K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 10 2021

Ngày xưa ở vương quốc Đa-ghét-xtan có một ông vua nổi tiếng bạo ngược, cuộc sống của nhân dân hết sức lầm than. Trước thảm cảnh ấy, dân chúng đã phản ứng bằng cách truyền đi một bài hát thống thiết, lên án thói bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân. Bài hát lọt đến tai vua. Ngài ra sức lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca ấy nhưng không tài nào bắt được. Cuối cùng nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong. Ba hôm sau, nhà vua bắt mỗi người phải hát cho vua nghe một bài hát do chính mình sáng tác. Ai cũng hát lên những bài ca tụng nhà vua. Duy chỉ có ba nhà thơ im lặng. Vua lệnh thả tất cả những người đã hát còn tống giam vào ngục tối ba nhà thơ kia. Ba tháng sau ngài cho giải họ tới và phán "Giờ thì các ngươi sẽ hát cho trẫm nghe chứ!" Một trong ba người, lập tức cất cao lời ca ca tụng nhà vua. Nhà thơ ấy được thả ra ngay. Còn hai người kia đưa đến giàn thiêu. Vị vua phán "Đây là cơ hội cuối cùng để cứu sống các ngươi”. Hãy hát lên. Một trong hai người vội cất tiếng hát ca ngợi nhà vua, và người ấy được tha ngay. Còn người cuối cùng vẫn im lặng. Nhà vua tức giận hét lên: Trói hắn lại! Nổi lửa lên! Mặc dù bị trói chặt vào giàn hỏa thiêu nhưng tiếng hát của nhà thơ vẫn cất lên vang vọng khắp nói vạch trần tội ác của nhà vua. Đó chính là bài ca được lưu truyền khắp đất nước. Ngọn lửa bùng cháy dữ dội. Nhà vua bất ngờ thét to: "Dập tắt lửa đi! Cởi trói cho ông ta. Trẫm không thể mất nhà thơ chân chính độc nhất của dân tộc này!"

6 tháng 10 2021

Bạn Trần Viết Đạo chép mạng đúng không ?

Vương Huyền Nhân( tên này mk tự nghĩ nha) là một nhà thơ có ít nhiều tên tuổi trong ngành văn học hiện đại. Tuy còn rất trẻ nhưng ông đã đóng góp rất nhiều tác phẩm tiêu biểu và nổi tiếng. Rất nhiều người đến xin lời khuyên từ ông. Một ngày, có một cô bé đến xin học ở ông. Cô bé mới chỉ 12 tuổi, đôi mắt cô thẳm buồn. Ông nhận lời và hứa sẽ dạy cô làm được 1 bài thơ hoàn chỉnh trong vòng 1 tháng tới. 

Vài ngày trôi qua, ông nhận thấy cô ko có tài năng cho lắm. Các biện pháp nghệ thuật hay phương pháp làm thơ cô đều ko thể nhớ nổi. Cô chỉ im lặng và cúi đầu mỗi khi Huyền Nhân nhắc nhở. Các học sinh khác đều là những người ưu tú và thường xuyên kiễu cợt, coi thường cô bé đáng thương. Tuy nhiên, Vương Huyền Nhân vẫn không từ bỏ, vẫn kiên nhẫn chỉ bảo em. 

Đến ngày tổ chức khoa thi tuyển chọn tập thơ quốc tế, ông vẫn chọn cô bé đi thi. Nhiều người cho rằng, việc này sẽ ảnh hưởng ko ít đến danh tiếng lâu nay của ông. Nhưng cô bé đã nài nỉ ông cho cô đi thi vì bà cô luôn muốn em trở thành một nhà thơ. Thế là ông đồng ý mặc dầu mọi người đều nói rằng ông đã chọn nhầm người.

Và kết quả thật không ngờ...

Bài thơ của cô đã đạt giải nhất quốc tế. Vượt qua hàng trăm đối thủ nặng kí, cả hàng trăm bài thơ dài. Bài cô chỉ vỏn vẹn 4 dòng:

                                                       " Bà ơi, bà như người mẹ,

                                         Thay cha gánh vác cả gia đình

                                                         Thay mẹ nuôi con khôn lớn

                                          Thế gian này, chỉ cần mỗi bà thôi...."

Nhưng đến ngày nhận giải, cô bé lại ko xuất hiện khiến Vương Huyền Nhân rất lo lắng và ngạc nhiên. Hóa ra, ba mẹ cô bé mất sớm, em ở với bà...nhưng bà lại qua đời vào sáng nay, lúc MC xướng tên em nhận giải. Thật thương xót cho em biết bao... Vậy là, Vương Huyền Nhân đã nhận em làm con nuôi. 

Sự kì vọng của ông vào em bé 12 tuổi ấy là quyết định thật đúng đắn, đập tan mối hoài nghi trong lòng mọi người. Với sự chính trực, lòng kiên nhẫn và lòng tự trọng của mk. Ông quả thật là một nhà thơ chân chính.

Mới đầu mk làm nên có j sai thông cảm nhaaa

1 tháng 10 2020

Nguyễn Quỳnh Hương,bạn làm văn hay quá

20 tháng 12 2017

Nếu hỏi rằng, tình cha mẹ dành cho con cái to lớn như thế nào, thì rõ ràng, không một tính từ nào hay bất kể điều gì trên thế gian này có thể đánh đổi hay so sánh được. Đó là những hi sinh thầm lặng, cao cả và kiên trì, cần mẫn suốt cả đời người, đó là những hi sinh không mong sự đền đáp. 

Sau đây là một số câu chuyện cảm động về những hi sinh cao cả của cha mẹ dành cho con cái của mình khiến ai nghe qua cũng phải rơi nước mắt.

Mẹ ung thư quyết tâm hy sinh tính mạng để cứu lấy đứa con trong bụng

Một cặp vợ chồng trẻ đang vô cùng hạnh phúc vì sau 5 năm trời cố gắng, cuối cùng họ đã có con đầu lòng. Bất hạnh xảy đến khi vào tháng thứ 5 của thai kỳ, người mẹ phát hiện ra mình bị ung thư giai đoạn cuối. Dù rất đau khổ, nhưng cô vẫn quyết tâm cứu lấy đứa con của mình.

Sau khi được chăm sóc 2 tháng ở bệnh viện, các bác sỹ bệnh viện 175 đã quyết định phẫu thuật để lấy đứa bé ra với hy vọng vô cùng mong manh. Sau hàng tiếng đồng hồ đấu tranh với tử thần, dù sức khỏe người mẹ rất yếu, bé sinh non đã ra đời khỏe mạnh. 

Nhìn hình ảnh người mẹ lặng lẽ rơi nước mắt sau ca mổ thành công, không một ai trong ê-kíp các bác sĩ kìm được nước mắt. Mặc dù chỉ còn sống được một thời gian ngắn nữa, nhưng người mẹ vẫn vô cùng hạnh phúc vì trước khi lìa đời , cô được nhìn mặt đứa con thân yêu của mình. 

Tuy nhiên, thực chất đây là một phim ngắn "Con phải sống" tái hiện lại dựa trên một câu chuyện có thật, nằm trong loạt phim tài liệu Khoảnh khắc sinh tử do Công ty Cổ phần Sản xuất chương trình An Viên, chi nhánh TP HCM sản xuất. Dù đây là phim, là tái hiện lại câu chuyện, thế nhưng, những ý nghĩa đầy tính nhân văn, và cả câu chuyện có thật về tình mẫu tử cao cả đã như một lời thức tỉnh đến mọi người về công lao sinh thành, dưỡng dục mà cả cha mẹ, cả gia đình dành cho mình. Câu chuyện thêm một lần nữa chứng minh sức mạnh của tình mẫu tử có thể vượt qua tất cả, kể cả cái chết.

Cha lấy thân làm "bao cát" để kiếm tiền cứu con

Vào ngày 28/11/2014, tại một ga tàu điện ngầm ở Bắc Kinh (Trung Quốc), một người cha đã tình nguyện lấy thân làm “bao cát” chịu bị đấm để quyên góp tiền chữa bệnh cho đứa con của mình. Được biết, người đàn ông này tên Hạ Quân, và đứa con trai của anh đã bị phát hiện mắc phải căn bệnh máu trắng hiểm nghèo. Với số tiền để điều trị lên đến hơn 700.000 tệ (hơn 2,5 tỉ đồng), với Hạ Quân và gia đình ông là một con số quá lớn.Cuối cùng, để có thể kiếm được tiền, Hạ Quân đã quyết định lấy thân mình làm “bao tải” để có thể “chịu đấm ăn xôi”. Mặc chiếc áo thun trắng viết dòng chữ “bao cát thịt người, 10 tệ (gần 35,000đ) một cú đấm”, người cha này đã đứng trước nhà ga để tình nguyện chịu bị người qua đường đấm và trả tiền cho mình. Trước mặt anh còn để một chiếc thùng dán giấy chứng nhận của bệnh viện về bệnh tình của con traiCuối cùng, để có thể kiếm được tiền, Hạ Quân đã quyết định lấy thân mình làm “bao tải” để có thể “chịu đấm ăn xôi”. Mặc chiếc áo thun trắng viết dòng chữ “bao cát thịt người, 10 tệ (gần 35,000đ) một cú đấm”, người cha này đã đứng trước nhà ga để tình nguyện chịu bị người qua đường đấm và trả tiền cho mình. Trước mặt anh còn để một chiếc thùng dán giấy chứng nhận của bệnh viện về bệnh tình của con trai

1 tháng 1 2018

 

1. Ngày xưa ở vương quốc Đa- ghét –xtan có một ông vua nổi tiếng bạo ngược, cuộc sống của nhân dân hết sức lầm than. Trương thảm cảnh ấ, dân chũng đã phản ứng bằng cách truyền đi một bài hát thống thiết, lên án thói bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân. Bài hát lọt đến tai vua. Ngài ra sức lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca ấy nhưng không tài nào bắt được. Cuối cùng nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong.

2. Ba hôm sau, nhà vua bắt mỗi người phải hát cho vua nghe một bài hát do chính mình sáng tác. Ai cũng hát lên những bài ca tụng nhà vua. Duy chỉ có ba nhà thơ im lặng. Vua lệnh thả tất cả những người đã hát còn tống giam vào ngục tối ba nhà thơ kia. Ba tháng sau ngài cho giải họ tới và phán "Giờ thì các ngươi sẽ hát cho trẫm nghe chứ !" Một trong ba người, lập tức cất cao lời ca ca tụng nhà vua. Nhà thơ ấy được thả ra ngay. Còn hai người kia đưa đến giàn thiêu. Vị vua phán "Đây là cơ hội cuối cùng để cứu sống các ngươi. Hãy hát lên " Một trong hai người vội cất tiếng hát ca ngợi nhà vua, và người ấy được tha ngay. Còn người cuối cùng vẫn im lặng. Nhà vua tức giận hét lên " Trói hắn lại ! Nổi lửa lên !

3. Mặc dù bị trói chặt vào giàn hỏa thiêu nhưng tiếng hát của nhà thơ vẫn cất lên vang vọng khắp nói vạch trần tội ác của nhà vua. Đó chính là bài ca được lưu truyền khắp đất nước. Ngọn lửa bùng cháy dữ dội. Nhà vua bất ngờ thét to: "Dập tắt lửa đi ! Cởi trói cho ông ta. Trẫm không thể mất nhà thơ chân chính độc nhất của dân tộc này!"

Ý nghĩa câu chuyện:

Ca ngợi nhà thơ chân chính của vương quốc Đa- ghét- xtan sẵn sàng chết chứ nhất định không nói sai sự thật. Chính hành động và khí phách ấy đã khiến một vị vua nổi tiếng tàn bạo phải khâm phục kính trọng và thay đổi thái độ.

6 tháng 4 2018

Một ngôi chùa trên núi có nuôi một con lừa, mỗi ngày nó đều ở trong phòng xay thóc lúa vất vả cực nhọc kéo cối xay. Thời gian lâu dần, lừa ta bắt đầu chán ghét cuộc sống vô vị này. Mỗi ngày nó đều trầm tư, “nếu như có thể ra ngoài ngắm xem thế giới bên ngoài, không cần kéo cối xay nữa, như thế thật là tốt biết mấy!”

Không lâu sau, cơ hội cuối cùng đã đến, vị tăng nhân trong chùa muốn dẫn lừa ta xuống núi để thồ hàng, lòng nó hứng khởi mãi không thôi. Đến dưới chân núi, vị tăng nhân đem món hàng đặt lên lưng nó, sau đó trở về ngôi chùa. Thật không ngờ, khi những người đi đường trông thấy lừa, ai nấy cũng đều quỳ mọp ở hai bên đường cung kính bái lạy.

Lúc đầu, lừa ta không hiểu gì cả, không biết tại sao mọi người lại muốn dập đầu bái lạy nó, liền hoảng sợ tránh né. Tuy nhiên, suốt dọc đường đều như vậy cả, lừa ta bất giác tự đắc hẳn lên, lòng thầm nghĩ thì ra mọi người sùng bái ta đến thế. Mỗi khi nhìn thấy có người qua đường thì lập tức con lừa sẽ nghênh ngang kiêu ngạo đứng ngay giữa đường phố, yên dạ yên lòng nhận sự bái lạy của mọi người. Về đến chùa, lừa ta cho rằng bản thân mình thân phận cao quý, dứt khoát không chịu kéo cối xay nữa. Vị tăng nhân hết cách, đành phải thả nó xuống núi.

Lừa ta vừa mới xuống núi, xa xa đã nhìn thấy một nhóm người đánh trống khua chiêng đang đi về phía mình, lòng nghĩ, nhất định mọi người đến để nghênh đón mình đây mà, thế là nghênh ngang đứng ngay giữa đường lộ. Thực ra, đó là đoàn người rước dâu, đang đi lại bị một con lừa chắn ngang đường, người nào người nấy đều rất tức giận, gậy gộc tới tấp… Lừa ta vội vàng hoảng hốt chạy về chùa, khi về đến nơi thì cũng chỉ còn lại chút hơi tàn. Trước khi chết, nó căm phẫn nói với vị tăng nhân rằng: “Thì ra lòng người hiểm ác đến thế, lần đầu khi xuống núi, mọi người đều lễ bái lạy ta, nhưng hôm nay họ lại ra tay tàn độc đến thế”, nói xong liền tắt thở. Vị tăng nhân thở dài một tiếng: “Thật đúng là một con lừa ngu ngốc! Hôm đó, thứ mà mọi người bái lạy chính là bức tượng Phật được ngươi cõng trên lưng mà thôi”.

14 tháng 5 2018

Bây giờ đã là hoàng hậu hạnh phúc nhất cung đình nhưng mọi người vẫn quen gọi tôi là cô Tấm như ngày nào

Nhớ lại những gì đã qua tôi không khỏi kinh sợ. Cuộc đời tôi ba chìm bảy nổi, chín lênh đênh cũng bởi tại mẹ con nhà Cám luôn chú tâm làm hại.

Tôi còn nhớ, vào một ngày gần Tết, khí trời vẫn còn lạnh. Con Cám như mè nhéo suốt ngày đòi mẹ nó một cái yếm thắm. Tôi cũng mơ một món vật như thế nhưng có bao giờ điều đó lại đến với tôi cơ chứ?

Mụ gì ghẻ đưa cho hai chị em chúng tôi hai cái giỏ và nói.

– Tụi bây đi bắt tôm bắt tép về đây làm thức ăn. Ai bắt được nhiều tao sẽ thưởng cho cái yếm đỏ – Mụ giơ chiếc yếm đỏ thắm ra chói lòa cả mắt. Rồi mụ gọi con gái lại nhỏ to với nó vài điều gì không rõ.

Ra cái đầm đầu làng, tôi thì lo bắt và đã được một giỏ gần đầy. Con Cám sợ lạnh nên nó xuống nước một chút rồi ngồi trên bờ co ro nhìn tôi ngụp lặn lên xuống. Sắp về nó có nói với tôi “Chị Tấm ơi chị Tấm đầu chị lấm chị ngụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”. Khi tôi ngoi đầu lên, thì con Cám đã đỏ hết còn tôm tép cua tôi mà chạy về già tôi. Tôi ngồi khóc. Bụt hiện lên nói với tôi về nuôi con cá bống còn lại trong giỏ.

Hằng ngày tôi lén đem cơm ra giếng cho Bống ăn với câu hát mà Bụt dạy cho “Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”. Tôi lầm lũi ra đi mà tinh cảm điều chẳng lành.

Chiều về, vừa cài then chuồng trâu tôi đã đem cơm ra cho bống. Tôi hát khản cả giọng những không thấy bống mà chỉ thất một cục máu đỏ bầm nổi lên. Trời ơi tôi khóc như mưa như gió. Bụt lại hiện lên an ủi tôi và nói với tôi hãy tìm xương bống bỏ vào bốn chiếc lọ chôn ở bốn chân giường. Nhờ gà trống giúp tôi đã làm đúng lời Bụt dặn.

Thấm thoắt thế mà một mùa xuân nữa lại đến. Mẹ con nhà Cám mặc yếm đỏ xúng xính trong bộ quần áo sang trọng đi dự hội. Tôi khâu vội một chiếc yếm rách định đi, nhưng mụ gì ghẻ đã đặt trước mặt một thúng đầy thóc và gạo bảo tôi với giọng ngọt ngào.

– Con nhặt thóc giùm cho dì đi rồi hãy đi chơi.

Con Cám lườm tôi một cái rồi cả hai nhập vào tiếng cười nói vui vẻ của đoàn người dự hội.

Nhặt mỏi cả tay mà chẳng được bao nhiêu, tôi òa khóc. Bụt hiện lên nói: Con đào bốn lọ lên sẽ có quần áo đẹp để đi dự hội, còn thúng thóc để đó cho chim sẻ nhặt giúp cho.

Tôi không ngờ mình lại được trang phục đẹp thế. Ngoài quần áo đẹp còn có một con ngựa trắng như tuyết. Tôi lên đường ai cũng tấm tắc ngỡ là hoàng hậu.

Khi qua chiếc cầu nhỏ, tôi đánh rơi một chiếc hài. Quân lính nhà vua vớt được, vua kinh ngạc trước chiếc hài kỳ lạ với ra điều kiện là ai ướm vừa chiếc giày thì vua lấy làm vợ. Dĩ nhiên tôi được hạnh phúc đó. Chao ôi, thật sung sướng trào nước mắt khi không từ một con bé nhà quê bỗng trở thành vợ của Vua.

Lại một năm nữa lại dến tôi về làm giỗ cha. Tôi tự tay mình hái cau để tiêm trầu trước bàn thờ, Thế nhưng, mụ dì ghẻ đã chặt cau và tôi ngã xuống ao. Hồn tôi nhập vào chim vàng anh bay ngang và lạ thay tôi vẫn sống trong con chim bé nhỏ ấy.

Hôm ấy tôi đã bay về đến cung vua, thấy Cám đang giặt áo cho Vua. Tôi biết Cám đã vào thế chị nó vào làm Hoàng Hậu. Tôi hát: “Giặt áo chồng tao thì giặt cho sạch, giặt mà không sạch tôi rạch mặt ra”.

Vua nghe thấy tôi liền nói “Vàng ảnh vàng anh có phải vợ anh chui vào tay áo”. Lập tức bay vào lòng vua. Và từ đó tôi được Vua chăm sóc. Nhưng một đêm Cám thò tay vào chuồng bóp cổ tôi một cách tàn nhẫn. Nó ăn thịt tôi rồi vứt lông ra vườn. Tôi lại được hóa thân mọc thành hai cây xoan tươi tốt. Vua hằng ngày mắc võng nằm ngủ dưới bóng mát của tôi.

Con Cám biết vậy, nó sai người chặt cây và biến tôi thành khung cửi, tôi giận quá mỗi lần nó dệt vải tôi lại nghiến răng “Kẽo cà kẽo kẹt, lấy tranh chồng chị chị khoét mắt ra”.

Lần này thì, nó đốt tôi ra tro rồi đổ tận đường cái. Bụt lại cho tôi hóa thân thành cây thị. Và đến mùa thị thì chỉ ra một trái thơm nức. Bụt cho tôi giấu mình trong đó.

Một hôm, tôi nghe câu hát của một bà lão bán nước: “thị ơi thị thị rụng bị bà, bà đem bà ngửi chứ mà không ăn”. Hẳn bà già sẽ ngạc nhiên khi thấy tôi rơi đúng vào bị của bà.

Thấy tội nghiệp bà lão côi cút lại tốt bụng, hằng ngày tôi làm cơm tươm tất cho cụ xong tôi lại chui vào vỏ thị. Nhưng một hôm khi đang nấu cơm bất ngờ bà cụ đẩy cửa vào ôm chầm lấy tôi và xé tan vỏ thị. Từ đó tôi sống với bà lão như mẹ con. Một hôm thấy bà cụ dẫn chồng tôi đến. Sở dĩ biết được vì vua nhận ra miếng trầu cánh phượng mà tôi hay tiêm cho vua ăn.

Vợ chồng gặp nhau mừng mừng, tủi tủi. Vua sai ngay quân lính rước tôi về cung.

Con cám không hề biết xấu hổ mà nó cứ theo tôi nhờ tôi làm cho nó cũng đẹp như tôi. Giận quá tôi bảo nó đúng trong một cái hố rồi tôi sai người dội cho nó chết. Xong quân lính còn làm mắm gửi về cho mẹ đẻ Cám.

Nghe đâu mụ ăn gần hết thịt thì mới thấ đầu lâu con mụ nằm ở đáy chĩnh. Mụ uất lên lăn đùng ra chết.

Thực ra thì cả hai mẹ con chúng chết là rất xứng đáng, Chúng ăn ở quá thất đức. Cũng may có Bụt nếu không tôi chết từ rất lâu rồi.

14 tháng 5 2018

Bây giờ đã là hoàng hậu hạnh phúc nhất cung đình nhưng mọi người vẫn quen gọi tôi là cô Tấm như ngày nào

Nhớ lại những gì đã qua tôi không khỏi kinh sợ. Cuộc đời tôi ba chìm bảy nổi, chín lênh đênh cũng bởi tại mẹ con nhà Cám luôn chú tâm làm hại.

Tôi còn nhớ, vào một ngày gần Tết, khí trời vẫn còn lạnh. Con Cám như mè nhéo suốt ngày đòi mẹ nó một cái yếm thắm. Tôi cũng mơ một món vật như thế nhưng có bao giờ điều đó lại đến với tôi cơ chứ?

Mụ gì ghẻ đưa cho hai chị em chúng tôi hai cái giỏ và nói.

– Tụi bây đi bắt tôm bắt tép về đây làm thức ăn. Ai bắt được nhiều tao sẽ thưởng cho cái yếm đỏ – Mụ giơ chiếc yếm đỏ thắm ra chói lòa cả mắt. Rồi mụ gọi con gái lại nhỏ to với nó vài điều gì không rõ.

Ra cái đầm đầu làng, tôi thì lo bắt và đã được một giỏ gần đầy. Con Cám sợ lạnh nên nó xuống nước một chút rồi ngồi trên bờ co ro nhìn tôi ngụp lặn lên xuống. Sắp về nó có nói với tôi “Chị Tấm ơi chị Tấm đầu chị lấm chị ngụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”. Khi tôi ngoi đầu lên, thì con Cám đã đỏ hết còn tôm tép cua tôi mà chạy về già tôi. Tôi ngồi khóc. Bụt hiện lên nói với tôi về nuôi con cá bống còn lại trong giỏ.

Hằng ngày tôi lén đem cơm ra giếng cho Bống ăn với câu hát mà Bụt dạy cho “Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”. Tôi lầm lũi ra đi mà tinh cảm điều chẳng lành.

Chiều về, vừa cài then chuồng trâu tôi đã đem cơm ra cho bống. Tôi hát khản cả giọng những không thấy bống mà chỉ thất một cục máu đỏ bầm nổi lên. Trời ơi tôi khóc như mưa như gió. Bụt lại hiện lên an ủi tôi và nói với tôi hãy tìm xương bống bỏ vào bốn chiếc lọ chôn ở bốn chân giường. Nhờ gà trống giúp tôi đã làm đúng lời Bụt dặn.

Thấm thoắt thế mà một mùa xuân nữa lại đến. Mẹ con nhà Cám mặc yếm đỏ xúng xính trong bộ quần áo sang trọng đi dự hội. Tôi khâu vội một chiếc yếm rách định đi, nhưng mụ gì ghẻ đã đặt trước mặt một thúng đầy thóc và gạo bảo tôi với giọng ngọt ngào.

– Con nhặt thóc giùm cho dì đi rồi hãy đi chơi.

Con Cám lườm tôi một cái rồi cả hai nhập vào tiếng cười nói vui vẻ của đoàn người dự hội.

Nhặt mỏi cả tay mà chẳng được bao nhiêu, tôi òa khóc. Bụt hiện lên nói: Con đào bốn lọ lên sẽ có quần áo đẹp để đi dự hội, còn thúng thóc để đó cho chim sẻ nhặt giúp cho.

Tôi không ngờ mình lại được trang phục đẹp thế. Ngoài quần áo đẹp còn có một con ngựa trắng như tuyết. Tôi lên đường ai cũng tấm tắc ngỡ là hoàng hậu.

Khi qua chiếc cầu nhỏ, tôi đánh rơi một chiếc hài. Quân lính nhà vua vớt được, vua kinh ngạc trước chiếc hài kỳ lạ với ra điều kiện là ai ướm vừa chiếc giày thì vua lấy làm vợ. Dĩ nhiên tôi được hạnh phúc đó. Chao ôi, thật sung sướng trào nước mắt khi không từ một con bé nhà quê bỗng trở thành vợ của Vua.

Lại một năm nữa lại dến tôi về làm giỗ cha. Tôi tự tay mình hái cau để tiêm trầu trước bàn thờ, Thế nhưng, mụ dì ghẻ đã chặt cau và tôi ngã xuống ao. Hồn tôi nhập vào chim vàng anh bay ngang và lạ thay tôi vẫn sống trong con chim bé nhỏ ấy.

Hôm ấy tôi đã bay về đến cung vua, thấy Cám đang giặt áo cho Vua. Tôi biết Cám đã vào thế chị nó vào làm Hoàng Hậu. Tôi hát: “Giặt áo chồng tao thì giặt cho sạch, giặt mà không sạch tôi rạch mặt ra”.

Vua nghe thấy tôi liền nói “Vàng ảnh vàng anh có phải vợ anh chui vào tay áo”. Lập tức bay vào lòng vua. Và từ đó tôi được Vua chăm sóc. Nhưng một đêm Cám thò tay vào chuồng bóp cổ tôi một cách tàn nhẫn. Nó ăn thịt tôi rồi vứt lông ra vườn. Tôi lại được hóa thân mọc thành hai cây xoan tươi tốt. Vua hằng ngày mắc võng nằm ngủ dưới bóng mát của tôi.

Con Cám biết vậy, nó sai người chặt cây và biến tôi thành khung cửi, tôi giận quá mỗi lần nó dệt vải tôi lại nghiến răng “Kẽo cà kẽo kẹt, lấy tranh chồng chị chị khoét mắt ra”.

Lần này thì, nó đốt tôi ra tro rồi đổ tận đường cái. Bụt lại cho tôi hóa thân thành cây thị. Và đến mùa thị thì chỉ ra một trái thơm nức. Bụt cho tôi giấu mình trong đó.

Một hôm, tôi nghe câu hát của một bà lão bán nước: “thị ơi thị thị rụng bị bà, bà đem bà ngửi chứ mà không ăn”. Hẳn bà già sẽ ngạc nhiên khi thấy tôi rơi đúng vào bị của bà.

Thấy tội nghiệp bà lão côi cút lại tốt bụng, hằng ngày tôi làm cơm tươm tất cho cụ xong tôi lại chui vào vỏ thị. Nhưng một hôm khi đang nấu cơm bất ngờ bà cụ đẩy cửa vào ôm chầm lấy tôi và xé tan vỏ thị. Từ đó tôi sống với bà lão như mẹ con. Một hôm thấy bà cụ dẫn chồng tôi đến. Sở dĩ biết được vì vua nhận ra miếng trầu cánh phượng mà tôi hay tiêm cho vua ăn.

Vợ chồng gặp nhau mừng mừng, tủi tủi. Vua sai ngay quân lính rước tôi về cung.

Con cám không hề biết xấu hổ mà nó cứ theo tôi nhờ tôi làm cho nó cũng đẹp như tôi. Giận quá tôi bảo nó đúng trong một cái hố rồi tôi sai người dội cho nó chết. Xong quân lính còn làm mắm gửi về cho mẹ đẻ Cám.

Nghe đâu mụ ăn gần hết thịt thì mới thấ đầu lâu con mụ nằm ở đáy chĩnh. Mụ uất lên lăn đùng ra chết.

Thực ra thì cả hai mẹ con chúng chết là rất xứng đáng, Chúng ăn ở quá thất đức. Cũng may có Bụt nếu không tôi chết từ rất lâu rồi.

8 tháng 11 2017

Nhân ngày 20-11, em về thăm lại mái trường xưa, nơi đã dạy em bao kiến thức để em có thể làm một người bác sĩ như bây giờ. Ôi, thật tuyệt vời.
Em bước lại gần ngôi trường mến yêu, cái cổng hiện ra trước mắt. Nhìn hàng chữ “Trường trung học cơ sở Trần Phú” mà trong lòng thấy bâng khuâng vô cùng. Cổng trường bây giờ đã được vét vôi sạch sẽ. Bước vào cổng, hiện rõ trong đôi mắt em là kỉ niệm thơ ấu ngày nào, chơi đùa, bắn bi, rượt bắt nô nức dưới sân trường. Hàng cây xà cừ thuở trước chỉ cao tới tầng hai là cùng mà bây giờ đã xum xê, toả bóng khắp sân trường. Khẽ chạm tay vào lớp vỏ xù xì, em thầm hỏi: “Cây ơi, mày còn nhớ tao không?”Cành cây lay động như muốn trả lời rằng: “Có chứ, làm sao cây này quên được cậu học trò Thăng ngày nào”. Em cười nhẹ rồi đi về phía sau trường, dãy núi trước kia bây giờ đã được khai phá làm thêm một dãy nhà cho các em học sinh lớp bảy, lớp tám. Học sinh bây giờ không như trước kia nữa, một ngày học luôn cả sáng lẫn chiều. Em quay mắt về phía căn phòng lớp em ngày nào. Nó không còn như xưa nữa mà rất khang trang, bốn cái quạt, sáu cái đèn và cái bảng to lớn cũng đủ biết điều ấy. Em tiến lên lầu, xem qua một lượt. Chà, thật là tuyệt, phòng thực hàng được trang bị toàn những máy tính hiện đại màn hình phẳng, cả thảy hơn bốn mươi chiếc. Chẳng phải hai người một máy như ngày nào nữa. Còn thư viện thì toàn những thiết bị hiện đại. Học sinh thời nay hơn trước kia nhiều quá. Đi qua dãy hành lang, bỗng em phát hiện ra một sân bóng rộng. Em chạy xuống, thấy một trái banh nằm lăn lóc. Chắc là mấy cậu học trò chơi xong quên không bỏ lại trường đây mà.. Em lấy chân lăn bóng trên nền cát rồi sút một cú nhẹ vào cái khung thành. Những kỉ niệm ngày ấy tuôn trào. Hồi ấy, nơi đây còn là một bãi đầy đất đá, còn cái khung thành chỉ là hai cái cọc và một thanh gỗ ở trên thôi, còn bây giờ, khung thành sắt có bao bọc lưới xung quanh, tuyệt quá. Bỗng, em nhớ ra là mình còn phải thăm thầy cô nên rảo nhanh bước về phía phòng truyền thống. Bước vào căn phòng, các thầy cô đang họp nên em không dám làm phiền mà đứng chờ. Họp xong, thầy cô tổ chức liên hoan mừng ngày vui, đến bây giờ, em mới đánh bạo tiến ra, chào thầy cô. Mọi người nhìn em với một chút ngỡ ngàng. Em thưa:
- Thưa mọi người, em là Thăng đây ạ.
Lúc bấy giờ, một vài thầy cô mới “Ồ” lên. Một số người trẻ tuổi vẫn còn ngỡ ngàng, rồi sau đó hỏi những người già hơn:
- Học sinh cũ của mấy anh chị à!
Em đoán đó là người mới về trường. Bỗng, cô Mai Ly hỏi: 
- Thăng này, hiện giờ em đang làm gì thế?
Bao năm tháng cách xa, bây giờ cô có vẻ già đi rất nhiều, mái tóc điểm hoa râm và khuôn mặt có nhiều vết nhăn theo ngày tháng. Mặc dù vậy, em vẫn có thể nhận ra cô bởi giọng nói và đôi mắt hiền từ mà năm tháng không thể phai nhoà. Em trả lời:
- Thưa cô, em hiện đang bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Đức Tín ạ.
- Vậy à? – cô đáp.
Em hỏi cô:
- Cô ơi, cô Hoà và những thầy cô khác đâu ạ.
- Họ về hưa cả rồi. Còn cô dạy hết năm nay cũng về hưa nốt.
Nghe cô nói, em rất buồn, nhưng kìm chế được và hỏi cô thêm :
- Học sinh của cô dạy có ngoan không ạ.
Cô trả lời:
- Đương nhiên, dù sao thì chúng cũng đâu có lì bằng cậu học trò Thăng lớp 6D của tôi Thuở nào.
Em cười, cô cũng cười. Rồi sau đó, những thầy cô khác cũng hỏi chuyện. Thân mật lắm! Trò chuyện hồi lâu thì em nhớ ra một việc quan trọng. Vội chạy ra cổng, lấy vài gói quà tặng thầy cô. Xong việc, em ra về.
Bước ra khỏi cổng trường mà trong lòng em thấy quyến luyến vô cùng. Ngôi trường này đã cùng em trải qua bao kỉ niệm đẹp và ở đó có những con người tuyệt vời đã chắp cho em đôi cánh để em vững bước vào đời.

mình nhanh nhất k cho mình vài cái nha cảm ơn bạn nhìu

8 tháng 11 2017

Sao bạn biết hay zậy. báy phục lun. Nhưng mà có.....sao chép hông?

Tạm thời tích cho bạn đó!

25 tháng 3 2018

Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!

Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhổm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhỉ?

Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.

Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: Từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.

Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:

- Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?

Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:

- Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi nằm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bộn bề. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lắm dốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thế này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bác vẫn chưa ngủ ư? Trời sắp sáng rồi!!! Tôi vội vã:

- Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi!

Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi:

- Chú cứ ngủ đi, còn Bác thức thì cứ mặc Bác. Bác không ngủ được đâu! Bác đang nghĩ về đoàn dân công, trời mưa như thế này, chắc họ lạnh lắm. Bác chỉ mong trời sáng cho nhanh thôi. Không biết các cô chú ấy có sao không?

Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì chuyện ấy. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả những người ở xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng với Bác.

Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân. Bác là người Cha già của nhân dân Việt Nam - Vì Bác là Hồ Chí Minh.

Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!

Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhôm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhi?

Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.

Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.

Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:  

– Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?

Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:

– Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!



Read more: http://taplamvan.edu.vn/hay-nhap-vai-vao-anh-doi-vien-de-ke-la-bai-tho-dem-nay-bac-khong-ngu/#ixzz5Aj4rlh9bĐêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!

Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhôm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhi?

Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.

Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.

Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:  

– Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?

Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:

– Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!

26 tháng 8 2019

Xem chó https://olm.vn/thanhvien/kimmai123az, PTD/KM ? nè, thánh copy ,mời mn xem tcn của nó

26 tháng 8 2019

ai cần nhg câu trả lời copy của nó thì nt mk ib cho, gửi lên GV olm