K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 3 2019

Kiếp nhân sinh trọn cuộc đời
Giàu sang nghèo khổ cũng rời trần gian
Cầu mong hai chữ bình an
Đừng nên ganh ghét, gieo oan bao đồng

3 tháng 3 2019

cảnh ngày đông u buồn trong im lặng 
cơn gió đìu hiu ngơ ngẩn bay đi 
trong lòng ta tự hỏi nghĩ ngợi gì? 
khi quanh ta không một ai quen biết 
rồi một ngày mùa đông sẽ hết 
rồi mùa xuân lại trở về bên ta 
bao chim muông vui thú hát ca 
như muốn chúc mừng ngày xuân năm mới 
như muốn nói rằng ngày hè sẽ tới 
xua đi bao lạnh giá của ngày đông 
ánh mặt trời xóa tan bao giá băng 
trong lòng ta từ những ngày thơ ấu 
bao nhiêu nỗi đau mà ta chôn giấu 
giờ bay đi theo cơn gió mùa thu 
như lá vàng tơi tả dưới cơn mưa 
như hồn ta bay cùng mây cao vợi 
như bạn tâm tình chia sẽ niềm vui. 

24 tháng 12 2016

Qua quá trình lao động của nhân dân ta và trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt đã lập nên bao chiến công hiển hách, viết lên những trang sử vẻ vang.

Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta, đó là đạo lý "uống nước nhớ nguồn" và trong cuộc sống ngày hôm nay lời dạy đó càng trở nên sâu sắc.

 

Nguồn là nơi xuất phát dòng nước. Nói rộng hơn, là nguyên nhân dẫn đến, là con người: cá nhân hay tập thể đã đổ tâm huyết và công sức làm ra thành quả đó. ”Uống nước nhớ nguồn” là lời khuyên nhủ, nhắc nhở của ông cha chúng ta đối với lớp người đi sau, đối với tất cả những ai, đang và sẽ thừa hưởng thành quả được tạo nên do công lao của bao thế hệ người đi trước.

Trong vũ trụ, thiên nhiên và xã hội không có sự vật nào mà không có xuất xứ hay nguồn gốc của mình.Tương tự như thế, thành quả không phải tự nhiên có mà phải do lao động mà nên. Như để có hạt gạo mà chúng ta ăn hàng ngày là cả một quá trình lao động cực khổ của những người nông dân. Họ đã phài sáng nắng chiều mưa làm việc ở ngoài đồng, nhổ mạ cấy lúa, gặt lúa, đập lúa… để có được hạt gạo là khó thế đó. Chính vì thế mà chúng ta nên biết quí trọng, biết ơn người đã cho ta những gì ta đang có. Lòng biết ơn phải xuất phát từ tình cảm, từ ý thức ghi nhớ công ơn của những người tạo ra thành quả phục vụ cuộc sống của chúng ta,đó chính là “nhớ nguồn”, là đạo lý làm người tất yếu mà mỗi người cần có.

Hằng năm cả nước ta làm lễ “Giỗ tổ Hùng Vương” để ghi nhớ công lao của các vua Hùng đã dựng nước và giữ nước, hay hằng năm, để mừng sinh nhật Bác, cả nước đã cùng ôn lại chặng đường mà Bác đã đi qua, ca ngợi sự hy sinh của Bác để giành lại độc lập tự do cho nước nhà, đó cũng là một hình thức “nhớ nguồn” của chúng ta, thể hiện một tình cảm đẹp, một đạo lý đẹp của dân tộc ta. Lòng biết ơn giúp ta gắn bó hơn với những người đi trước, sẽ trân trọng những thành quả và công sức của tiền nhân, gần gũi hơn với tập thể…và từ đó sẽ tạo nên một xã hột đoàn kết, thân ái hơn giữa mọi người. Điều đó cho ta thấy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống vô cùng cao đẹp.

Nếu con người không có lòng biết ơn thì sẽ trở nên rất ích kỉ, không hiểu biết, thờ ơ với mọi người xung quanh và có thể sẽ trở thành con người ăn bám xã hội. Ví dụ một con người không có lòng biết ơn, không nhớ đến cội nguồn, chỉ biết hưởng thụ mà không làm, không hiểu được lao động là như thế nào về lâu dài sẽ thành kẻ ăn bám, ngồi một chỗ mà hưởng thành quả lao động.

Vậy để thể hiện lòng biết ơn ta phải làm gì? Là một người Việt Nam đặt biệt là một học sinh Việt Nam luôn nhớ đến câu “Uống nước nhớ nguồn”, ghi nhớ và biết ơn thế hệ đi trước đã cho ta có ngày hôm nay ta nên trân trọng và bảo vệ những thành quả của cha ông, phát triển thành những điều tốt đẹp hơn nữa. Cụ thể ta nên tự hào về những truyền thống và nền văn hóa ngàn năm văn hiến.

Ví dụ như loại hình “Nhã nhạc cung đình Huế” đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể, hay văn hóa cồng chiên của dân tộc Tây Nguyên, những truyền thống đẹp như “Tôn sư trọng đạo”, ”Kính trên nhường dưới” và cả “Uống nước nhớ nguồn”…..đều là những truyền thống,văn hóa lâu đời rất đáng tự hào cần được giữ gìn và phát huy của dân tộc.Ta cũng nên tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa của nhân loại dể làm giàu hơn truyền thống và văn hóa của mình,quan trọng là phải giữ được bản sắc văn hóa của quê hương.

Ví dụ cụ thể nhất là tiếp thu nền khoa học - kĩ thuật phát triển của nhân loại để làm giàu, xây dưng đất nước và giới trẻ ngày nay cần tránh ăn theo phong cách ăn mặc của các nước khác vì có những phong cách trái với bản sắc truyền thống của dân tộc.

Đất nước Việt Nam hôm nay là thành quả của tổ tiên ta suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, ta lớn lên trong bao sự tích: sự tích bánh chưng, bánh giầy, sự tích tre đằng ngà với chiến công của người anh hùng làng Gióng, sự tích trầu cau, sự tích hòn Trống Mái... Mọi thứ quanh ta: trang sách, ngòi bút, con đường đến trường, hàng cây bên đường, bài giảng của thầy có... tất cả đều ẩn chứa một sự tích, nguồn gốc đều là kết tinh từ công sức của bao người. Bản thân sự trương thành của mỗi chúng ta cũng nhờ thầy cô, cha mẹ.

Như vậy, trong cuộc sống, không có ,thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên. Chính vì thế, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam luôn có những lời thấm thía nhắc nhở ta về lòng biết ơn với người nghệ sĩ và công lao của những người đi trước:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Và:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Hoặc:

Không thầy đố mày làm nên.

Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” đã hóa thân thành nhừng lập tục đẹp đẽ của người Việt Nam. Biết ơn các thương binh, liệt sĩ đã đổ xương máu để giữ hòa bình, chúng ta có ngày 27-7. Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn" đã trở thành bản lĩnh sống, là một nét nhân cách đẹp đẽ. Nguyền Trãi ăn "lộc" vua nhưng lại tâm niệm “đền ơn kẻ cấy cày”. Ta đã từng bắt gặp tình cảm ấy trong ca dao, tiếng nói tâm tình của dân tộc ta:

Ai ơi ! Bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Khi “bưng bát cơm đầy” ta phải biết trân trọng nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương,muôn phần đắng cay” để làm nên “dẻo thơm một hạt”.Nói cách khác,được thừa hưởng cuộc sống thanh bình,no ấm hiện nay nhất thiết ta phải khắc ghi công lao của các vị anh hùng liệt sĩ đi trước đã hi sinh biết bao xương máy mồ hôi và nước mắt.

Do đó,”Uống nước nhớ nguồn” chính là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết đầy đạo lí làm người.Ai chẳng biết là lòng vô ơn,bội bạc,thái độ “ăn cháo đá bát” sẽ làm con người trở nên nhỏ nhen,ích kỉ ăn bám gia đình và xã hội.

Thế nhưng để “nhớ nguồn” chúng ta phải làm gì? Là người Việt Nam,tự hào với lịch sử anh hùng,và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc,chúng ta phải ra sức góp phần bảo vệ đất nước,tích cực học tập và lao động để góp phần xây dựng đất nước trở nên giàu đẹp hơn.

Không những chỉ có ý thức giữ gìn bản sắc,tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình mà chúng ta chứ không phải ai khác – phải ý thức tiếp thu một cách chọn lọc tinh hoa nhân loại để làm giàu thêm nền văn hóa nước nhà.

Ngoài ra, để “nhớ nguồn” chúng ta phải có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người. Có như thế mới xứng đáng trọn nghĩa trọn tình đúng với truyền thống đạo lí “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của cha ông.

“Uống nước nhớ nguồn” là lời nhắn nhủ hết sức ngắn gọn và giản dị, là bài học sâu sắc, có giá trị từ ngàn xưa và cho đến mai sau. “Uống nuớc nhớ nguồn” – Sống cho trọn nghĩa trọn tình: nhớ ơn sinh thành,dưỡng dục của cha mẹ, công ơn dạy dỗ của thầy cô, công ơn của những thế hệ đi trước … Từ đó phải biết học tập và làm việc sao cho xứng đáng với đạo lý làm người và truyền thống dân tộc ta.

Tham khảo nhé , chúc pn hok tốt ^ ^

24 tháng 12 2016

dài v

mk nghĩ trên mjang à bạn

22 tháng 11 2017

Năm tháng rồi cũng qua đi, chỉ có thời gian là thước đo tình cảm của con người. Bây giờ tuy đã học lớp 5 – lớp cuối cấp của trường tiểu học, sắp sửa phải tạm biệt mái trường, thầy cô, bạn bè để tiếp bước vào bậc trung học. Nhưng quãng thời gian là năm năm học ở trường, em không sao quên được những kỷ niệm về cô giáo đã dạy em những năm đầu chập chững cắp sách tới trường.

Cô có cái tên rất hay và em cũng rất thích đó là Kim Oanh. Cô là người mẹ hiền dịu nhất trong những ngay em còn học lớp 1. Với dáng người đậm đà, mái tóc xoăn xoăn màu hạt dẻ thì ai cũng nói nhìn cô trông rất xinh. Cô thường mặc những bộ quần áo lịch sự, phù hợp với dáng người của mình. Ngày đó, em cứ nghĩ cô giáo phải dễ sợ lắm. Nhưng không, cô đã làm tan biến những ý nghĩ vẩn vơ đó của em. Cô vẫn là cô giáo hiền lành, tốt bụng. Với khuôn mặt tròn, phúc hậu, hai gò má cao cao, lúc nào cũng ửng hồng. Mắt cô đen láy, long lanh với hàng lông mi cong vút. Nhưng đặc biệt nhất vẫn là ánh mắt nhìn trìu mến, bao dung mà cô dành cho chúng em. Mỗi lần không học bài, chỉ cần nhìn vào đôi mắt buồn buồm của cô là bạn ấy hối hận ngay về việc làm của mình. Có lẽ, chính cô là người khơi dậy lòng hăng say học tập của chúng em. Ẩn dưới vầng trán cao cao thông minh ấy là đôi lông mày vòng nguyệt cân đối tạo cho khuôn mặt vẻ thanh tú.

Cô Oanh là một giáo viên hăng say trong công việc và hết lòng thương yêu học sinh. Tâm hồn cô là cả một khoảng trời chứa chan bao tình yêu cô dành cho chúng em: Nghe cô giảng bài thì thật là thú vị. Cô giảng rất dễ hiểu, dễ nghe nên chúng em luôn tiếp thu được bài. Vào những giờ ra chơi, cô luôn ngồi lại để viết mẫu và chấm bài cho chúng em. Có những hôm cô còn trao đổi cách giảng bài với bạn bè đồng nghiệp. Nếu bạn nào đọc chưa tốt hay viết chưa đúng thì cô luôn sẵn sàng giúp đỡ. Khi cô đã giảng cho bạn nào thì bạn ấy hiểu ngay. Vào những giờ sinh hoạt lớp, cô luôn nhận xét cho từng bạn và nói cho các bạn cách sửa lỗi sai đó. Có hôm cô nhận xét rất tốt về lớp em và em rất nhớ câu: “Tuần qua, các con đã rất cố gắng để nhận cờ Đội. Cô rất vui vì không những các con được nhận cờ tốt mà còn nhận cờ xuất sắc. Cô mong tuần nào các con cũng như vậy”. Và khi đó, lớp em vỗ tay rào rào.

Giờ đây khi đã lên lớp năm, mỗi khi có việc cần đi qua lớp cô, cô lại goi em lại hỏi han. Khi đó, em lại nhớ những giây phút khi còn học lớp 1, được cô yêu thương dạy dỗ. Trong em vang lên lời bài hát: “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương…”.



Học tốt !

^^

22 tháng 11 2017

Trường em có rất nhiều thầy cô giáo. Mỗi thầy cô dạy một bộ môn khác nhau. Em yêu quý tất cả các thầy cô nhưng quý nhất là cô Nga - dạy môn Ngữ văn.

Cô Nga năm nay bốn mươi bảy tuổi nhưng trông cô vẫn trẻ trung, xinh đẹp. Tóc cô chỉ dài tới vai nhưng được uốn xoăn, rất phù hợp với khuôn mặt trái xoan và nước da trắng trẻo của cô. Mũi cô cao, và đặc biệt, cô cười rất tươi.

Ai cũng khen cô có mắt thẩm mĩ. Những bộ đồ cô mặc rất trang nhã, lịch sự, phù hợp với thân hình thon thả của cô, trông không yểu điệu mà rất duyên dáng.

Cô Nga rất hiền nhưng đôi lúc, cô cũng rất nghiêm khắc với những bạn có thái độ không tốt trong học tập. Cô giảng bài rất sinh động, dễ hiểu nên hầu như các bạn trong lớp đều học giỏi môn của cô. Ngoài việc là một giáo viên dạy Văn, cô Nga còn là phó hiệu trưởng của trường. Cô chăm sóc cho học sinh từ bữa ăn trưa cho tới chỗ để xe... Ngày nào cũng vậy, cô là người về muộn nhất trường.

Em rất yêu quý cô Nga. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 sắp đến rồi, em cùng các bạn sẽ cố gắng chăm ngoan, học giỏi để cô vui lòng.

^^

24 tháng 9 2018

Bài tham khảo tả đêm rằm Trung thu số 2

“Tết Trung thu rước đèn đi chơi…”. Chưa đến bảy giờ mà bọn trẻ ở khu phố em đã hát vang khắp ngõ. Em rối rít hối mẹ lấy đèn giúp em. Tay cầm đèn, tay cầm bánh em bước vội ra ngõ nhập vào cùng các bạn để lên phường.

Chúng em đi hàng đôi, miệng hát líu lo. Hàng dần dần dài ra bổi đi qua ngõ nhà ai cũng có từ một vài bạn ra nhập cuộc. Đúng bay giờ ba mươi chúng em đã có mặt ở bãi đất rộng nơi các anh chị trong Đoàn thanh niên thường sinh hoạt. Có hơn hai mươi bạn đã có mặt tự bao giờ. Các bạn ấy lớn hơn em nhưng nhìn các bạn có vẻ rụt rè, ngơ ngác lắm. Đó là những bạn không nhà, sống nhờ vào các công việc bán báo, vé số, đánh giày… Hôm nay, các bạn cũng được các anh chị trong phường mời đến vui Trung thu với chúng em.

Giữa bãi đất trống treo mấy cái đèn lồng to, bên trong gắn bóng điện, tỏa ánh sáng muôn màu xuống khắp sân. Trên hai bàn lớn bày nhiều bánh: nào là bánh nướng, bánh dẻo, nào là mứt dừa , mứt gừng, kẹo sô-cô-la… Ngoài ra, còn có một mâm trái cây thật to của các cô ngoài chợ gửi vào. Chúng em được xếp ngồi trên các dãy ghế xung quanh chiếc bàn dài. Sau những giây phút rụt rè, các bạn nhỏ bây giờ đã rối rít. Bạn thì liến thoắng kể chuyện chị Hằng Nga ở cung trăng, bạm thì hỏi dò chú Cuội còn chăn trâu không, trâu có đi ăn lúa người ta nữa không?… Bỗng, tiếng chị phụ trách vang lên, không ai bảo ai, mọi người đều im phăng phắc nghe chị nói. Sau lời tuyên bố của chị, chúng em vỗ tay, rồi bắt đầu thắp đèn. Cả bãi trống sáng rực lên, lung linh ánh nến. Các bạn nghèo cũng được phát lồng đèn thật đẹp. Đó là công sức của các anh, các chị ở Đoàn phường đã ra công vót tre, cắt giấy bóng làm nên những lồng đèn cho tụi nhỏ chúng em vui chơi tối nay. Nhìn khắp sân bãi có đến hơn năm mươi chiếc lồng đèn, xanh, đỏ, tím, vàng… với những kiểu dáng khác nhau. Đẹp nhất có lẽ là đèn của bé Thảo. Đó là chiếc đèn hình con bướm xinh xinh nhiều màu sắc, lại được trang trí bằng những sợi dây ngũ sắc, trông cứ như con bướm thật. Tiếp đó là đèn cá chép của Hoàng, đèn ông sao của Trinh, đèn con thiên nga của Thủy… Cái nào cái nấy đều trang trí đẹp mắt. Chúng em đồng thanh hát to “Tết Trung thu… Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh…” Trên bầu trời xanh thẳm, mặt trăng tròn vành vạnh soi sáng khắp mọi nơi. Ánh trăng trải xuống sân, nhảy múa trên các khóm cây làm cảnh vật thêm lung linh, mờ ảo. Có lẽ chị Hằng đang muốn xuống đây vui tết Trung thu cùng chúng em, nên mỗi lần ngước mắt nhìn trăng ngỡ là trăng đang hạ thấp dần xuống mặt đất, càng nhìn trăng càng sáng. Sau thời gian rước đèn đi vòng vòng khắp khu phố, chúng em quay về vị trí bãi chơi để tiến hành phá cỗ. Mâm bánh trái được chia đều cho mỗi bạn. Các bạn mới rụt rè chưa dám nhận. Nhưng rồi trong không khí vui vẻ, ấm tình thương ấy, tất cả như quên hết mặc cảm, côi cút của mình, hòa vào cuộc vui như anh em trong một đại gia đình. Tiếng hát lại vang vang. Trăng đã lên cao, đêm cũng đã về khuya, chị Phụ trách tuyên bố tạm thời chấm dứt đêm rước đèn, hẹn năm sau gặp lại.

Đêm Trung thu đem lại cho chúng em biết bao niềm vui. Em thầm mong bất cứ nơi nào trên Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta, các bạn nhỏ đều được dự đêm Trung thu rước đèn họp bạn vui vẻ, ấm áp để mỗi dịp tết Trung thu đều trở nên đầy ý nghĩa

24 tháng 9 2018

Cậu ko đc đi chơi or đâu đó à,hay nghìn thấy trăng rằm trung thu mak lại hổi câu ấy.Hôm nay trung thu rùi nhìn thấy cái j thì tả cái đó thui

TL:

- Khóa lưỡng phân là kiểu phổ biến nhất trong các khóa phân loại sinh vật.

- Nguyên tắc của khóa lưỡng phân là từ một tập hợp các đối tượng ban đầu được tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập với nhau. Sau mỗi lần tách, ta được hai nhóm nhỏ hơn và khác nhau bởi các đặc điểm dùng để tách.

HT

15 tháng 12 2021

là khóa nhận dạng trong đó trình tự và cấu trúc các bước nhận dạng do tác động của chiếc khóa đó quy định.

27 tháng 2 2019

???????

27 tháng 2 2019

Lớp em là lớp ngoan hiền 
Bạn nào cũng giởi bạn nào cũng ngoan
Mùa hè phượng ở góc tời
Học sinh các lớp rơi rơi giọt sầu
Thầy cô là mẹ là cha 
Chúng em là những bông hoa điểm mười 
 

11 tháng 3 2022

mình ghét đề này lắm ko làm đâu

11 tháng 3 2022

Ko cho copy trên mạng thì mình ko làm đâu,mình lười lám luôngianroi

Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đày, ta với ta.

Bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui. Ở đây Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Lời chào tự nhiên thân mật bỗng biến thành câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Cách xưng hô bác, tôi tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Phải thân thiết lắm mới đến nhà, có lẽ chỉ bằng một câu thơ - lời chào thế hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào? Sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn theo kiểu “cây nhà lá vườn” của mình. Ta thấy rằng Nguyễn Khuyên đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiêu thôn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Ta hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong không gian nghệ thuật này chúng ta thấy chỉ có tác giả và bạn mình (hai người) và tình huống.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp... những thứ tiếp bạn đều không có. Nhưng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý - tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mỹ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỷ. Mọi thứ vật chất đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được. Ta còn nhớ rằng có lần khóc bạn Nguyễn Khuyến đã viết

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua

Câu thơ nghĩ, đắn đo muốn viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa?

Giường kia, treo những hững hờ

Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

Có thể trong bài thơ: này chính là cuộc trò chuyện thăm hỏi của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê. Tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê gắn bó keo sơn. Trong đoạn thơ trên ta thấy rằng khi uống rượu khi làm thơ... Họ đều có nhau. Không chỉ có bài thơ  Khóc Dương Khuê.

Một số vần thơ khác của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện tình bạn chân thành, đậm đà:

Từ trước bảng vàng nhà sẵn có

Chẳng qua trong bác với ngoài tôi

(Gửi bác Châu Cầu)

Đến thăm bác, bác đang đau ốm                             ,

Vừa thấy tôi bác nhổm dậy ngay

Bác bệnh tật, tôi yếu gầy

Giao du rồi biết sau này ra sao

(Gửi thăm quan Thượng Thư họ Dương)

Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chế, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung. 
12 tháng 3 2020

bn ơi đoạn văn NGẮN (3->5 câu thui )

2 tháng 11 2019

Cảnh sắc trường em buổi tà chiều
Nắng vàng gió nhẹ lá đùa reo
Dòng sông uốn khúc ôm làng xóm
Rồng cuộn mây bay giữa suối đèo
Sinh nhật nhà giáo đã đến rồi
Em viết vần thơ tặng mỗi người
Kính chúc thầy cô vui mạnh khỏe
Bạn bè học giỏi lắm điểm 10
Chiều đông nắng nhẹ phủ đầy cây
Ơn nặng xiết bao với cô thầy
Đã chỉ cho em điêu khôn lớn
Đi tới tương lai nghĩa cáng dày

15 tháng 11 2019

cảm ơn bạn nha!!!

2 tháng 5 2019

Số sách của trường Trần Quốc Toản là:

       (8320+230) : 2 =4275 (quyển)

Số sách của trường Lê Lợi là:

      4275 - 230 = 4045 (quyển)

                    Đáp số: Trường Trần Quốc Toản: 4275 quyển

                                  Trường Lê Lợi: 4045 quyển

27 tháng 2 2020

Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng
em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những giây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai.
Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật
tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên, để lộ
những hàng ghế màu vàng. Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ U, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp
phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ. Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống
sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. Một vài
phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi
bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây... Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục cổ vũ cho những người thắng cuộc. Trên
cành phượng, cành xà cừ những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhau nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hoà mình với
những cuộc vui phía dưới. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Các khu
nhà sáng rực lên như được rát vàng. Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: "Tùng! Tùng! Tùng!", thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài
không khí lại tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang.
Em rất thích quang cảnh của buổi sớm mai vì đó là một quang cảnh yên tĩnh và thơ mộng đáng nhớ.