K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 4 2019

Mình chỉ có các ý chính thôi, bạn tự tìm dẫn chứng trong bài được không ?

Văn mẫu lớp 9

16 tháng 4 2019

Những ngôi sao xa xôi là một nhan đề lãng mạn mang nét đặc trưng của văn học thời kháng chiến chống mỹ cứu nước ,từ đó cũng tỏa ra một thứ ánh sáng dịu dàng " mát mẻ như núi " ,cái ánh sáng ẩn hiện xa xôi ,có sức mê hoặc lòng người .Đó là một biểu tượng về sự ngời sáng của phẩm chất cách mạng trong những cô gái thanh niên xung phong Trườn sơn .
Người kể chuyện đồng thời là những nhân vật trong truyện ,trực tiếp tham gia vào diễn biến của các sự kiện .Câu chuyện được phát triển theo hướng nhìn ,điểm nhìn và dòng suy tư của Phương Định -cô gái Hà Nội rất trẻ ,rất dịu dàng và cũng rất kiên trung ,đi sâu khai thác diễn biến tâm lý nhân vật ( trong chiến đấu và trong sinh hoạt ), từ đó làm ngời sáng phẩm chất tốt đẹp của họ .Nỗi buồn ,niềm vui nỗi nhớ và cả những suy nghĩ đã tạo nên giá trị chân thực cho hình tượng nghệ thuật .Qua dòng suy tư của Định ta không chỉ thấy sự tỏa sáng của phẩm chất anh hùng mà còn hình dung được thế giới nội tâm phóngphu của những cô gái rất trẻ trong cuộc chiến của dân tộc .Những con người ấy mang vào Trường Sơn cả tuổi thanh xuân với bao nhiêu ước mơ ,khát vọng với những nỗi nhớ gia đình khôn nguôi .Trận mưa đá đột ngột giữa đường Trường Sơn đã làm sống dậy kỉ niệm ngọt ngào của tuổi áu thơ ...Chiến tranh đã không thể cướp đi niềm tin yêu cuộc sóng ,niềm lạc quan của những cô gái trẻ .Ba con người chiến đấu là một thể khối thống nhất ,đó là sự dũng cảm ,khi sống cuộc sống đời thường trong những phút giây bình yên hiếm có của Trường Sơn họ lại là ba người với ba tính cách khác nhau .Họ là họ ,họ còn là cả Trường Sơn ,là biết bao cô gái giống họ đều đang nằm trong những hang núi Trường Sơn để chờ đợi ,để giữ cho tuyến đường không một ngày bị đứt mạch
Nối tiếp bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến của dân tộc ,một bản anh hùng ca đầy âm hưởng sử th ,với tài năng tâm huyết và sự từng trải của mình .Lê Minh Khuê đã góp thêm một nốt nhạc rất đẹp .Hình tượng về những nữ thanh niên xung phong Trường Sơn không hiếm hoi trong văn học chống mỹ cứu nước nhưng với những sáng tạo riêng rất hiện đại của mĩnh đã làm nỗi bậc tâm hồn trong sáng ,giàu mơ mộng ,tinh thần dũng cảm trong cuộc sống chiến đấu đầy gian kgổ .Sự hy sinh rất hồn nhiên ,lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn chính là hình ảnh đẹp ,tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ .
Rõ ràng ta thấy thế hệ trẻ ra trận thời chống Mỹ hầu hết là học sinh ,sinh viên ,họ đều có học vấn ,họ ứng xử rất văn hóa ,rất tế nhị và hiện nay ta với thế hệ tuổi trẻ thời đại mới với thế kỷ XXI ta phải vượt hơn vài phần với cách suy nghĩ công nghiệp của ta.

8 tháng 4 2021

"Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê ; "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long ; "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật là những tượng đài lộng lẫy về vẻ đẹp của thế hệ thanh niên Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đầy gian khổ thử thách mà rất đỗi anh hùng. Ba tác phẩm đi vào những khía cạnh khác nhau của đời sống thời kì chống Mỹ, nhân vật hiện lên từ những khung cảnh, hoàn cảnh khác nhau và bút pháp khắc hoạ cũng mang tính độc đáo, cá biệt nhưng đều góp phần vào tiếng nói chung của dân tộc, tiếng nói phám phá ngợi ca vẻ đẹp của con người Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đó là những nữ thanh niên xung phong quả cảm, gan góc nhưng mang một trái tin đầy trẻ trung, nhiều khát vọng, tràn đấy tinh thần yêu thương. Đó là hình ảnh người chiến sĩ lái xe trên nền hiện thực tàn khốc ấy đã xuất hiện hình ảnh đẹp đẽ, phi thường của người chiến sĩ giản dị, mộc mạc mà ngang tàng bất khuất. Đó cũng là vẻ đẹp của anh thanh niên với lí tưởng sống cao đẹp vì nhân dân, vì đất nước. Ba tác phẩm đi vào những khía cạnh khác nhau của đời sống thời kì chống Mỹ, nhân vật hiện lên từ những khung cảnh, hoàn cảnh khác nhau và bút pháp khắc hoạ cũng mang tính độc đáo, cá biệt nhưng đều góp phần vào tiếng nói chung của dân tộc, tiếng nói phám phá ngợi ca vẻ đẹp của con người Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

4 tháng 5 2021

Lê Minh Khuê là một cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn. Ngòi bút của bà luôn hướng về cuộc chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa. Truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" là một trong số những tác phẩm đầu tay của bà, được viết vào năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. Qua ba nhân vật nữ thanh niên xung phong, em đã có rát nhiều suy nghĩ về thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ.

Trước hết, thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ luôn mang trong mình tinh thần dũng cảm, bản lĩnh, gan dạ. Khi có chiến tranh, họ sẵn sàng ra đi, xung phong nhập ngũ để gia nhập vào cách mạng, lên tiền tuyến kháng chiến để giành lại độc lập cho dân tộc.cHơn hết, khi chiến đấu, họ không quản ngại vất vả, hi sinh mà luôn gắng sức mình, chinh chiến với kẻ thù. Đối đầu trực tiếp với ngọn lửa của Thần chết. Tất cả vì mục tiêu "Độc lập, tự do, hạnh phúc". Tiêu biểu như nhân vật Phương Định, Thao, Nho, các cô gái vốn được mệnh danh là "chân yếu tay mềm" nhưng khi thực hiện nhiệm vụ cao cả, các cô luôn vững vàng, kiên định như "kiềng ba chân". Khi những quả bom rơi xuống, không một giây phút nao núng, ngần ngại nào, các chị lập tức chạy ra để đo đạc, tiến hành gỡ mìn. Sự sống chỉ trong gang tấc.

Chưa dừng lại ở đó, thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ còn mang trong mình một tâm hồn trong sáng, lãng mạn. Sau những giờ phút chiến đấu căng thẳng, vất vả, họ cũng có những giây phút nghỉ ngơ để có thêm sức khỏe, có thêm động lực để ngày mai chinh chiến. Những giây phút giải lao ấy tuy có phần thiếu thốn, có phần nguy hiểm vì không biết địch sẽ ập tới bất cứ lúc nào, những anh lính cùng cô gái thanh niên xung phong ấy vẫn yêu đời, vẫn hăng say rạo rực những bản nhạc thật hay, thật đẹp. Như Phương Định luôn thích nghe những bản nhạc ca dao mộng mơ, mang một vẻ đẹp lãng mạn. Hơn hết, có những chiến sĩ còn đắm chìm trong vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó là vẻ đẹp của những cánh hoa rực rỡ, của vầng trăng sáng dịu hiền soi tỏ bầu trời đêm, của những ngôi sao lấp lánh vừa tượng trưng cho sự hi vọng vừa giúp bầu trời đêm thêm lung linh, huyền ảo.

Trong cuộc sống hiện nay, có nhiều thanh niên không ngừng học tập, sáng tạo để cống hiến cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhưng cạnh đó vẫn còn những kẻ chỉ biết ăn không ngồi rồi, ỷ lại vào cha mẹ. Là học sinh, em đã và đang không ngừng học hỏi, chăm chỉ để góp sức phát triển vị thế của nước nhà.

Thật vậy, thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ là tấm gương sáng, điển hình, là hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thanh niên Việt Nam noi theo.

2 tháng 5 2023

Viết liên hệ thực tế nghị luận văn học 1.Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, được thể hiện qua các nữ thanh niên xung phong (trích "Những ngôi sao xa xôi" - Lê Minh Khuê). Từ đó em hãy liên hệ tính thần yêu nước của thế hệ trẻ ngày hôm nay. (khoảng 1 mặt giấy thi) (Nhanh giúp em ạ, cám ơn mn)

2 tháng 5 2023

Liên hệ bản thân nghị luận văn học
​Từ nhân vật Anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” (Nguyễn Thành Long). Em hãy cho biết tinh thần, trách nhiệm xây dựng quê hương của tuổi trẻ trong xã hội ngày hôm nay. (khoảng 1 trang giấy thi)

2 tháng 5 2023

Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống yêu nước. Điều đó không chỉ được thể hiện trong quá khứ, khi nhân dân ta phải chống lại kẻ thù xâm lược. Mà còn ở hiện tại, khi đất nước đã giành lại được độc lập, nhân dân được sống trong hòa bình. Thế hệ trẻ hôm nay vẫn xứng đáng với cha ông ngày trước. Điều đó được thể hiện qua ý thức học tập để nâng cao kiến thức, tu dưỡng đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội. Cùng với việc tiếp thu văn minh nhân loại một cách có chọn lọc, trên cơ sở vẫn giữ gìn và phát huy được truyền thống văn hóa dân tộc. Thật tự hào khi nhiều bạn trẻ đã đạt được thành tích cao trên đấu trường quốc tế, thể hiện được tinh thần của con người Việt Nam khiến cho bạn bè năm châu phải tôn trọng. Khi đất nước phải đối mặt với nguy hiểm, lòng yêu nước của thế hệ trẻ được thể hiện qua sự tỉnh táo trong việc tiếp nhận thông tin, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ dân tộc hay cùng chung tay giúp đỡ mọi người. Tóm lại, thế hệ trẻ hãy luôn ý thức được trách nhiệm của bản thân, sống sao cho thật xứng đáng.

_Kiều Trang_

27 tháng 10 2021
Thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người lính trong bài thơ là những con người hiên ngang dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, luôn tiến lên phía trước vì mục đích và lý tưởng cao đẹp. Đồng thời những người chiến sĩ ấy còn là những con người trẻ trung tinh nghịch, hóm hỉnh, yêu đời, dù đứng trước nhiều hiểm nguy, khó khăn. Họ đã để lại cho chúng ta ấn tượng đẹp về anh bộ đội cụ Hồ.So sánh với hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí, ta thấy họ đều toát lên vẻ đẹp của những người lính. Khi Tổ quốc cần, họ sẵn sàng ra trận chiến đấu. Ở họ là lòng dũng cảm, gạn dạ, tình yêu quê hương, đất nước, tình đồng chí đồng đội gắn bó.Điểm khác nhau là trong bài thơ Tiểu đội xe không kính, ta thấy được sự vui tươi, hóm hỉnh, sôi nổi của những người lính trẻ. Một tinh thần lạc quan cách mạng của người lính thời đại kháng chiến chống Mĩ.
8 tháng 4 2021

Trả lời:

Viết về người lính và chiến tranh là nguồn cảm hứng của rất nhiều nhà thơ, nhà văn. Với Phạm Tiến Duật, ta được đến với sự trẻ trung, ngang tàng của các chiến sĩ Trường Sơn qua “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Gặp “Khoảng trời hố bom” của Lâm Thị Mỹ Dạ, ta lại bắt gặp những cô gái mở đường không tiếc thân mình “đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom”. Và đến với “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê ta lại không khỏi thán phục trước tinh thần dũng cảm, tình đồng đội nồng ấm, tâm hồn lạc quan trong sáng của ba nữ thanh niên xung phong mà để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong em là Phương Định.

Phương Định cùng Nho và Thao – những cô gái thanh niên xung phong sống trên cao điểm mênh mông khói bụi Trường Sơn và bom đạn hủy diệt của kẻ thù.Công việc của chị và đồng đội trong tổ trinh sát mặt đường là “đo khối lượng đất đá lấp hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom” để bảo vệ con đường cho những đoàn xe băng về phía trước,góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Công việc của chị thật vinh quang nhưng cũng đầy hi sinh gian khổ. Song chính hoàn cảnh gian khó hiểm nguy ấy đã làm cho chúng ta cảm nhận được những phẩm chất đáng quý của chị.

Cảm nhận đầu tiên về nhân vật Phương Định là vẻ đẹp của tinh thần dũng cảm, thái độ bình tĩnh vượt lên mọi hiểm nguy. Hằng ngày, chị thường xuyên phải chạy trên cao điểm bị bom đạn cày nát mà còn ẩn dấu những quả bom chưa nổ. Điều đó cũng có nghĩa chị luôn phải đối mặt với thần chết. Mỗi ngày, chị phải phá từ 3-5 lần bom, nguy hiểm là vậy nhưng chị vẫn bình thản thậm chí còn thấy thú vị dù trên mình còn có vết thương chưa lành miệng. Cứ mỗi lần phá bom, đất rắn, tiếng xẻng va chạm vào cỏ quả bom nghe sắc lạnh đến ghê người. Ngay cả lúc ấy, chị vừa trách vừa nhắc nhở mình “phải nhanh hơn chút nữa”, nếu không vỏ quả bom nóng lên hoặc nóng từ bên trong quả bom hay nóng do mặt trời khi đó sẽ rất nguy hiểm”. Xác định được tính chất nguy hiểm, song với tinh thần dũng cảm cùng tình yêu Tổ quốc, chị đã vượt qua tất cả. Thao tác, tư thế, thái độ bình tĩnh khi phá bom là vẻ đẹp đáng quý ở Phương Định nói riêng và những cô gái trẻ nói chung. Có những lúc, chị cũng nghĩ đến cái chết nhưng cái chết này mờ nhạt. Còn ý nghĩa cháy bỏng là “Liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Làm thế nào để châm mìn lần thứ hai?” Mục đích hoàn thành nhiệm vụ luôn được chị đặt lên trên hết.

Trong chị luôn thường trực tình đồng đội, đồng chí nồng ấm. Tấm lòng vị tha của chị luôn quan tâm tới đồng đội. Khi chị Nho và Thao ở trên cao điểm, phải ở nhà trực máy nhưng trong lòng Phương Định luôn lo lắng, sốt ruột,đứng ngồi không yên. Chị lo lắng đến mức chạy ra chạy vào lắng nghe cả tiếng súng hỗ trợ của các anh bộ đội pháo binh.sự lo lắng ấy khiến chị cáu với cả đội trưởng “trinh sát chưa về”. Điều đó thể hiện lòng quan tâm, lo lắng của chị với đồng đội thật sâu sắc. Chị luôn trìu mến, yêu thương bạn bè, chẳng thế mà chị đã nhận xét về người đồng đội trẻ tuổi Nho, chị phát hiện ra vẻ dễ thương của Nho “nhẹ, mát mẻ như một que kem trắng”. Chị còn hiểu rất rõ sở thích của bạn, của đồng đội. Chị Thao thích ghi bài hát mặc dù chị hát toàn sai nhạc,chị ghi tới ba cuốn sổ dày bài hát, chị Thao còn thích tỉa đôi lông mày nhỏ như que tăm, chị hiểu được sự cương quyết, táo bạo nhưng rất đáng gờm trong công việc của chị Thao. Tuy vậy chị Thao rất sợ máu và vắt. Chị hiểu được ở Nho thích thêu thùa, trên ngực áo của Nho luôn có một bông hoa. Chị còn hiểu được tâm trạng của đồng đội như khi Nho bị thương, chị Thao thì cuống quýt lên còn Nho lại bình tĩnh, gan dạ. Phương Định băng bó, tiêm thuốc và pha sữa cho Nho. Tình cảm đồng đội,đồng chí là ngọn lửa sưởi ấm lòng, là niềm tin, là động lực, là nguồn động viên khích lệ các chị thêm vững lòng trên mặt trận đầy gian nguy này. Ngược lại, chị Phượng Định cũng rất cần sự cổ vũ, động viên của đồng đội. Chị cảm thấy ấm lòng và tự tin hơn khi cảm thấy ánh mắt dõi theo, khích lệ của các anh chiến sĩ pháo binh. Chị được rất nhiều chiến sĩ cảm mến. Điều đó càng làm tình đồng đội, đồng chí trong chị thêm sâu đậm biết bao!

Nét nổi bật và cũng là điểm hấp dẫn nhất của Phương Định với người đọc chúng ta là tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, là sự hồn nhiên như trẻ thơ của chị. Chị là cô gái Hà Nội vào chiến trường khói lửa, chị vẫn hay nhớ nhà, nhớ những kỉ niệm tuổi thơ. Chị hay hát, hay cười một mình, ngắm mình trong gương. Chị tự đánh giá mình là “một cô gái khá”. Chị có cái điệu đà của người Hà Nội nhưng là cái điệu thật đáng yêu vì nó hồn nhiên và vô cùng chân thực.

Qua nhân vật Phương Định, ta càng hiểu thêm về những vẻ đẹp đáng quý của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng hào hùng ấy. Âm vang của những câu hát sau sẽ luôn vang vọng trong con người Việt Nam với lòng tự hào đầy trân trọng: “Cô gái mở đường ra đi cứu nước. Tiếng hát ai vang vọng núi rừng…..”

8 tháng 5 2021

Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.

- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.

- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.

- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.

- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.

Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề

II. Thân bài

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác.

- Tóm tắt ngắn gọn nội dung tác phẩm ( 2 đến 3 câu)

1. Hoàn cảnh sống và chiến đấu đầy gian khổ:

- Phương Định cùng những người đồng đội của mình ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung nhiều nhất bom đạn, sự nguy hiểm và ác liệt, từng ngày từng giờ phải đối mặt với bom rơi, đạn nổ.

- Công việc của các cô đặc biệt nguy hiểm. Họ phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch để đo và ước tính khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Nhiệm vụ của họ thật quan trọng nhưng cũng đầy gian khổ, hi sinh, phải mạo hiểm với cái chết, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh hết sức.

2. Vẻ đẹp của Phương Định:

a. Vẻ đẹp ngoại hình: Phương Định là một cô gái đẹp, cô ý thức được vẻ đẹp của mình (dẫn chứng). Đó là một vẻ đẹp nữ tính, ẩn chứa chiều sâu nội tâm, vượt lên sự tàn khốc của chiến tranh.

b. Vẻ đẹp tâm hồn:

* Vẻ đẹp của tình yêu nước, tinh thần dũng cảm:

- Tình yêu nước: Rời ghế nhà trường phổ thông, Phương Định xung phong ra mặt trận, cùng thể hệ của mình “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai” để giành độc lập, tự do của Tổ quốc. Cô ra đi mà không tiếc tuổi thanh xuân, nguyện dâng hiến hết mình cho đất nước:

- Tinh thần dũng cảm:

+ Đối mặt với nguy hiểm, cô và những người đồng đội của mình thật sự là những anh hùng. Phương Định nghĩ về hoàn cảnh sống nơi đây một cách giản dị và cho là có cái thú riêng.

+ Đặc biệt, hi sinh mất mát của bản thân cũng được Phương Định coi hết sức nhẹ nhàng: “Tôi bây giờ vẫn còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi. Tất nhiên Tôi không vào viện quân y”. Nếu không có cái nhìn lạc quan và một tinh thần dũng cảm thì Phương Định không thể có cách nói bình thản như thế.

+ Cuộc sống nơi chiến trường luôn đối mặt với thử thách, nguy hiểm và cái chết đã tôi luyện ở Phương Định lòng quả cảm, không sợ hi sinh. Tâm lí Phương Định trong một lần phá bom được miêu tả rất cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác.

=> Có thể khẳng định rằng: Phương Định và những đồng đội của cô thực sự là những người anh hùng, nhưng là những anh hùng mà không tự biết. Chính điều đó, khiến cho nhân vật Phương Định trở nên đáng mến.

b. Tính hồn nhiên, mơ mộng, và tinh nghịch của Phương Định:

- Nét nổi bật và cũng là điểm hấp dẫn nhất ở Phương Định chính là vẻ đẹp của một tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và mơ mộng:

+ Phương Định mê hát và thích nhiều bài hát. Thích hát, Phương Định còn bịa ra lời mà hát, ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát.

+ Vẻ đẹp tâm hồn Phương Định ngời sáng nhất khi cơn mưa đá bất ngờ ập đến. Chỉ một trận mưa đá vụt đi qua cũng đánh thức ở Phương Định rất nhiều kỉ niệm và nỗi nhớ về thành phố, quê hương, về gia đình, về tuổi thơ thanh bình của mình.

c. Tình đồng chí, đồng đội nồng ấm:

- Ở Phương Định nét đẹp còn được ngời sáng trong tình đồng đội thắm thiết. Cô luôn yêu thương trìu mến và quan tâm đến đồng đội. Cô lo lắng cho chị Thao và Nho lên cao điểm chưa về đến nỗi “nói như gắt vào máy” khi đại đội trưởng hỏi tình hình. Cô hiểu chị Thao và Nho như biết về những chị em ruột thịt.

- Đặc biệt, cô dành tình yêu và niềm cảm phục cho tất cả những chiến sĩ mà cô gặp ngày đêm trên con đường ra mặt trận. Với cô “những người đẹp nhất, thông minh, cam đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ”.

-> Tình đồng chí đồng đội của Phương Định thật thiêng liêng, cao cả và đáng quý! Chính điều đó đã tiếp thêm sức mạnh cho cô để cô hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

- Có thể nói, xây dựng nhân vật Phương Định, Lê Minh Khuê đã chọn được những phương thức trần thuật hợp lí khi nhà văn đặt điểm nhìn vào nhân vật chính của mình để nhân vật tự kể chuyện. Nhờ vậy, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật – tâm lí Phương Định đạt đến độ tinh tế nhất. Ngôn ngữ trần thuật qua nhân vật chính làm cho tác phẩm có giọng điệu, ngôn ngữ tự nhiên gần với khẩu ngữ, trẻ trung, nữ tính. Lời kể linh hoạt, cùng câu ngắn dài, nhịp nhanh tạo không khí chiến trường, nhịp kể chậm lại khi hồi tưởng như gợi nhớ kỉ niệm của tuổi thơ êm đềm… Tất cả góp phần tạo nên một nhân vật chính- một Phương Định thật như ở ngoài đời và một Phương Định rất Hà Nội.

4. Đánh giá, bình luận:

- Qua dòng suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật Phương Định, cuộc sống chiến đấu của các cô thanh niên xung phong được tái hiện đầy đủ, chân thực và sinh động với vẻ đẹp tỏa sáng. Hình tượng về những nữ thanh niên xung phong Trường Sơn không hiếm trong văn học chống Mĩ, song với những sáng tạo riêng của mình, Lê Minh Khuê trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng giàu mơ mộng, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, sự hi sinh và rất lạc quan của họ. Đó là hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thể hệ trẻ Việt Nam đã sống và chiến đấu, hi sinh tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc.

Thế hệ trẻ thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước là thế hệ "vàng" trong lịch sử kháng chiến của dân tộc ta. Họ không chỉ dũng cảm, lạc quan mà hơn hết họ được thắp sáng bởi tình yêu nước sâu sắc, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho dân tộc, bảo vệ đất nước khỏi giặc ngoại xâm