K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 10 2021
Ngày 30 Chạp ( 25/1/1789) Vua Quang Trung mở tiệc khao quân ở đèo Tam Điệp ( Ba Dội) và tuyên bố trước ba quân “ Nay hãy làm lễ ăn tết Nguyên đán trước, đợi đến ngày 7 tháng Giêng vào thành Thăng Long sẽ mở tiệc lớn.
12 tháng 10 2021

Ngày 30 Chạp ( 25/1/1789) Vua Quang Trung mở tiệc khao quân ở đèo Tam Điệp ( Ba Dội) và tuyên bố trước ba quân “ Nay hãy làm lễ ăn tết Nguyên đán trước, đợi đến ngày 7 tháng Giêng vào thành Thăng Long sẽ mở tiệc lớn. Các ngươi hãy ghi nhớ lấy lời ta nói xem có đúng thế không”

Cho đoạn trích sau: “Vua Quang Trung bèn sai mở tiệc khao quân, chia quân sĩ ra làm năm đạo, hôm đó là ngày 30 tháng chạp. Rồi nhà vua bảo kín với các tướng rằng: - Ta với các với các ngươi hãy tạm sửa lễ cúng Tết trước đã. Đến tối 30 Tết lập tức lên đường, hẹn đến ngày mùng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác!” 1. Đoạn trích trên trích từ tác...
Đọc tiếp

Cho đoạn trích sau: “Vua Quang Trung bèn sai mở tiệc khao quân, chia quân sĩ ra làm năm đạo, hôm đó là ngày 30 tháng chạp. Rồi nhà vua bảo kín với các tướng rằng: - Ta với các với các ngươi hãy tạm sửa lễ cúng Tết trước đã. Đến tối 30 Tết lập tức lên đường, hẹn đến ngày mùng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác!” 1. Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào?

2. Đoạn trích kể về sự việc gì? Qua đó em hiểu được gì ở người anh hùng Quang Trung?

3. Câu: “Các ngươi hãy nhớ lấy, đừng cho ta là nói khoác!”, xét về mục đích nói thuộc kiểu câu gì? Thực hiện hành động nói nào? Hành động nói ấy giúp em hiểu thêm điều gì?

4. Viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo cách T– P – H nói về tai thao lược như thần của vua Quang Trung. (Trong đoạn có sử dụng một phép nối và một câu bị động)

5. Tài năng thuyết phục quân sĩ có vai trò rất quan trọng đối với các tướng lĩnh, các vị lãnh đạo trong trận chiến. Có một văn bản trong chương trình cũng nói về một vị tướng có tài năng thuyết phục quân sĩ đứng lên đánh giặc cứu nước. Đó là văn bản nào? Của ai?

1
22 tháng 8 2021

Câu 1: Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ 14) - Ngô Gia Văn Phái.

Câu 2: Kể về sự việc: Quang Trung mở tiệc khao quân, ăn Tết sớm. Hứa đến mồng 7 thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Cho thấy: Quang Trung là người có tầm nhìn xa trông rộng.

Câu 3: Câu cảm thán. Thực hiện hành động nói: yêu cầu. Giúp em hiểu thêm về tài năng và ý chí quyết thắng của ông.

Câu 4: Tham khảo:

Hình tượng Quang Trung được khắc họa trong "Hoàng Lê nhất thống chí" (hồi thứ 14) nổi bật lên là người  có tài thao lược và tài dụng binh như thần. Điều đó được thể hiện qua cuộc hành quân thần tốc của  nghĩa quân Tây Sơn do vua Quang Trung chỉ huy (câu bị động).  Ngày 25 tháng Chạp xuất quân từ Phú Xuân(Huế), ngày 29 đã tới Nghệ An, vượt khoảng 350 km qua núi, qua đèo. Đến Nghệ An, vừa tuyển quân, tổ chức đội ngũ, vừa duyệt binh, chỉ trong vòng một ngày. Hôm sau, tiến quân ra Tam Điệp (cách khoảng 150km). Và đêm 30 tháng Chạp đã “lập tức lên đường”, tiến quân ra Thăng Long mà tất cả đều là đi bộ. Có sách còn nói ông sử dụng cả biện pháp dùng võng khiêng, cứ hai người khiêng thì một người được nằm nghỉ, luân phiên nhau suốt đêm ngày. Từ Tam Điệp ra Thăng Long (khoảng hơn 150km), vừa hành quân, vừa đánh giặc mà vua Quang Trung định kế hoạch chỉ trong vòng 7 ngày, mồng 7 tháng Giêng sẽ vào ăn Tết ở Thăng Long. Trên thực tế, đã thực hiện kế hoạch sớm hai ngày: trưa mồng 5 đã vào Thăng Long.  Hành quân xa liên tục như vậy, thường quân đội sẽ mệt mỏi, rã rời, nhưng nghĩa binh Tây Sơn “cơ nào đội ấy vẫn chỉnh tề”, “từ quân đến tướng, hết thảy cả năm đạo quân đều vâng mệnh lệnh, một lòng một chí quyết chiến quyết thắng”. Đó là nhờ tài năng quân sự lỗi lạc ở người cầm quân. Hơn một vạn quân mới tuyển đặt ở trung quân, còn quân tinh nhuệ từ đất Thuận Quảng ra thì bao bọc ở bốn doanh tiền, hậu, tả, hữu. Phẩm chất ấy còn thể hiện qua việc  tổ chức các trận đánh hợp lí, ít hao tổn binh lực. Trận Hà Hồi không cần đánh,  Trận Ngọc Hồi được thành. Hình ảnh người thủ lĩnh ấy đã làm quân sĩ nức lòng, tạo niềm tin quyết chiến quyết thắng. Đồng thời (phép nối) khiến kẻ thù kinh hồn bạt vía, rơi vào cảnh đại bại nhanh chóng. 

Câu 5: Hịch tướng sĩ - Trần Hưng Đạo.

4 tháng 5 2022

tham khảo-1-

Để chuẩn bị cho cuộc đại phá quân Thanh, vua Quang Trung đã:

- Tháng 12-1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, lập tức tiến công ra Bắc.

- Quang Trung mở cuộc hành quân thần tốc, vừa đi vừa tuyển thêm quân ở Nghệ An, Thanh Hóa.

- Mở cuộc duyệt binh lớn ở Vĩnh Doanh (Vinh, Nghệ An) và làm lễ tuyên thệ.

- Mở tiệc khao quân trước Tết để động viên tinh thần binh sĩ. => Lên kế hoạch tấn công quân Thanh vào đúng Tết Nguyên Đán, làm cho địch bất ngờ không kịp trở tay.


 

4 tháng 5 2022

tham khảo-2-Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu nhằm tạo yếu tố bất ngờ, làm cho quân giặc không kịp trở tay, nhanh chóng thất bại.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Nguyên nhân bùng nổ: mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân (nhất là nông dân) với chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong

- Thắng lợi tiêu biểu:

+ Lật đổ chúa Nguyễn và chính quyền Lê - Trịnh.

+ Chiến thắng quân Xiêm xâm lược (1785).

+ Chiến thắng quân Thanh xâm lược (1789).

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Tinh thần yêu nước, sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân

+ Sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ - Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ tình trạng chia cắt đất nước từ đó đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất của quốc gia.

+ Đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập và chủ quyền của đất nước.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Nguyên nhân bùng nổ: mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân (nhất là nông dân) với chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

- Thắng lợi tiêu biểu:

+ Lật đổ chúa Nguyễn và chính quyền Lê - Trịnh.

 

+ Chiến thắng quân Xiêm xâm lược (1785).

+ Chiến thắng quân Thanh xâm lược (1789).

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Tinh thần yêu nước, sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân

+ Sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ - Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ tình trạng chia cắt đất nước từ đó đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất của quốc gia.

+ Đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập và chủ quyền của đất nước.

28 tháng 3 2022

refer

 

    Sau khi cho quân lính ăn Tết tạm ở ngoài thành thì vua Quang Trung quyết định mở cuộc đại phá quân Thanh vào đúng dịp Tết Kỉ Dậu (1789). Cụ thể là:

- Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm 5 đạo:

+ Đạo chủ lực, do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, thẳng hướng vào Thăng Long.

+ Đạo thứ hai và thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long và yểm hộ cho đạo chủ lực.

+ Đạo thứ tư tiến ra phía Hải Dương.

+ Đạo thứ năm, tiến lên Lạng Giang (Bắc Giang), chặn đường rút lui của địch.

- Đêm 30 tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt gọn toàn bộ quân địch ở đồn Tiền Tiêu.

- Đêm mùng 3 tết, quân ta bí mật vây đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Quân giặc bị đánh bất ngờ, hoảng sợ, hạ vũ khí đầu hàng.

- Sáng mùng 5, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội). Cùng lúc đó, đạo quân của đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa. Quân Thanh đại bại, tướng giặc là Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử.

- Nghe tin đại bại, tướng giặc là Tôn Sĩ Nghị sợ mất vía, vội vã cùng vài võ quan vượt sông Nhị sang Gia Lâm.

- Trưa mùng 5, vua Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long giữa muôn vàn tiếng hò reo của dân chúng.

=> Quang Trung đại phá quân Thanh thành công.

 
Bài 2: Cho đoạn trích sau:        “Hôm sau, vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân. Các quân đều nghiêm chỉnh đội ngũ mà đi. Khi đến núi Tam Điệp, Sở và Lân ra đón, đều mang gươm trên lưng mà xin chịu tội.Vua Quang Trung nói:- Các ngươi đem thân thờ ta, đã làm đến chức tướng soái. Ta giao cho toàn hạt cả 11 thừa tuyên, lại cho tùy tiện làm việc. Vậy mà giặc đến không đánh một trận, mới nghe tiếng đã chạy trước....
Đọc tiếp

Bài 2: Cho đoạn trích sau:

        “Hôm sau, vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân. Các quân đều nghiêm chỉnh đội ngũ mà đi. Khi đến núi Tam Điệp, Sở và Lân ra đón, đều mang gươm trên lưng mà xin chịu tội.

Vua Quang Trung nói:

- Các ngươi đem thân thờ ta, đã làm đến chức tướng soái. Ta giao cho toàn hạt cả 11 thừa tuyên, lại cho tùy tiện làm việc. Vậy mà giặc đến không đánh một trận, mới nghe tiếng đã chạy trước. Binh pháp dạy rằng: “Quân thua chém tướng”. Tội của các ngươi đều đáng chết một vạn lần. Song ta nghĩ các ngươi đều là hạng võ dũng, chỉ biết gặp giặc là đánh, đến như việc tùy cơ ứng biến thì không có tài… Các ngươi đã biết nín nhịn để tránh mũi nhọn của chúng, chia ra chặn giữ các nơi hiểm yếu, bên trong thì kích thích lòng quân, bên ngoài thì làm cho giặc kiêu căng, kế ấy là rất đúng…”

 

 Câu 1: Đoạn trích trên liên quan đến sự kiện nào trong văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ 14”?

Lời thoại trên là của vua Quang Trung nói với ai? Trong hoàn cảnh nào?

 

 

 

Câu 2: Trước hành động của Sở và Lân, vua Quang Trung đã có quyết định như thế nào? Vì sao vua Quang Trung lại có quyết định như vậy? Quyết định ấy cho em hiểu gì về nhân vật?

 

 

Câu 3: Chỉ ra dụng ý trong câu: “Binh pháp dạy rằng: "Quân thua chém tướng ". Theo em, vì sao nhân vật lại không thực hiện đúng những điều mình đã nói? Chi tiết này giúp em hiểu thêm gì về nhân vật? 

 

 

Câu 4: Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong câu văn “Các ngươi đã biết nín nhịn để tránh mũi nhọn của chúng, chia ra chặn giữ các nơi hiểm yếu, bên trong thì kích thích lòng quân, bên ngoài thì làm cho giặc kiêu căng, kế ấy là rất đúng.”

 

Câu 4: Ghi lại một lời dẫn trực tiếp có trong đoạn văn trên?

Câu văn có lời dẫn trực tiếp?

 

0
31 tháng 12 2017

Chọn đáp án: D.

4 tháng 4 2017

Đáp án D