K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Từ xưa đến nay, trăng luôn là nguồn cảm hứng vô tận của thi ca. Trong bài thơ “Ánh trăng", nhà thơ Nguyễn Duy viết: “Từ hồi về thành phố quen ánh điện cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn" 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ "Ánh trăng". Hoàn cảnh đó có ý nghĩa như thế nào trong...
Đọc tiếp

Từ xưa đến nay, trăng luôn là nguồn cảm hứng vô tận của thi ca. Trong bài thơ “Ánh trăng", nhà thơ Nguyễn Duy viết:

“Từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường

Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn-đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn"

1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ "Ánh trăng". Hoàn cảnh đó có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện chủ đề bài thơ?

2. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ “Tự hồi về thành phố/ quen ánh điện cửa gương" và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.

3.Ghi lại chính xác một câu thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng sử dụng biện pháp tu từ giống hai dòng thơ trên (mục 2), nêu rõ tên tác phẩm, tác giả.

4. Dựa vào khổ thơ thứ hai của đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch, độ dài khoảng 12 câu trình bày cảm nhận của em về tình huống nhân vật trữ tình bất ngờ gặp lại vảng trăng, trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu ghép, (Gạch dưới một câu ghép và một câu văn có sử dụng lời dân trực tiếp).

1
29 tháng 3 2020

1. HCST: viết năm 1978, sau 3 năm ngày đất nước giải phóng, trích tập thơ "Ánh trăng"

➙ Trước những vật chất xa hoa, bận rộn của cuộc sống, con người dễ quay lưng với quá khứ và đánh mất bản thân mình

2. Trong 2 câu thơ: "Từ hồi về thành phố/ quen ánh điện, cửa gương" đã sử dụng biện pháp nghệ thuật hoán dụ. Nhà thơ đã tạo ra sự đối lập về hoàn cảnh sống của con người trong hiện tại với quá khứ qua hình ảnh hoán dụ "ánh điện, cửa gương"- tượng trưng cho cuộc sống tiện nghi, đầy đủ, khép kín, xa rời thiên nhiên để từ đó diễn tả sự đổi thay trong tình cảm của con người.

3. Câu thơ có sử dụng phép hoán dụ trong chương trình văn 9 là:

"Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"

*Nằm trong tác phẩm "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương.

4. (Bạn tham khảo ý và tự viết nhé)

- Nghệ thuật: Những hình ảnh hiện thực có ý nghĩa ẩn dụ ("đèn điện tắt", "phòng tối om") cộng 2 động từ chỉ trạng thái "thình lình","đột ngột" (từ gợi tả để miêu tả tình huống bất ngờ buộc con người phải đối mặt với vầng trăng tình nghĩa)

➙ Gợi nghĩ về những biến động bất ngờ, những nghiệt ngã của cuộc sống

➩ Mấy ai biết được chữ ngờ. Trước những tai ương cuộc sống, ta cần nỗ lực phấn đấu để vượt qua chính mình

- Hành động "bật tung cửa sổ"

➙ Thể hiện thái độ sống tích cực

➩ Hình ảnh vầng trăng tròn là một hình ảnh biểu tượng có ý nghĩa sâu sắc và bao dung

➤ Trong cuộc đời, con người ta thường bị té ngã trước những cái thình lình rồi phải tự đứng dậy bằng những cái bật tung để rồi "đột ngột" nhận ra giá trị cuộc sống

(- Tình huống bất ngờ tạo nên sự đối lập giữa bóng tối và ánh sáng. Nơi thành phố với ánh điện cửa gương, con người ít khi chú ý đến ánh trăng, chỉ khi đèn điện tắt thì mới có dịp đối diện với nó. Và trong khoảnh khắc bất ngờ từ bóng tối bước ra ánh sáng người ta không khỏi ngỡ ngàng khi nhận ra vầng trăng tròn vẫn tỏa sáng.)

TICK CHO MÌNH VỚI NHAAA :>>

30 tháng 8 2016
  • Biện pháp nhân hóa: Vầng trăng đi qua ngõ. Biện pháp nhân hoá khiến vầng trăng sinh động và có hồn như con người.
  • Biện pháp so sánh: Vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường. Biện pháp so sánh nhấn mạnh sự hờ hững, vô tình của nhân vật trữ tình với vầng trăng.
  • Biện pháp liệt kê: ánh điện, cửa gương. Biện pháp liệt kê tô đậm cuộc sống tiện nghi, hiện đại ở thành phố của nhân vật trữ tình.
4 tháng 9 2016

Đoạn thơ trên có sử dụng hai biện pháp tu từ là: So sánh và nhân hóa.

-Biện pháp nhân hóa: Vầng trăng đi qua ngõ

Tác dụng: Vầng Trăng là một vật vô tri vô giác đã trở nên sinh động hơn dưới ngòi bút tài ba của tác giả. Biện pháp tu từ nhân hóa đã làm cho vầng trăng trở nên có hồn, sinh động như một cơ thể sống.

-Biện pháp so sánh:Như người dưng qua đường

Xưa kia, con người luôn xem trăng là bạn, bầu bạn với trăng.Nhưng giờ đây công nghiệp phát triển, đèn điện ra đời, ánh trăng dần bị lãng quên.biện pháp so sánh làm cho người đọc, người nghe tháy được sự hờ hững,vô tình của nhân vật trữ tình đối với vầng trăng.

24 tháng 8 2017

Day ko phai la Toan ma!

16 tháng 12 2018

a, Theo mình : 

Phương thức biểu đạt : Tự sự , Miêu tả 

b, nội dung : mk chưa đọc bài này nê không thể biết được 

c, Biện pháp tu từ : 

Từ hồi về thành phố

Quen ánh điện, cửa gương

Vầng trăng đi qua ngõ  : nhân hóa 

Như người dưng qua đường : so sánh 

nhân hóa : làm cho cảnh vật trong bài thơ trở nên sinh động hơn đối 

vs ng đọc đồng thời cho thấy vẻ đẹp của thiên nhiên luôn đẹp và trong sáng trong mắt tác giả .

so sánh : cho thấy sự lạnh lùng của vầng trăng chỉ đi qua không thèm ngó hoặc để ý vào . 

9 tháng 1 2019

Cuộc sống hiện đại với ánh sáng chói loà của ánh điện, cửa gương đã làm lu mờ ánh sáng của vầng trăng. Tác giả đã tạo ra sự đối lập giữa hình ảnh vầng trăng tri kỉ, tình nghĩa trong quá khứ và vầng trăng "như người dưng qua đường" trong hiện tại. Sự đối lập này diễn tả những đổi thay trong tình cảm của con người. Thủa trước, ta hồn nhiên sống với đồng, với sông, với bể, với gian lao "ở rừng", khi ấy trăng chan hoà tình nghĩa, thiên nhiên và con người gần gũi, hoà hợp. Bây giờ, thói quen cuộc sống phương tiện đủ đầy khiến ta không còn thấy trăng là tri kỉ, nghĩa tình nữa.



10 tháng 1 2019

Gợi ý

- Vầng trăng tri kỉ ngày nào nay đã trở thành “người dưng” - người khách qua đường xa lạ
+ Sự thay đổi của hoàn cảnh sống- không gian khác biệt, thời gian cách biệt, điều kiện sống cách biệt
+ Hành động “vội bật tung cửa sổ” và cảm giác đột ngột “nhận ra vầng trăng tròn”, cho thấy quan hệ giữa người và trăng không còn là tri kỉ, tình nghĩa như xưa vì con người lúc này thấy trăng như một vật chiếu sáng thay thế cho điện sáng mà thôi.
+ Câu thơ dưng dưng - lạnh lùng - nhức nhối, xót xa miêu tả một điều gì bội bạc, nhẫn tâm vẫn thường xảy ra trong cuộc sống.
=> Từ sự xa lạ giữa người với trăng ấy, nhà thơ muốn nhắc nhở : đừng để những giá trị vật chất điều khiển chúng ta....

ÁNH TRĂNGHồi nhỏ sống với đồngVới sông rồi với bểHồi chiến tranh ở rừngVầng trăng thành tri kỷTrần trụi với thiên nhiênHồn nhiên như cây cỏNgỡ không bao giờ quênCái vầng trăng tình nghĩaTừ hồi về thành phốQuen ánh điện, cửa gươngVầng trăng đi qua ngõNhư người dưng qua đường Thình lình đèn điện tắtPhòng buyn-đinh tối omVội bật tung cửa sổĐột ngột vầng trăng trònNgửa mặt lên nhìn mặtCó...
Đọc tiếp

ÁNH TRĂNG

Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỷ

Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa

Từ hồi về thành phố

Quen ánh điện, cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường

 

Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn-đinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình
.

 

                       (Ánh trăng, Nguyễn Duy, NXB Tác phẩm mới, 1984 

Lựa chọn đáp án đúng ( mỗi câu đúng 0,25 đ)

Câu 1. Bài thơ Ánh trăng được làm theo thể thơ nào?

A. Bốn chữ         B. Tự do             C. Năm chữ               D. Lục bát

Câu 2. Khi gặp lại vầng trăng trong một tình huống đột ngột, nhà thơ đã có cảm xúc như thế nào?

A. Rưng rưng       B. Lo âu      C. Ngại ngùng      D. Vô cảm

Câu 3. Trong bài thơ trên, tác giả nhắc tới những thời điểm nào?

A.   Hồi nhỏ                                                                             B. Hồi về thành phố 

C.Hồi nhỏ, hồi chiến tranh và hồi về thành phố.                    D.Hồi chiến tranh.

Câu 4. Từ tri kỉ trong câu “vầng trăng thành tri kỉ” có nghĩa là gì?

A. Người bạn rất thân, hiểu rõ lòng mình             B. Biết được giá trị của người nào đó

C. Người có hiểu biết rộng                                  D. Biết ơn người khác đã giúp đỡ mình

Câu 5. Từ “ngỡ” trong câu “ngỡ không bao giờ quên” đồng nghĩa với từ nào?

A. Nói                     B. Bảo                     C. Thấy                             D. Nghĩ

Câu 6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “như là đồng là bể - như là sông là rừng?

A. Nhân hóa                    B. So sánh    C. Nói quá                  D. Nói giảm, nói tránh

Câu 7. Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” tượng trưng cho điều gì?

A. Hạnh phúc viên mãn, tròn đầy.

B. Hình ảnh của quá khứ nghĩa tình, vẫn tròn đầy, trọn vẹn.

C. Thiên nhiên, vạn vật luôn tuần hoàn.

D. Cuộc sống hiện tại no đủ, sung sướng.

Câu 8.  sao đến cuối bài thơ, tác giả lại “giật mình ?

A. Vì tác giả chợt nhận ra sự vô tình của mình và thấy cần phải trân trọng những gì đã qua.

B. Vì tác giả vốn hay bị giật mình trước những tình huống bất ngờ.

C. Vì vầng trăng đã gợi lại kỉ niệm xưa.

D. Vì bất ngờ “ta” gặp lại vầng trăng xưa.

Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu:

Câu 9. Em hãy tìm một câu tục ngữ diễn tả chính xác nội dung của chủ đề tác phẩm. ( 1 đ)

Câu 10. Câu chuyện trong bài thơ Ánh trăng muốn nhắc nhở chúng ta điều gì về thái độ sống? (2 đ )

 Giúp em với em đang cần gấp

1
6 tháng 3 2023

Những bài thi/kiểm tra như này em nên tự làm để rèn kiến thức nhé. Đăng lần 1 như này, lần 2 sẽ bị xóa đó

1 tháng 3 2020

* Bằng nghệ thuật đối lập, tác giả đã cho thấy sự khác biệt về hoàn cảnh, không gian sống giữa quá khứ với hiện tại: "Ánh điện cửa gương" => là cách nói hoán dụ tượng trưng cho cuộc sống đầy đủ tiện nghi, khép kín trong những căn phòng hiện đại, xa rời thiên nhiên
* Từ sự thay đổi về hoàn cảnh, không gian sống, tình cảm của con người cũng đổi thay. Vầng trăng tri kỉ, tình nghĩa xưa bỗng trở thành "người dưng qua đường". vầng trăng vẫn đi qua ngõ, nhưng con người hờ hững, thờ ơ, vô tình với vầng trăng và cũng quên luôn cái quá khứ gian khổ, đau thương

6 tháng 2 2021

Em tham khảo nhé !!

a.

“Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình”

b. 

- Từ láy vành vạnh, phăng phắc

- Cuộc sống của con người luôn chảy trôi vô tình, đừng vì quá đắm mình trong cuộc sống thực tại mà lãng quên đi những kí ức đã qua, đó là những kí ức mà chúng ta đã từng trải qua, nó góp phần làm nên con người của thực tại, vì vậy hãy trân trọng để nó luôn sống động trong tâm hồn của mỗi chúng ta.

 

6 tháng 2 2021

a) “Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình”

b) - Từ láy vành vạnh, phăng phắc

-Biệ​n pháp​ tu từ​ là​ nhâ​n hóa​: Ánh trăng im phăng phắc

c) Tham khảo

 Bài thơ“Ánh trăng” của Nguyễn Duy, chúng ta bắt gặp hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lí sâu sắc.Đó chính là đạo lí "uống nước nhớ nguồn”.Con người khi được sống đầy đủ về mặt vật chất thì thường hay quên đi những giá trị tinh thần, quên đi cái nền tảng cơ bản của cuộc sống, đó chình là tình cảm con người.“Ánh trăng” đã đi vào lòng người đọc bao thế hệ như một lời nhắc nhở đối với mỗi người: Nếu ai đã lỡ quên đi, đã lỡ đánh mất những giá trị tinh thần qúy giá thì hãy thức tỉnh và tìm lại những giá trị đó. còn ai chưa biết coi trọng những giá trị ấy thì hãy nâng niu những kí ức quý giá của mình ngay từ bây giờ, đừng để quá muộn