K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 5 2019

Nên học ở nơi yên tĩnh và tập trung cao độ bn ạ

15 tháng 5 2019

rap đại vào một bài nhạc j đó(dạng như nhạc chế ý)

17 tháng 2 2018

Hai ý kiến được trích dẫn đều cần bác bỏ

- Phân tích nguyên nhân:

+ Cả hai đều xuất phát từ suy nghĩ phiến diện, thái độ học tập, ý thức, động cơ phấn đấu hạn chế

- Những tác hại nhận thức sau lệch đó ảnh hưởng tới thái độ học tập, kết quả, phẩm chất đạo đức của lớp học sinh

- Một số ý kiến giúp nâng cao khả năng viết văn:

+ Tôn trọng cảm xúc cá nhân

+ Đọc nhiều sách, đa dạng các loại sách

+ Trải nghiệm cuộc sống, quan sát, học hỏi

→ Viết văn cũng chính là hành trình sống và học hỏi nên đòi hỏi sự kiên trì, chăm chỉ luyện tập.

6 tháng 10 2016

Việc thuộc bài nhanh hay chậm còn phụ thuộc rất nhiều vào địa điểm bạn chọn để học và thời điểm bắt đầu học. Không gian: Tốt nhất nên chọn một nơi rộng, thoáng, tĩnh lặng, nhưng đừng quá im lặng vì có thể tạo sự căng thẳng và dễ gây buồn ngủ. Có thể là công viên, vườn cây, phòng riêng… Nơi học gọn gàng và trong lành cũng sẽ giúp bạn mau thuộc bài hơn. Có thể học thuộc trong khi đứng, ngồi, nằm, đi qua đi lại…, miễn là cách đó khiến bạn cảm thấy dễ chịu, nhưng tránh đổi tư thế liên tục (ví dụ đang ngồi thì lại nằm), việc này gây cảm giác mất tập trung và mệt mỏi, dễ mất hứng khi học và bị gián đoạn suy nghĩ. Thời gian: Nhiều bạn cho rằng buổi sáng là thời điểm thích hợp nhất để học nên thường để “nước tới chân mới nhảy”, tức là nếu sáng mai có bài kiểm tra thì tối hôm nay ngủ sớm để sáng dậy sớm học bài… Đúng là đầu óc sẽ rất minh mẫn vào sáng sớm, thuộc bài rất dễ nhưng quên cũng rất mau. Có thể bạn thuộc ngay nhưng đến trưa hoặc chiều sẽ rất khó khăn khi nhớ lại. Còn học buổi tối mất thời gian hơn một chút nhưng sáng dậy bạn sẽ nhớ rất kĩ và thời gian nhớ kéo dài. Thời điểm thích hợp nhất để học là buổi tối (7h - 12h). Nên lưu ý chọn thời gian thoải mái (bạn không bị kẹt công việc hoặc lịch học khác), như thế mới dễ tập trung học hơn.   Tinh thần thoải mái: Cái quan trọng nhất khi bắt tay vào học bài là tinh thần của bạn được thoải mái tuyệt đối, không lo âu và phiền muộn về bất cứ một vấn đề gì. Khi đó bạn sẽ dành toàn bộ tâm trí cho việc học và hiệu quả sẽ được nhân lên rất nhiều đấy! Còn nếu như khi học mà bạn cứ mãi lo nghĩ về một vấn đề gì đó thì sẽ không thể nào thuộc bài nổi đâu, mà nếu như có thuộc thì cũng "ba chữ bên Tây, ba chữ bên Tàu" mà thôi! Khi học bài bạn cũng không nên xem TV hoặc nghe nhạc nhé! Nếu không các bạn sẽ bị "tẩu hỏa nhập ma" và việc học cứ kéo dài lê thê mà chẳng vô được chữ nào. Một chút gì đó tẩm bổ cho cơ thể trước khi bắt tay vào học bài cũng là cách nâng cao khả năng tiếp thu đấy bạn. Thử dành cho mình một ly sữa hay một ly nước mát xem sao. Hiệu quả lắm đấy! Khi đã đặt mục tiêu thì các bạn phải nhất quyết làm cho được và khi đó bài vở cứ việc đi sâu vào trí nhớ của bạn một cách dễ dàng, yên tâm được chút rồi nhé! Không nên quan trọng độ dài nội dung Nhiều bạn thường nhìn vào số lượng trang phải học, rồi lắc đầu ngán ngẩm: “Nhiều như thế thì làm sao mình có thể học hết được cơ chứ”, thế rồi nản… Hoặc chỉ học được một vài trang rồi buông… Đừng nhìn vào số trang mình phải học, hãy nhìn vào số trang mình đã học được. Hãy bắt đầu học với một tâm trạng thoải mái nhất có thể, và tự nhủ: “Mình sẽ thuộc ngay thôi ấy mà”. Tâm lý có ảnh hưởng rất nhiều đấy nhé, do vậy, nếu bạn nghĩ rằng bạn sẽ học thuộc, thì thời gian sẽ rút ngắn hơn và bạn sẽ tập trung hơn. Ngoài ra, phải biết cách lược bỏ những nội dung không cần thiết, chỉ nắm các ý chính theo các kiểu câu đơn giản, bỏ đi những từ không ảnh hưởng đến nội dung bài học, tô đậm các ý quan trọng. Và học theo kiểu liệt kê thành từng ý chính, tránh học theo kiểu cả đoạn văn, dễ gây nản và khó nuốt. Hiểu, liên tưởng, kết hợp các giác quan Nên nắm vững 5 quy tắc này. Chỉ cần nắm vững, bạn sẽ học thuộc bài một cách dễ dàng. * Bạn chỉ có thể học thuộc khi bạn hiểu. Nếu không hiểu, bạn học thuộc đấy, nhưng rồi cũng quên ngay. * Khi học phải biết liên tưởng và hình dung trong đầu. * Suy nghĩ đến thứ khác thì chẳng bao giờ bạn thuộc bài được. * Trước khi học phải có động lực (điểm cao, được giải trí sau khi học…) * Sẽ rất tốt nếu bạn kết hợp nghe, đọc, ghi chép… Hiệu quả sẽ tăng lên gấp 3 lần. Cách học thuộc sẽ theo trình tự sau: * Bố trí không gian và thời gian thích hợp, đảm bảo rằng tư tưởng của bạn không vướng bận hoặc có cảm xúc mạnh. Bạn phải ở trong tâm trạng bình thường và đầu óc không suy nghĩ, không mệt mỏi. * Đọc đi đọc lại 3 lần nội dung cần học, liên tưởng và bắt đầu thâu tóm nội dung quan trọng để nhớ. Việc này không mất quá nhiều thời gian. * Bắt đầu học sơ sơ. Việc học lướt sẽ tạo cho bạn cảm giác rằng bạn đã nắm vững một số nội dung, nên sẽ kích thích bạn tập trung hơn, hăng hái hơn. * Liên tưởng, lược bỏ, liệt kê… Bạn bắt đầu học kĩ và kết hợp ghi chép nếu muốn. Hãy diễn đạt theo cách của bạn, không nên thuộc từng chữ một trong sách. * Nếu cảm thấy đau đầu hoặc “nhét” chữ không vào nữa thì bạn có thể dành thời gian để…đọc lại nội dung bài học. Việc đọc như thế cũng rất ích lợi. * Nên dò lại 3 lần sau khi đã học xong. Lưu ý, có thể không cần học theo thứ tự cũng được. Những điều cần nhớ Đầu tiên là phải nhớ thật kỹ cái tựa bài cần học vì tựa bài là bao hàm cả một bài học, bạn cần nắm bắt tựa bài thì mới khái quát được bài mà mình cần học. Tiếp đến là những con số La Mã hoặc ý chính được gạch đầu dòng thể hiện ý chính của bài học. Khi nắm được khung sườn của bài thì bạn sẽ an tâm và dễ dàng đi vào bài học hơn. Điều quan trọng là học phần nào phải dứt điểm phần đó! Tránh tình trạng chưa học hết phần này đã tham lam nhảy qua phần kia. Khi đó bạn sẽ không chắc chắn được phần đầu mà phần sau cũng không đi vào đâu! Khi đã học thuộc bài học cần ôn lại hai ba lần để củng cố, tránh việc mới học xong một lần đã quẳng vở vào xó rồi đi ngủ hay đi xem phim thì ngày mai sẽ quên tất tần tật hết! Gạch dưới những ý chính cần thiết nhất để học cũng là một cách giúp bạn nắm ý nhanh hơn, cách này dùng cho các bạn thi trắc nghiệm và các bạn học Sử vì có các cột mốc ngày tháng chi chít khó nhớ! Điều nên tránh Điều tuyệt đối nên tránh khi học bài là đang học môn này thì nhảy qua môn khác học liền vì như thế sẽ chẳng ăn thua vào đâu cả. Môn nào thì học dứt điểm môn đó! Nếu như bạn quá ôm đồm thì hậu quả là bạn sẽ chẳng thuộc được gì mà nhiều khi còn lấy "râu ông nọ cắm cằm bà kia" thì nguy! Không nên vừa ăn nhóp nhép vừa học vì việc này vừa mất lịch sự vừa làm mất tập trung! Gia đình bạn nào có có ông bà lớn tuổi  thì càng nên tránh việc này kẻo không bị rầy thì chẳng còn tâm trí đâu mà học nữa! Không nên học bài khi bạn đang có cuộc hẹn vì khi đó bạn chắc chắn sẽ lo ra và chỉ học qua quít cho xong, kết quả chẳng khả quan là mấy! Chúc bạn học tốt!
------------
 

6 tháng 10 2016

Nhớ kĩ nội dung chính

Em hãy đọc đoạn văn sau:Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán –...
Đọc tiếp

Em hãy đọc đoạn văn sau:

Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường thấp kém…

Và trả lời các câu hỏi dưới đây:

a, Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của một biện pháp so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên

b, theo tác giả đọc sách không kĩ sẽ gây nên những tác hại nào 

c, hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ về chủ đề sau muốn đọc sách có hiệu quả cần phải chọn sách cho tinh

0
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: Học cách làm người chính là bài học quan trọng nhất. Bất kể là ai, chỉ cần nguyện ý học tập thì sẽ tiến bộ. Trong cuộc sống có rất nhiều người không thích chủ động nhận sai, bất cứ điều gì đều là lỗi người khác, luôn cho rằng bản thân mình mới là đúng. Thực ra con người không có ai hoàn hảo cả, không chịu nhận lỗi đã là một sai...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: Học cách làm người chính là bài học quan trọng nhất. Bất kể là ai, chỉ cần nguyện ý học tập thì sẽ tiến bộ. Trong cuộc sống có rất nhiều người không thích chủ động nhận sai, bất cứ điều gì đều là lỗi người khác, luôn cho rằng bản thân mình mới là đúng. Thực ra con người không có ai hoàn hảo cả, không chịu nhận lỗi đã là một sai lầm. Khi bạn làm sai việc gì đó, có thể nhận lỗi trước cha mẹ, bạn bè, quần chúng, thậm chí nhận lỗi trước con cái hoặc đối thủ, bản thân vừa không mất đi thứ gì, ngược lại còn thể hiện sự độ lượng của bạn. .... Yếu tố quan trọng nhất trong mối quan hệ xã hội là trao đổi, thấu hiểu lẫn nhau, tha thứ cho nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Thiếu đi sự trao đổi sẽ sinh ra thị phi, tranh chấp và hiểu nhầm. Đời người giống như chiếc va li, lúc dùng sẽ kéo lên, lúc không dùng thì hạ xuống, lúc nên đặt lại không đặt, giống như đang kéo hành lí nặng nề, không thoải mái được. Tháng năm hữu hạn, nhận sai, tôn trọng, bao dung mới khiến người khác chấp nhận, nhìn thấy điểm tốt của người khác nên vui mừng. Thấy người tốt, việc tốt nên cảm động. Mấy chục năm đời người có biết bao người và việc khiến chúng ta cảm động, chúng ta cũng nên nghĩ cách khiến người khác cảm động. (Trích Xin cho tuổi trẻ can đảm nguyện cho thanh xuân rực sáng - Hoàng Học Quân, NXB Phụ nữ Việt Nam, tr114,115) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? Câu 2. Theo tác giả, yếu tố quan trọng nhất trong mối quan hệ xã hội là gì? Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về quan điểm “đời người có biết bao người và việc khiến chúng ta cảm động, chúng ta cũng nên nghĩ cách khiến người khác cảm động” Câu 4. Lời khuyên “Học cách làm người chính là bài học quan trọng nhất” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự cần thiết của việc biết chủ động nhận sai trong cuộc sống.

0
25 tháng 7 2023

Tham khảo

Câu thơ Trăng ơi... từ đâu đến? được lặp lại nhiều lần. Để soạn thảo các phần văn bản giống nhau, sao chép và di chuyển phần văn bản.

Có một vài nguyên tắc cơ bản để học thuộc bảng chữ cái hiragana một cách hiệu quả theo phương pháp của chúng tôi mà bạn cần chú ý:1. Cách ghi nhớ: Vì bảng chữ cái tiếng Nhật hiragana tương đối đơn giản (ít nhất là so với Kanji), cách ghi nhớ dựa trên hình ảnh sẽ là một biện pháp hoàn hảo. Mỗi chữ hiragana sẽ được biểu tượng hóa bằng một hình ảnh nhất định. Có thể một...
Đọc tiếp

Có một vài nguyên tắc cơ bản để học thuộc bảng chữ cái hiragana một cách hiệu quả theo phương pháp của chúng tôi mà bạn cần chú ý:

1. Cách ghi nhớ:bảng chữ cái tiếng Nhật hiragana tương đối đơn giản (ít nhất là so với Kanji), cách ghi nhớ dựa trên hình ảnh sẽ là một biện pháp hoàn hảo. Mỗi chữ hiragana sẽ được biểu tượng hóa bằng một hình ảnh nhất định. Có thể một vài bạn sẽ nghĩ việc này rất mất thời gian, nhưng các bạn sẽ phải bất ngờ với hiệu quả mà phương pháp này đem lại.

2. Không viết ra: Trong thời đại này, hầu hết việc giao tiếp giữa người với người đều được thực hiện bằng cách gõ bàn phím, nhu cầu viết tay đã giảm đi rất nhiều. Việc học chữ hiragana cũng vậy, học thông qua việc “đọc” sẽ có hiệu quả hơn và nhanh hơn việc học bằng cách viết tay từ hai đến ba lần.

3. Luyện tập: Khi học bất kỳ cái gì đó mới, bạn luôn cần luyện tập. Khi luyện tập, hãy cố gắng nhất có thể gợi nhớ lại những gì bạn đã được học, ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình không thể đưa ra câu trả lời. Bạn càng nỗ lực, cố gắng để nhớ ra một điều gì đó, ký ức não bộ sẽ được kích thích mạnh hơn và bạn sẽ ghi nhớ được lâu hơn.

0
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 10 2023

Chọn C.

21 tháng 9 2017

Chọn đáp án: C