K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

*Giải giùm mình vài bài tập trong đề cương Ngữ Văn lớp 7 của mình nhé!!! Thanks -Câu 1: Đọc bài thơ và thực hiện các yêu cầu: Trăng vào cửa sổ đòi thơ, Việc quân đang bận xin chờ hôm sau. Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu, Ấy tin thắng trận Liên khu báo về. (Tin thắng trận - Hồ Chí Minh) a/.Xác định thể thơ và cách nhận diện. b/.Chỉ ra biện pháp tu từ có trong bài thơ. Tác dụng của biện...
Đọc tiếp

*Giải giùm mình vài bài tập trong đề cương Ngữ Văn lớp 7 của mình nhé!!! Thanks 

-Câu 1: Đọc bài thơ và thực hiện các yêu cầu: 

Trăng vào cửa sổ đòi thơ, 

Việc quân đang bận xin chờ hôm sau. 

Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu, 

Ấy tin thắng trận Liên khu báo về. 

(Tin thắng trận - Hồ Chí Minh) 

a/.Xác định thể thơ và cách nhận diện. 

b/.Chỉ ra biện pháp tu từ có trong bài thơ. Tác dụng của biện pháp tu từ đó. 

c/.Kể tên các bài thơ có hình ảnh trăng của tác giả Hồ Chí Minh mà em đã được học trong chương trình Ngữ Văn Lớp 7 

-Câu 2: Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu: 

Quê hương mỗi người chỉ một 

Như là chỉ một mẹ thôi 

Quê hương nếu ai không nhớ 

Sẽ không lớn nỗi thành người. 

(Quê hương - Đỗ Trung Quân) 

a/.Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt. 

b/.Chỉ ra các biện pháp tu từ có trong khổ thơ. 

c/.Kể tên các bài thơ viết về tình cảm quê hương mà em đã được học trong chương trình Ngữ Văn Lớp 7 

-Câu 3: Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu sau: 

Việt Nam đất nước ta ơi! 

Mênh mông biển lúa, đâu trời đẹp hơn 

Cánh cò bay lả rập rờn, 

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều. 

(Nguyễn Đình Thi) 

a/.Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt 

b/. Tìm các từ láy có trong đoạn thơ. Tác dụng của nó? 

c/. Nêu nội dung của bài thơ. 

*P/S: Mong Admin accept bài tập này, em đang cần gấp vì chuẩn bị thi Học Kì 1 (Thứ 3 tuần sau)

0
Bài 1:Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:         “Đầu giường ánh trăng rọi           Ngỡ mặt đất phủ sương           Ngẩng đầu nhìn trăng sáng           Cúi đầu nhớ cô hương                       (Trích trong SGK Ngữ văn 7, tập 1, NXBGD Việt Nam, in năm 2020)Câu 1: Hãy cho biết tên bài thơ và tên tác giả ?Câu 2: Bài thơ trên viết theo thể thơ nào ? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ?Câu 3: Tìm từ trái...
Đọc tiếp

Bài 1:

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

         “Đầu giường ánh trăng rọi

           Ngỡ mặt đất phủ sương

           Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

           Cúi đầu nhớ cô hương

                       (Trích trong SGK Ngữ văn 7, tập 1, NXBGD Việt Nam, in năm 2020)

Câu 1: Hãy cho biết tên bài thơ và tên tác giả ?

Câu 2: Bài thơ trên viết theo thể thơ nào ? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ?

Câu 3: Tìm từ trái nghĩa trong bài thơ và cho biết tác dụng của nó

Câu 4: Em hiểu như thế nào về nội dung của bài thơ?

Bài 2, Hãy chỉ rõ lối chơi chữ trong các câu sau đây : 

a)Mồm bò không phải mồm bò mà lại là mồm bò b)Khi đi cưa ngọn khi về cưa ngọn 

c)Tết túng tiền tiêu ,thằng Tí toe toét tìm tôi.

__________giúp mik gấp vs____________
---------------------------Hứa sai đúng j tick hết---------------------------

0
3 tháng 12 2021

thi thì tự làm nhé bạn

21 tháng 9 2023

uh đúng đó tự làm đk dễ mà

 

1 tháng 6 2021

Chủ ngữ của động từ???

21 tháng 9 2017

Đáp án

Đọc câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ”

(Quê hương – Tế Hanh)

a. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ trong bài.

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. (1đ)

b. Viết một đoạn văn diễn dịch từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. (4đ)

HS viết được đoạn văn diễn dịch từ 7 – 10 câu, nêu được các nội dung cơ bản sau:

   - Đoạn thơ diễn tả cảnh thuyền cá trở về trong náo nức, ồn ào, tấp nập. (1đ)

   - Lời cảm tạ chân thành của người dân biển hồn hậu với đất trời đã đem đến cho họ sự bình yên, no ấm. (1đ)

   - Vẻ đẹp của người dân làng chài dẻo dai, kiên cường, từng trải, phong trần, mang trong mình vị mặn mòi của biển cả bao la. Những đứa con của biển cả được miêu tả vừa chân thực, vừa lãng mạn, phi thường, kì diệu. (1đ)

   - Con thuyền nhờ thủ pháp nhân hóa hiện lên sinh động. Nó cũng biết nghỉ ngơi thư giản sau những ngày lao mình trên biển đương đầu sóng gió. Nó đã đóng góp công sức không nhỏ tạo nên thành quả lao động cho người dân. Hình ảnh con thuyền như con người, có suy tư, cảm xúc, chất muối vào từng thớ mình để dạn dày, từng trải. (1đ)

→ Sự tinh tế trong cảm nhận của nhà thơ.

3 tháng 3 2023

- Giống: Đều phân tích và đánh giá một số yếu tố về nội dung và nghệ thuật

- Khác nhau:

  + Chèo và tuồng: Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa thể hiện trong kịch bản chèo hoặc tuồng

  + Truyện (Truyền thuyết, sử thi): Thấy được một số điểm gần gũi giữa các tác phẩm thuộc các nền văn hóa khác nhau

  + Thơ (thể thơ tự do): Viết về đề tài quê hương đất nước

 
29 tháng 8 2023

- Giống: Đều phân tích và đánh giá một số yếu tố về nội dung và nghệ thuật.

- Khác nhau:

  + Chèo và tuồng: Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa thể hiện trong kịch bản chèo hoặc tuồng.

  + Truyện (Truyền thuyết, sử thi): Thấy được một số điểm gần gũi giữa các tác phẩm thuộc các nền văn hóa khác nhau.

  + Thơ (thể thơ tự do): Viết về đề tài quê hương đất nước.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Phân tích đoạn văn mẫu)Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ là một trong số những bài thơ giản dị nhất, quenthuộc nhất và cũng là bài thơ đẹp nhất viết về Bác (1).Câu chuyện được nhà thơ kể lại bằng những vần thơ vô cùng dung dị, chân thực, cảm động đã cho ta hiểu được tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng...
Đọc tiếp

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Phân tích đoạn văn mẫu)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ là một trong số những bài thơ giản dị nhất, quen
thuộc nhất và cũng là bài thơ đẹp nhất viết về Bác (1).Câu chuyện được nhà thơ kể lại bằng những vần thơ vô cùng dung dị, chân thực, cảm động đã cho ta hiểu được tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân cách cao đẹp- một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc (2). Lần thứ nhất thức giấc là lúc đêm đã khuya lắm rồi, anh đội viên thấy Bác vẫn ngồi đốt lửa sưởi ấm cho giấc ngủ của những người chiến sĩ, rồi Bác lại “rón chân nhẹ nhàng” đi “dém chăn” cho “từng người từng người một (3). Hành động ân cần, giản dị, ấm áp đó của Bác đã biến khoảnh khắc ấy trở nên thiêng liêng vô cùng, “ngọn lửa” ấy đã sưởi ấm và bừng sáng trong anh lòng yêu thương, biết ơn và xúc động sâu sắc khi được đón nhận tình yêu thương của Bác (4). Nhưng đến lần thứ ba thức dậy khi trời sắp sáng mất rồi, anh mới “hốt hoảng, giật mình” vì Bác vẫn “ngồi đinh ninh” với “chòm râu im phăng phắc”, “vẻ mặt trầm ngâm” (5). Bác “ngủ không an lòng” bởi “Bác thương đoàn dân công/ Đêm nay ngủ ngoài rừng/ Rải lá cây làm chiếu/ Manh áo phủ làm chăn” trong cái lạnh giá đến cắt da, cắt thịt của núi rừng Việt Bắc (6). Đến đây thì anh đội viên đã hiểu được nỗi lòng của Bác, một trái tim yêu thương giản dị mà mênh mông, rộng lớn của một vị lãnh tụ đến với những con người bình thường nhất như là lẽ sống của Bác, cuộc đời của Bác (7). Để rồi, anh chợt nhận ra chân lí “Vì một lẽ thường tình/ Bác là Hồ Chí Minh” (8). Qua những chi tiết, hình ảnh thơ vô cùng chân thật, cảm động, giàu sức biểu cảm, ta càng cảm nhận sâu sắc hơn tình yêu bao la của Bác dành cho chiến sĩ đồng bào, cũng như tình cảm của chiến sĩ, đồng bào dành cho Bác – vị cha già đáng kính của dân tộc (9). Phải chăng, vẻ đẹp ở con người Bác chính là sự thống nhất, hòa hợp giữa vĩ đại và giản dị, càng giản dị bao nhiêu
Bác lại càng vĩ đại bấy nhiêu (10) . Chính sự giản dị đã làm nên sự vĩ đại trong con người Hồ Chí Minh (11).

(Theo bài làm của học sinh, có sửa chữa)

 

Nhận xét về hình thức, cấu trúc, dung lượng của đoạn văn

 

Người viết đã giới thiệu được nhan đề và tên tác giả của bài thơ chưa? Yêu cầu đó được thể hiện qua những câu văn nào?

 

Người viết đã nêu được cảm xúc chung về bài thơ chưa? Đó là cảm xúc gì, được thể hiện qua những câu văn nào?

 

Người viết đã chỉ ra được được những chi tiết tự sự, miêu tả đặc sắc của bài thơ chưa? Đó là những chi tiết nào, được thể hiện qua những câu văn nào?

 

Người viết đã trình bày được ý nghĩa, tác dụng, lí do yêu thích những chi tiết đó chưa? Yêu cầu đó được thể hiện qua những câu văn nào?

 

Người viết đã khái quát được những cảm xúc, ấn tượng, suy nghĩ của bản thân về những chi tiết nội dung, nghệ thuật có yếu tố tự sự, miêu tả của bài thơ chưa? Đó là những suy nghĩ, cảm xúc nào, được thể hiện qua những câu văn nào?

 

0