K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 10 2019

Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng cả về mặt an ninh - quốc phòng lẫn thương mại quốc tế đối với các quốc gia trong khu vực do nằm trên tuyến đường hàng hải nhộn nhịp bậc nhất thế giới với mật độ tàu thuyền trọng tải lớn qua lại trung bình khoảng trên 41.000 chiếc/năm. Theo tài liệu nước ngoài, hơn 90% lượng vận tải thương mại thế giới được thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông với trị giá khoảng 5.000 tỷ USD/năm, hơn 80% lượng dầu nhập khẩu của Nhật Bản, Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) được chuyên chở qua đây; lượng khí hóa lỏng được vận chuyển qua Biển Đông chiếm 2/3 tổng số lượng khí hóa lỏng được buôn bán trên thị trường thế giới.

Hơn nữa, Biển Đông còn có nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng đối với đời sống và việc phát triển kinh tế của các quốc gia ven biển, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật (thủy sản) và dầu khí. Theo ước tính, 70% dân số các nước Đông Nam Á sinh sống ven biển và lượng thủy hải sản đánh bắt ở khu vực Biển Đông chiếm khoảng 10% tổng trữ lượng đánh bắt trên thế giới, cung cấp 25% nhu cầu protein cho 500 triệu dân. Biển Đông là khu vực rất có tiềm năng về mặt dầu khí. Mặc dù số liệu đánh giá về trữ lượng còn khác nhau, song dầu khí được tìm thấy ở hầu hết các địa điểm trong khu vực Biển Đông và nguồn lực quan trọng cho sự phát triển của nhiều quốc gia, như In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan... kể từ khi dầu khí được phát hiện và khai thác ở Biển Đông.

Biển Đông có vai trò quan trọng đặc biệt với nước ta cả về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng do nước ta có đường bờ biển dài trên 3.260km với hơn 3.000 hòn đảo, gần tổng số các tỉnh, thành trong cả nước là địa phương ven biển và rất nhiều ngành kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của đất nước, như dầu khí, du lịch, xuất khẩu thủy - hải sản, đóng tàu... đều liên quan mật thiết đến Biển Đông. Biển Đông cũng là địa bàn xung yếu về mặt an ninh quốc phòng, hướng phòng thủ quan trọng của đất nước ta.

Xuất phát từ tầm quan trọng đó, Biển Đông trở thành một trong những khu vực tồn tại nhiều tranh chấp phức tạp nhất thế giới, nếu xử lý không thích hợp, dễ dẫn đến nguy cơ xung đột quân sự, thậm chí chiến tranh, tác động tiêu cực đến ổn định, hòa bình, phát triển của khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc trong và ngoài khu vực cũng khiến tranh chấp và tình hình ở khu vực Biển Đông thêm phức tạp, khó lường.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, quân và dân ta đã tích cực triển khai các hoạt động nhằm quản lý và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, bảo vệ các lợi ích quốc gia trên biển. Thành tựu về quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo đã được Đại hội XII của Đảng khẳng định: “quốc phòng, an ninh được tăng cường; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”(1). Tuy nhiên, tình hình quốc tế và khu vực diễn biến phức tạp hơn đòi hỏi các giải pháp tổng thể về quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế, kinh tế, xã hội.

Hiện nay, tình hình quản lý, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của nước ta khá phức tạp, hàm chứa nhiều nhân tố bất ổn, đó là: tranh chấp ở Biển Đông ngày càng diễn biến phức tạp, tác động và ảnh hưởng đến an ninh, hòa bình và phát triển của đất nước ta; tình hình khu vực và thế giới diễn biến nhanh chóng, khó lường, xuất hiện nhiều nhân tố mới có tác động sâu sắc đến trật tự và cục diện thế giới, tác động trực tiếp đến phát triển tình hình ở khu vực Biển Đông; sự phối hợp, thống nhất về nhận thức và hành động trong nhân dân và một số cán bộ về vấn đề chủ quyền biển, đảo còn chưa cao, dẫn đến khó khăn trong chỉ đạo, điều hành; các thế lực phản động, cơ hội chính trị trong và ngoài nước lợi dụng vấn đề biển, đảo để chống phá Đảng và Nhà nước ta; kinh nghiệm quản lý biển, đảo của chúng ta còn hạn chế, năng lực, trang thiết bị của các lực lượng thực thi pháp luật trên biển cần tiếp tục được củng cố và tăng cường.

Là một bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia Việt Nam, không gian sinh tồn và là điều kiện vật chất để xây dựng, phát triển đất nước, biển, đảo có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và phát triển của đất nước ta. Do đó, quản lý, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam không chỉ có ý nghĩa là bảo vệ không gian lãnh thổ, lợi ích mọi mặt mà còn là bảo vệ chế độ, Nhà nước.

Công tác quản lý, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Quản lý, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển, đảo chính là quá trình thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của nước ta trên các đảo, vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng pháp luật của Nhà nước với các hoạt động kinh tế - xã hội, các hoạt động trên biển, đảo nhằm duy trì và phát triển các mối quan hệ, các hoạt động đó trong trật tự, theo đúng quy định của Nhà nước. Quản lý và bảo vệ chủ quyền biển, đảo vừa mang yếu tố đối nội, vừa mang yếu tố đối ngoại. Công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo bao gồm những lĩnh vực sau:

1- Xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Nhận thức rõ tầm quan trọng, vị trí chiến lược của biển, đảo Việt Nam, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn và nhất quán về biển, đảo. Đặc biệt là Nghị quyết số 09-NQ/TW (khóa X), ngày 9-2-2007, “Về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, đây là lần đầu tiên Đảng ta có một Chiến lược biển toàn diện, có tầm nhìn chiến lược rộng, tính bao quát cao trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại, hợp tác quốc tế, môi trường...

Cùng với đó, Nhà nước ta ban hành hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật nhằm thể chế hóa các chủ trương lớn của Đảng về quản lý và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, như Tuyên bố của Chính phủ về các vùng biển và đường cơ sở năm 1977 và 1982; Luật Dầu khí năm 1993, Bộ Luật Hàng hải năm 1991; Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 1991; Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng năm 1997; Pháp lệnh lực lượng cảnh sát biển Việt Nam năm 1998; Luật Biên giới quốc gia năm 2003; Luật Biển Việt Nam năm 2012; Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015. Nhà nước ta cũng trở thành thành viên của hàng loạt điều ước quốc tế liên quan đến biển và đại dương, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).

2- Tăng cường và củng cố quốc phòng, an ninh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo. Trong bối cảnh tình hình tranh chấp ở Biển Đông ngày càng diễn biến phức tạp, song với truyền thống bất khuất của dân tộc, ý chí quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, chúng ta đã bảo vệ vững chắc chủ quyền. Cụ thể là, bảo vệ tốt danh nghĩa chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa; quản lý và bảo vệ vững chắc 21 đảo, bãi với 33 điểm đóng quân ở quần đảo Trường Sa, bảo vệ tốt vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý.

Cùng với đó là việc ta đã giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán, quyền và lợi ích trên các vùng biển Việt Nam thông qua việc duy trì hệ thống và hoạt động của 15 nhà giàn DK trên vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.

3- Kiên trì, kiên quyết đấu tranh đối với các vi phạm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Nhà nước Việt Nam trước sau như một khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lập trường này được thể hiện nhất quán trong các văn bản pháp luật về biển đã được ban hành, như Nghị quyết của Quốc hội năm 1994 phê chuẩn Công ước Luật Biển cũng như trong các phát biểu, tuyên bố chính thức khác của Việt Nam.

Đồng thời, ta đấu tranh kiên quyết, phù hợp trên thực địa và trên mặt trận ngoại giao, dư luận đối với mọi vi phạm của các nước đối với chủ quyền biển, đảo Việt Nam. Bên cạnh việc kịp thời triển khai các biện pháp đấu tranh kiên quyết với các bên liên quan trước các vụ, việc phức tạp nảy sinh ở Biển Đông, ta cũng có nhiều biện pháp chủ động, ngăn ngừa các vi phạm chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của ta trên biển.

Ta đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo, quyền và lợi ích hợp pháp của ta trên biển, cả trên bình diện song phương, khu vực và các diễn đàn đa phương toàn cầu, trên cả kênh chính thức và học giả dưới nhiều hình thức đa dạng, linh hoạt. Việc đấu tranh đối với các vi phạm chủ quyền biển, đảo ở khu vực Biển Đông thời gian qua đã đạt nhiều kết quả tích cực, tranh thủ được sự ủng hộ của dư luận quốc tế về sự nghiệp chính nghĩa của ta, lên án các hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam.

Các lực lượng thực thi pháp luật trên biển, như cảnh sát biển, biên phòng, kiểm ngư tích cực, chủ động tiến hành hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật Việt Nam

hấy rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với chủ quyền biển, đảo quốc gia, từ đó góp phần phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc, chung sức, đồng lòng quyết tâm làm chủ, bảo vệ biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

6- Củng cố, tăng cường, tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi, hỗ trợ cho công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa hợp tác và đấu tranh, giữa giải quyết hòa bình các tranh chấp với tìm kiếm các biện pháp hợp tác xây dựng lòng tin nhằm tạo cơ hội cho việc giải quyết tranh chấp; giữa tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau và tuân thủ luật pháp quốc tế... là những trọng tâm của việc tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc. Trong quá trình này, chúng ta đã đạt nhiều thành tích đáng kể, thể hiện ở những nét cơ bản: Một là, môi trường hòa bình thuận lợi cho phát triển, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; Hai là, nhiều tranh chấp liên quan đến chủ quyền biển, đảo được giải quyết, qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước có liên quan(2); Ba là, tích cực định hình tiếng nói chung về hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực Biển Đông trong các cơ chế khu vực, đa phương và toàn cầu; Bốn là, tích cực tham gia xây dựng các luật lệ quốc tế liên quan đến biển và đại dương ở quy mô khu vực và toàn cầu; Năm là, duy trì và thúc đẩy nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế dựa trên luật pháp quốc tế; Sáu là, thúc đẩy quan hệ song phương và đa phương; tích cực, chủ động tạo dựng các khuôn khổ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và đan xen lợi ích góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam.

7- Hoàn thiện thiết chế quản lý biển, đảo. Từng bước xây dựng và hoàn thiện thiết chế quản lý biển, đảo thông qua việc hình thành một số lực lượng thực thi pháp luật trên biển đồng thời với việc nâng cao vai trò và trách nhiệm của lực lượng biên phòng, hải quân. Về tổ chức, từng bước hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về biển, đảo cùng với sự phân công trách nhiệm cụ thể về các lĩnh vực quản lý nhà nước về biển, đảo giữa các bộ: Ngoại giao, Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... Kết hợp giữa quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ về biển, đảo.

8- Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu quản lý và bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Công tác đào tạo, hình thành nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới được chú trọng và quan tâm. Bên cạnh việc đào tạo chính khóa cho các lực lượng làm nhiệm vụ quản lý và bảo vệ biển, đảo, nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước tổng hợp về biển, đảo, kiến thức pháp luật đã được tổ chức ở các bộ, ngành, địa phương. Việc hợp tác quốc tế nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực biển, đảo cũng được mở rộng với nhiều đối tác khác nhau.

Các bài học kinh nghiệm

Trên cơ sở đánh giá các thành tựu cũng như những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm.

Một là, chủ quyền biển, đảo là vấn đề thiêng liêng đối với Đảng, Nhà nước và dân tộc ta. Do đó, bảo vệ chủ quyền biển, đảo cần phải phát huy sức mạnh của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, chỉ đạo của Nhà nước, trong đó có sự phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể của từng ngành, từng cấp.

Hai là, quản lý và bảo vệ chủ quyền phải dựa trên nền tảng bất biến là chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là thiêng liêng, không thể để bị xâm phạm, song cũng cần linh hoạt trong biện pháp triển khai theo từng thời điểm, từng hoàn cảnh với mục tiêu cao nhất là bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc.

Ba là, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, nêu cao chính nghĩa của ta nhằm tranh thủ tối đa sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế; tạo dựng sự đan xen về lợi ích mọi mặt để hình thành môi trường thuận lợi cho công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Bốn là, tạo sự đồng thuận và nhất trí cao giữa các cơ quan nhà nước, giữa các bộ và nhân dân về chủ trương, đường lối quản lý và bảo vệ chủ quyền biển, đảo để phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Năm là, tích cực, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm chủ quyền của Việt Nam thông qua hợp tác chính trị, quốc phòng - an ninh; răn đe về mặt quân sự; đề cao ý chí bất khuất, kiên cường, anh dũng của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước./.

-------------------------------------------------------

(1) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr. 58 - 59
(2) Chúng ta đã giải quyết dứt điểm vấn đề phân định biển với Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ; với Thái Lan trong Vịnh Thái Lan; giải quyết vấn đề phân định thềm lục địa với In-đô-nê-xi-a; tiến hành khai thác chung dầu khí với Ma-lai-xi-a; hợp tác nghề cá với Trung Quốc; thiết lập đường dây nóng giữa Hải quân Việt Nam với Hải quân Trung Quốc; Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Cam-pu-chia... Đồng thời, ta tiến hành tuần tra chung với Thái Lan, Cam-pu-chia và Trung Quốc; hợp tác nghiên cứu khoa học biển với Phi-líp-pin

30 tháng 12 2017

Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
Tuổi hai mươi làm sao không tiếc?
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ Quốc?
(Trường ca “Những người đi tới biển” – Thanh Thảo)

Những câu thơ trên của Thanh Thảo đã thể hiện lí tưởng cao đẹp của thế hệ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Qua đó tác giả nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta hôm nay: Bất cứ thời đại nào, mỗi con người chúng ta nhất là thế hệ thanh niên cũng luôn phải ý thức vai trò trách nhiệm của mình đối với đất nước. Trước tiên thế hệ trẻ phải xác định tư tưởng, tình cảm, lí tưởng sống của mình: yêu quê hương đất nước, tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc; lao động, học tập để khẳng định bản lĩnh, tài năng cá nhân và phục vụ cống hiến cho đất nước, sẵn sàng có mặt khi Tổ Quốc cần. Thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu là xu thế hội nhập, khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ cao, vậy thế hệ trẻ cần phải học tập tích lũy tri thức để góp phần phát triển đất nước theo kịp thời đại, hội nhập với xu thế phát triển chung của quốc tế. Bên cạnh đó, phải rèn luyện sức khỏe để có khả năng cống hiến và bảo vệ đất nước. Đồng thời thanh niên cũng cần quan tâm theo dõi đến tình hình chung của đất nước, tỉnh táo trước hành động của mình không bị kẻ xấu lợi dụng. Về vấn đề chủ quyền biển đảo, thanh niên cần hưởng ứng và tích cực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi vi phạm xâm phạm chủ quyền biển, hải đảo thiêng liêng của Tổ Quốc, phải luôn có “trái tim nóng, cái đầu lạnh”. Như vậy, xây dựng và bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm thiêng liêng của thanh niên nói riêng và của mỗi con người Việt Nam nói chung.

30 tháng 12 2017
Nhiều nhà thơ, nhà văn đã lấy tuổi trẻ, lấy thanh niên để làm đề tài cho bài văn, bài thơ của mình. Ngày trước, đã có biết bao anh hùng vì đất nước tổ quốc Việt Nam mà không quản ngại khó khăn, xả thân mình vì độc lập tự do của nước nhà. Đặc biệt có những anh hùng hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Vậy, vấn đề được đặt ra ở đây là tuổi trẻ ngày nay cần có trách nhiệm như thế nào để giúp đất nước phát triển thịnh vượng như các bị tiền bối ngày xưa ??? Để giúp nước nhà phát triển, đầu tiên các bạn trẻ cần ra sức học tập thật chăm chỉ để có kiến thức thật vững vàng. Thứ hai, các bạn trẻ phải có hướng đi thật đúng đắn cho nghề nghiệp tương lai của mình để có thể phục dựng cho nước nhà theo hướng tốt nhất phù hợp với năng lực của mình. Và hơn nữa, các bạn còn cần phải ràn luyện thêt lực để có thể cống hiến trong trong trong bất cứ khi nào. Nói chung, việc giúp đỡ, cống hiến, cho nước nhà luôn là việc cần thiết nhất ở mỗi thời đại.

Để bảo vệ chủ quyền biển đảo, trước hết thanh niên và thanh niên học sinh nói riêng phải xác định phải giữ biển đảo bằng tri thức về chủ quyền biển đảo. Chúng ta cần nghiên cứu và nhận thức sâu sắc về ý nghĩa thiêng liêng chủ quyền biển đảo và giá trị to lớn chủ quyền mà ông cha ta đã đổ xương máu để xây dựng; về lịch sử Việt Nam đặc biệt là lịch sử địa lý liên quan đến chủ quyền biển đảo, về lịch sử hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa… tìm hiểu rõ chính sách ngoại giao nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề biển đông cũng như nội dung của luật pháp, chế độ pháp lý của các vùng biển theo Công ước Liên hợp quốc về  Luật biển 1982.

Thanh niên cần hưởng hứng và tích tực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi xâm phạm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Thanh niên là hậu phương chỗ dựa tình cảm vững chắc đối với các lính biển đảo, bằng những việc làm thiết thực như gửi thư đến các lính Hải đảo để chia sẻ động viên và tiếp sức cho các anh thêm nghị lực để trông giữ biển đảo.

Điều quan trọng nữa là không ngừng tu dưỡng phẩm chất người Việt Nam mới,  tích cực tham gia xây dựng đất nước giàu mạnh, có định hướng lý tưởng yêu nước và đoàn kết thì chúng ta sẽ kết nối khối sức mạnh lớn đủ sức bảo vệ chủ quyền biển đảo.  Bên cạnh đó sẵn sàng chuẩn bị tinh thần tham gia trực tiếp vào công cuộc giữ gìn biển đảo quê hương bằng tất cả những gì mình có thể.

14 tháng 3 2019

Bạn Nguyễn Khánh Huyền ơi. Bạn lạc đề à? Thấy đề mình ghi không vậy bạn

Mình cần gấp các bạn ơi 

16 tháng 3 2018

Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.260km. Diện tích biển thuộc chủ quyền, quyền tài phán quốc gia bao gồm: vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa gấp hơn 3 lần lãnh thổ trên đất liền với diện tích khoảng một triệu km2; có trên 3.000 hòn đảo ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm giữa Biển Đông; có 12 quần đảo. Các vùng biển, đảo nằm trên địa giới hành chính thuộc 28 tỉnh, 125 huyện ven biển, trong đó có 12 huyện đảo.

Chỉ tính riêng các hải đảo, quần đảo thì Việt Nam có hơn 1.656 km2, trong đó có 66 đảo thường xuyên có dân làm ăn sinh sống, với hơn 155.000 người.

Đảng, Nhà nước Việt Nam đã sớm quan tâm đến các vùng biển đảo và khẳng định phấn đấu “Trở thành một nước mạnh về biển là một mục tiêu chiến lược xuất phát từ các yêu cầu và điều kiện khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam”.

Năm 1990- 1992 đã đề ra chương trình Biển Đông- Hải đảo; tiếp sau là các chủ trương của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế biển, đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển, về chương trình Biển Đông- Hải đảo đã mở rộng phạm vi đầu tư cho các ngành, các địa phương, các dự án trọng điểm nên đã đưa nhanh công trình vào sử dụng, đáp ứng những nhu cầu quan trọng, cấp bách.

Chúng ta đã chủ động xây dựng và từng bước hoàn thiện thế trận quốc phòng - an ninh trên biển. Thông qua nhiều biện pháp tổ chức giáo dục cho toàn dân về giá trị của biển, đảo trong quá trình thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược; thành lập “Ban chỉ đạo Nhà nước về Biển Đông và Hải đảo”; triển khai chương trình Biển Đông- Hải đảo; ban hành 7 luật, 6 pháp lệnh, 2 bản tuyên bố, 19 nghị định và 6 quyết định liên quan đến quản lý và bảo vệ vùng biển, đảo Việt Nam.

Chúng ta cũng đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo thế đứng chân ổn định, vững chắc, sẵn sàng đối phó với các tình huống phức tạp xảy ra trên biển. Xây dựng hệ thống nhà ở, tường, kè chống xói lở trên các đảo thuộc quần đảo; đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cho xây dựng các công trình bảo đảm đời sống cho bộ đội và nhân dân huyện đảo Trường Sa.

Các lực lượng chuyên trách được xây dựng để từng bước thực hiện quản lý Nhà nước trên các vùng biển thông qua việc xây dựng các lực lượng và phương tiện để chỉ huy điều hành cứu hộ, cứu nạn trên biển như: hệ thống quan sát, trinh sát, cảnh giới từ xa, thông tin liên lạc hàng hải; thành lập đội tàu tuần tra biên phòng, kiểm ngư, hải quan; tổ chức xây dựng và trang bị cho lực lượng cảnh sát biển; xây dựng hệ thống đèn biển. Mới đây lại bổ nhiệm chức Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện đảo Trường Sa.

Nhà nước đầu tư hỗ trợ phát triển nghề đánh cá xa bờ. Với hàng trăm tỷ đồng của chương trình Biển Đông- Hải đảo và nguồn vốn phát triển của ngân hàng Châu Á(ADB) đã đầu tư xây dựng hàng chục công trình cảng và khu dịch vụ hậu cần nghề cá trên các đảo và một số điểm ven bờ, đóng mới nhiều tàu dịch vụ hậu cần nghề cá. Đã hỗ trợ nhiều tỷ đồng đầu tư cho các hoạt động tuyên truyền về chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc trên biển đảo; đấu tranh quốc phòng-an ninh, ngoại giao; nghiên cứu và điều tra cơ bản. Đã từng bước hoàn chỉnh bộ hồ sơ cơ bản về quản lý, bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển...

Trình độ khoa học về biển, những vấn đề quân sự, quốc phòng - an ninh trên biển, nhất là về sức chiến đấu và khả năng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biển của các lực lượng vũ trang trên biển và ven bờ sẽ được nâng lên. Sự hình thành hệ thống tổ chức Tiểu ban chuyên giải quyết những vấn đề liên quan đến quốc phòng - an ninh theo Nghị định 119/CP, sẽ từng bước hoàn thiện cơ chế bảo đảm quốc phòng - an ninh trên biển hoạt động có hiệu quả hơn.

Để phát huy hơn nữa vai trò kinh tế biển đối với tăng cường quốc phòng - an ninh bảo vệ Tổ quốc chúng ta có thể và cần phải quân tâm hơn đến các giải pháp như: Điều chỉnh Chiến lược phát triển kinh tế biển kết hợp với tăng cường quốc phòng - an ninh trên biển phù hợp với tư duy mới về biển và đại dương; cụ thể hoá các nội dung chiến lược bằng quy hoạch, kế hoạch, các dự án và bằng pháp luật, chính sách phù hợp với tình hình thực tế. Tiếp tục đẩy mạnh giáo dục quốc phòng - an ninh biển cho toàn dân, coi trọng bồi dưỡng các lực lượng trực tiếp hoạt động trên biển, đảo; nghiên cứu sâu hơn về chiến lược biển của các nước trong khu vực và thế giới để đề ra các chính sách phù hợp nhằm bảo vệ hữu hiệu chủ quyền quốc gia trên biển, đảo. Tích cực hoạt động ngoại giao để bảo đảm tính nghiêm minh và hiệu quả của Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông có lợi cho hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực. Tiếp tục xây dựng lực lượng và thế trận quốc phòng - an ninh, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh trên vùng biển, đảo; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước và quyền làm của của nhân dân trên vùng biển, đảo của Tổ quốc./.

Dù nhỏ tuổi  nhưng có được tình yêu biển đảo như các em là điều vô cùng quý giá. Các em sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước. Các em sẽ làm được những điều thế hệ đi trước không làm được. Gìn giữ Trường Sa, Hoàng Sa, bảo vệ vùng biển vùng trời tổ quốc sẽ không thể làm được, nếu đất nước ta không trở nên cường thịnh, giàu mạnh... 

Tại sách "100 câu hỏi đáp về biển đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam" của Ban Tuyên giáo Trung ương, cũng đã chia sẻ mong muốn, hướng dẫn các em như sau:

Học sinh, sinh viên (HSSV) là lực lượng trẻ, có tri thức trong xã hội, là tương lai của đất nước, là tầng lớp đi tiên phong trong các hoạt động thúc đẩy cộng đồng quan tâm và có trách nhiệm đối với những vấn đề liên quan đến môi trường, bảo vệ môi trường, phát huy tiềm năng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Chúng ta cần quán triệt lập trường nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; chủ quyền đối với vùng nội thủy, lãnh hải; quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa theo quy định của Công ước  Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Chủ trương của ta là giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp quốc, luật pháp và thực tiễn quốc tế, Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002. Với lập trường và chủ trương đúng đắn đó, Việt Nam đã chủ động, tích cực triển khai đồng bộ một loạt công tác nhằm tạo cơ sở vững chắc cho việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích của ta trên Biển Đông.

Các em học sinh xếp hình tổ quốc để bày tỏ tình yêu với đất nước và biển đảo quê hương (Báo Điện Biên Phủ)

HSSV đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các nước bè bạn và các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực.

Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.

 Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.

Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam.

Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.

Khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia vào học các ngành nghề liên quan tới biển, đảo. 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Là 1 học sinh em cần:

Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.
Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam.
Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.

6 tháng 12 2016

Những người lính cầm cây súng ra với biển khơi với quyết tâm và sự can trường. Bởi vì các anh không chỉ bảo vệ vùng biển mà còn mang trách nhiệm xây dựng cho hòn đảo của Tổ quốc được yên bình, ấm no. Sóng gió chỉ thổi bay được cát bụi chứ không thể thổi bớt được tình yêu quê hương tha thiết và sự vững vàng, niềm tin yêu mà các anh dành trọn cho đất nước. Khi chiến tranh qua đi, những người lính biển vẫn tiếp tục cầm chắc cây súng bảo vệ cho vùng hải đảo được bình yên. Bao năm qua luôn như thế, hình ảnh người lính đứng trên đảo vững chãi như ngọn hải đăng vẫn luôn rạng ngời và soi sáng cho bao lí tưởng, làm ấm thêm niềm yêu thương nơi quê nhà. Ngày hôm nay, khi biển xanh quê hương với hai quần đảo quý Trường Sa, Hoàng Sa ngày càng trở thành niềm tự hào bởi những giá trị tài nguyên vô tận, khi kẻ thù vẫn còn nhăm nhe chiếm lấy biển đảo nước ta bằng những âm mưu hiểm ác thì nhiệm vụ của những người lính đảo lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.

 
8 tháng 12 2016

” Mong cánh thư gửi từ đảo xa nơi anh đứng canh là vùng đảo nhỏ, biển, đồng đội thân yêu chỉ thấy loài chim biển, sóng vỗ điệp trùng quanh đảo trúc san hô”. Câu hát về người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc cứ ngân nga, thiết tha trong lòng khiến chúng ta càng yêu mến, tự hào về các anh.

Trước hết nước ta là một quốc gia nằm ven biểm, lãnh thổ bằng đất liền và biển đảo là lãnh hải được coi là nơi thiêng liêng, bởi nơi đây là nơi có tiềm năng, nguồn lực lớn để phát triển ngư nghiệp, khai khoáng, vận tải biển… Từ xa xưa, ông cha ta đã đổ bao mồ hôi xương máu để xác lập chủ quyền lãnh hải, trinh phục biển cả để phục vụ cuộc sống. Vậy ngày nay, ai là người có trách nhiệm bảo vệ nó? là tất cả chúng ta – trách nhiệm chung của mọi người. Xong nhiệm vụ lớn lao cao cả thiêng liêng thuộc về người chiến sĩ. Bởi để bảo vệ biển đảo quê hương các anh phải sống trong điều kiện khó khăn, xa đất liền, thiếu lương thực, thiếu sách báo… xa nhà , xa gia đình và xa người thân dài ngày, luôn sống trong lỗi nhớ nhà da diết. Cuộc sống đã khó khăn gian khổ nhưng nhiệm vụ của họ càng nặng lề hơn và nguy hiểm hơn bảo vệ biển đảo vì lợi ích kinh tế to lớn. Có nhiều kẻ thù nhòm ngó, chúng được trang bị những vũ khí tối tân hiện đại, hiện nay chúng đã có dã tâm chiếm biển đảo quê hương. Tuy nhiều khó khăn nhưng không làm mềm đi ý chí bảo vệ biển đảo của Tổ quốc của người dân nhất là ngư dân trên biển cả.Đất nước ta đã được vẹn toàn, cuộc sống vẫn phát triển bình thường, ngày ngày đã được bình yên đến trường, bữa cơm mỗi ngày không thiếu những sản phẩm của biển cả, chính là nhờ phần lớn công sức và sự hi sinh thầm lặng của các anh, hình ảnh các anh – những người chiến sĩ bảo vệ biển đảo là hình ảnh hào hùng ẩn chứa vẻ đẹp về sự hi sinh.

Vậy chúng ta là những học sinh – tương lai của đất nước cần phải làm gì để góp phần bảo vệ biển đảo tiếp bước các anh. Trước hết chúng ta cần xác định vị trí vai trò của biển đảo đói với Tổ Quốc, hãy ra sức học tập để trở thành người chiến sĩ hạ quân tương lai để góp phần xây dựng bảo vệ biển đảo Tổ Quốc.

” Không xa đâu Trường Sa nơi vẫn gần em và Trường Sa luôn bên em…” lấy lời kết của bài hát thay cho lời biết ơn sâu sắc của người dân Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ học sinh nói riêng. Chúng em luôn tự hào, yêu quý các anh- những người chiến sĩ bảo vệ biên đảo của Tổ Quốc.