K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 8 2016

Phương thức biểu đạt : Biểu cảm

Bố cục:Đoạn 1: Từ đầu … “ngày đầu năm học”  đến tâm trạng của hai mẹ con trong đêm trước ngày khai trường của con.Đoạn 2: tiếp theo đến hết ==> "Ấn tượng tuổi thơ và liên tưởng của mẹ"  -> Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của conChúc bạn học tốt!
19 tháng 8 2016

Cảm ơn nhé!

26 tháng 10 2017

Bài thơ tả cảnh Phong Kiều một đêm sương khuya và tâm trạng thao thức của ly khách đang nằm trong thuyền. Trương Kế viết bài thơ theo thể thất 136 ngôn tứ tuyệt Đường luật: luật trác, vần bằng, có 3 vần thơ (thiên - miên - thuyền); gồm 11 chữ (thanh trắc) và 17 chữ (thanh bằng) gợi lên âm điệu mênh mang, lan tỏa... Bản dịch thành thơ lục bát, có 9 chữ (thanh trắc) và 19 chữ (thanh bằng), nhạc điệu trầm buồn, man mác; là một trong những bản dịch thơ Đường hay nhất từ trước tới nay ở Việt Nam. Nhiều tài liệu cho biết bản dịch thơ lục bát này là của Tản Đà thi sĩ (?).

Copy link đọc thêm :http://hoixe.net/binh-giang-bai-tho-phong-kieu-da-bac-cua-truong-ke-5-1724.html
Chúc bn học tốt! =))

26 tháng 10 2017

thank bạn nhìu nha !!!

30 tháng 8 2016
- Đoạn mở đầu kể chậm, rõ (lời dẫn chuyện).- Đoạn tiếp theo (từ "Bấy giờ có giặc Ân" đến "những vật chú bé dặn"): giọng kể nhanh thể hiện tình hình đất nước nguy cấp.- Đoạn thứ ba ("Càng lạ hơn nữa" đến "mong chú giết giặc, cứu nước"): kể bằng giọng ngạc nhiên, về việc chú bé lớn nhanh kì lạ.- Đoạn kể Thánh Gióng đánh giặc, sau đó bay thẳng lên trời: giọng kể nhanh, thể hiện niềm cảm phục.- Đoạn cuối kể bằng lời dẫn chuyện, giọng trầm (chú ý ngữ điệu lặp cấu trúc: "Người ta kể rằng" và "Người ta còn nói" thể hiện niềm tự hào).
30 tháng 8 2016
1. Truyền thuyết Thánh Gióng có nhiều nhân vật (bố mẹ, dân làng, vua, sứ giả...) nhưng nhân vật chính là Thánh Gióng. Nhân vật này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng có tính chất kì ảo: sinh ra khác thường (bà mẹ chỉ ướm vào vết chân lạ mà thụ thai); thụ thai đến mười hai tháng; ba tuổi mà chẳng biết đi đứng, nói cười; khi giặc đến thì bỗng dưng biết nói và lớn nhanh như thổi, sức khoẻ vô địch; đánh tan giặc lại bay về trời.2. Các chi tiết đặc biệt trong truyện thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất. tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú bé đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Thứ hai, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là một chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Thứ ba, bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng, dạy dỗ. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Thứ tư, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao động rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh bão tố, phi thường, vùi chôn quân giặc. Thứ năm,Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Gậy sắt là vũ khí của người anh hùng. Nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí.. Thứ sáu, Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. Gióng cũng như nhân dân hay chính là nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi.3. Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng: Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm.Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại.Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi của dân tộc.4*. Sự thật lịch sử được phản ánh trong truyện Thánh Gióng là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
26 tháng 9 2021

Bố cục bài Chuyện cổ tích về loài người

4 phần 

- Phần 1: Từ đầu… chưa có màu sắc khác.

- Phần 2: Tiếp theo…từ bãi sông cát vắng

- Phần 3: Tiếp theo…trái đất 

- Phần 4: Còn lại

17 tháng 5 2016

Bài văn có thể chia làm ba đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến "những xóm làng, nương ngô, bãi mía nằm rải rác"): Vị trí địa lí và giới thiệu lối vào động Phong Nha;

- Đoạn 2 (Từ "Phong Nha gồm hai bộ phận" đến "tiếng chuông nơi cảnh chù, đất Bụt"): Giới thiệu cảnh tượng trong động Phong Nha.

- Đoạn 3 (Từ "Với một vẻ đẹp đặc sắc" đến hết): Khẳng định những giá trị của động Phong Nha, nêu những tiềm năng của Phong Nha trong việc khai thác du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học.

Cũng có thể chia bài văn thành hai đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu "tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt"): Vị trí địa lí và giới thiệu lối vào động Phong Nha;

- Đoạn 2 (Từ "Với một vẻ đẹp đặc sắc" đến hết): Khẳng định những giá trị của động Phong Nha, nêu những tiềm năng của Phong Nha trong việc khai thác du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học.

17 tháng 5 2016
Bài văn có thể chia làm ba đoạn:- Đoạn 1 (Từ đầu đến "những xóm làng, nương ngô, bãi mía nằm rải rác"): Vị trí địa lí và giới thiệu lối vào động Phong Nha;- Đoạn 2 (Từ "Phong Nha gồm hai bộ phận" đến "tiếng chuông nơi cảnh chù, đất Bụt"): Giới thiệu cảnh tượng trong động Phong Nha.

 

- Đoạn 3 (Từ "Với một vẻ đẹp đặc sắc" đến hết): Khẳng định những giá trị của động Phong Nha, nêu những tiềm năng của Phong Nha trong việc khai thác du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học.Cũng có thể chia bài văn thành hai đoạn:- Đoạn 1 (Từ đầu "tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt"): Vị trí địa lí và giới thiệu lối vào động Phong Nha;- Đoạn 2 (Từ "Với một vẻ đẹp đặc sắc" đến hết): Khẳng định những giá trị của động Phong Nha, nêu những tiềm năng của Phong Nha trong việc khai thác du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học.