K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Các câu truyện :

a) Tự bóc vỏ :

Hồi bé , mình con gái mà nghịch như quỷ sứ, nhưng một mặt lại rất tình cảm và ủy mị. Con gà mái mơ của mẹ lúc ấy đang ấp ổ trứng gần hai chục quả, mình hồi hộp vô cùng. Từng chú gà con ướt át dùng cái mỏ non làm rạn vỏ trứng, rồi đục thủng dần, gắng sức dùng đôi chân yếu ớt đạp vỡ vỏ, cuối cùng thì vỏ trứng vỡ toác ra , và chú gà lẩy bẩy đứng lên chào cuộc đời. Nhưng mà còn một quả trứng gà cuối cùng, chú gà út, rõ ràng nó đã làm nứt vỏ trứng và đục thủng vỏ, nhưng không làm sao đạp vỡ toác vỏ trứng ra được. Những chú gà anh chị của nó lông đã khô, chui ra khỏi bụng mẹ, nhô lên khỏi ổ rơm, còn gà mẹ thì vừa cục cục, vừa thỉnh thoảng dúi mỏ xoay trở quả trứng cuối cùng đầy vẻ sốt ruột. Mình bỗng lo lắng, có lẽ con gà út đó yếu quá, nên không thể tự đạp vỡ vỏ trứng mà chui ra được. Mình thấy cái mỏ bé xíu của nó thò ra ở lỗ vỏ trứng, khe khẽ cựa, rồi lại im tít. Nhỡ nó chết ngạt thì sao! Thế là mình bèn khe khẽ nâng quả trứng lên, mặc cho gà mẹ cục tác cáu bẳn, mình bóc vỏ trứng giúp chú gà con thoát ra dễ dàng. Mình bóc cả lớp màng bao quanh chú gà, nhưng bóc đến gần phía chân gà, thì một việc không ngờ xảy ra làm mình hoảng sợ, cái màng cứ dính chặt vào bụng chú gà con, không làm sao gỡ ra nổi, và chú gà con thì ngoẹo đầu xuống. Mình vội vàng nâng chú gà út đặt lại dưới bụng mẹ gà lấy hơi ấm. Nhưng cảm giác bất an cứ hành hạ mình, cuối cùng, khi mình ngồi cạnh ổ gà chờ đợi tới tê chân, thì gà mẹ không kiên nhẫn nữa, đứng lên gọi lũ gà con và nhảy ra khỏi ổ: Mình thấy chú gà út đã chết trong ổ rơm! Nôi ân hận ấy giày vò mình mãi sau này. Lòng tốt đặt không đúng chỗ. Lòng tốt đặt không đúng chỗ, sự giúp đỡ nhiệt tình ngây dại của mình đã hại chết chú gà con. Phải để chú gà tự mổ vỡ cái vỏ, chui ra. Một câu chuyện khác cũng vô cùng hấp dẫn mình, đó là câu chuyện kể về một bà mẹ, tên là Nga, mà trong con mắt của bao người thông thường, là một bà mẹ cực dã man. Người mẹ dã man ấy lập nghiệp bằng một cơ sở may, chị phải tính toán tiết kiệm từng đường khâu, từng sợi chỉ mũi kim, nên trong việc kinh doanh, sự chi li tính toán từng đồng xu là kim chỉ nam của chị. Sau này, chị mở rộng nhà máy may ở cả ba tỉnh lớn Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, trở thành nữ Anh Hùng lao Động. Thời nhà đất sốt lên, chị mở thêm ngạch bất động sản, đầu tư xây ba tòa chung cư cao cấp, mỗi tòa 26 tầng, ai nhìn qua cũng bảo, giàu nứt đố đổ vách thế này thì con cháu nhà chị mấy đời ăn không hết. Nhưng những người biết chị Nga kỹ hơn thì bảo, tiền nhiều như vậy, nhưng nữ anh hùng lao động này đối với con cái rất chi là….dã man! Dã man thế nào? Chị Nga không vì có điều kiện kinh tế quá tốt mà chiều con hết mức như những ông bố, bà mẹ đại gia. Con trai vào đại học, chị tuyên bố, mẹ sẽ chu cấp cho con hết năm đầu tiên, đến năm thứ hai trở đi, con phải tự làm thêm lấy tiền lo học phí và các chi dùng cá nhân của con. Trong trường hợp con đã cố gắng mà chưa kiếm được tiền ngay, mẹ vẫn chi trả các khoản đó hộ con, nhưng mẹ ghi sổ nợ, sau này kiêm được tiền con phải hoàn trả mẹ! Rất ít các ông bố, bà mẹ Việt Nam là được như chị Nga. Hiếm có người lại ra được chính sách ngặt nghèo về tài chính như vậy với con ruột mình, trong khi mình kiếm được cả kho tiền. Kết quả là hai con của vị nữ Anh hùng kia đã sớm tự lập,tự lo cho mình sự nghiệp riêng mà không dựa chút nào vào thế lực của mẹ. Cái được lớn nhất họ kế thừa ở mẹ là nghị lực để thực hiện đến cùng mơ ước của mình, là cá tính mạnh mẽ , dám tự quyết, tự chịu trách nhiệm đời mình, khai thác tối đa năng lực của chính mình, không dựa dẫm người thân làm thui chột những năng lực tiềm ẩn của mình. Như vậy, để con tự bóc vỏ chính mình, con sẽ hứng thú tìm ra năng lực của con, đủ sức mạnh để chinh phục mọi khó khăn trên mỗi bước đường con đi, vươn đến thành công cao nhất của đời con. b) Cái kén bướm :

Một cậu bé tìm thấy cái kén bướm. Một hôm cậu thấy cái kén hé lỗ nhỏ. Cậu ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi cậu bé thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố hơn được nữa?! Vì thế, cậu quyết định giúp chú bướm nhỏ. Cậu lấy kéo rạch cho cái lỗ to thêm.

Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén. Nhưng thân mình nó sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn cậu bé cứ ngồi quan sát cái kén với hy vọng một lúc nào đó thân mình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh xòe rộng hơn đủ để nâng đỡ thân hình

Nhưng chẳng có gì thay đổi! Sự thật là chú bướm đã phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó chẳng bao giờ có thể bay được. Có một điều mà cậu bé không thể hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới chui qua được cái lỗ nhỏ xíu kia là quy luật tự nhiên tác động lên đôi cánh và cơ thể của bướm, giúp chú có thể bay ngay khi thoát ra ngoài.

Đôi khi đấu tranh là rất cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, dễ dàng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mỗi người đều có. Và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.

c) Ổ khóa vè chìa khóa - Cái nào quan trọng hơn ? Một đêm nọ, ổ khóa đánh thức chìa khóa dậy rồi trách móc: “Ngày nào tôi cũng vất vả giữ nhà cho chủ nhân, thế mà chủ nhân lại thích anh, lúc nào cũng mang theo anh bên mình, thật ghen tỵ với anh quá!” Còn chìa khóa cũng không phục: “Ngày nào anh cũng ở nhà, chơi bời thoải mái, thật là nhàn hạ chứ không như tôi cứ lặn lội gió mưa vô cùng cực khổ, tôi càng ghen tỵ với anh hơn đấy!” Có một lần, chìa khóa cũng muốn được hưởng thụ cảm giác nhàn hạ của ổ khóa nên tự mình giấu mình đi. Sau khi chủ nhân về không tìm thấy chìa khóa nên tức giận đập ổ khóa rồi vứt nó vào thùng rác. Sau khi vào phòng, chủ nhân lại tìm thấy chìa, ông ta lại tức giận nói rằng: “Ổ khóa vứt rồi giờ giữ lại nhà ngươi còn có ích gì nữa”. Nói xong, chủ nhân liền vứt chìa vào thùng rác. Trong thùng rác, ổ khóa và chìa khóa gặp lại nhau, cả hai cùng than thở: “Hôm nay cả hai chúng ta đều rơi vào hoàn cảnh như thế này là vì chúng ta đều không nhận ra giá trị cũng như công sức của đối phương mà lại đứng núi này trông núi nọ, lúc nào cũng tính toán chi li, đố kỵ lẫn nhau, nghi ngờ lẫn nhau”.

DÀN Ý CHI TIẾT VỀ CÂU CHUYỆN "CÁI KÉN BƯỚM" :

I. Mở bài:

+ Tóm tắt câu chuyện.

+ Rút ra bài học muốn gửi gắm:

- Khó khăn thử thách là điều cần có trong cuộc sống, nó giúp ta trưởng thành hơn để có thể tiến đến thành công. Không nên dựa dẫm vào người khác quá nhiều mà phải biết tự vượt qua khó khăn của mình.

- Phải biết giúp đỡ người khác nhưng cần giúp đỡ đúng lúc, đúng chỗ nếu không sẽ gây ra hậu quả.

II. Thân bài:

1. Giải thích:

Thông qua sự việc cậu bé và cái kén bướm, ta rút ra được một quy luật tự nhiên cũng như quy luật xã hội:

- Khó khăn thử thách là cơ hội, giá đỡ để con người tồn tại trưởng thành và để đạt được thành công.

- Sự giúp đỡ là đáng quý, nhưng giúp đỡ không đúng nơi đúng lúc sẽ làm phản tác dụng và gây hại cho người được giúp.

2. Khẳng định vấn đề:

Luận điểm 1:

- Khó khăn thử thách là cơ hội để ta có kinh nghiệm, có kỹ năng để có thể vượt qua được những chông gai sau này.

- Trước khó khăn thử thách, phải bình tĩnh và cố gắng vượt qua, không nên vội bỏ cuộc, chỉ có như thế mới mong đạt được những điều mình mong muốn.

- Cho dù trước mắt có nhiều khó khăn, có trắc trở và gần như không thể vượt qua, ta cũng phải chấp nhận và vượt qua.

- Nếu không vượt qua được những khó khăn trước mắt, ta sẽ không thể trưởng thành và sẽ không bao giờ thành công mà sẽ như chú bướm nhỏ.

Luận điểm 2:

- Trong cuộc sống, sự giúp đỡ luôn đáng quý và cần thiết.

- Nhưng giúp đỡ không đúng lúc sẽ làm cho người được nhận sự giúp đỡ:

+ mất đi cơ hội để rèn luyện, trưởng thành.

+ thiếu đi kỹ năng sống

+ không tự mình làm chủ được cuộc sống, khó đạt được thành công sau này.

+ Hậu quả: khiến người được giúp:

- sống dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác

- yếu đuối, không có nghị lực để vươn lên.

3. Ý nghĩa:

- Sự nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn sẽ giúp ta nhiều điều, sẽ cho ta thêm sức mạnh, kinh nghiệm và cơ hội đạt đến thành công.

- Chúng ta không được bỏ cuộc, phải luôn vươn lên vì ước mơ của mình.

- Nếu có được sự trợ giúp thì ta phải trân trọng và càng thêm nỗ lực chứ không được ỷ lại hay dựa dẫm.

- Cần cân nhắc thật kỹ trước khi giúp người khác để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc và day dứt về sau – như cậu bé sẽ mãi ân hận vì đã làm cho bướm nhỏ không bay được.

4. Biểu hiện:

- Trong cuộc sống có rất nhiều người tự nỗ lực vượt qua khó khăn để cuối cùng dẫn đến thành công như: Bác Hồ (bằng ý chí của mình đã đi đến cái đích mà Người mong muốn – độc lập tự do cho dân tộc),những học sinh nghèo vượt khó, vừa phụ giúp gia đình vừa đi học mà cuối cùng đậu vào các đại học danh tiếng với số điểm rất cao.

- Họ đều được giúp sức từ xã hội, gia đình nhưng không vì thế mà họ dựa dẫm, trái lại họ còn cố gắng thêm rất nhiều và cuối cùng đạt được thành công.

- Về phần người giúp đỡ, có những người giúp đỡ thật lòng chứ không vì danh lợi nên họ biết cách giúp đỡ trọn vẹn và lâu dài, cho “cần câu” chứ không cho “cá”, như những chương trình truyền hình thực tế “vượt lên chính mình, ngôi nhà mơ ước, câu chuyện ước mơ” luôn trân trọng những con người luôn cố gắng và không bao giờ từ bỏ ước mơ.

- Trái lại, cũng có một số người như cậu bé trong câu chuyện, vì không toàn tâm chú ý mà hấp tấp vội vàng, nên giúp đỡ một cách không suy nghĩ, hời hợt khiến cho người được giúp ỷ lại. Đó là những bậc cha mẹ quá nuông chiều con, khiến cho con trẻ không có ý thức tự lập mà luôn dựa dẫm, thậm chí vô cảm trước mọi việc.

5. Phê phán và giải quyết:

- Phê phán những ai thiếu niềm tin, không có ý chí nghị lực.

- Cần nêu gương những con người có ý chí, nghị lực luôn cố gắng vượt qua khó khăn để tiến đến thành công.

- Giúp đỡ những ai chưa có ý chí nghị lực một cách hợp lý để họ hiểu được cần phải có sự tự nỗ lực của bản thân mình thì mới thành công.

- Phê phán những người có lòng tốt nhưng hời hợt, gây ra những hậu quả đáng tiếc và cần tuyên truyền rộng rãi việc tương trợ lẫn nhau một cách đúng đắn trong cộng đồng.

6. Bài học nhận thức và hành động:

- Mỗi người trong chúng ta phải lấy chú bướm làm bài học cho mình, không bao giờ được từ bỏ niềm tin và ý chí, nếu không sẽ chẳng bao giờ đạt được điều mình mong muốn, sẽ như chú bướm mãi không bao giờ cất cánh lên được.

- Không nên hời hợt như cậu bé trong chuyện, sự giúp đỡ là quý nhưng không nên giúp đỡ thái quá mà phải suy nghĩ chín chắn trước khi hành động.

III. Kết bài:

- Mỗi người trong chúng ta đều có sức mạnh của riêng mình để vượt qua khó khăn, khó khăn như đã trở thành điều tất yếu của cuộc sống mà không ai có thể tránh khỏi.

- Không được từ bỏ ước mơ vì những khó khăn áp lực trước mắt, vượt qua tất cả ta sẽ thành công.

- Không nên có thói quen nương nhờ, dựa dẫm, ta sẽ trở nên yếu đuối mà không thể làm chủ được cuộc đời cho riêng mình.

- Giúp đỡ người khác là điều tốt nhưng không nên giúp đỡ hời hợt sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu

20 tháng 5 2022

Tham khảo 

ổ  khóa như gắn chật  mỗi khi chốt cũng như đôi bạn gắn lại mà luôn là bạn nhưng một cái ổ khóa gắn lại  càng nhiều sóng gió nó càng chặt hơn .

 tôi đã có một người bạn chúng tôi luôn đi về cùng nhau chia sẻ mọi thứ và nỗi niềm trong lòng , chúng tôi thi thoảng vẫn hay dỗi nhưng dù có bị tách thì chị một lác sau thì chìa khóa lại gắn chúng tôi lại như chim con với chim mẹ nhìn mắc cười tôi cao hơn nó rất nhiều và ví như anh em mỗi khi ra đường và đi cùng nhau tuy có luôn đến lớp nào lúc nào nó cũng học với tôi năm nào hai chúng tôi cũng được học sinh giỏi 5 lớp 5 chúng tôi đi thi cấp huyện nó được giải nhất tôi được giải nhì nhưng không vì thế tôi giận nó ko những vậy mà tôi còn vui mừng vì đã cộng thêm điểm thành tích cho cá nhân mà cả lớp nữa đúng câu nói ổ khóa là chìa khóa là đôi bạn thân họ ví tôi là ổ vì tôi béo còn nó là chìa vì nó gầy

19 tháng 5 2022

 ổ  khóa như gắn chật  mỗi khi chốt cũng như đôi bạn gắn lại mà luôn là bạn nhưng một cái ổ khóa gắn lại  càng nhiều sóng gió nó càng chặt hơn .

 tôi đã có một người bạn chúng tôi luôn đi về cùng nhau chia sẻ mọi thứ và nỗi niềm trong lòng , chúng tôi thi thoảng vẫn hay dỗi nhưng dù có bị tách thì chị một lác sau thì chìa khóa lại gắn chúng tôi lại như chim con với chim mẹ nhìn mắc cười tôi cao hơn nó rất nhiều và ví như anh em mỗi khi ra đường và đi cùng nhau tuy có luôn đến lớp nào lúc nào nó cũng học với tôi năm nào hai chúng tôi cũng được học sinh giỏi 5 lớp 5 chúng tôi đi thi cấp huyện nó được giải nhất tôi được giải nhì nhưng không vì thế tôi giận nó ko những vậy mà tôi còn vui mừng vì đã cộng theem điểm thành tích cho cá nhân mà cả lớp nữa đúng câu nói ổ khóa là chìa khóa là đôi bạn thân họ ví tôi là ổ vì tôi béo còn nó là chìa vì nó gầy

19 tháng 5 2022

khi ổ khóa bị mưa làm gỉ, các bộ phận bên trong bị tắc. Chủ nhân của chiều khóa và ổ khóa khi tra chiều khóa vào nhưng không được => ông ta nghĩ chiều khóa bị hư => ông ta vửt chiều khóa đi ra ngoài mua cái khác

 

 

20 tháng 5 2022
20 tháng 5 2022

đã bảo là đừng chép mạng rồi cơ mà :v

10 tháng 4 2022

C

10 tháng 4 2022

C. hai từ đồng âm

14 tháng 5 2021

1. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: dẫn dắt câu nói, dẫn dắt vào nội dung.

2. Thân bài

a. Giải thích khái niệm

Đối với đề bài có câu nói: trích dẫn câu nói, phân tích câu nói.

Đối với đề bài không có trích dẫn câu nói (vd: bàn về tính kiên trì): phân tích từ khóa quan trọng.

→ Rút ra ý nghĩa, bài học từ câu nói.

b. Phân tích

Phần phân tích trả lời cho câu hỏi: tại sao? (vd: tại sao có chí thì nên?)

(Lưu ý: đảm bảo trả lời từ 2 - 3 ý trở lên).

c. Chứng minh

Dẫn chứng từ nhân vật (văn học, lịch sử, khoa học xã hội…)

Dẫn chứng từ thực tế đời sống: những tấm gương tiêu biểu từ đời sống.

d. Phản biện

Lật ngược vấn đề:

Đối với đề bài phân tích xuôi (vd: bàn luận về ý kiến: “có chí thì nên”) thì phản biện ngược (những người không có chí thì sẽ…).

Đối với đề bài phân tích ngược (vd: “cái giá của việc đánh mất chữ tín”) thì phản biện xuôi (giữ “chữ tín” sẽ giúp chúng ta có được những gì?)

3. Kết bài

Bài học nhận thức và phương hướng hành động.

Tóm tắt lại vấn đề (kết lại ý nghĩa của văn bản).

Liên hệ bản thân.

Chiếc kén bướm       Một cậu bé tìm thấy cái kén của con bướm. Một hôm, cái kén mở ra một cáikhe nhỏ . Cậu bé ngồi yên và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng vài giờ khi nó gắng sức để chui qua cái khe nhỏ ấy. Nhưng có vẻ như nó không đạt được gì cả. Dường như nó đã gắng hết sức và không thể đi xa hơn, nên nó dừng lại. Do đó, cậu bé quyết định giúp con bướm. Cậu bé lấy...
Đọc tiếp

Chiếc kén bướm

       Một cậu bé tìm thấy cái kén của con bướm. Một hôm, cái kén mở ra một cái

khe nhỏ . Cậu bé ngồi yên và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng vài giờ khi nó gắng sức để chui qua cái khe nhỏ ấy. Nhưng có vẻ như nó không đạt được gì cả. Dường như nó đã gắng hết sức và không thể đi xa hơn, nên nó dừng lại. Do đó, cậu bé quyết định giúp con bướm. Cậu bé lấy và cắt cái khe của cái kén cho to hẳn ra.

      Con bướm chui ra ngay. Nhưng cơ thể nó bị phồng lên, cánh của nó bị co lại. Cậu bé quyết định quan sát con bướm, hi vọng rồi cái cánh sẽ đủ lớn để đỡ được cơ thể nó . Nhưng chẳng có chuyện gì xảy ra cả.

      Sự thật là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình căng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Cậu bé, dù tốt bụng nhưng vội vàng, đã không hiểu rằng chính cái kén chật chội làm cho con bướm phải nỗ lực thoát ra cái lỗ nhỏ xíu kia là quy luật tự nhiên để nó có thể bay được khi nó thoát ra ngoài kén.

qua câu chuyện trên em rút ra bài học gì sâu sắc? 

ai giúp mik đi 
2
25 tháng 7 2021

Trong cuộc sống, ai cũng có những lần gặp phải khó khăn, gian khổ. Mỗi lần như vậy chúng ta đều cần đến sự giúp đỡ của những người xung quanh. Nhưng giúp đỡ thế nào cho đúng, để ta vẫn có thể đứng bằng đôi chân của chính mình mà không ỷ lại, lại là một vấn đề mà không phải ai cũng biết. Điều này xảy ra rất thường xuyên trong cuộc sống và được đề cập trong nhiều câu chuyện. Câu chuyện này cũng vậy, cũng chứa đựng bài học về sự giúp đỡ.

       Mỗi con bướm đều cần tự thoát ra khỏi kén để chất lưu trong cơ thể nó chuyển vào cánh, để nó có thể bay được. Đó là quy luật tự nhiên. Nhưng vì không biết đến điều kiện tự nhiên ấy, cậu bé đã vô tình làm hại con bướm bằng cách cắt khe hở ở cái kén cho to hẳn ra. Con bướm chui ra được ngay nhưng cả cuộc đời nó không thể bay được. Một con bướm mà lại không thể bay thì chắc nó cũng chẳng được gọi là bướm nữa. Tuy cậu bé không cố tình, trái lại, có thành ý muốn giúp đỡ con bướm nhưng sự giúp đỡ của cậu thành ra là hại con bướm.

      Từ câu chuyện trên, tác giả chắc hẳn muốn người đọc liên hệ đến thực tế. Cuộc sống xung quanh ta đầy rẫy những khó khăn, vất vả và mỗi người đều phải vượt qua. Mỗi lần tự vượt qua khó khăn là một lần ta trưởng thành hơn, là một lần làm ta thêm cứng cáp, hoàn thiện. Nói cách khác, khó khăn chính là điều kiện để con người tôi luyện, rèn giũa bản thân. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, phải tự mình đối mặt với gian nan mới có thể thành công được. Nếu không tự vượt qua, mỗi người sẽ tự hình thành cho mình thói quen ỷ lại, “há miệng chờ sung”, không biết làm gì ngoài chờ đợi, chờ có người đến làm thay mình. Một lần, hai lần khó khăn, có thể có người giải quyết cho ta nhưng họ có thể giúp mình, giải quyết khó khăn hộ ta mãi được không? Chỉ có chính bản thân ta mới có thể giúp đỡ ta mãi mãi.

       Tuy đúng là bản thân phải tự vượt qua khó khăn, gian khổ nhưng mỗi người vẫn cần đến sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, xã hội. Giúp là tốt. Nhưng giúp thế nào cho đúng lại là một điều vô cùng quan trọng. Trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều trường hợp như cậu bé trong câu chuyện xảy ra. Ví dụ gần gũi và quen thuộc nhất với học sinh chúng ta chính là khi không làm được bài, hầu như đều có bạn khác làm hộ hoặc cho chép bài. Học sinh luôn nghĩ đó là tốt ? Như vậy sẽ đủ bài tập? Nhưng có mấy ai hiểu được tại sao giáo viên luôn cấm hành vi cho bạn chép bài và chép bài bạn, thậm chí người cho bạn chép bài còn bị phạt nặng hơn. Đó là vì cho bạn chép bài không phải là giúp bạn, mà chính là hại bạn. Nếu ta cứ để bạn chép mà không cho bạn có cơ hội nào để suy nghĩ, kiến thức trong đầu bạn sẽ không được vận dụng, từ sau bạn sẽ ỷ lại và không làm được bài. Cứ cho rằng khi ở trên lớp sẽ có người cho chép bài, nhưng đến khi đi thi thì chép của ai, những lúc phải tự mình làm bài thì lấy đâu ra kiến thức để làm. Nhưng đó chỉ là một hiện tượng xảy ra trong học đường – một mảng của cuộc sống. Hằng ngày, liên tục có những trường hợp lòng tốt thể hiện không đúng chỗ như vậy, thậm chí còn dẫn đến hậu quả tai hại hơn. Mặc dù bắt nguồn từ lòng nhiệt thành muốn giúp đỡ những người xung quanh, nhưng do sự thiếu hiểu biết và thiếu ý thức, vô tình ta đã làm hại họ. Có người nói: “Cho người ta một chiếc cần câu hơn là cho một con cá”. Nếu ta cho một con cá, thì người nhận cũng chỉ nhận được duy nhất một con cá đó thôi, nhưng nếụ ta cho họ một chiếc cần cầu, thì bằng chính khả năng của họ, họ có thể câu thêm nhiều con cá khác. Giúp đỡ để cho người ta còn phần để tự cố gắng mới là đúng nghĩa và sự giúp đỡ khi ấy mới có hiệu quả cao.

      Từ câu chuyện nhỏ về cậu bé và “sự giúp đỡ sai lệch” đối với con bướm, mỗi người nên tự rút ra bài học cho mình về mối quan hộ giữa khó khăn và giúp đỡ. Khi gặp khó khăn, chớ vội đánh mất ý chí và chỉ biết trông chờ, mong đợi vào người khác, hãy hiểu rõ rằng khó khăn chính là lò luyện thành công và cố gắng vượt qua nó. Và đối với những tấm lòng chân thành muốn giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, hãy nhận thức đúng về sự giúp đỡ và đặt lòng tốt đúng lúc, đúng chỗ. Có vậy thì lòng tốt mới được gửi tới những người xung quanh một cách có ích.

- GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ: 

Câu chuyện trên đã để lại trong em một bài học ấn tượng sâu sắc khó quên. Đó chính là bài học về sự tự nỗ lực trong cuộc sống và sự đương đầu với những thử thách, khó khăn và gian nan ở đời.

- GIẢI THÍCH VẤN ĐỀ

Trong câu chuyện trên, chú bướm ban đầu vô cùng khó khăn để có thể chui ra được khỏi chiếc kén đó. Vì thế cậu bé ấy đã cắt chiếc kén đó để giúp chú bướm chui ra. Nhưng điều không thể ngờ tới đó chính là, chính vì con bướm không còn tốn một chút sức lực nào để chui ra khỏi chiếc vỏ ấy nữa mà nó mãi mãi phải bò trườn suốt cuộc đời còn lại, không thể trở thành một chú bướm xinh đẹp có thể bay lượn tự do.

- BIểu hiện

Và đối với con người thì bài học này cũng có nguyên giá trị như thế. Chính những khó khăn, thử thách mà ta gặp phải trong cuộc sống chính là thứ tôi luyện và rèn giũa chúng ta. Chỉ có bằng cách chấp nhận chúng như một phần tất yếu của cuộc sống, tìm cách đương đầu và vượt qua chúng thì chúng ta mới có thể trở thành phiên bản tốt đẹp hơn của chính mình, dần dần hoàn thiện bản thân mình. Chính những khó khăn ấy rèn giũa chúng ta trưởng thành và tôi luyện chúng ta hoàn thiện hơn. Chỉ có bằng việc tự nỗ lực vượt qua những thử thách ấy, ta mới có thể biết rằng mình là ai trong cuộc đời này, ta mới khẳng định được chính bản thân mình và ít nhất là chiến thắng bản thân mình. Một cuộc sống thoải mái sẽ phải trả giá bằng việc sống một cuộc đời vô dụng, thụ động và ỷ lại. Khi ta cố gắng nỗ lực và làm  chủ cuộc sống của chính mình cũng như vượt qua những thử thách thì ta sẽ nhận lại những thành quả tương xứng. 

Đối với gia đình và nhà trường, ta cần luôn cố gắng trở thành những đứa con ngoan, trò giỏi, chủ động trong công việc mình làm, chăm chỉ, gương mẫu. Còn đối với xã hội, ta cần luôn cố gắng trở thành công dân tốt, có đầy đủ phẩm chất đạo đức tốt đẹp.

- Bàn luận

Trên thực tế, chúng ta có thể thấy có muôn vàn những bạn trẻ chưa làm nên công danh sự nghiệp mà đã muốn an nhàn hưởng thụ. Cái giá của sự an nhàn hưởng thụ lười nhác trong những năm tháng tuổi trẻ đó chính là cái giá của cả tương lai chẳng có gì trong tay.

- Liên hệ:

+ Nhân thức: Em tự ý thức mình phải luôn chủ động và tự nỗ lực trong mọi việc mình làm

+ Hành động: em sẽ luôn cố gắng trở thành con ngoan, trò giỏi, chăm chỉ và gương mẫu. Cũng như em luôn dũng cảm bản lĩnh đương đầu với mọi thử thách khó khăn trong cuộc sống. Các bạn học sinh cũng luôn cần kiên trì, dũng cảm và nỗ lực đến cùng với mọi mục tiêu phấn đấu trong hành trình sự nghiệp của mình.

7 tháng 3 2021

Suy nghĩ từ câu chuyện Cái kén bướm :

-Từ quy luật trong tự nhiên, câu chuyện đề cập đến một quy luật xã hội: con người phải biết nỗ lực vượt qua những thử thách trong cuộc sống. Đồng thời, câu chuyện còn nhắc nhở mỗi người: lòng tốt rất trọng nhưng nếu đặt lòng tốt không đúng lúc, đúng chỗ sẽ phản tác dụng

-Trong cuộc sống, con người thường xuyên phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Đó chính là dịp để con người trưởng thành, là tiền đề dẫn đến thành công.

-Sự giúp đỡ không đúng lúc, đúng chỗ sẽ khiến người khác mất cơ hội rèn luyện bản thân, không có kĩ năng đối mặt với những khó khăn.

-Cần phê phán lối sống dựa dẫm, thiếu nghị lực vươn lên.

 

Chiếc kén bướm       Một cậu bé tìm thấy cái kén của con bướm. Một hôm, cái kén mở ra một cái khe nhỏ . Cậu bé ngồi yên và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng vài giờ khi nó gắng sức để chui qua cái khe nhỏ ấy. Nhưng có vẻ như nó không đạt được gì cả. Dường như nó đã gắng hết sức và không thể đi xa hơn, nên nó dừng lại. Do đó, cậu bé quyết định giúp con bướm. Cậu bé lấy...
Đọc tiếp

Chiếc kén bướm

       Một cậu bé tìm thấy cái kén của con bướm. Một hôm, cái kén mở ra một cái

khe nhỏ . Cậu bé ngồi yên và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng vài giờ khi nó gắng sức để chui qua cái khe nhỏ ấy. Nhưng có vẻ như nó không đạt được gì cả. Dường như nó đã gắng hết sức và không thể đi xa hơn, nên nó dừng lại. Do đó, cậu bé quyết định giúp con bướm. Cậu bé lấy và cắt cái khe của cái kén cho to hẳn ra.

      Con bướm chui ra ngay. Nhưng cơ thể nó bị phồng lên, cánh của nó bị co lại. Cậu bé quyết định quan sát con bướm, hi vọng rồi cái cánh sẽ đủ lớn để đỡ được cơ thể nó . Nhưng chẳng có chuyện gì xảy ra cả.

      Sự thật là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình căng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Cậu bé, dù tốt bụng nhưng vội vàng, đã không hiểu rằng chính cái kén chật chội làm cho con bướm phải nỗ lực thoát ra cái lỗ nhỏ xíu kia là quy luật tự nhiên để nó có thể bay được khi nó thoát ra ngoài kén

 

Em hày ghi lại một câu ghép có trong bài đọc trên và phân tích câu ghép ấy.

0
đọc câu truyện sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:    Một cậu bé nhìn thấy cái kén của một con bướm .Một hôm cái kén nở ra một khe nhỏ ,cậu bé ngồi yên và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng  vài giờ khi nó gắng sức để chui ra khe hở ấy.Ngưng có vẻ nó ko đạt được kết quả nào cả.   Cậu bé quyết định giúp con bướm bằng cách cắt khe hở cho to hẳn ra .Con bướm chui ra được ngay  nhg cơ thể nó bị...
Đọc tiếp

đọc câu truyện sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

    Một cậu bé nhìn thấy cái kén của một con bướm .Một hôm cái kén nở ra một khe nhỏ ,cậu bé ngồi yên và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng  vài giờ khi nó gắng sức để chui ra khe hở ấy.Ngưng có vẻ nó ko đạt được kết quả nào cả.

   Cậu bé quyết định giúp con bướm bằng cách cắt khe hở cho to hẳn ra .Con bướm chui ra được ngay  nhg cơ thể nó bị phồng rộp và cánh nó co lại bé xíu .Cậu bé hi vọng  rồi đôi cánh sẽ đủ lớn  để con bướm có thể bay lên .Nhg chuyện đó ko diễn ra.

    Thực tế ,con bướm này sẽ phải bò sườn suốt cả cuộc đời .Nó ko bao giờ bay được nx.

     Cậu bé ko hiểu rằng ,chính vc tự mk nỗ lực thoát ra khỏi cái ké chật chội kia là điều kiện ko thể thiếu để chất lưu trong cơ thể  con bướm chuyền vào đôi cánh giúp nó bay đc.

 

Câu 1: h.ảnh khe hở và cái kén chật chội mà con bướm cần tự thoát mk ra ẩn dụ cho điều j trong cuộc sống của mỗi con ng?

Câu 2: Sự giúp đỡ của cậu bé đã ảnh hưởng như thế nào  đến con bướm?

Câu 3: e tiếp nhận được những thông điệp nào từ câu chuyện

1

C1: hình ảnh cái kén và khe hở chật chội ẩn dụ cho những khó khăn, thử thách ,gian khổ.... trong cuộc sống của mỗi người.

C2:

- sự giúp đỡ của cậu bé xuất phát từ lòng tốt nhưng ko đúng lúc

-vì sự giúp đỡ của cậu bé con bướm đã ko bay được nx và con bướm phải bò sườn xuốt đời.

C3: cần nêu đc những thông điệp chính được gửi gắm trong câu truyện :

- khó khăn, thử thách là điều kiện giúp con người trưởng thành 

-lòng tốt, sự giúp đỡ thái quá hoặc ko đúng lúc ,đúng chỗ để gây tác hại cho người đc giúp đỡ .....