K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 4 2021

Có ai đó đã nói rằng: “Mỗi cuốn sách là một bức tranh kì diệu, mở ra trước mắt chúng ta những chân trời tri thức. Quả thật như vậy, qua mỗi cuốn sách, ta sẽ bắt gặp những câu chuyện, những con người với từng mảnh đời, số phận khác nhau. Đó là nàng Kiều với thân phận chìm nổi, bấp bênh cùng 15 năm phiêu bạt vì phải chịu đựng những hủ tục của một giai cấp thống trị thối nát; là cậu bé Hồng với một tuổi thơ bất hạnh cùng hoàn cảnh sống chật vật. Qua những câu chuyện ấy, mỗi người sẽ tự rút ra những bài học cho riêng mình. Với tôi, cuốn sách đã để lại trong tôi nhiều xúc cảm và ấn tượng nhất là cuốn “Lời chia tay đẹp nhất thế gian” của tác giả Noh Hee Kyung.

Dù có viết nhiều và được khai thác ở khía cạnh nào thì có lẽ, những câu chuyện về gia đình vẫn luôn là chủ đề không bao giờ xưa cũ. Bởi nó luôn chạm đến sâu thẳm trong lòng mỗi người, và bởi chúng ta, hầu hết ai cũng có một gia đình để nhớ về. “Thật kỳ lạ, khi còn trên đời, mẹ chỉ đơn giản là mẹ thôi, chẳng có gì hơn. Thế nhưng khi bà qua đời, tôi bỗng có suy nghĩ rằng bà chính là cả cuộc đời của mình.” Chỉ với trang sách đầu tiên, tác giả đã đem đến một nỗi buồn man mác cùng sự day dứt đến đau lòng của những người ở lại, báo trước về một cuộc chia tay buồn bã và đầy tiếc nuối.

 

Lời chia tay đẹp nhất thế gian là câu chuyện kể về bà nội trợ Kim In Hee và gia đình của bà. Kim In Hee là một người mẹ, người vợ, người con dâu tảo tần, chịu thương chịu khó. Bà đã dành cả cuộc đời để chăm sóc, vun vén hạnh phúc cho gia đình nhỏ của mình.

Bà có một người chồng làm bác sĩ, tính tình cộc cằn, vô tâm; một người mẹ chồng già đã mất trí nhớ, khi thì đánh đập, buông những lời chửi bới, mắng nhiếc thậm tệ, một đứa con gái luôn mải mê chạy theo công việc và tình cảm sai trái của mình mà chẳng mấy khi quan tâm đến mẹ; một đứa con trai luôn thất bại trong việc thi cử nên lúc nào cũng chán chường và một người em trai luôn đắm mình trong cờ bạc, rượu chè. Họ bận bịu với công việc, với cuộc sống ngoài kia, với những con người xa lạ mà quên đi một người vẫn hằng ngày lo cho họ từng bữa cơm, từng bộ quần áo. Cuộc sống của bà cứ trôi qua một cách bình dị và lặng lẽ, với căn bếp nhỏ, với những công việc đang dang dở của mình.

Cả cuộc đời bà chưa từng mưu cầu một điều gì lớn lao, trớc mong duy nhất của bà chỉ là cả nhà có thể kịp dọn đến ngôi nhà mới đang xây để tránh những cơn gió rét của mùa đông. Ấy vậy mà, ước mong nhỏ bé, bình dị ấy chưa kịp thực hiện, bà đã phải bỏ lại tất cả. Trong một lần đi kiểm tra sức khỏe, bà được chẩn đoán mắc căn bệnh ung thư giai đoạn cuối không thể chữa trị. Căn bệnh này chắc hẳn đã có từ lâu, nó len lỏi vào trong những cơn tiểu rắt cùng sự đau đớn, thế nhưng bà nào quan tâm tới những điều ấy. Sự bận bịu với công việc đã khiến bà chẳng màng đến bản thân mình nữa. Đối mặt với cái chết sắp đến của bà, các thành viên trong gia đình mới dần nhận ra giá trị cùng sự vô tâm, bạc bẽo của mình, để rồi trong họ dâng lên nỗi xót xa, ân hận vô cùng. Người chồng tuy là một bác sĩ những giờ đây cũng chỉ biết đứng nhìn vợ mình ngày ngày bị cơn đau giày xé. Mặc dù biết người vợ mình sẽ không qua khỏi nhưng trong ông vẫn nhen nhóm những tia hy vọng. Người con gái vốn mải mê chạy theo công việc và tình yêu, nay đã gác lại tất cả để phụ giúp mẹ việc nhà. Người con trai giờ đây luôn tha thiết cầu xin thời gian trôi chậm lại để mẹ nhận được tờ giấy báo đại học mà bà hằng ao ước. Ngay cả người em trai ngày ngày chỉ biết rượu chè giờ đây cũng đã thay đổi, tu chí làm ăn. Và cũng chính vào những ngày cuối đời, bà cũng được cùng gia đình quây quần, hạnh phúc trong ngôi nhà mới. Bà ra đi trong vòng tay yêu thương của cả gia đình, trong nụ cười mãn nguyện. Cuộc chia tay của họ hiện lên thật xót xa, buồn bã nhưng cũng đẹp nhất thế gian. Chắc hẳn, ai đọc cuốn sách cũng cảm thấy ngỡ ngàng, giật mình vì bản thân bấy lâu nay “nhận” tình yêu thương, sự chăm sóc của mẹ như một lẽ thường tình mà chẳng hề để tâm. Và chỉ khi rời xa me, ta mới nhận ra, những điều ấy thật đáng trân quý biết nhường nào. Thật sự cảm ơn tác giả Noh Hee Kyung đã đem đến cho độc giả cuốn tiểu thuyết vô cùng ý nghĩa và đầy sự xúc động. “Lời chia tay đẹp nhất thế gian” cũng chính là lời tri ân cuối cùng mà tác giả gửi đến người mẹ quá cố của mình và đã trở thành cuốn sách biểu tượng về tình cảm gia đình, kiệt tác lay động trái tim của biết bao thế hệ người Hàn Quốc trong suốt 22 năm qua.

3 tháng 4 2021

Em cần đoạn văn hay bài văn?

Tham khảo đoạn văn nha em:

Với bài thơ Ngắm trăng, Hồ Chí Minh đã thể hiện tình yêu say đắm với ánh trăng trong đêm vắng dù Người đang trong hoàn cảnh lao tù tăm tối, cực khổ Từ bao đời nay, trăng đến với nhà thơ như một người bạn tâm giao, cùng sẻ chia bao nỗi niềm khó nói của thi nhân. Bài thơ mở ra với không gian chật hẹp, tù túng là nhà tù – nơi giam cầm những chiến sĩ cách mạng yêu nước. Bằng biện pháp liệt kê, Người đã khắc họa cuộc sống thiếu thốn nơi đây: không rượu, không hoa. Hoa là biểu tượng của cái đẹp, rượu là chất men say ru hồn ta trong đêm khuya yên tĩnh. Thiếu sự góp mặt của cái đẹp kiêu sa, trang trọng ấy trong buổi ngắm trăng quả là một sự thiếu hụt lớn. Nhưng với Bác, được tận hưởng vẻ đẹp của trăng  đêm nay cũng đã là một điều quý giá. Câu thơ cho thấy tinh thần lạc quan, dù đang đối mặt với hiểm nguy nhưng tâm hồn Bác vẫn say sưa với cái đẹp, hướng thân thể ra ngoài lao với ánh trắng tự do trên bầu trời cao rộng. Vượt lên sự thiếu thốn về vật chất, Bác đã thưởng ngoạn ánh trăng bằng một phong thái ung dung đón nhận và sự lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trăng và Người ở tư thế đối diện: người ngắm trăng, trăng “nhòm” khe cửa, tuy hai mà một. Ánh trăng phải “nhòm” qua song sắt chật hẹp để ngắm được rõ nét hơn khuôn mặt thi sĩ, để đồng cảm, sẻ chia với hoàn cảnh khó khăn hiện tại của người chiến sĩ. Người đã vượt lên trên bao gông cùm, xiềng xích, dây trói để hòa mình vào thiên nhiên. Trăng không còn là vật vô trí mà như hóa thân, có tâm hồn và tình yêu như con người.Bác hướng đến ánh trăng cũng là hướng đến ánh sáng của tự do, của lí tưởng cộng sản. Bài thơ không chỉ thể hiện tình yêu, lòng say đắm thiên nhiên mà còn thể hiện một tinh thần “thép” trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ. Như vậy, song sắt và xiềng xích nhà tù chỉ có thể giam cầm thân thể chứ không thể ngăn cấm được tâm hồn và lí tưởng cộng sản bừng cháy trong con người ấy.

3 tháng 4 2021

Em cần bài văn cảm nhận chị à

14 tháng 5 2019

hững lúc như vậy hẳn ai cũng cần một động lực để đứng lên và tôi cũng vậy. Tôi đã từng tìm cho mình những cuốn sách về cuộc sống nhằm khắc phục những hạn chế và đưa ra cho mình những bài học kinh nghiệm, cho đến khi tôi tìm thấy cuốn sách ”Hạt giống tâm hồn’’. Cuốn sách đã làm không ít người thức tỉnh về bài học cuộc sống, đem lại sự đồng cảm cho nhiều người.

“Hạt giống tâm hồn” một cuốn sách nổi tiếng về các câu chuyện nghệ thuật sống và giá trị đạo đức được công ty First News Trí Việt góp nhặt, sưu tầm. Bộ sách là nguồn cảm hứng và sự thúc đẩy con người vươn lên trong mọi nghịch cảnh, chiến thắng chính mình và sống xứng đáng với phẩm chất của mình.

Cuốn “Hạt giống tâm hồn” có một câu nói của Oprah Winfey rằng: “Cuộc sống luôn chứa đựng những nổi đau mà ta không thể nào đoán trước được. Thế nhưng hãy tin rằng mọi chuyện buồn điều lướt qua chúng ta rất nhanh như một đoạn phim ngắn”. Cuốn sách đem lại nhiều cảm xúc cho người đọc, mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng về cuốn sách. Riêng tôi, sự kiên cường ý chí vươn lên chống lại chông gai của từng nhân vật trong cuốn sách là cảm nhận tôi từ họ.

“Hạt giống tâm hồn” là cuốn sách viết lên những bài học quý giá dành tặng những người đang phải đối đầu với những thử thách mà cuộc sống đem lại, là người bạn tâm sự sát cánh bên ta khi nỗi buồn ập đến, cũng là cuốn sách lấy đi những giọt nước mắt đầy cảm xúc trong trái tim người đọc.

Tôi dường như đã hiểu thêm về cuộc sống này. Có những người bất hạnh và đau khổ hơn ta, nhưng vì họ tin và họ đang thấy những điều kì diệu và tiếp tục cố gắng. Cuốn sách như một trang mở đầu trong tôi, biến tôi từ con số không và biết đứng lên dần mỗi khi vấp ngã.Đắc tâm nhất ngoài cảm nhận về cuộc sống, tôi đã biết thêm cho mình những bài học quý báu. 

Trước đó tôi đã đặt ra hàng trăm lý do, hàng trăm câu hỏi làm sao để dẫn đến thành công và làm thế nào để chọn được con đường tương lai tốt . Hầu hết những lý do đó không có câu trả lời và không có cách giải quyết. Nhưng đến giờ, tôi đã tìm thấy câu trả lời trong “Hạt giống tâm hồn” chỉ bằng hai chữ nỗ lực.

“Hạt giống tâm hồn” như một phép màu kì diệu mách chúng ta khi gặp phải thử thách, những khó khăn tưởng chừng như không vượt qua nhưng chỉ cần có ý chí và niềm tin bạn sẽ vượt qua những khó khăn đó và chạm đến đích thành công.

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu chúng ta mang một sức mạnh ý chí, gạt đi những giọt nước mắt đau khổ để đứng dậy, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn đó thì ta sẽ nhận ra: Đằng sau những giọt nước mắt đó vẫn còn một niềm vui và hạnh phúc và trái lại nếu dễ dàng vứt kiếm buông xuôi thì ta chỉ nhận được thất bại song song với những nỗi buồn ám mãi không buông.

Có những lúc tôi thất bại và muốn lùi lại nhưng rồi tôi đã cố gắng bước lên vì “Hạt giống tâm hồn” mang cho tôi sức mạnh vi diệu ấy. “Hạt giống tâm hồn” cuốn sách mang lại niềm tin cho mọi người và đem lại phần nào thành công cho ta, giúp ta thấy được giá trị của cuộc sống. Cảm ơn “Hạt giống tâm hồn” cuốn sách giúp tôi nhận thức đúng về giá trị bản thân và làm nguồn động lực khi tôi vấp ngã, thất bại trong cuộc sống.

21 tháng 5 2021

Bạn tham khảo nhé 

Cây chuối non đi giày xanh - Tác giả Nguyễn Nhật Ánh.
Tôi đã từng nghe nói ở đâu rằng “sách là thế giới”. Quả thật đúng như vậy, sách là thế giới thu nhỏ, cho phép ta trải nghiệm, cảm nhận rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Qua những câu chuyện đầy xúc động mỗi người lại tự rút ra những bài học cho riêng mình. Đối với tôi cuốn sách gối đầu giường, cuốn sách tôi yêu thích nhất chính là “Cây chuối non đi giày xanh” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

Câu chuyện được bắt đầu thật tự nhiên hợp lý. Nhân vật Đăng cũng là nhân vật chính trong tác phẩm nhận được lời đề nghị của người bạn: “Mày viết cho tao một bài về những kỉ niệm lúc mày còn ở đây… Mày viết thật thơ mộng vào. Như viết tiểu thuyết càng tốt”. Nhận lời đề nghị của người bạn, Đăng đã bắt tay vào viết, đó cũng là lúc biết bao kỉ niệm xưa cũ, trong trẻo, hồn nhiên của tuổi thơ ùa về: tình bạn, tình yêu, tình cảm thầy trò. Những kỉ niệm ấy thật đẹp đẽ, mơ mộng và đáng trân trọng biết bao. Trong cuốn truyện điều tôi ấn tượng nhất là hành trình tuổi thơ cũng là hành trình phát triển từ tình bạn thành tình yêu của Đăng và nhỏ Thắm. Những đứa trẻ con ngây thơ, hồn nhiên bên nhau trong suốt thuở thiếu thời: bị chết đuối hụt, chúng cùng đi học bơi, bảo vệ nhau trước những kẻ xấu, cùng nhau đi học, cùng nhau cười đùa,… và chúng ngượng ngùng, xấu hổ khi nghe thấy những lời chòng ghẹo, trêu đùa từ người khác. Nhưng trên hết đó là sự quan tâm, giúp đỡ nhau chân thành, tha thiết. Tôi đã vô cùng ngỡ ngàng, ngạc nhiên với hành động hồn nhiên mà cũng đầy chân thành của chú tiểu Khôi, Phan… khi Thắm buộc phải lấy người mà bố mẹ mai mối. Đó còn là sự yêu thương vô bờ của mẹ Thắm dành cho đứa con của mình. Chẳng phải ai khác mà chính là bà đã dán tờ giấy ấy trước nhà với nội dung phản đối hôn nhân lạc hậu. Bà mẹ ấy thật bao dung và vĩ đại biết bao. Bà biết rằng nếu bị phát hiện chắc chắn nhỏ Thắm sẽ bị ăn đòn, bởi vậy bà tình nguyện làm việc đó để đỡ đòn roi thay cho con.
Tác phẩm còn thể hiện tình người, tình làng nghĩa xóm đầm ấm, thân thiết. Ông hớt tóc chẳng khác nào ông Ba Bị mà bố mẹ vẫn dọa mỗi lần tôi hư. Ông hay chòng ghẹo những đứa bé trong làng, miệng ông nhai trầu đỏ lòm làm tất cả những đứa trẻ trong làng phải khiếp sợ. Nhưng khi thấy Đăng và Thắm bị ngã nước, sắp chết đuối ông đã vội vàng xuống cứu. Ẩn sau con người gàn dở ấy là cả một tấm lòng nhân hậu và lương thiện biết bao. Và còn rất nhiều câu chuyện nhỏ nhặt, vô cùng đời thường trong truyện khiến người ta đọc một lần rồi chẳng thể nào quên được. Có lẽ khi đọc cuốn sách này những đứa trẻ nông thôn sẽ như được sống lại những kí ức ngây thơ, hồn nhiên của mình. Chỉ là những câu chuyện vặt, câu chuyện nhỏ nhưng đầy chất nhân văn và thấm đẫm tình người. Truyện được viết bằng giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, thấm đẫm chất trữ tình. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, đậm chất Nam Bộ khiến người đọc cảm nhận được thân thương, gần gũi. Không chỉ vậy, Nguyễn Nhật Ánh còn tạo dựng tình huống đặc sắc, những chi tiết bất ngờ làm câu chuyện trở nên hấp dẫn, lí thú hơn.

Gấp cuốn sách lại, những gì đọng lại trong lòng mỗi người không chỉ là giọng văn đằm thắm, chân thành mà còn bởi tình người sâu sắc, cảm động, bởi những suy nghĩ hồn nhiên, ngây thơ nhưng hết sức chân thành. Qua tác phẩm, không chỉ tôi mà rất nhiều bạn khác sẽ rút ra cho mình bài học riêng cho mình: bài học về tình bạn, tình cảm hàng xóm, về tình cảm gia đình,…

1 tháng 2 2016

Thiên nhiên là đề tài mà hầu như nhà thơ nào cũng nói đến đặc biệt là Hồ Chí Minh. Bác chẳng bao giờ nhận mình là nhà thơ cả thế nhưng trong quá trình hoạt động cách mạng Người lại dùng chính văn chương thơ ca của mình để phục vụ cách mạng. Thiên nhiên trong thơ Bác rất phong phú và đa dạn, không những thế nó còn thể hiện được những niềm tin, những quan điểm sống và tâm hồn thi sĩ của Hồ Chí Minh. Những thiên nhiên ấy được thể hiện rõ nhất trong tập thơ Nhật Kí Trong tù.

Thiên nhiên trong nhật kí trong tù là một thiên nhiên đẹp, hùng vĩ và thơ mộng:

“Núi ấp ôm mây mây ấp núi 
Lòng sông gương sáng bụi không mờ. ”

Thiên nhiên hiện lên với núi với mây, thiên nhiên ấy thật hữu tình biết mấy. Hình ảnh ấy cũng khiến cho ta thấy được những áng mây đang bao phủ như ôm lấy cái từng dãy núi trùng trùng điệp điệp kia. Dưới lại là một dòng sông hiền hòa mềm mại mang cái sáng như gương không chút bụi mờ. Cái sáng ấy nó giống như tâm hồn sáng ngời của Bác vậy. Dù mới ra tù và chân đi còn không vững, Bác vẫn đặt cho mình một niềm tin để vượt lên những đỉnh núi cao kia.

Hay là sự hùng vĩ của thiên nhiên cũng được thể hiện trong bài thơ Giai đi sớm:

“Gà gáy một lần đêm chửa tan, 
Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn”

Chòm sao kia nâng ánh trăng cao lên như thể hiện được cái rộng lớn bao la của vũ trụ.

Không những thế thiên nhiên của ban ngày cũng đẹp chẳng khác nào ban đêm. Đó là khoảnh khắc thiên nhiên cảnh vật đang bắt đầu một sự sống. Trong cảnh áp giải đi trên con đường xa mịt mờ mà Bác vẫn bắt được cảnh tượng đẹp ấy. Đó là sự khai sinh, là khởi nguồn cho một sự sống, một ngày mới:

“Phương đông màu trắng chuyển sang hồng, 
Bóng tối đến tàn, quét sạch không”

Trên bầu trời đã in hình những sắc màu hồng nơi phía Đông. Đó là sự báo hiệu của mặt trời sắp nhô lên soi sáng mang đến sự sống cho tất cả vạn vật nơi trái đất hiền hòa này.

Không chỉ là những bình minh ánh hồng mặt trời sắp mọc mà thiên nhiên trong thơ Bác còn đẹp khi về đêm. Mà cảnh chiều tối hiện lên vô cùng trữ tình với cánh chim ngàn mây nổi ở miền sơn cước:

“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng”

Đó là thiên nhiên của vùng sơn cước với sự cô đơn nhỏ bé lạc lõng thế nhưng không hề chết chóc mà luôn hướng về sự sống.

Đặc biệt thiên nhiên còn đẹp bởi ánh trăng, trăng như là một người bạn tri kỉ của bác vậy. Thơ Bác lúc nào cũng đầy trăng:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ 
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. ”

Hay

“Chẳng được tự do mà hưởng nguyệt 
Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu. ”

Những ánh trăng ấy đã trở thành người bạn tri kỉ cả về thơ lẫn cuộc sống của nhà thơ. Trăng sáng soi Bác, tâm hồn Bác cũng như được an ủi rất nhiều.

Đó là những thiên nhiên mang đến niềm tin, lạc quan, yêu cuộc sống của người chiến sĩ cách mạng. Thế nhưng thiên nhiên là tri kỉ thật đấy nhưng có đôi khi nó lại trở thành những khó khăn mà người chiến sĩ phải trải qua:

“Người đi cất bước trên đường thẳm 
Rát mặt, đêm thu, trận gió hàn. ”

Thiên nhiên còn là những hình ảnh thử thách đầy gian lao:

“Đi đường mới biết gian lao 
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng. ”

Dù thế nhưng những núi non trập trùng cao ngất kia không thể nào cao bằng ý chí con người Bác được. Chính vì thế mà người vẫn đi được lên đỉnh núi mà để “Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”. Con người vĩ đại ấy không bao giờ chịu lùi bước.

Như vậy qua đây ta thấy được thiên nhiên trong thơ Bác thật vô cùng phong phú. Từ những vẻ đẹp của dãy núi cao ngất trời đến những bình minh màu hồng nhạt rồi lại là những áng chiều trôi thơ mộng trữ tình. Mỗi nét thơ là mỗi một ý nghĩa tượng trưng cho ý chí kiên cường của người chiến sĩ cách mạng.

1 tháng 2 2016

Tập thơ Nhật kí trong tù được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác khi Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm trong nhà tù Trung Quốc vào .những năm 1942, 1943. Người viết tập thơ này dường như không có ý làm nghệ thuật, lưu danh hậu thế mà chỉ cốt để ngâm ngợi cho khuây khỏa những tháng ngày "mất tự do". Tuy vậy, Nhật kí trong tù đã trở thành một tác phẩm lớn có giá trị về nhiều mặt trong lịch sử văn học Việt Nam cận, hiện đại. Nó có sức hấp dẫn lâu bền với nhiều thế hệ bạn đọc ở cả trong nước lẫn ngoài nước.

Mấy chục năm qua, kể từ khi tập thơ được công bố, nhiều người đã viết về tập thơ này. Họ nhấn mạnh đến giá trị phản ánh hiện thực, sức mạnh tô" cáo của Nhật kí trong tù đối với chế độ nhà tù Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch. Tuy vậy, điều quan trọng nhất cần phải thấy: trước sau đây vẫn là một tập nhật kí bằng thơ, một tập nhật kí "hướng nội", tác giả chủ yếu viết cho mình. Do đó, sức hấp dẫn của tập thơ chính là hình tượng của nhân vật trữ tình – tác giả Hồ Chí Minh, một chiến sĩ  thi sĩ. Vì vậy, hoàn toàn có lí, khi sách giáo khoa Văn 12 đã khẳng định:’

"Có thể xem Nhật kí trong tà như một bức chân dung tự họa con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh".

Đọc tác phẩm Nhật kí trong tù, chúng ta bắt gặp con người Hồ Chí Minh với tất cả vẻ đẹp, phong phú, sâu sắc trong tâm hồn, trong tính cách, trong cách nhìn, cách nghĩ suy về cuộc đời và con người. Nhật kí trong tù đúng là một "bức chân dung tự họa" bằng thơ về con người tinh thần của người sáng tạo ra nó.

Qua hơn một trăm bài thơ, ta có thể nhận thấy nỗi khắc khoải nóng lòng, sốt ruột ngóng trông tự do của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đọc còn nhớ, mùa thu 1942, với tư cách là đại biểu cho phong trào cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh có trọng trách tìm sang Trung Hoa để bàn cách phôi hợp hành động chông bọn đế quốc, phát xít. Nhưng vô cớ, Người bị bọn mật vụ Quốc dân đảng bắt giữ và sau đó, bị giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác, không được xét xử. Người cũng hoàn toàn không được biết đến bao giờ mình mới được trả tự do. Hồ Chí Minh đau khổ vô hạn và thấm thìa sâu sắc nỗi "mất tự do". Nỗi đau khổ này được tác giả bộc lộ trong khá nhiều bài thơ. Chẳng hạn như trong một lần chuyển đổi nhà lao có bọn "cảnh binh khiêng lợn cùng đi", Bác đã viết những câu thơ đầy cay đắng, biểu lộ một qui luật trong cuộc sống, mà qui luật này Người đã rút ra một cách thấm thìa ngay trong cuộc sống đau khổ của chính mình:

Trên đời ngàn vạn điều Gay đấng
Cay đắng chi bằng mất tự do?

Hay, trong một bài thơ khác, bài Bị hạn chế Hồ Chí Minh cũng khẳng định Đau khổ chi bằng mất tự do.

Nỗi sốt ruột, khắc khoải chờ mong kéo dài theo ngày tháng đã chuyển thành sự giận dữ, phẫn nộ. Người đã đặt cho bài thơ một nhan đề hết sức độc đáo là chỉ có một dấu hỏi chấm (?).

Quăng Tây đi khắp lòng oan ức

Giải đến bao giờ, giải tới đâu?

Bên cạnh con người nóng lòng, sốt ruột, đau khổ vô hạn vì mất tự do, người đọc còn bắt gặp trong Nhật kí trong tù một con người hoàn toàn tự chủ về mặt tinh thần, luôn bình thản ung dung, tự tại, tâm hồn như bay lượn trên bầu trời tự do, không sức mạnh của nhà tù nào giam hãm được. Như vậy, có thể nói chúng có thể giam cầm được thể xác Bác, nhưng không khi nào chúng có thể giam cầm được tinh thần Bác, Điều này đã được chính tác giả thể hiện qua hai câu thơ mở đầu, được xem như lời đề từ của tập Nhật kí trong tù:

Thân thể tại ngục trung

Tinh thần tại ngục ngoại.

Có nghĩa là :

Thân thể ở trong lao

Tinh thần ở ngoài lao.

Và, không ít lần, Hồ Chí Minh thấy mình là "khách tự do", thanh thản, ung dung, tự tại như là một khách tiên. Điều này được thể hiện qua khá nhiều bài thơ như Đi Nam Ninh, Giải đi sớm, Vào nhà lao huyện Tĩnh Tây, và có lẽ tiêu biểu phải kẽ đên bài Ngắm trăng sau đây:

Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Trong bài thơ này hoàn toàn không thấy tác giả nói đên nỗi đau khổ, bồn chồn vì bị mất tự do, mà chỉ thấy hình tượng một thi sĩ hết sức nhạy cảm và tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

Thực ra, trong chốn lao tù, ắt hẳn người thi sĩ đâu cố được thưởng trăng một cách thoải mái. Có lẽ, song cửa nhà lao chỉ đu cho lọt qua một chút ánh trăng thấp thoáng mà thôi. Song, cho dù chỉ như thế, nhưng với sức tưởng tượng phong phú, với tâm hồn yêu mến thiên nhiên, Hồ Chí Minh cũng cảm thấy dạt dào thi hứng, cũng cảm thấy bồi hồi xao xuyến trước cảnh đẹp của đêm trăng. Câu thơ thứ hai nguyên văn chữ Hán là:

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

Có nghĩa:   

Trước cảnh đẹp đèm nay biết thế nào?

Câu thơ dường như có một chút bối rối. Cái bối rối rất thi sĩ… Tiếc rằng câu thơ dịch "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ đã làm mất "cái bối rối" rất thi sĩ . Người xưa thưởng trăng thường hay có rượu và hoa. Ở trong tù, Hồ Chí Minh làm sao có được những thứ này? Cho dù thế, thi hứng của nhà thơ vẫn dạt dào:

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Thi nhân và ánh trăng tựa hồ như đôi bạn tri âm, tri kỉ, có sự giao hòa tuyệt diệu. Ánh trăng vô tri vô giác qua tâm hồn của người tù thi sĩ trở thành một nhân vật đáng yêu, có tâm trạng, có linh hồn. Trên đây là những câu thơ đặc biệt ý vị. Ý vị không phải chỉ xuất phát từ kĩ thuật làm thơ mà điều quan trọng nhất vần là tâm hồn, là xúc cảm của người tù thi sĩ Hồ Chí Minh…

Đúng là đọc Nhật kí trong tùy chúng ta được chứng kiến nhiều cuộc vượt ngục bằng tinh thần của người tù Hồ Chì Minh. Khi thì Người thả hồn theo một áng mây trôi, một cánh chim chiều, một vầng trăng non, lúc thì Người dối theo một vầng dương buổi sớm, một cảnh làng xóm ven sông, hay cảnh buổi tối khi cô thôn nữ vừa xay xong ngô tối thì lò than đã ửng hồng. Đặc biệt, tâm hồn của Hồ Chí Minh luôn hướng về Tổ quốc, về đồng chí, đồng bào; ngay trong giấc ngủ, Người cũng luôn mơ về đất nước thân yêu. Có những đêm, Bác trằn trọc mãi không sao ngủ dược, đến "Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt – Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh".

Ngoài ra, trong "bức chân dung tự họa" của Hồ Chí Minh ta còn bắt gặp một trí tuệ lớn, một tầm tư tưởng lớn. Trí tuệ lớn trước hết thường được thể hiện qua cái nhìn đối với hiện thực. Hơn ai hết, Bác thấy rõ những bất công vô lí trong nhà tù Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch. Nhà tù này chính là nước Trung Hoa rộng lớn khi đó thu nhỏ. Bên cạnh đó, từ những sự việc nhỏ nhoi, tầm thường hằng ngày, với trí tuệ mẫn tiệp, Hồ Chí Minh rút ra được những khái quát, tìm rạ qui luật của cuộc sống thông qua sự từng trải, sự chiêm nghiệm của chính bản thân mình. Vì vậy, một số câu thơ, bài thơ của Người có ý vị triết lí thâm trầm sâu sắc. Chẳng hạn, từ việc "Học đánh cờ", Người rút ra tầm quan trọng của thời cơ đối với sự thành bại trong hoạt động của con người:

Lạc nước hai xe đành bỏ phí,
Gặp thời một tốt cũng thành công.

Hay, nhà thơ khẳng định bản chất lương thiện của con người và sự ảnh hưởng của hoàn cảnh giáo dục:

Ngủ thì ai cũng như lương thiện

Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền.

Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên.

Đồng thời, Hồ Chí Minh cung có những chiêm nghiệm đúng đắn về "Đường đời hiểm trở", về sự phức tạp khó khăn trong cuộc sống xã hội:

Núi cao gặp hổ mà vô sự
Đường phẳng gặp người bị tống lao

Tuy nhiên, những nhận xét khái quát về cuộc đời, về con người của Hồ Chí Minh không bao giờ có ý vị yếm thế hay hư vô mà Người luôn hướng con người tới những hành động thiết thực để cải tạo con người, cải tạo hoàn cảnh. Điều đó chứng tỏ lòng tin vững chắc của nhà thơ vào bản chất lương thiện, tốt đẹp của con người. Khi Bác khẳng định "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn – Phần nhiều do giáo dục mà nên" tức là Người dặt ra vấn đề giáo dục và tin tưởng ở kết quả xây dựng lực lượng cách mạng về sau. Những ai đã được sống gần Hồ Chí Minh đều nhận thấy sức mạnh cảm hóa của Bác. Niềm tin vào con người là hạt nhân quan trọng tạo nên niềm tin vào sự nghiệp cách mạng ở Hồ Chí Minh. Qua bài Đi đường, Bác thể hiện khá tập trung ý tưởng chinh phục khó khăn, hướng tới cuộc sông, hướng tới tương lai:

Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao chập chùng.
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

Ngay trong cảnh gian khổ, khó khăn, Người vẫn nhìn thấy ánh sáng của tương lai tươi sáng!

Trong ngục giờ đây còn tối mịt Ánh hồng trước mặt đã bừng soi. Hồ Chí Minh luôn có cái nhìn biện chứng về sự vận động của đời sống của tự nhiên. Bởi vậy, thơ Người viết trong tù vẫn khiến cho người đọc thêm niềm tin vào cuộc sống, vào con người. Có đêm, gà vừa gáy lần đầu tiên, trời tối, gió rét, Hồ Chí Minh đã phải chuyển lao. Nhưng bỗng chốc được con mắt của người tù thi sĩ, cảnh vật liền biến đổi, ánh sáng bình minh ấm áp rực rỡ xua tan bóng tôi, người tù bỗng trở thành thi nhân nồng nàn thi hứng… như trong bài thơ Giải đi sớm. Đây là bài thơ quen thuộc với nhiều người.

Dẫu sao, vẫn sề là một thiếu sót rất lớn, nếu như viết về "bức chân dung tự họa" nói trên, ta không đề cập tới lòng nhân ái bao la, sâu sắc của Bác Hồ.

Trong bài Bác ơi! Tố Hữu đã viết được những câu thơ rất hay, rất đúng về con người Chủ tịch Hồ Chí Minh:

Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người!

Trước hết, trái tim ấy dành cho những người lao khổ dù họ là người Trung Quốc hay người Việt Nam.

Nhà thơ dễ dàng quên những đau đớn khổ sở mà mình phải chịu, nhanh chổng đồng cảm sâu sắc và phát hiện ra những bất hạnh, đau khổ của những người xung quanh để thông cảm, chia sẻ với họ. Bác thương cảm Vợ người bạn tù đến thăm chồng, đối với Cháu bé trong nhà lao Tân Dương, hay đôi với Một người tù cờ bạc vừa chết… Chỉ cần nghe "Người bạn tù thổi sáo", Bác chẳng những thấu hiểu nỗi lòng nhớ quê của anh ta, mà còn hình dung thấy ở chôn chân trời xa xôi kia có một phụ nữ bước lên một tầng lầu nữa để ngóng trông chồng:

Bỗng nghe trong ngục sáo vỉ vu
Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu.
Muôn dải quan hà khôn xiết nỗi,
Lên lầu ai đó ngóng trông nhau.

Trong tù, Bác gọi những người cùng bị giam là "nạn hữu” (bạn tù) và Người cùng chia sẻ với họ những nỗi niềm sâu kín hay cùng đùa vui trong cảnh ghẻ lở khổ sở:

Mặc gấm bạn tủ đều khách quý
Gảy đàn trong ngục thảy tri âm.

Nhìn bao quát, tình yêu thương của Hồ Chí Minh mang tầm nhân loại rộng lớn. Điểu này tạo nên giá trị đặc biệt của tập thơ.

Ở con người tác giả, rõ ràng có sự thống nhất giữa các mặt đối lập. Bên cạnh sự nhạy cảm tinh tế, người đọc có thể nhận thấy ý chí sắt son, nghị lực phi thường, lớn lao, bền bí. Chất "tình" và chất "thép" được kết hợp một cách tự nhiên, hài hòa trong tập Nhật kí trong tù. Đúng như cách đây mấy chục năm nhà thơ Hoàng Trung Thông đồ nhận xét về thơ Hồ Chí Minh: "Vần thơ của Bác vần thơ thép". "Thép" chính là tinh thần chiện đấu kiên cường, bất khuất. Nhưng điều đáng quý là chất ”thép" ấy được toát ra một cách tự nhiên, bình ,dị trong tư thế ung dung, tự tại của một con người làm chủ mọi tình huống. Có lần chuyển lao, Bác bị bọn lính xích chân vào thuyền, nhưng Người vẫn phát hiện cuộc sống đông đúc vui tươi của làng xóm bên sông, của những thuyền câu nhẹ lướt. Có lần, sau suốt một ngày đi xa vất vả, chiều xuống, Bác tới một xóm núi, gây ấn tượng đối với Người không phải là nỗi gian truân đã qua hoặc sắp tới mà lại chính là cảnh "Cô em xóm núi xay ngô tối, Xay hết lò than đã rực hồng… Chất "thép" thể hiện đặc biệt rõ ở sự kiên định vững vàng, sẵn sàng chiến thắng mọi gian lao thử thách khắc nghiệt. Đối với Bác, mọi gian lao đều được coi như là những sự thử thách để rèn giũa con người thèm vững vàng kiên định. "Nghe tiếng giã gạo", Hồ Chí Minh làm thơ như để tự khuyên mình:

Gạo đem vào giã bao đau đớn,
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông.
Sống ở trên đời người cũng vậy,
Gian lao rèn luyện mới thành công.

Ý thơ này, Người vẫn hằng tâm niệm. Bởi vậy, ngay ở lời đề từ của tập thơ Bác đã khẳng định "Muôn nên sự nghiệp lớn – Tinh thần càng phải cao”. Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh đến sự rèn luyện tu dưỡng của con người và Bác là một tấm gương sáng về tu dưỡng và rèn luyện.

Nhật kí trong tù là một tập thơ có giá trị về nhiều phương diện. Sức hấp dẫn của tập thơ này trước hết đúng là sức hấp dẫn trong bức "chân dung tự họa con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh". Hay nói cách khác, sức hấp dẫn của tập thơ chính là sức hấp dẫn của "chất người cộng sản Hồ Chí Minh” (Xuân Diệu)… Là những cách nói khác nhau, nhưng tất cả đều nhằm khẳng định tác giả của Nhật kí trong tù là một nhân vật kiệt xuất, "đại trí", "đại nhân" và ‘đại dũng". Tập thơ thể hiện sinh động nhân vật kiệt xuất này.

21 tháng 5 2021

Bạn tham khảo nhé:

Chúng ta phải biết sống lạc quan, đừng bao giờ cảm thấy bản thân mình bất hạnh, ông trời sinh ra ta, có một cơ thể hoàn hảo, có một gia đình hạnh phúc, để chúng ta gặp nhau, thế là quá đủ rồi. Chúng ta phải vui lên, sống thay cho những đứa trẻ không được thấy mặt trời, sống thay cho những ai thực sự bất hạnh, phải vui lên, đừng buồn vì bất cứ thứ gì.

Người ta thường nói: "Ông trời không cho ai tất cả, cũng không lấy đi của ai tất cả hết”. Nhưng tôi đôi khi cảm thấy bất lực khi có cảm giác ông trời đang muốn nhấn chìm tôi giữa dòng người bất tận. Sự bất lực khi bản thân quá yếu kém, đó là bất lực khi tôi không có ý chí phấn đấu. bất lực khi tôi cảm thấy bản thân quá bế tắc. Trong cuộc sống, tôi vẫn may mắn hơn so với rất nhiều người, có những cô bé, cậu bé phải trải qua cả nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần, không có điều kiện để đến trường, phải đấu tranh với định kiến xã hội, với sự xa lánh của bạn bè, nỗi bất lực của bản thân khi có những khiếm khuyết trên cơ thể. Tôi hiểu được điều ấy từ một câu chuyện, câu chuyện quen thuộc nơi giảng đường, câu chuyện về cậu bé viết bằng chân qua cuốn sách “Tôi đi học” của thầy giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký.

Tôi đi học

Cuốn sách: " Tôi đi học" của Nguyễn Ngọc Ký

“Tôi đi học” là những trang nhật ký đầy nỗ lực của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, là lời khẳng định, không gì là không thể, chỉ cần ta có quyết tâm, có ý chí, biết đấu tranh và một con mắt nhìn đời lạc quan.

Tôi hỏi bạn, nếu một ngày, bạn bị đau tay, làm gì cũng bất tiện, bạn có cảm thấy bực bội không? Thế nhưng, có một Nguyễn Ngọc Ký sau một lần ốm đã phải mang “đôi tay nặng trịch, không còn đủ sức nhấc nó lên nữa”. Nếu một ngày, bạn bị những người xung quanh nhìn bằng con mắt dò xét, bạn có khó chịu không? Thế nhưng có một Nguyễn Ngọc Ký đã phải nghe những lời trêu đùa của lớp bạn: “Ký què!” rồi những lần bị bạn bè cười vào mặt. Bạn thường mơ về một tương lai đẹp đẽ ra sao? Nhưng có một Nguyễn Ngọc Ký chỉ ước “đôi tay được trở lại bình thường, dù chỉ đôi phút…”

“Tôi đi học” là cuốn sách 39 chương nhật ký mà thầy giáo ưu tú kể lại về tuổi thơ bất hạnh nhưng cố gắng vươn lên đến chiếc ghế đại học để truyền động lực cho bạn đọc. Hầu hết mọi người chỉ biết đến câu chuyện về cậu bé viết bằng chân, chứ ít ai biết đến những ngày tháng mà Nguyễn Ngọc Ký phải sống buồn tủi, phải nhờ đến những người xung quanh giúp đỡ, những cố gắng của một đứa trẻ để được bằng bạn bằng bè. Ít ai biết rằng, Nguyễn Ngọc Ký viết rất hay vẽ đều rất đẹp, học không chỉ đều mà còn giỏi… Đó là kết quả của sự đấu tranh bằng tinh thần, nghị lực, bằng khát khao và hy vọng.

Năm lên bốn tuổi Nguyễn Ngọc Ký bị bệnh bại liệt, hai tay không cử động được nữa. Lúc bấy h quê cậu bé Nguyễn Ngọc Ký bị giặc pháp chiếm đóng . Khi hòa bình lập lại, cậu quyết tâm đi học . Nhờ sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, sự tin tưởng của gia đình cậu dùng đôi chân của mình thay thế đôi tay và đến lớp học đều đặn. Tôi chắc chắn rằng mọi người sẽ rất xúc động khi đọc những dòng tâm sự trong câu chuyện Những ngày mon men đến lớp, những ngày tập viết, bài tập thủ công 10 điểm.. của tác giả. Đối với 1 cậu bé bình thường việc cầm bút tập viết hay dùng kéo cắt thủ công đã khó, thế mà Nguyễn Ngọc Ký dùng đôi chân của mình để tập viết và cầm kéo để cắt thủ công thực sự là điều mà mọi ng không nghĩ rằng có thể làm được. Điều ngạc nhiên hơn là Nguyễn Ngọc Ký còn dùng chân để vẽ hình trong toán học . Với đôi chân chỉ cần cặp chiếc thước kẻ 1 đường thẳng đã khó, huống hồ phải kẻ những đường ngang dọc lắt léo trong toán học đòi hỏi thật chính xác, hay dùng comba vẽ hình tròn. Bằng ý chí và nghị lực phi thường cậu đã vẽ được những hình khá chuẩn xác. Để rồi vượt lên trên tất cả những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua từ lớp vỡ lòng đến tốt nghiệp trung học. Nguyễn Ngọc Ký luôn là học sinh giỏi, được thầy yêu bạn mến.

Tôi được biết đến cuốn tự truyện nay qua 1 người bạn. Cuốn sách này đã cho tôi hiểu rõ hơn về quá trình vượt khó, vươn lên để hoàn thành chặng đường đầy chông gai ấy. Cuốn sách mỏng nhưng lại chứa đựng rất nhiều câu chuyện đầy cảm động, để ta biết rằng không chướng ngại gì có thể ngăn cản ước mơ của một con người mạnh mẽ và quyết tâm, nhất là khi họ lại có được tình thương và sự ủng hộ không ngừng của bạn bè thầy cô, gia đình và xã hội.

Mong mọi người biết trân quý sự may mắn nếu chúng ta có một thân thể lành lặn, và hãy chia sẻ, cảm thông, giúp đỡ với những người không được may mắn ấy!

Và hãy cố gắng thực hiện ước mơ của mình, bởi không gì có thể ngăn ta, chỉ cần có một quyết tâm sắt đá, ý chí kiên cường và con mắt nhìn đời một cách lạc quan. “Đủ mạnh mẽ để vượt qua khó khăn”, ” Đủ lạc quan để luôn mỉm cười và cám ơn cuộc đời”

Học tốt

21 tháng 5 2021

Đắc nhân tâm - Tác giả Dale Carnegie
Mỗi chúng ta ai ai cũng đều có những sở thích của riêng mình và bản thân tôi cũng vậy, tôi luôn đam mê đọc sách, tôi thích rất nhiều thể loại sách, những cuốn sách để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất có lẽ là cuốn Đắc Nhân Tâm của tác giả Dale Carnegie.

Cuốn sách này mang lại cho tôi rất nhiều nhiều kiến thức hay trong cuộc sống, nó dạy tôi cách làm người, cách đối nhân xử thế và dạy tôi biết cách cư xử đúng mực với mọi người xung quanh. Con người có lẽ ai cũng có những cái yêu thích của riêng mình và tôi nghĩ rằng việc đọc sách mang lại cho tôi rất nhiều những kiến thức bổ ích. Nó giúp tôi phát triển thêm tư duy, học hỏi được nhiều bài học quý báu từ cuộc sống. Sách vở đó là tài sản tinh thần của con người, chính vì vậy, mỗi tác giả đều cố gắng chắt lọc những cái cần thiết và quan trọng nhất mà mình tích lũy được để viết lên những cuốn sách để đời. Tài sản của mỗi con người là khác nhau và bản thân tôi nghĩ rằng tài sản mà tôi có được đó là việc tích lũy vốn tri thức mà ngày ngày tôi đang dần học hỏi và rèn luyện, đó là thứ tài sản quý báu, không phải dùng bằng tiền có thể mua được, tôi phải bỏ thời gian, công sức, tài sản của mình ra để học hỏi và có được nó, chính vì vậy tôi luôn trân trọng và phát huy nó mỗi ngày. Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu và thị hiếu đọc sách của người đọc cũng càng ngày càng giảm dần, chính vì thế sách vở ngày càng mất đi giá trị của nó. Công nghệ ngày càng hiện đại con người dường như quên đi nhiều thứ có giá trị của cuộc sống, họ luôn tích lũy cho mình vốn tri thức từ cuộc sống, nhưng dường như quên đi nhiều thứ, đang ra cần trân trọng và giữ gìn nó mỗi ngày. Chúng ta cần phải biết sống một cách có ý nghĩa, có như vậy khi ngoảnh lại, chúng ta mới không cảm thấy luyến tiếc vì những gì đã xảy ra với chính mình.
Đắc Nhân Tâm có lẽ là cuốn sách mà tôi thấy nó hữu ích nhất, trong những cuốn sách mà tôi đã từng đọc, nó không chỉ làm cho tôi hiểu được nghệ thuật thuyết phục con người, biết cách sống đúng đắn hơn cho cuộc sống này, mà còn cung cấp cho ta vốn tri thức lớn. Tác giả là người hiểu rộng, tài cao, chính vì thế, những câu từ mà ông viết lên cũng luôn giàu giá trị biểu tượng, con người cần phải học hỏi, trân trọng và giữ gìn những tài sản vô giá này, đó là tài sản quý báu mà chúng ta nên học hỏi, giữ gìn và phát huy được giá trị tuyệt vời của nó.Tôi thường có thói quen đọc sách mỗi ngày, và điều đó làm cho tôi cảm thấy hạnh phúc, khi tôi tiếp thu và học hỏi được nhiều bài học có giá trị cho cuộc sống, nó không chỉ giúp tôi phát triển được nhiều hơn nữa những kĩ năng, cũng như tư duy đang bị khiếm khuyết của chính mình. Một cách tư duy đúng đắn có thể giúp tôi rất nhiều điều trong cuộc sống này, chính vì thế, tôi luôn phải cố gắng rèn luyện bản thân mỗi ngày để ngày càng hoàn thiện bản thân mình nhiều hơn nữa.
Sở thích và niềm mơ ước sẽ luôn đi cạnh chúng ta, nó thúc dục ý chí và bản lĩnh của chúng ta mỗi ngày, chính vì vậy, luôn luôn học hỏi, cố gắng rèn luyện bản thân là điều rất cần thiết và nên thực hiện. Chỉ có việc học, đọc và tư duy mới giúp chúng ta hiểu được nhiều điều từ cuộc sống này, mỗi chúng ta phải ý thức được trách nhiệm cũng như giá trị của bản thân, để từ đó làm được những điều có giá trị và ý nghĩa nhất mà cuộc sống của chúng ta đang cần. Mỗi ngày chúng ta đều sống, rèn luyện và đang cố gắng để rèn luyện bản thân mình, điều đó giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc sống. Một cuốn sách hay giúp chúng ta rất nhiều điều trong cuộc sống. Nó dạy chúng ta cách làm người, dạy chúng ta lớn lên trong xã hội có nhiều điều khó khăn, cũng như mọi điều vất vả mà cuộc sống này đang đặt ra cho mỗi người. Luôn luôn rèn luyện bản thân mỗi ngày, để từ đó chúng ta hiểu được nhiều điều có giá trị từ cuộc sống này. Luôn học tập, rèn luyện và phát triển bản thân, để chúng ta có thể học hỏi và trở thành một công dân có ích cho xã hội này. Mỗi ngày phải năng học hỏi, phát triển mọi kĩ năng sống, để từ đó nâng cao được mọi kĩ năng cũng như kinh nghiệm của mình.

Chắc hẳn với mỗi chúng ta, Ai ai cũng đều có ước mơ và những thú vui của riêng mình, nhưng đối tôi niềm vui của tôi là được đọc những cuốn sách mà mình thích mỗi ngày. Đặc biệt là " Đắc Nhân Tâm" một cuốn sách hay và vô cùng bổ ích.

Đắc nhân tâm - Tác giả Dale Carnegie
Đắc nhân tâm - Tác giả Dale Carnegie 

Anh tham khảo nhá 

10 tháng 1 2019

RUT HAM CAU 

LH : CTY BÀ BÉ

7 tháng 9 2023

Tham khảo!

Nếu là trước đây thì cậu bé Phrang thấy chán ngán, nặng nề. Còn bây giờ thì những quyển ngữ pháp, thánh sử dường như trở thành người bạn cố tri, và sẽ rất đau lòng khi cậu phải giã từ.

27 tháng 11 2017

ko hay, tui mới lớp 5 mà làm như thời xưa ấy

27 tháng 11 2017

lại còn cái chắt góp 1-2 ngàn thì tui thấy sao sao ấy