K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 10 2021

bạn tham thảo :

Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương mẫu 1
Vũ Nương quê ở Nam Xương, thùy mị nết na, xinh đẹp. Cuộc đời của Vũ Nương thật là ngắn ngủi, nhưng nàng đã làm tròn bổn phận của người phụ nữ. Biết giữ gìn khuôn phép, vì vậy cuộc sống gia đình trong ấm ngoài êm. Trương Sinh đi lính, nàng phải gánh bao vất vả phải sinh nở và nuôi con một mình chăm sóc mẹ già khi ốm đau, khi mẹ mất lo toan như cho mẹ mình. Nàng đã làm tròn bổn phận làm dâu. làm vợ, làm mẹ.

Vũ Nương cũng giống như bao nhiêu người chinh phụ khác, lúc nào nàng cũng ước mong người chồng trở về đoàn tụ. Khát vọng hạnh phúc ấy thật là bình thường giản dị. Người chinh phụ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm luôn khao khát chồng đi lính sẽ được phong tước, phong hầu, để rồi một ngày kia “võng anh đi trước, võng nàng theo sau”. Còn Vũ Nương chẳng ham công danh, võng lọng chỉ xin ngày về mang theo hai chữ “bình yên”. Vũ Nương xem trọng hạnh phúc gia đình, xem đó là tất cả của cuộc đời mình.

Trương Sinh trở về, ước mong của Vũ Nương sắp trở thành hiện thực nhưng không ngờ lại có một cuộc chia li vĩnh viễn.

Trương Sinh bế con, nó không theo, chàng dỗ con. Không ngờ thằng bé ngây thơ lại nói: Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Cha tôi chỉ nín thin thít… Trương Sinh gặng hỏi con, thì đã được bé Đản nói rõ ràng: Cha nó ngày nào cũng đến, mẹ nó đi cha nó cũng đi theo, vốn tính cả ghen, Trương Sinh cho rằng có người đàn ông thứ hai xen vào gia đình mình.

Nghi ngờ này sẽ được giải tỏa nếu Trương Sinh cho biết câu nói của con. Trương Sinh không làm như vậy. Cái thói ghen tuông thô lỗ ăn sâu vào tâm trí, khiến cho Trương Sinh mất lí trí, thiếu tỉnh táo đã mắng nhiếc Vũ Nương thậm tệ rồi đánh đuổi nàng đi. Trương Sinh bất chấp những lời thanh minh, van xin tha của Vũ Nương, khiến nàng chỉ còn một con đường lấy cái chết để giãi bày lòng mình.


 
Từ đây ta nhận thấy nguyên nhân cái chết của Vũ Nương còn do: Chiến tranh li tán, vợ phải xa chồng tạo nên mối ngờ vực, xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ.

Cái chết của Vũ Nương đã chứng minh rằng: Hạnh phúc lứa đôi chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở của tình yêu thương chân chính, có sự cảm thông và sẻ chia.

Người phụ nữ xưa có nhan sắc, phẩm hạnh nhưng quả thực đúng như câu nói cho các bậc thi nhân nói về số phận của người phụ nữ "tài hoa bạc mệnh" dù họ đẹp nhưng vẫn phải chịu một cuộc đời trôi nổi đầy sóng gió. Đến khi đi lấy chồng, người phụ nữ còn chịu thêm trăm điều cay cực. Quan niệm "xuất giá tòng phu", "lấy chồng làm ma nhà chồng" đã khiến bao người phụ nữ xưa phải ngậm ngùi nuốt đắng cay, đặc biệt khi lấy chồng xa quê nỗi nhớ khôn nguôi khi đứng ngóng trông về quê mẹ............  

15 tháng 12 2020

mình giúp bạn nè :)))

Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua các tác phẩm ấy, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.

 

phunuvietnamngayxua

 

Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ Việt Nam thuở xưa:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son…”Họ là những người đẹp về cả ngoại hình  và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình. Chính Hồ Xuân Hương cũng phải tức giận mà thốt lên rằng:

“Giá đây đổi phận làm trai được

Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?”Họ là phái yếu, nhưng họ cũng có khả năng làm được những điều mà nam giới làm. Thế nhưng xã hội không cho phép. Có mấy ai dám ngông ngênh nói như Hồ Xuân Hương. Không nói đến văn hay, nhiều người còn quan niệm con gái không cần đi học, không cần biết chữ. Vậy thì họ làm sao có thể làm chủ được số mệnh của mình?Tuy vậy, sống trong hoàn cảnh nghèo khó, nhưng họ vẫn là những người phụ nữ thương chồng, thương con, biết chăm lo, vun vén cho cuộc sống gia đình. Họ vất vả, tảo tần những không một lời oán thán. Tú Xương – một nhà thơ rất bất mãn với tình cảnh đất nước lúc bấy giờ, cũng như với những gò bó của xã hội phong kiến, đã lên tiếng “bênh vợ”, cũng như bênh cho cả một xã hội phụ nữ không được lên tiếng, không được bảo vệ:

“ Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng”

Xã hội phong kiến bất công, xã hội mà con người trở thành nô lệ của đồng tiền, khiến cho người phụ nữ phải vất vả, tần tảo đi chợ sớm hôm nuôi chồng, nuôi con. Thế nhưng họ coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc chứ không phải là gánh nặng. Ta bỗng nhớ đến hình ảnh mẹ cò trong câu ca dao của ông cha ta thuở trước:

“Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”

Họ là những người giàu đức hi sinh. Dù có gian khổ đến mấy nhưng họ không một lời oán trách.

Thế nhưng, có mấy người thương vợ được như Tú Xương. Thuở xưa, chế độ đa thê vô cùng phổ biến. Một người phụ nữ có thể phải chịu làm lẽ cho một gia đình giàu có nào đó. Họ phải chịu sự ghen ghét của người vợ cả và những người vợ lẽ khác. Cuộc sống chung chồng ấy, thật vô cùng cực khổ. Hồ Xuân Hương đã phải thốt lên rằng: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!”. Nhưng bà cũng không tránh khỏi guồng quay của số phận, cũng phải đi làm vợ lẽ người ta, chỉ có thể hưởng một hạnh phúc không trọn vẹn. Sự ngang tàng, bướng bỉnh, vùng lên của bà, cũng chỉ là một hạt cát giữa sa mạc. 

15 tháng 10 2019

I very Thanh Giong because he is very kind 

Cậu lên trên mạng nhé có nơi đó và còn hay nữa cậu có muốn xin link không ? Mk có link chi tiết nè

24 tháng 8 2017

>Tham khảo<

Mẫu là mẹ, tử là con. Tình mẫu tử là tình yêu thương chăm sóc của mẹ dành cho con, là sự kính trọng biét ơn của con dành cho mẹ. Tất thảy những tình cảm đó tưởng chừng như bình thường, vậy mà dưới ngòi bút của Nguyên Hồng nó lại trở nên cụ thể máu thịt, từ sự kết nối đó tạo nên ba chữ tình mẫu tử. Và trong đoạn trích này, tình cảm thiêng liêng đó được phát triển và trở thành đỉnh điểm của tình cảm con người.

Ngay từ đầu đoạn trích, với nghệ thuật xây dựng diễn biến tâm lí nhân vật, nhà văn đã tạo nên tình huống đối thoại giữa nhân vật ngưòi cô và chú bé Hồng. Những lời nói cay độc và đay nghiên của cô, đã khiến cho chú bé Hồng bộc lộ lòng yêu thương mẹ cháy bỏng khi người mẹ đáng thương đó phải đi tha phương cầu thực ở đát quê người.

Có thể thấy ngay từ câu hỏi đầu tiên, người cô đã trút lên đầu đứa cháu tội nghiệp những lời mỉa mai cay độc:

- Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?

Với nụ cười nửa miệng và câu hỏi thăm dò đó, người cô đã đánh trúng vào nỗi đau đớn phải xa mẹ của chú bé. Người cô ruột đó đại diện cho sự lạng lùng nghiệt ngã của những hủ tục phong kiến ngày xưa, cho nên sẵn sàng nói cho sướng miệng cho hả dạ. Không mảy may nghĩ đến nỗi đau đớn của đứa cháu đáng thương. Hai anh em mới mấy tuổi đầu mà đã mồ côi cha, mẹ đi biệt xứ. Không được sông trong tình yêu thương, em phải sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng, sự khinh srhét của người cô ruột, có thể nói cuộc sông quanh em là những khổ đau và bất hạnh. Muôn Hồng khinh ghét, ruồng rẫy mẹ bà ta đã không từ một thủ đoạn nào để làm cho đứa cháu ruột của mình phải đau đớn tuyệt vọng.

Trong hoàn cảnh đó, tình yêu mẹ đã khiến cho em không dễ bị những rắp tâm dơ bẩn của người cô đánh lừa. Em yêu thương mẹ bằng nguyên vẹn trái tim mình, không gì có thể khiến cho em thay lòng đổi dạ và em khẳng định “cuối năm nhất định mợ cháu sẽ về”. Câu trả lời đó thật cứng cỏi thật chắc chắn bởi nó được thốt ra từ chính miệng em, từ chính trái tim từ lòng yêu quý, sự tin tưởng mà em dành cho mẹ mình.

Suốt cả đoạn trích, ta thấy cậu bé với bản năng tự vệ, phải gồng lên kín đáo để bảo vệ người mẹ đang biệt xứ nơi xa. Nhiều lúc chú bé phải “cười trong nước mắt” lúc khác lại “nước mắt ròng ròng”. Những giọt nước mắt đó là nỗi đau, là sự day dứt mà chú bé phải hứng chịu thay cho mẹ, khác nào dơ vai ra đỡ những nhát dao đâm vào mẹ. Có thể thấy trong tâm hồn em đang có một sự đấu tranh quyết liệt. Em mong muôn bảo vệ mẹ để không ai xen vào tình cảm mẹ con, để niềm tin vào ngày đoàn tụ trong em không bao giờ tan vỡ. Em muốn cùng mẹ đối mặt với lễ giáo phong kiến, em không muôn mẹ mình cứ phải sống chui sống lủi, giấu giếm như một kẻ ăn cắp. Đứa trẻ đó có một mong ước cháy bỏng “giá như những hủ tục đày đoạ mẹ, như một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai ngầu nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. Chỉ có tình cảm mẫu tử thiêng liêng mới tạo cho bé Hồng sức mạnh lớn lao ấy.

Ở cuối đoạn trích hai mẹ con Hồng đã được gặp nhau là trường đoạn thấm đẫm tình yêu thương, trìu mến của tình mẹ con. Thoáng thấy bóng mẹ em đã cất tiếng gọi. Hồng đã run rẩy vì sợ bị nhầm. Hình ảnh so sánh sự sợ sệt đó với “người bộ hành đi trên sa mạc” thật là sâu sắc. Tiếng gọi của Hồng như xé tan không gian u ám của sự xa cách trong chế độ phong kiến xưa. Được mẹ ôm vào lòng, hơi ấm của mẹ đã xua tan những nỗi đau từ trước, trái tim rạn nứt đó đã trở nên lành lặn, khoẻ mạnh. Mọi rắp tâm tanh bẩn dường như không còn tồn tại nữa mà thay thế vào đó là tình mẫu tử đẹp đẽ và chứa chan niềm hạnh phúc “gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má”. Được cảm nhận tình thương, được ngửi thấy “hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn do hơi trầu phả ra...” - những thứ thật bình thường vậy mà đốì với Hồng là những điều thật thiêng liêng. Đây được coi là đỉnh điểm của tình mẫu tử ở trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.

Cảm ơn Nguyên Hồng, ông đã giúp cho ta cảm nhận được tình mẹ con sâu nặng, tình mẫu tử cao quý thiêng liêng.
29 tháng 10 2021

Tham khảo:

Vũ Nương là người con gái đức hạnh, mẫu mực nên nàng luôn biết gìn giữ hạnh phúc gia đình. Tuy chồng xa nhà đầu quân đi lính nhưng nàng luôn làm tròn bổn phận dâu con. Trở thành trụ cột của cả nhà, bàn tay nàng một mình nuôi bé Đản lớn khôn, chăm sóc mẹ chồng tới nơi tới chốn. Với đứa con nàng dành hết tình yêu cho nó và hành động chỉ bóng mình trên vách bảo cha Đản cũng vì nàng muốn dỗ dành con khỏi khóc. Với mẹ chồng, vì mong mỏi nhớ thương con trai nên không may bà đã lâm bệnh. Có thể nói đây là cơ hội để chứng tỏ và thể hiện phẩm chất đáng quý trong con người Vũ Nương. Nàng đã luôn lo lắng thuốc thang, tận tình, chu đáo mong mẹ sớm khỏi bệnh. Những lời nói an ủi, động viên mẹ cũng đều xuất phát trong sâu trái tim đứa con dâu. Đến lúc bà qua đời, nàng đau xót vô cùng, lo ma chay tế lễ như cha mẹ đẻ mình vậy. Và sự ngoan ngoãn, nết na của nàng cũng dược ngợi ca qua lời mẹ dặn trước khi lâm chung: Xanh kia quyết chẳng phụ con.... Từ đây cho thấy ranh giới mẹ chồng nàng dâu đã không còn tồn tại trong gia đình nàng. Như vậy Vũ Nương thật sự xứng đáng là người mẹ hiền, dâu hiếu thảo.

12 tháng 11 2021

Tham khảo nha bạn:

      Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam. Trước hết, Vũ Nương là một người vợ yêu thương chồng hết mực. Khi Trương Sinh đi lính, nàng chỉ mong chồng trở về bình an lành lặn chứ không hè mong tước phong hầu trở về. Khi chồng đi lính, mẹ chồng ở nhà ốm nặng, nàng cũng chăm sóc vô cùng chu đáo. Đến khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ cẩn thận như đối với chính cha mẹ đẻ mình. Không chỉ là một người vợ yêu chồng, một người con dâu hiếu thảo mà Vũ Nương còn là một người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sợ bé Đản không cảm nhận được tình thương của cha mà Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách và nói đó là cha Đản. Đồng thời, Vũ Nương còn là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Khi bị Trương Sinh nghi oan, nàng giải thích hết lời mà chàng không tin, Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn để chúng minh sự trong sạch của mình. Nàng thà chết để được chứng minh trong sạch còn hơn là sống một cuộc đời bị mọi người xỉ vả. Không những thế, Vũ Nương còn là một người phụ nữ giàu lòng vị tha. Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù chính chồng nàng là nguyên nhân gây ra cái chết cho nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh.