K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2019

* Chủ nghĩa đế quốc Anh:

- Giai cấp thống trị Anh đẩy mạnh tốc độ xâm lược để mở rộng thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi.

- Trước năm 1914, thuộc địa Anh trải khắp địa cầu, chiếm tới 1/4 diện tích lục địa và 1/4 dân số thế giới. Người ta ví nước Anh là nước “Mặt trời không bao giờ lặn”.

- Đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn và giàu có nằm rải rác khắp các châu lục.

⟹ Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc ở Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

7 tháng 11 2019

Đế quốc: nước rộng lớn, mạnh, phát triển mạnh về lĩnh vực nào đó.

Thực dân ( ăn dân): giàu lên nhờ bóc lốt dân và thuộc địa

9 tháng 11 2021

Tham khảo:

Kinh tế Anh:

- Công nghiệp: cuối thế kỉ XIX công nghiệp Anh phát triển châm hơn Mĩ, Đức; xuống hàng thứ ba thế giới.

- Thương nghiệp: dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.

- Tài chính: đầu thế kỉ XX công ty độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, từng bước chi phối toàn bộ đời sống kinh tế của đất nước.

Kinh tế Pháp:

- Công nghiệp:

+ Cuối thế kỉ XIX, công nghiệp Pháp phát triển chậm từ đang từ hàng thế hai thế giới (sau Anh) xuống thứ tư sau Mĩ, Đức, Anh.

+ Đầu thế kỉ XX, một số ngành được phát triển: đường sắt, khai mỏ, luyện kim, thương mại. Một số ngành công nghiệp mới ra đời: điện khí, hóa chất, chế tạo ô tô.

- Nông nghiệp: sản xuất nhỏ, lạc hậu, khó khăn trong việc sử dụng máy móc và kĩ thuật canh tác mới.

- Thương nghiệp: giai cấp tư sản xuất khẩu tư bản ra nước ngoài dưới hình thức cho vay lấy lãi. Lê-nin nhận xét chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.

Kinh tế Đức:

- Sau khi thống nhất, kinh tế phát triển nhanh, vươn lên đứng thứ hai thế giới.

- Năm 1913, sản lượng gang, thép của Đức gấp đôi Anh.

- Cuối thế kỉ XIX, hình thành các công ti độc quyền về luyện kim, than đá, hóa chất... chi phối nền kinh tế Đức.

Kinh tế Mỹ:

- Công nghiệp:

+ Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, Mĩ nhảy vọt lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp.

+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, xuất hiện các công ti độc quyền khổng lồ, có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, chính trị. Đứng đầu các công ti đó là những ông “vua”.

- Nông nghiệp: đạt được những thành tựu lớn, Mĩ trở thành nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho châu Âu.

9 tháng 11 2021

Tham khảo:

- Giai cấp thống trị Anh đẩy mạnh tốc độ xâm lược để mở rộng thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi.

- Trước năm 1914, thuộc địa Anh trải khắp địa cầu, chiếm tới 1/4 diện tích lục địa và 1/4 dân số thế giới. Người ta ví nước Anh là nước “Mặt trời không bao giờ lặn”.

- Đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn, nằm rải rác khắp các châu lục.

⟹ Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc ở Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

 

11 tháng 10 2017

Tình hình kinh tế:

- Cuối thế kỷ XIX, công nghiệp Anh phát triển chậm, mất dần vị trí độc quyền công nghiệp, tụt xuống thứ 3 thế giới.

- Đầu thế kỷ XX, nhiều công ty độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời. Đưa nước Anh chuyển sang giai đoạn Chủ nghĩa Đế quốc.

Lê - nin gọi CNĐQ Anh là CNĐQ thực dân vì:

- Anh tồn tại chế độ quân chủ lập hiến với 2 đảng: Tự Do và Bảo Thủ thay nhau cầm quyền phục vụ quyền lợi giai cấp tư sản.

- Xâm lược, thống trị và bóc lột thuộc địa.

16 tháng 10 2017

Kinh tế: tụt xuống hạng thứ 3 thế giới, xuất hiện các công ty độc quyền về công nghiệp và tài chính chi phối toàn bộ kinh tế nước này.

Lê-nin nói như vậy vì:

+ Đây là chủ nghĩa đi bóc lột người dân về mọi mặt tại chính quốc lẫn thuộc địa.

+ Chủ nghĩa này chủ trương khai thác, xâm chiếm và bóc lột thuộc địa để phục vụ giải cấp tư sản.

24 tháng 12 2019
https://i.imgur.com/1qecJv9.jpg
27 tháng 10 2020

* Tình hình kinh tế nước Anh cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:

- Năm 1870, Anh dẫn đầu nền kinh tế thế giới.

- Cuối thế kỉ XIX, kinh tế Anh tụt xuống hạng ba sau Mĩ và Đức do:

+ công nghiệp Anh phát triển sớm, kĩ thuật lạc hậu

+ tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa

- Dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản thương mại và thuộc địa.

- Đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời.

* Lê-nin gọi đế quốc Anh là "chủ nghĩa đế quốc thực dân" vì:

- Giai cấp thống trị Anh đẩy mạnh tốc độ xâm lược để mở rộng thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi.

- Trước năm 1914, thuộc địa Anh trải khắp địa cầu, chiếm tới \(\frac{1}{4}\) diện tích lục địa và \(\frac{1}{4}\) dân số thế giới. Người ta ví nước Anh là nước "Mặt trời không bao giờ lặn".

- Đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn và giàu có nằm rải rác khắp các châu lục.

14 tháng 11 2021

- Anh:

+ Cuối thế kỉ XIX, công nghiệp Anh tụt xuống hàng thứ 3 thế giới (sau Mĩ, Đức)

+ Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa.

+ Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.

+ Đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời.

- Chủ nghĩa đế quốc Anh xâm chiếm và bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới, trải dài từ Niu Di-lân, Ấn Độ, Ai Cập cùng nhiều vùng đất khác ở châu Á, châu Phi và các đảo trên đại dương.

==>  Chủ nghĩa đế quốc Anh là “Chủ nghĩa đế quốc thực dân".

- Pháp:

+ Sản xuất công nghiệp tụt xuống hàng thứ tư thế giới (sau Mĩ, Đức, Anh, Pháp).

+ Đầu thế kỉ XX, các công ti độc quyền ra đời.

+ Chủ yếu xuất khẩu tư bản cho vay.

- Đức:

+ Công nghiệp phát triển mạnh mẽ, đứng thứ 2 thế giới (sau Mỹ).

+ Cuối thế kỉ XIX, các công ti độc quyền công nghiệp ra đời.

(Mình cũng k biết có đúng hết k, có gì bạn kiểm tra lại lần nữa nhé!)

28 tháng 10 2021

1.Anh

*Kinh tế:

-Cuối thế kỉ XĨ, Anh phát triển chậm hơn các nước Mĩ, Đức và mất dần vị trí độc quyền công nghiệp, xuống hang thứ 3 thế giới.

-Nguyên nhân:

+Do công nghiệp ở Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, trang thiết bị dần dần trở nên lạc hậu.

+Giai cấp tư bản Anh lại chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa hơn là đầu tư đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước.

-Đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, từng bước chi phối toàn bộ đời sống kinh tế của đất nước.

*Chính trị:

-Đối nội:

+Anh là nước quân chủ lập hiến.

+Hai đảng-Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ, thay nhau cầm quyền; bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

-Đối ngoại:

+Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa là chính sách ưu tiên hàng đầu của giới cầm quyền ở Anh.

 +Năm 1914,khi thế giới bị các nước đế quốc chia xong thì thuộc địa của Anh rộng 33 triệu km2 và 400 triệu người, chiếm 1/4 diện tích và dân số thế giới, gấp 12 thuộc địa của Đức và 3 lần thuộc địa của Pháp.

+Chủ nghĩa đế quốc Anh là "chủ nghĩa đế quốc thực dân".

+Nước Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn,được gọi là "đế quốc mà Mặt trời không bao giờ lặn".

28 tháng 10 2021

Bạn rút ngắn dễ hiểu đc ko bạn ?

16 tháng 11 2021

c nhé 

Nhớ k

16 tháng 11 2021

nhớ nha

2 tháng 12 2018

Vị trí vùng đệm của Anh và Pháp: Từ 1858-1893, Đông Dương là thuộc địa của Pháp. Trong khi đó Anh chiếm được Ấn Độ và Miến Điện. Xiêm đứng trước nguy cơ bị xâm lược. Tuy nhiên, Anh, Pháp là 2 nước đối đầu ở Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Phi...Anh và Pháp không muốn có sự va chạm ở Xiêm. Sự mâu thuẫn của 2 quốc gia này trong vấn đề Xiêm đã buộc Pháp đi đến một đề nghị hòa giải để đảm bảo quyền lợi. Như vậy Xiêm biến thành "vùng đệm" của Anh và Pháp. Chính phủ Anh tán thành đề nghị của Pháp. Nước Xiêm có cơ may thoát khỏi cuộc xâm lược trực tiếp của chủ nghĩa thực dân. Ngày 15/1/1896, Anh và Pháp kí kết hiệp ước về phân chia ảnh hưởng ở Xiêm.

=> Vị trí thuận lợi đã cho phép Xiêm trở thành “khu đệm” trong quan hệ với các nước phương Tây, chủ yếu là Anh và Pháp. Chính lợi thế này đã giúp Xiêm lợi dụng tốt sự kiềm tỏa của nhiều nước tư bản để thông qua đó bảo toàn chủ quyền thực sự của dân tộc

Đáp án cần chọn là: A

4 tháng 4 2018

Xiêm là nước nằm ở vị trí tiếp giáp giữa khu vực thuộc địa của Anh (Miến Điện) và Pháp (Đông Nam Á) ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, Anh, Pháp là 2 nước đối đầu ở Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Phi...Anh và Pháp không muốn có sự va chạm ở Xiêm. Sự mâu thuẫn của 2 quốc gia này trong vấn đề Xiêm đã buộc Pháp đi đến một đề nghị hòa giải để đảm bảo quyền lợi. Như vậy Xiêm biến thành "vùng đệm" của Anh và Pháp. Chính phủ Anh tán thành đề nghị của Pháp. Nước Xiêm có cơ may thoát khỏi cuộc xâm lược trực tiếp của chủ nghĩa thực dân

Đáp án cần chọn là: A

21 tháng 6 2017

Đáp án cần chọn là: A

Xiêm là nước nằm ở vị trí tiếp giáp giữa khu vực thuộc địa của Anh (Miến Điện) và Pháp (Đông Nam Á) ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, Anh, Pháp là 2 nước đối đầu ở Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Phi...Anh và Pháp không muốn có sự va chạm ở Xiêm. Sự mâu thuẫn của 2 quốc gia này trong vấn đề Xiêm đã buộc Pháp đi đến một đề nghị hòa giải để đảm bảo quyền lợi. Như vậy Xiêm biến thành "vùng đệm" của Anh và Pháp. Chính phủ Anh tán thành đề nghị của Pháp. Nước Xiêm có cơ may thoát khỏi cuộc xâm lược trực tiếp của chủ nghĩa thực dân