K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 11 2021

Tham Khảo
Quan hệ Việt Nam - Cuba là mối quan hệ song phương và mật thiết giữa hai nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Cuba. ... Tính đến tháng 01 năm 2018, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai ở châu Á đầu tư vào Cuba, sau Trung Quốc.

16 tháng 11 2021

hmmmmmmmmmmmmmmmmmm

31 tháng 10 2023

Thời Chiến Tranh:

- Trong thời gian chiến tranh ở Việt Nam, Cuba đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ về mặt chính trị đối với Việt Nam. Lãnh tụ Cuba Fidel Castro đã phê phán sự can thiệp của Mỹ tại Việt Nam và kêu gọi hỗ trợ quốc tế cho Việt Nam.
- Cuba đã gửi nhiều đợt tình nguyện viên đến Việt Nam để giúp đỡ trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục và xây dựng hạ tầng.
- Fidel Castro đã thăm Việt Nam vào năm 1973, trong đó ông đã đến Quảng Trị, một trong những vùng bị tàn phá nặng nề nhất bởi chiến tranh. Chuyến thăm này đã thể hiện tình đoàn kết sâu sắc giữa hai quốc gia.
Thời Bình:

- Mối quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia đã phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh. Việt Nam và Cuba đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực như nông nghiệp, y tế, giáo dục và công nghệ.
- Hai quốc gia đã hợp tác trong việc trao đổi sinh viên và chương trình văn hóa, giúp củng cố mối quan hệ giữa hai dân tộc.
- Dù ở mức độ không lớn như thời chiến tranh, nhưng Việt Nam và Cuba vẫn duy trì mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng.

21 tháng 9 2018

1,  chính sách đối ngoại của liên xô sau chiến tranh thế giới thứ 2là 

Hòa bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới, giúp đỡ các nước XHCN

2 nêu hiểu biết của em về mối quan hệ ngoại giao giữa liên xô với việt nam là

Tiến hành kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đương đầu với một đối thủ có tiềm lực kinh tế, quân sự vượt trội, trong lịch sử 200 năm lập nước chưa từng nếm mùi thất bại, để chiến thắng, Việt Nam rất cần sự ủng hộ của tất cả các lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới, đặc biệt là của Liên Xô - đồng minh chiến lược, trụ cột của phe XHCN. Quan hệ với Liên Xô là một trong những trục chính, quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, trong đó, đồng thuận và không đồng thuậnlà hai mặt của mối quan hệ, thay đổi tùy thời điểm, thể hiện khá rõ nét trong giại đoạn 1954-1964.

mk ko bít đúng ko nên bạn xem lại

24 tháng 9 2018

cảm ơn bạn nhé

5 tháng 6 2018

mik cho dàn bài rùi bn làm nhé:

1. Nêu vấn đề: Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong xã hội hiện nay - sự sẻ chia và gắn bó.

2. Giải thích vấn đề:

- Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là mối quan hệ huyết thống và cùng với quan hệ vợ - chồng, anh - em. Nó cũng là mối quan hệ cơ bản cấu thành một gia đình.

- Giữa cha mẹ và con cái cần có sự quan tâm, chăm sóc, sẻ chia và yêu thương lẫn nhau. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái trưởng thành và con cái cần phải báo hiếu với cha mẹ.

3. Phân tích, bàn luận vấn đề

- Ý nghĩa mối quan hệ sẻ chia giữa cha mẹ và con cái:

+ Mối quan hệ sẻ chia giữa cha mẹ và con cái sẽ giúp mọi thành viên trong gia đình thấu hiểu nhau hơn.

+ Mối quan hệ này cũng giúp chúng ta rút ngắn khoảng cách thế hệ, tạo nên hơi ấm tình thương và hạnh phúc.

Điều này tạo nên sự khăng khít, gắn bó với các thành viên trong gia đình.

- Hiện trạng của mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong xã hội hiện nay:

+ Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái đang gặp khủng hoảng nặng nề.

+ Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái lỏng lẻo, ít sự quan tâm, ít sự chia sẻ.

Đó là một thực trạng đáng buồn.

- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên:

+ Do những biến chuyển của xã hội về nhiều mặt, trong đó có mặt văn hóa - tư tưởng. Chữ hiếu, chữ tình, chữ nghĩa dường như không được coi trong như xưa. Chính vì vậy con người thiếu trách nhiệm đối với gia đình và những mối quan hệ ruột thịt.

+ Sự phát triển của xã hội với nền kinh tế thị trường làm gia tăng nhu cầu muốn tự khẳng định mình của mỗi cá nhân làm cho sự cách biệt giữa các thế hệ càng lớn, mỗi người trở nên ích kỉ hơn và ít quan tâm nhau hơn trong gia đình.

+ Con cái và cha mẹ đều bận rộn, ít có thời gian bên nhau, tâm sự, chia sẻ để hiểu nhau hơn nên sự cách biệt về tâm lý càng lớn.

+ Các bậc cha mẹ nhiều khi còn nặng về tư tưởng công lao, sự áp đặt trong suy nghĩ khiến các con bị ức chế và muốn thoát ra ngoài ảnh hưởng của cha mẹ, dẫn đến mối quan hệ rạn nứt.

- Giải pháp khắc phục:

+ Rút ngắn khoảng cách thế hệ. Biện pháp này chỉ thực sự được thực hiện khi có sự cố gắng của cả cha mẹ và con cái. Cha mẹ và con cái nên dành nhiều thời gian cho nhau để chia sẻ, để tâm sự cùng nhau. Sự khác biệt về thế hệ là điều có tồn tại, tuy nhiên cha mẹ cần tìm cách khắc phục nó bằng cách thấu hiểu con trẻ và con cái cần cảm thông cho cha mẹ về những suy nghĩ đã lâu đời.

+ Mỗi người cần nâng cao trách nhiệm của mình với gia đình, với người thân, cần nhận biết rõ rằng gia đình mới là nhân tố chính tạo nên sự hạnh phúc và bình yên của mỗi cá nhân. Khi nhận thức được điều đó, mỗi người sẽ tự biết mình cần làm gì để các mối quan hệ trong gia đình trở nên tốt đẹp hơn.

+ Con cái nhận được yêu thương nhưng cũng cần được tự do để quyết định cuộc đời mình, để được viết nên ước mơ, khát vọng của mình chứ không phải đi viết ước mơ cho bố mẹ như hiện nay nhiều bạn học trường này, ngành này là vì bố mẹ. Ngược lại, bố mẹ cũng cần tận hưởng cuộc đời mình để thực sự được sống chứ không cần phải hi sinh tất cả vì con cái. Điều quan trọng là giữa bố mẹ và con luôn có sợi dây gắn kết bởi tình yêu thương không gì chia cắt nổi.

* Liên hệ bản thân: Em đã làm gì để cải thiện mối quan hệ của mình với cha mẹ? Hãy chia sẻ đôi điều với bạn bè của mình về quan hệ giữa mình và cha mẹ để giúp các thế hệ cùng trang lứa với mình hiểu nhiều về gia đình mình hơn.

5 tháng 6 2018

cảm ơn bạn nhiều nhe