K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đây được xem là một trò chơi trí tuệ và trước đây bất kì trẻ em nào cũng từng ít nhất 1 lần chơi qua trò chơi này. Chỉ với 1 viên phấn, viên gạch, những viên sỏi lớn nhỏ, một khoảng sân là các bạn đã ngay một buổi chơi ô ăn quan vô cùng vui vẻ và thú vị. Bàn chơi là một hình chữ nhật được chia thành 10 ô vuông nhỏ (ô dân), mỗi bên có năm ô đối xứng nhau. Ở hai đầu được vẽ 2 hình bán nguyệt hướng ra phía ngoài (ô quan). Người thông minh nhất sẽ nghĩ ra cách đi để giành được nhiều quân hơn đối phương. Kết thúc trò chơi, nếu bạn nào có nhiều quân sẽ giành chiến thắng.

nêu cảm nghĩ thì chịu

24 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Tuổi thơ em gắn liền với những cánh diều bay cao trong gió, đem những ước mơ bé nhỏ ,đơn sơ nhưng tình cảm theo, gắn liền với những câu truyện cổ tích mà hằng đêm được nghe bà kể, gắn liền với những lúc đợi mẹ đi chợ về, với những đêm trung thu vui đùa cùng lũ bạn, với những hôm trời mưa, rủi nhau tắm mưa, những gốc đa đầu làng - nơi vui chơi của lũ giặc chúng em - nào là bắn bi, ném dép, nhảy dây, ... là những giờ học lý thú, những câu hát ru ngọt ngào của mẹ,  giọng nói dịu dàng của thầy cô, những người bạn sách vở,... Tuổi thơ ai cũng vậy,  dù thời gian có trôi qua nhanh thì những kỷ niệm đẹp đẽ đó vẫn không bao giờ phai nhòa. 

4 tháng 2 2022

\

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

con cek

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7 tháng 1 2021

Xuân Quỳnh là cây bút xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam, thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói của một tâm hồn phụ nữ giàu lòng trắc ẩn và khao khát hạnh phúc bình dị đời thường. Bài thơ "Tiếng gà trưa" là một trong những thi phẩm nổi tiếng của bà. Bài thơ viết về tình bà cháu thiêng liêng và cảm động. Trong một buổi hành quân, người cháu đã nghe được tiếng gà trưa và những kỉ niệm về bà ùa về trong kí ức. Cả một tuổi thơ gắn bó bên bà, được bà yêu thương chăm sóc. Bà dành dụm, chắt chiu từng quả trứng, chăm đàn gà từng con một kể cả khi trời gió rét mưa dầm. Những gì thu được từ đàn gà, bà đều dành cho cháu: nào là cái quần chéo go, ống rộng dài quét đất, nào là cái áo cánh trúc bâu... Tình yêu của bà thể hiện qua những điều giản dị, bình thường. Chính tình yêu thương của bà đã trở thành động lực để người cháu chiến đấu. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận tình bà cháu thắm thiết, đồng thời đó cũng là tình yêu gia đình, yêu Tổ quốc. Đúng như một nhà văn nước ngoài đã nói: Tình yêu Tổ quốc bắt đầu từ những tình cảm nhỏ bé, thiêng liêng, đó là yêu những gì gần gũi nhất với mình.

 

4 tháng 1 2022

Hay ghê🤩

11 tháng 1 2022

Đối với em và tất cả mọi người, gia đình luôn là một nơi ấm áp, hạnh phúc. Đó là nơi mà em được chung sống hạnh phúc, vui vẻ cùng những người thân yêu của mình. Em sẽ được quan tâm, chia sẻ những buồn vui của cuộc sống. Và chắc chắn, gia đình sẽ luôn là hậu phương vững chắc, ủng hộ em trên mỗi bước đường đời. Chỉ cần biết rằng, dù thành công hay thất bại, vui sướng hay khổ đau, thì vẫn có gia đình ở bên cạnh, là em như được tiếp thêm muôn ngàn sức mạnh vậy. Thực sự, gia đình có sức mạnh và vai trò to lớn không thể nào thay thế được. Mỗi ngày, em luôn hạnh phúc khi được sống trong tổ ấm nhỏ của mình. Em luôn yêu thương, quan tâm mọi người, chia sẻ dù là những điều nhỏ nhặt nhất. Để gia đình này luôn là nơi ấm áp để mọi người trở về.

Tham khảo

Nhân vật Lợi trong "Tuổi thơ tôi" được coi là trùm sò của lớp. Bất cứ ai muốn nhờ Lợi giúp đỡ đều phải bỏ ra một khoản cho Lợi vì vậy các bạn trong lớp đều có ác cảm với Lợi. Nhưng sự việc con dế chết đã hoàn toàn thay đổi suy nghĩ của mọi người về Lợi. Lợi đem chú dế tội nghiệp đi chôn cất một cách cẩn thận. Có thể nói nếu nhìn bề ngoài đánh giá, Lợi có thể là đứa ích kỉ chỉ biết thu lợi cho bản thân mình. Song Lợi lại là người giàu tình yêu thương và lòng nhân ái hơn bất cứ ai. 

20 tháng 1

Trong truyện “Tuổi thơ tôi” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, tôi rất yêu thích nhân vật Lợi. Câu chuyện về Lợi được kể lại qua dòng hồi tưởng của “tôi” khi đang tại quán Đo Đo, tình cờ nghe thấy tiếng dế kêu. Cậu nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ, đặc biệt là về cậu bạn tên Lợi. Cậu được coi “trùm sò” nổi tiếng trong lớp, luôn chỉ nghĩ đến chuyện “thu vén cá nhân”. Nếu ai muốn nhờ cậu giúp đỡ đều phải có chiến lợi phẩm kèm theo. Bởi vậy mà bạn bè đều không thích cậu. Chúng ta dường như bắt gặp chính mình ở Lợi. Một tình huống thú vị xảy ra khiến cho tôi hiểu khá bất ngờ về nhân vật này. Lợi có được một con dế lửa “nổi tiếng lì đòn”. Đám bạn trong lớp vì ghen tị nên đã bày trò khiến con dế bị thầy giáo tịch thu. Vô tình chiếc cặp sách của thầy đè lên hộp dế làm con dế chết. Lợi đã rất buồn bã, cậu khóc rưng rức. Chi tiết này cho thấy Lợi là một cậu bé sống tình cảm, giàu tình yêu thương, đặc biệt với động vật. Đến cuối truyện, Lợi còn đem chú dế tội nghiệp đi chôn. Tất cả bạn bè, ngay cả thầy Phu - người đã vô tình làm chú dế bị chết cũng đến. Tôi vẫn còn nhớ mãi hình ảnh Lợi cẩn thận để chú dế vào “hộp các-tông rồi kiếm một tờ báo có in màu bọc lại, buộc quanh những sợi lá cuối tước mảnh”. Lợi hiện lên thật hồn nhiên, ngây thơ nhưng cũng giàu tình cảm.

24 tháng 1 2022

Tham Khảo 

Nhân gian xưa có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu là cái mở đầu cho sự hứng khởi, cho lời chào thân thiện, hiếu khách, là thứ tối thiểu để tiếp khách thế nhưng nhà thờ Nguyễn Khuyến của chúng ta cũng chẳng thể có để mời bạn. Phải chăng ở đây nhà thơ đang cường điệu hóa gia cảnh nghèo khổ của mình, đang than vãn cho bạn nghe. Không, có lẽ không phải thế. Nguyễn Khuyến sâu sắc va ý nghĩa lắm mà. Nhà thơ đâu phải người thiếu thốn vật chất, nhà ông có cả gà có cá có rau ấy chứ nhưng chúng vì điều kiện khách quan nên không thể tiếp khách mà thôi. Điệp từ “Không” được nhắc lại khéo léo giữa mỗi câu thơ vừa nhấn mạnh hoàn cảnh thiếu thốn cho tình bạn lại vừa như một lời khẳng định chắc nịch cho tình bạn cao cả của Nguyễn Khuyến- Dương Khuê. Đó là tình bạn phi vật chất, tình bạn vượt lên những lợi ích tầm thường. Tình bạn ấy vượt qua những khó khăn, chông gai, vất vả để trường tồn mãi cùng với không gian và thời gian dài rộng.

https://hoatieu.vn/phat-bieu-cam-nghi-ve-bai-tho-ban-den-choi-nha-204292

24 tháng 1 2022

Em tham khảo:

''Đầu trò tiếp khách, trầu không có''

Phải chăng cái nghèo của cụ Tam Nguyên Yên Đổ lại đến mức ấy ư? Nhà thơ đã cường điệu hoá cái nghèo của mình. Một ông quan to triều Nguyễn về ở ẩn, với một cơ ngơi chín sào tư thố là nơi ở thì không thể “miếng trầu” cũng không có. Rõ ràng đây là lời bông đùa hóm hỉnh với bạn. Đồng thời để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho khước từ lương bổng của giặc Pháp, lui về sống cuộc đời bình dị giữa xóm làng quê hương. Những vật chất bình thường nhất mang ra tiếp bạn đều không có, mà thay vào đó là tình cảm chân thành tha thiết. Tình bạn của họ được vun đắp, dựng xây trên cơ sở của tình cảm, lòng yêu thương kính trọng. Vật chất là quan trọng nhưng không phải là tất cả. Thật xúc động khi đọc nhưng dòng thơ thể hiện tình cảm của Nguyễn Khuyến với bạn.