K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 1 2020

chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã để lại những hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại. Vì thế, nhưng loại cần tránh Những cuộc xung đột quân sự xảy ra, đấu tranh để bảo vệ hòa bình thế giới. Xu hướng giải quyết mọi xung đột ngày nay là đàm phán để kết thúc chiến tranh bằng giải pháp hòa bình. Các nước trên thế giới cần hợp tác với nhau để chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình Thế giới . B. Vận dụng vào tình hình biển đảo hiện nay : --Trước những hành động leo thang của Trung Quốc ở biển Đông ngày càng nóng lên nguy cơ xung đột vũ trang có thể xảy ra, cần giải quyết các xung đột nhầm duy trì hòa bình, ổn định khu vực. - Đừng coi trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế và công ước của liên hiệp quốc về luật biển. - quan điểm về lập trường và hòa bình nhưng trên nguyên tắc là bảo vệ chủ quyền của các quốc gia và các cơ sở pháp lý quốc tế .

5 tháng 1 2020

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã để lại những hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại. Vì thế, nhân loại cần tránh để những cuộc xung đột quân sự xảy ra, đấu tranh để bảo vệ hòa bình thế giới.

- Xu hướng giải quyết mọi xung đột ngày nay là đàm phán để kết thúc chiến tranh bằng giải pháp hoà bình.

- Các nước trên thế giới cần hợp tác với nhau để chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới.

Chúc bạn học tốt!
1 tháng 9 2017

Đáp án B

Trong những nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai, việc Mĩ là nơi khởi nguồn của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại. Việc ứng dụng thành công những thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất đã giúp nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu kinh tế hợp lý. Trong bối cảnh châu Âu sau chiến tranh đang rơi vào tình trạng kiệt quệ, hàng hóa Mĩ có khả năng cạnh tranh ở hầu hết các thị trường lớn trên thế giới => Nguyên nhân quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thứ hai

=> Bài học quan trọng nhất mà Việt Nam có thể vận dụng vào công cuộc đổi mới là đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học- kĩ thuật vào trong sản xuất bằng việc mua các phát minh, sáng chế để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu hợp lý, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường

18 tháng 12 2020

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT

* Nguyên nhân sâu xa:

- Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau: khối Liên minh (Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga).

- Duyên cớ: Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo-Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát. Quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội này để gây chiến tranh

Hậu quả

Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? Chiến tranh thế giới thứ 1 kết thúc để lại nhiều hệ quả nặng nề ở nhiều nước không chỉ riêng các nước tham gia trận chiến. Theo thống kê cho thấy hơn 10 triệu người dân thiệt mạng, hơn 20 triệu người bị thương nặng. Nhà cửa, các công trình lớn nhỏ bị phá bỏ, chìm trong khói lửa.

Người dân tang thương đói khổ, mất nhà tha hương khắp nơi. Các nước còn nợ nhau khối tiền khổng lồ cần được trả sau đó lâu dài. Gây tổn thất nặng nề tới nền kinh tế của các quốc gia mà cho tới nhiều năm về sau mất thời gian phục hồi. Thiệt hại tài sản tới hàng chục tỷ đô la.

Bản đồ thế giới được phân chia lại mới, các nước phe đồng minh giành nhiều thắng lợi. Nhiều quốc gia ở Châu Âu thành con nợ lớn của đế quốc Mỹ. Thực chất cuộc chiến này không giải quyết được triệt để mâu thuẫn giữa các nước mà còn khiến thù hận sâu hơn.

Các nước Châu Âu khắc phục thiệt hại, chấp nhận đi lùi với tiến độ thời đại rất nhiều. Nước Anh, Pháp, Mỹ mở rộng thêm thuộc địa, nước Đức mất hết thuộc địa. Cuộc cách mạng Nga thành công nhưng hậu quả chiến tranh để lại không hề nhỏ.

Tính chất:

-  là chủ nghĩa đế quốc phi nghĩa.

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

Nguyên nhân

Về những lí do và nguyên nhân cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi hiện nay. Chưa có nguyên nhân nào được thống nhất và chấp thuận. Bởi sự trải rộng của cuộc chiến trên nhiều lãnh thổ quốc gia và khu vực, do vậy nguyên nhân cũng sẽ không giống nhau. Tuy nhiên, hòa ước Versailles được nhiều người đồng tình cho việc tạo nên thế chiến này. Một số nguyên nhân quan trọng cần kể đến như

Kết quả 

Cuộc đối đầu và chiến đấu của hai phe Phát xít với phe Đồng Minh đã diễn ra trong 6 năm, bắt đầu từ năm 1939 đến năm 1945 với thắng lợi cuối cùng thuộc về phe Đồng Minh mà lực lượng chủ chốt là Mỹ, Anh, Liên Xô. Phe Phát Xít nhận thất bại nặng nề, sự tổn thất to lớn về cả người và tài sản của 3 quốc gia chính là Ý, Đức, Nhật. Với thất bại này, nước Đức bị chia thành Tây Đức và Đông Đức.

Tính chất: 

- giai đoạn 1 là chủ nghĩa đế quốc phi nghĩa

- giai đoạn thứ hai là chủ nghĩa đế quốc chính nghĩa.

18 tháng 12 2020

Từ những hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới.

* Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã để lại nhiều hậu quả nặng nề:

+ Khoảng 1.5 tỷ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người bị chết, hơn 20 triệu người bị thương. 

+ Nhiều thành phố, làng mạc, nhà máy, đường xá, cầu cống... bị phá hủy. 

+ Chi phí cho chiến tranh của các nước đế quốc tham chiến lên tới 85 tỉ USD. 

* Liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình

- Học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành những người công dân tốt, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, bảo vệ độc lập, hòa bình của đất nước,… 

- Tích cực tham gia những phong trào chung nhằm tuyên truyền ý thức bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh trong phạm vi nhà trường, địa phương, cũng như cả nước và quốc tế,… 

Ví dụ: tham gia vào cuộc thi UPU quốc tế lần thứ 47 (năm 2018) với đề tài chống chiến tranh,…

5 tháng 5 2016

+ Cần có 1 tổ chức duy trì hb của thế giới 
+ Nếu có mâu thuẫn hay xung đột thì cần giải quyết trên bàn đàm phán 
+ Hợp tác kinh tế, bắt tay nhau xd 1 thế giới hòa bình, ổn định, phát triển vững mạnh 
+ Thay cho các khoản chi phí về quân sự ta có thể dùng số tiền đó cho người nghèo, khó khăn, khuyết tật, những người cần giúp đỡ 
+ Các nước cần có cách chiến lược ngoại giao hợp lí để tránh xảy ra các mâu thuẫn không đáng có 
+ Có thể mở ra các hoạt động cộng đồng để thắt chặt mối quan hệ giữa các nước 
..........

31 tháng 12 2021

chj check ib em ạ

 

3 tháng 1 2023

30 tháng 8 2018

- Ngày nay, chiến tranh xung đột vẫn thường xuyên diễn ra ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Nếu như cuộc chiến tranh thế giới thứ ba nổ ra, sẽ không chỉ gây nên một sự thương vong và tổn thất khổng lồ, mà sẽ là cuộc chiến tranh hạt nhân dẫn đến sự hủy diệt toàn nhân loại.

- Cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân hủy diệt để bảo vệ sự sống của con người và nên văn minh nhân loại đang là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của toàn thể mọi người.

- Loài người cần mau chóng tìm ra giải pháp để tháo gỡ xung đột, hạn chế tối đã các cuộc chiến tranh mang tính khu vực đang diễn ra hoặc có nguy cơ diễn ra trên thế giới.)

21 tháng 12 2021

tham khảo

-    Chủ nghĩa tư bản phát triển theo quy luật không đều làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các đế quốc ở cuối XIX đầu XX.

-    Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc cũng không đều. Đế quốc già (Anh, Pháp) nhiều thuộc địa. Đế quốc trẻ (Đức, Mĩ) ít thuộc địa.

  -  Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa nảy sinh và ngày càng gay gắt.

-    Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi.

+   Chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895).

+   Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1989).

+   Chiến tranh Anh - Bô ơ (1899 - 1902).

-    Trong cuộc chạy đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hiếu chiến nhất. Đức đã cùng Áo - Hung, Italia thành lập “phe liên minh”, năm 1882 chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.

-    Để đối phó Anh đã ký với Nga và Pháp những Hiệp ước tay đôi hình thành phe Hiệp ước (đầu thế kỉ XX).

-    Cả 2 khối quân sự đối đầu điên cuồng chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới,  chiến tranh đế quốc không thể tránh khỏi.

-    Nguyên cớ trực tiếp của chiến tranh là do một phần tử Xéc-bi ám sát hoàng thân kế vị ngôi vua Áo - Hung.

21 tháng 12 2021

Chủ nghĩa tư bản phát triển theo quy luật không đều làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các đế quốc ở cuối XIX đầu XX.

-    Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc cũng không đều. Đế quốc già (Anh, Pháp) nhiều thuộc địa. Đế quốc trẻ (Đức, Mĩ) ít thuộc địa.

  -  Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa nảy sinh và ngày càng gay gắt.

-    Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi.

+   Chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895).

+   Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1989).

+   Chiến tranh Anh - Bô ơ (1899 - 1902).

-    Trong cuộc chạy đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hiếu chiến nhất. Đức đã cùng Áo - Hung, Italia thành lập “phe liên minh”, năm 1882 chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.

-    Để đối phó Anh đã ký với Nga và Pháp những Hiệp ước tay đôi hình thành phe Hiệp ước (đầu thế kỉ XX).

-    Cả 2 khối quân sự đối đầu điên cuồng chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới,  chiến tranh đế quốc không thể tránh khỏi.

-    Nguyên cớ trực tiếp của chiến tranh là do một phần tử Xéc-bi ám sát hoàng thân kế vị ngôi vua Áo - Hung.

11 tháng 4 2017

Sự tàn phá nghiêm trọng của Chiến tranh thế giới thứ hai, còn xu hướng giải quyết mọi xung đột ngày nay là đàm phán để kết thúc chiến tranh bằng giải pháp hoà bình.

11 tháng 3 2021

Sự tàn phá nghiêm trọng của Chiến tranh thế giới thứ hai, còn xu hướng giải quyết mọi xung đột ngày nay là đàm phán để kết thúc chiến tranh bằng giải pháp hoà bình.

- Cần phải bảo vệ nền hòa bình, an ninh cho nhân loại bởi chiến tranh đã gây ra nhiều tổn thương và tan tóc cho nhân loại.

- Hiện nay, vẫn còn một số cuộc xung đột xảy ra ở một số nước. Vì vậy, toàn thế giới cần phải chung sức đấu tranh chống tư tưởng gây chiến, chống thế lực bạo loạn,…

- Cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân hủy diệt để bảo vệ sự sống của con người và nên văn minh nhân loại đang là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của toàn thể mọi người.

11 tháng 3 2021

- Cần phải bảo vệ nền hòa bình, an ninh cho nhân loại bởi chiến tranh đã gây ra nhiều tổn thương và tan tóc cho nhân loại.

- Hiện nay, vẫn còn một số cuộc xung đột xảy ra ở một số nước. Vì vậy, toàn thế giới cần phải chung sức đấu tranh chống tư tưởng gây chiến, chống thế lực bạo loạn,…

- Cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân hủy diệt để bảo vệ sự sống của con người và nên văn minh nhân loại đang là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của toàn thể mọi người.