểm khởi đầu cũng là nơi kết thúc của một đời người.Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Gia đình là tế bào của xã hội". Thật vậy, đó là nơi nuôi dưỡng, chở che cho mỗi chúng ta từ khi còn bé cho đến lúc lớn, nó luôn ở bên cạnh ta, nâng niu che chở cho mỗi chúng ta. Gia đình là nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người. Tất cả chúng ta ngồi đây ai cũng đã, đang và sẽ có một gia đình mà chắc rằng nó sẽ không bao giờ được như tôi mơ ước.Trong quá khứ, tôi đã từng có một gia đình, nơi đã nuôi dưỡng, che chở cho tôi từ lúc mới lọt lòng. Tôi sống trong tình yêu thương, đùm bọc của bố mẹ. Tôi sống, sống trong sự quan tâm, sống trong sự chở che... Rồi dần dần, càng ngày tôi càng núp trong một cái bóng, cái bóng của chính tôi. Chẳng có gì tôi phải đụng tay đến, tôi chẳng được làm những gì mà mình thích. Tất cả phải theo ý bố mẹ...Bố vẫn thường dạy tôi về cách sống, cách làm người... Nhưng thử hỏi đã bao giờ tôi được làm chính tôi... Tôi luôn tự tạo cho mình một cái vỏ bọc để che giấu đi con người thực sự của mình. Mọi người thấy tôi hay cười... nhưng có ai biết, đó chỉ là những nụ cười giả tạo mà tôi cố gắng để che giấu đi nỗi đau của chính bản thân mình... Tôi đã từng ghét chính cuộc sống đó. Nhiều lần, tôi đã cố gắng để thoát ra khỏi cái vỏ bọc ấy. Nhưng rồi, tôi lại càng tiến sâu hơn.Một ngày nọ, tôi phát hiện ra, bố tôi, người mà luôn che chở, dạy bảo cho tôi lại là một người... một người mà tôi... khinh bỉ... Đúng là cha nào con ấy... Tôi tự tạo vỏ bọc cho mình để che giấu con người thật của tôi. Bố tôi cũng thế, ông đã tạo ra cho mình một cái vỏ bọc thật hoàn hảo để che giấu con người mình, lừa gạt tất cả, và cả tôi.Tôi sống vì cái gì??? Gia đình ư? Nhiều lúc tôi đã dẫm đạp lên nó... Tôi tự tách mình khỏi gia đình, và tách ra khỏi chính bản thân tôi. Tôi hoàn toàn là một con người khác...Nhiều lúc chán cuộc sống giả tạo đó, tôi đã tìm, tìm đến một nơi, một nơi mà ở đó không có sự giả dối, và hơn cả, tôi được làm chính tôi: THẾ GIỚI ẢO. Dẫu biết rằng, tất cả chỉ là ảo, nhưng những gì tôi có thật gấp trăm nghìn lần cái thế giới mà tôi sống.Ở đó, có người mà tôi yêu, có sự quan tâm, có tất cả những thứ mà thế giới thật đã có, hoặc không có... Tôi đã tìm lại được tiếng cười, cười một cách thật tự nhiên. Có những buổi offline làm tôi nhớ mãi...

Một phút xa nhau vạn phút nhớ
Một lần gặp gỡ vạn lần mơ.​

Lạ thật, tôi đã từng mơ về một hạnh phúc được sống trong một gia đình thật, nhưng không ngờ đó chỉ là ẢO... Nhưng không sao, có lẽ đối với tôi đó cũng là một cái gì đó, một thứ gì đó thật khác biệt...Thật lạ, hôm nay, ngày tôi viết bài văn này cũng là ngày kỉ niệm, ngày chúng tôi gặp nhau trong một gia đình (ẢO)... Nhưng tôi đang cố gắng gìn giữ một cái gì đó, dù biết nó chỉ là ẢO và lời nói có thể là giả tạo nhưng ít ra có còn hơn không. Hơn cả, tôi được làm chính tôi. Tương lai, một ngày nào đó tôi cũng sẽ có một gia đình. Gia đình đó sẽ như thế nào đây?Gia đình... Không biết đối với các bạn, đó là gì? Nhưng đối với tôi, nó là một cái gì đó mà có lẽ cả đời này tôi cũng chẳng bao giờ với tới được.

Tiền tài địa vị cũng sẽ tan
Cao sang dang vọng cũng sẽ tàn
Phấn son nhan sắc đâu còn mãi
Chỉ còn chân thành tồn tại mãi với thời gian

16 tháng 1 2021

Sách là người bạn thân thiết cũng là tài sản vô giá của con người. Đọc sách giúp trang bị những tri thức mới mẻ trên hành trình học tập và phát triển của bản thân.Không chỉ vậy, đọc sách còn giúp ta  khám phá những chân trời mới, đến những vùng đất mới mẻ mà ta chưa từng có cơ hội đi, đến và cảm nhận. Những lúc mệt mỏi, chán nản với cuộc sống, đọc sách ta có thêm động lực để cố gắng hay để vững tâm và tin vào những điều tốt đẹp của tương lai. Sách bồi đắp cho tâm hồn ta ngày một phong phú, đẹp đẽ và thiện lương hơn. Vì thế, hãy nên đọc sách mỗi ngày, nuôi dưỡng cho mình niềm đam mê sách nhé.

16 tháng 1 2021

Mỗi sách hay cả sách và vở đấ

Tham khảo:

Thực vật có vai trò rất quan trọng đối với mọi cá thể trên hành tinh này. Không dừng lại ở việc cung cấp nguồn thức ăn mà nó góp phần rất lớn trong bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sự trong lành của bầu khí quyển. Thực vật giúp giữ cho hàm lượng khí cacbonic và oxi trong không khí luôn được ổn định nhờ vào quá trình quang hợp của cây. Thực vật đóng vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, tăng lượng mưa, giúp cho khí hậu trở nên ôn hòa hơn. Đối với động vật, thực vật vừa là nguồn cung cấp thức ăn, vừa là chỗ ở cho động vật trú ngụ

7 tháng 2 2022

Tham khảo

Thực vật có vai trò rất quan trọng đối với mọi cá thể trên hành tinh này. Không dừng lại ở việc cung cấp nguồn thức ăn mà nó góp phần rất lớn trong bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sự trong lành của bầu khí quyển. Thực vật giúp giữ cho hàm lượng khí cacbonic và oxi trong không khí luôn được ổn định nhờ vào quá trình quang hợp của cây. Thực vật đóng vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, tăng lượng mưa, giúp cho khí hậu trở nên ôn hòa hơn. Đối với động vật, thực vật vừa là nguồn cung cấp thức ăn, vừa là chỗ ở cho động vật trú ngụ.

28 tháng 1 2022

Tham khảo:

Thực vật có vai trò rất quan trọng đối với mọi cá thể trên hành tinh này. Không dừng lại ở việc cung cấp nguồn thức ăn mà nó góp phần rất lớn trong bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sự trong lành của bầu khí quyển. Thực vật giúp giữ cho hàm lượng khí cacbonic và oxi trong không khí luôn được ổn định nhờ vào quá trình quang hợp của cây. Thực vật đóng vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, tăng lượng mưa, giúp cho khí hậu trở nên ôn hòa hơn. Đối với động vật, thực vật vừa là nguồn cung cấp thức ăn, vừa là chỗ ở cho động vật trú ngụ.

28 tháng 1 2022

tk

Lời giải:

Thực vật có vai trò rất quan trọng đối với mọi cá thể trên hành tinh này. Không dừng lại ở việc cung cấp nguồn thức ăn mà nó góp phần rất lớn trong bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sự trong lành của bầu khí quyển. Thực vật giúp giữ cho hàm lượng khí cacbonic và oxi trong không khí luôn được ổn định nhờ vào quá trình quang hợp của cây. Thực vật đóng vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, tăng lượng mưa, giúp cho khí hậu trở nên ôn hòa hơn. Đối với động vật, thực vật vừa là nguồn cung cấp thức ăn, vừa là chỗ ở cho động vật trú ngụ