K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 8 2019

* Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết là mối quan hệ hai chiều. Ý nghĩa:

- Văn học dân gian ra đời trước là nền tảng về cả nội dung tư tưởng và nghệ thuật biểu hiện cho sự ra đời và phát triển của văn học viết.

- Ngược lại, văn học viết ra đời và tác động ngược trở lại, cũng khiến văn học dân gian phát triển và hoàn thiện hơn. Bởi ngay cả khi văn học viết ra đời thì văn học dân gian vẫn song song tồn tại với văn học viết.

* Ví dụ:

- Những câu chuyện cổ tích, ca dao dân ca trở thành chất liệu, cảm hứng cho sáng tác của văn học viết.

Bài thơ Truyện cổ nước mình (Lâm Thị Mĩ Dạ) có đề cập đến truyện cổ tích Tấm Cám, truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường,...

Truyện Trương Chi, Giọt máu, Những ngọn gió hua tát, Nguyễn Du,... của Nguyễn Huy Thiệp đều là những câu chuyện viết lại, lấy đề tài từ chất liệu lịch sử hoặc những nhân vật dân gian trong tác phẩm văn học.

- Sự ra đời của văn học viết cũng góp phần ghi lại, lưu lại dấu ấn của văn học dân gian, giúp cho văn học dân gian không bị mai một, được bảo tồn.

Có rất nhiều nhà nghiên cứu đã dày công sưu tầm, đi Tây Nguyên để nghe kể sử và ghi lại sử thi dân gian (Đăm Săn,...), ghi lại những câu ca dao dân ca của cha ông. Bởi văn học dân gian vốn được truyền miệng, nó chỉ nằm trong trí óc của người già và được truyền từ đời này qua đời khác bằng hình thức kể. Bởi vậy, văn học viết ra đời cũng giúp ghi lưu, lưu lại những tác phẩm văn học dân gian để chúng không bị mai một.

24 tháng 9 2021

Tức nước vỡ bờ

Sống chết mặc bay

TK#

 

Tục ngữ có câu “Trăm hay không bằng tay quen”- lí thuyết giỏi không bằng thực hành tốt. Từ đó mà khẳng định về vai trò của việc thực hành trong đời sống. Nhiều hiện tượng chỉ biết chữ thánh hiền mà không biết vận dụng kiến thức vào đời sống và thực tế. Theo La sơn phu tử Nguyễn Thiếp, đó là lối học hình thức. Vì vậy trong bài “Bàn luận về phép học”, ông đã đề cao vai trò của của “theo điều học mà làm”. Học và hành cần phải đi đôi với nhau.

Hơn 80 năm thực dân Pháp đô hộ, đất nước ta rơi vào cảnh nghèo đói và lạc hậu. Vì vậy, sau cách mạng tháng Tám, để đưa đất nước phát triển, quân và dân rất chú trọng việc học và hành. “Học” là sự tiếp thu kiến thức đã được tích lũy trong sách vở, là nắm vững những lí luận trong các môn học, là tiếp thu kinh nghiệm của những người đi trước để lại. Học còn là trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ, tiếp thi những kiến thức mới của nhân loại để không bị lạc hậu. Còn “hành” là làm, là thực hành, là ứng dụng lí thuyết đã được học vào cuộc sống. Như vậy, học và hành có quan hệ chặt chẽ với nhau, là hai mặt của một quá trình thống nhất.

“Học” là cơ sở của “hành”. Một cái cây không thể nghĩ đến chuyện vươn cao, đơm hoa kết trái khi ngay bản thân rễ của nó không hề chắc chắn. Một người muốn làm điều gì, cũng cần phải có hiểu biết nhất định về thứ mình muốn làm, cần làm. Học là quá trình chúng ta tiếp thu và tích lũy để học hỏi và mở rộng hơn về vốn hiểu biết của mình. Mỗi người chúng ta chỉ là một hạt cát nơi sa mạc rộng lớn, là một giọt nước trong đại dương mênh mông. Chúng ta học càng nhiều, mới thấy những thứ mình biết càng ít, lại càng chẳng là bao. Einstein đã nói: chúng ta biết càng nhiều, cái tôi của ta càng nhỏ đi. Khi đã tích lũy đủ kiến thức, ta mới có thể đem những gì mình hiểu biết để biến đổi, vận dụng cho phù hợp và phục vụ cho cuộc sống của mình. Bạn không thể nấu ăn khi bạn không biết công thức. Vậy việc đầu tiên bạn cần làm không phải là mua nguyên liệu mà là xem mình cần làm những gì, các bước để nấu ăn. Đó cũng là lí do trước khi làm việc, chúng ta phải trải qua 12 năm học cùng với những năm đại học. Một cái cây có gốc rễ chắc chắn, nó mới có thể vươn cao. Một người có học hành mới có thể làm những gì mình muốn. Học ở đây không chỉ bó buộc trong trường học. Mọi người, già trẻ đều đang ở trong trường đời. Và tất cả chúng ta đều cần học.


 
Nhưng khi kiến thức đã đủ đầy, khi một cốc nước đã được tích đủ lượng nước mà không được đem đi tưới tiêu hay sử dụng, đó cũng chỉ là nước chết. Học là cơ sở của hành. Hành giúp thực tiễn hóa học, là kết quả của sự học. Rất nhiều kim loại được khai thác từ lòng đất, nhưng nếu chỉ để đấy. Chúng chẳng khác nào đống sắt vụn. Chúng cần được đem đi để rèn luyện, làm thành những dụng cụ hữu ích, hơn nữa, là những món trang sức, viên kim cương lộng lẫy. Con người cũng vậy, những hiểu biết và lí thuyết chỉ có đem vào cuộc đời để trải nghiệm, thử nghiệm mới thực sự có ý nghĩa. Thực tiễn là cơ sở chứng minh những điều bạn nghĩ, bạn học có thực sự đúng không hay chỉ là lí thuyết trên trang giấy tẻ nhạt. Thực tế cho ta thấy cuộc sống này là muôn hình vạn trạng, không chỉ áp dụng trơn tru công thức là bạn có thể giải được bài toán cuộc sống. Đó là sự tích hợp nhiều vấn đề, cần sự linh hoạt và thông minh. Bạn đang sống trong cuộc đời này, không phải trang sách. Chính cuộc sống sẽ là nơi bạn rèn luyện, dạy cho bạn cách thích nghi và sinh tồn. Những công trình đồ sộ, đẹp đẽ sẽ chẳng xuất hiện nếu các kĩ sư không chịu đi khảo sát thực tiễn mà chỉ ngồi kẻ những bản vẽ. Sẽ chẳng có gì thay đổi nếu bạn chỉ dựa vào tấm bằng của mình mà đi xin việc. Con người có càng nhiều kinh nghiệm và sự thích ứng, không mang hình thù cứng nhắc mới có thể sinh tồn trong mọi môi trường sống.

Như vậy, học là cơ sở của hành. Còn hành là nơi kiểm chứng việc học, để việc học không uổng phí. Học và hành phải luôn đi đôi với nhau. Sẽ chẳng bao giờ việc học là đủ. Cũng như chẳng có kiến thức nào lại không thể áp dụng vào cuộc sống. Bạn có phải là công dân thông minh trong cuộc sống công nghệ 4.0 đang thay đổi từng ngày này không?

Bạn lược bỏ những ý bạn cho là không cần thiết để bài ngắn gọn, xúc tích hơn nhé !!!

* Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết là mối quan hệ hai chiều

* Ví dụ:

- Những câu chuyện cổ tích, ca dao dân ca trở thành chất liệu, cảm hứng cho sáng tác của văn học viết.

Bài thơ Truyện cổ nước mình (Lâm Thị Mĩ Dạ) có đề cập đến truyện cổ tích Tấm Cám, truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường,...

Truyện Trương Chi, Giọt máu, Những ngọn gió hua tát, Nguyễn Du,... của Nguyễn Huy Thiệp đều là những câu chuyện viết lại, lấy đề tài từ chất liệu lịch sử hoặc những nhân vật dân gian trong tác phẩm văn học.

- Sự ra đời của văn học viết cũng góp phần ghi lại, lưu lại dấu ấn của văn học dân gian, giúp cho văn học dân gian không bị mai một, được bảo tồn.

Có rất nhiều nhà nghiên cứu đã dày công sưu tầm, đi Tây Nguyên để nghe kể sử và ghi lại sử thi dân gian (Đăm Săn,...), ghi lại những câu ca dao dân ca của cha ông. Bởi văn học dân gian vốn được truyền miệng, nó chỉ nằm trong trí óc của người già và được truyền từ đời này qua đời khác bằng hình thức kể. Bởi vậy, văn học viết ra đời cũng giúp ghi lưu, lưu lại những tác phẩm văn học dân gian để chúng không bị mai một.

20 tháng 8 2019

bạn ơi cái này là vh trung đại và vh hiện đại mà

15 tháng 3 2022

(: