K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 4 2017

câu này dễ mà bạn

26 tháng 9 2017

Gợi ý làm bài

a) So sánh chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long

- Giống nhau:

+ Lúa chất lượng cao, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Gia súc, gia cầm, thuỷ sản.

- Khác nhau:

+ Đồng bằng sông Hồng còn trồng cây vụ đông, chăn nuôi bò sữa.

+ Đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh chăn nuôi vịt, thuỷ sản (tôm, cá tra, cá ba sa,...).

b) Giải thích khác nhau về chuyên môn hóa giữa hai vùng

- Đồng bằng sông Hồng:

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa đông lạnh tạo điều kiện phát triển cây vụ đông.

+ Nhu cầu lớn về thực phẩm (trong đó có sữa) của các đô thị (Hà Nội, Hải Phòng,...).

- Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Nguồn thức ăn phong phú cho chăn nuôi gia cầm, nhất là vịt (nuôi vịt chạy đồng).

+ Có diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trên quy mô lớn.

31 tháng 7 2023

lược đồ, bản đồ, cổ vật, tài liệu ghi chép,...

8 tháng 10 2019

HƯỚNG DẪN

− Địa hình thấp (2 – 3m so với mực nước biển), ba mặt giáp biển, thủy triều xâm nhập sâu vào đồng bằng.

− Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt; nguồn nước cung cấp chủ yếu ở sông Mê Công, là sông lớn có phần thượng lưu và phần lớn chiều dài trung lưu chảy qua nhiều nước ở trong khu vực.

− Đặc điểm địa hình và khí hậu như vậy tạo điều kiện cho việc xảy ra các hiện tượng tự nhiên do biến đối khí hậu gây ra như: xâm nhập mặn, khô hạn, sạt lở bờ sông, sạt lở bờ biển…

− Kinh tế khu vực chủ yếu là nông nghiệp, nhất là lúa và thủy sản, có tính phụ thuộc nhiều vào tự nhiên (đất, khí hậu, nguồn nước…) nên càng chịu tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.

CK
Cô Khánh Linh
Manager VIP
17 tháng 9 2023

Em sưu tầm và tìm hiểu thông tin trên mạng em nhé. Em gõ: Cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước phát triển.

21 tháng 5 2017

Đây là hai trong ba vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta.

1. Giống nhau

a) Về quy mô

-Cả hai vùng đều là các vùng chuyên canh cây công nghiệp thuộc loại lớn nhất nước ta

-Mức độ tập trung hóa đất đai tương đối cao. Có các khu vực trồng cà phê (Tây Nguyên), chè (Trung du và miền núi Bắc Bộ) tập trung trên một diện tích khá lớn. Điều đó thuận lợi cho việc tạo ra vùng sản xuất hàng hóa lớn, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu

b) Về hướng chuyên môn hóa: cá hai vùng đều trồng cây công nghiệp lâu năm là chủ yếu và đạt hiệu quả kinh tế cao trên hướng chuyên môn hóa này

c) Về điều kiện phát triển

-Cả hai vùng đều có tiềm năng phong phú về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm, trong đó phải kể đến thế mạnh về đất đai và khí hậu

-Dân cư có truyền thống và kinh nghiệm về việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp

-Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các chủ trương chính sách về phát triển cây công nghiệp, về đầu tư, xây dựng các cơ sơ chế biến. …

2. Khác nhau

a) Về quy mô

-Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ, với mức độ tập trung hóa cao của một số sản phẩm cây công nghiệp nổi tiếng trong và ngoài nước (cà phê)

-Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ ba sau Đông Nam Bộ và Tây Nguyên với mức độ lập trung hóa thấp hơn (ngoài chè được trồng thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, còn các cây công nghiệp khác trồng phân tán trên diện tích nhỏ chỉ mang tính chất địa phương)

b) Về hướng chuyên môn hóa

-Tây Nguyên: cà phê, cao su, chè

-Trung du và miền núi Bắc Bộ: chè

c) Về điều kiện phát triển

-Địa hình

+Tây Nguyên: các cao nguyên xếp tầng với độ cao trung bình 500 - 600m, bề mặt tương đối bằng phẳng

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích, địa thế hiểm trở, độ chia cắt lớn

Sự khác nhau về địa hình (độ cao), trong một chừng mực nhất định có ảnh hương đến mức độ tập trung hóa và chuyên môn hóa cây công nghiệp

-Đất đai:

+Tây Nguyên: chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá badan

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: phần lớn là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác

-Khí hậu

+Tây Nguyên: có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt, lại có sự phân hóa theo độ cao. Mùa khô thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến việc phát triển cây công nghiệp

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi. Vì thế, ở đây có điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt (chè). Vào nửa đầu mùa đông có mưa phùn ẩm ướt cũng là điều kiện thuận lợi để cây trồng phát triển. Tuy nhiên, vào những ngày có gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh thường xuất hiện các hiện tượng như sương muối, sương giá và tuyết rơi trên vùng núi cao, ảnh hưởng xấu đến việc phát triển cây công nghiệp

Điều kiện kinh tế - xã hội

-Dân cư và nguồn lao động

+Tây Nguyên: có mật độ dân số trung bình 89 người/km2 (năm 2006). Đây là vùng thưa dân nhất nước ta

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: có mật độ dân số trung bình là 119 người/km2 (năm 2006)

-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: có một số tuyến đường bộ: quốc lộ 1A, 2, 3, 5, 6,... và có 5 tuyến đường sắt nối với Đồng bằng sông Hồng và các vùng khác. Các cơ sơ chế biến chè tập trung ở Mộc Châu (Sơn La), Yên Bái, Thái Nguyên

+Tây Nguyên: cơ sơ vật chất - kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế

2. Giải thích

Nguyên nhân của sự khác biệt về hướng chuyên môn hóa cây công nghiệp ở hai vùng là do

-Có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên

+Trung du và miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh, đất feralit có độ phì không cao, địa hình núi bị cắt xẻ, ít mặt bằng rộng lớn nên thường thích hợp trồng chè theo quy mô lớn. Các cây khác có quy mô nhỏ trong cơ cấu cây công nghiệp của vùng

+Tây Nguyên có khí hậu nóng quanh năm, các cao nguyên có độ cao không lớn, tương đối bằng phẳng, lại được phủ đất badan màu mỡ thích hợp với việc trồng cây cà phê, cao su, hồ tiêu, dâu tằm,... trên quy mô lớn và tập trung

-Có sự khác biệt về đặc điểm dân cư - xã hội, nhất là lịch sử khai thác lãnh thổ, tập quán sản xuất, sinh họat của nhân dân ở hai vùng này

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: dân cư có kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến chè từ lâu đời

+Tây Nguyên: dân cư có kinh nghiệm trồng cà phê, cao su nhằm tạo ra sản phẩm hàng hoá