K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 12 2018

Trong những năm 30 của thế kỉ XX, trên văn đàn Việt Nam xuất hiện một hiện tượng mới lạ của văn học: Thạch Lam. Là thành viên của Tự sự văn đoàn nhưng khác với những người anh của mình, Thạch Lam không khai thác đề tài từ những tình yêu trai gái lãng mạn, mà hướng ngòi bút của mình vào thế giới của những điều bình dị, mộc mạc, gần gũi với cuộc sống con người. Là một cây bút tinh tế, nhạy cảm, văn Thạch Lam đem đến cho người đọc những rung cảm đẹp về cuộc sống và con người.

Từ một cây bút sở trường về truyện ngắn, vốn đã nổi tiếng trên văn đàn bởi những truyện ngắn giàu chất thơ, Thạch Lam đặt chân lên một miền đất mới của văn chương và gặt hái được nhiều thành công vang dội bằng tập tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường.

Tập tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường viết về những nét sinh hoạt, những thứ quà bình dị, những phố phường, cửa hiệu., ở Hà Nội trước năm 1945. Đây là một sáng tác có giá trị rất lớn về văn hoá, phong tục và chứa đựng cả tấm lòng yêu mến quê hương đất nước, những quan niệm cần trân trọng. "Một thứ quà của lúa non: Cốm" là một sáng tác trong tập tuỳ bút ấy.

Cốm là một thứ quà bình thường và phổ biến trong dân dã. Nhưng đã mấy ai như Thạch Lam, lại có con mắt tinh tường và sự cảm nhận sâu sắc đến thế.

Mạch cảm xúc của bài văn bắt đầu từ hương thơm của lá sen, trong làn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ. Hương thơm ấy gợi nhắc đến hương vị của cốm, thứ quà đặc biệt của lúa non. Một cảm giác thật tinh tế. Cảm giác ấy càng tinh tế hơn khi nhà văn mở rộng lòng mình để đón nhận tất cả hương vị nồng nàn và thanh khiết của cánh đồng lúa, của lúa non:

Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, nhủ báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc đầu tiên làm trĩu thân lúa non tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của lúa non không. Trong cái vỏ xanh kín, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời.

Một đoạn văn thật hay và thấm đượm cảm xúc trữ tình, gợi lên cho người đọc cái tình quê bâng khuâng, man mác.

Cốm là một thứ quà thanh nhã và tinh khiết. Nhưng để có thứ quà ấy, còn nhờ đến bàn tay khéo léo của con người. Ngòi bút Thạch Lam đã khéo dẫn dắt người đọc đến chiêm ngưỡng tài hoa của những người làm cốm. Nhà văn không đi sâu miêu tả công việc làm cốm, mà chỉ lưu ý rằng đó là một nghệ thuật với một loạt cách chế biến, những cách thức làm truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn. Trong cảm xúc của Thạch Lam, hình ảnh những cô gái hàng cốm làng Vòng hiện ra xiết bao thân thương, trìu mến.

Từ cái cảm nhận về hương cốm và sự hình thành hạt cốm từ những gì tinh tuý của thiên nhiên và sự khéo léo của con người, mạch cảm xúc của Thạch Lam chuyển sang ca ngợi giá trị của Cốm:

Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dăng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.

Một giá trị đặc sắc chứa đựng trong những hạt cốm bình dị, khiêm nhường mà không phải ai cũng nhận thấy. Phải yêu quê hương đất nước, yêu những sản vật của quê hương đất nước nhiều như Thạch Lam mới có thể phát hiện ra cái chân giá trị ấy của cốm.

Những dòng bình luận của Thạch Lam về giá trị của việc dùng cốm làm lễ vật sêu tết đem đến cho người đọc một cảm nhận mới mẻ, giúp ta hiểu ra được cái ý nghĩa sâu xa ẩn chứa trong tục lệ giản dị này. Một nét đẹp văn hoá cần phải giữ gìn. Chỉ tiếc cho những kẻ không có học, học đòi bắt chước người ngoài. Một sự phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía.

Ở đoạn cuối cùng của bài tuỳ bút, Thạch Lam chuyển sang bàn luận về sự thưởng thức cốm. Trong chúng ta mấy ai đã nghĩ tới việc phải ăn món quà bình dị đó như thế nào? Với Thạch Lam, ăn Cốm vốn là thưởng thức những giá trị kết tinh ở đó, vì thế: Ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu cả lại trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.

Chao ôi, cảm quan nghệ thuật của Thạch Lam mới tinh nhạy làm sao, khiến ta không thể không ngẫm suy.

Bài tuỳ bút kết thúc bằng một lời đề nghị hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chắt chiu mà vuốt ve. Phải, nên trân trọng cái lộc của Trời, cái khéo của người và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức... sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ được tươi sáng hơn nhiều lắm.

Một lời đề nghị thật đẹp, thật thiết tha của một ân tình sâu nặng với thứ quà của lúa non.

Để biểu đạt ý tưởng và cảm xúc, Thạch Lam rất chú ý tới việc sử dụng những từ ngữ chọn lọc tinh tế, những câu văn giàu nhịp điệu, những hình ảnh giàu chất thơ. Vì thế bài tuỳ bút trở thành một sáng tác nghệ thuật khá đặc sắc, thấm đượm chất trữ tình.

Văn Thạch Lam quả là làm cho tâm hồn người ta phong phú và thanh sạch hơn.

14 tháng 12 2018

Trong những năm 30 của thế kỉ XX, trên văn đàn Việt Nam xuất hiện một hiện tượng mới lạ của văn học: Thạch Lam. Là thành viên của Tự sự văn đoàn nhưng khác với những người anh của mình, Thạch Lam không khai thác đề tài từ những tình yêu trai gái lãng mạn, mà hướng ngòi bút của mình vào thế giới của những điều bình dị, mộc mạc, gần gũi với cuộc sống con người. Là một cây bút tinh tế, nhạy cảm, văn Thạch Lam đem đến cho người đọc những rung cảm đẹp về cuộc sống và con người.

Từ một cây bút sở trường về truyện ngắn, vốn đã nổi tiếng trên văn đàn bởi những truyện ngắn giàu chất thơ, Thạch Lam đặt chân lên một miền đất mới của văn chương và gặt hái được nhiều thành công vang dội bằng tập tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường.

Tập tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường viết về những nét sinh hoạt, những thứ quà bình dị, những phố phường, cửa hiệu., ở Hà Nội trước năm 1945. Đây là một sáng tác có giá trị rất lớn về văn hoá, phong tục và chứa đựng cả tấm lòng yêu mến quê hương đất nước, những quan niệm cần trân trọng. "Một thứ quà của lúa non: Cốm" là một sáng tác trong tập tuỳ bút ấy.

Cốm là một thứ quà bình thường và phổ biến trong dân dã. Nhưng đã mấy ai như Thạch Lam, lại có con mắt tinh tường và sự cảm nhận sâu sắc đến thế.

Mạch cảm xúc của bài văn bắt đầu từ hương thơm của lá sen, trong làn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ. Hương thơm ấy gợi nhắc đến hương vị của cốm, thứ quà đặc biệt của lúa non. Một cảm giác thật tinh tế. Cảm giác ấy càng tinh tế hơn khi nhà văn mở rộng lòng mình để đón nhận tất cả hương vị nồng nàn và thanh khiết của cánh đồng lúa, của lúa non:

Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, nhủ báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc đầu tiên làm trĩu thân lúa non tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của lúa non không. Trong cái vỏ xanh kín, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời.

Một đoạn văn thật hay và thấm đượm cảm xúc trữ tình, gợi lên cho người đọc cái tình quê bâng khuâng, man mác.

Cốm là một thứ quà thanh nhã và tinh khiết. Nhưng để có thứ quà ấy, còn nhờ đến bàn tay khéo léo của con người. Ngòi bút Thạch Lam đã khéo dẫn dắt người đọc đến chiêm ngưỡng tài hoa của những người làm cốm. Nhà văn không đi sâu miêu tả công việc làm cốm, mà chỉ lưu ý rằng đó là một nghệ thuật với một loạt cách chế biến, những cách thức làm truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn. Trong cảm xúc của Thạch Lam, hình ảnh những cô gái hàng cốm làng Vòng hiện ra xiết bao thân thương, trìu mến.

Từ cái cảm nhận về hương cốm và sự hình thành hạt cốm từ những gì tinh tuý của thiên nhiên và sự khéo léo của con người, mạch cảm xúc của Thạch Lam chuyển sang ca ngợi giá trị của Cốm:

Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dăng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.

Một giá trị đặc sắc chứa đựng trong những hạt cốm bình dị, khiêm nhường mà không phải ai cũng nhận thấy. Phải yêu quê hương đất nước, yêu những sản vật của quê hương đất nước nhiều như Thạch Lam mới có thể phát hiện ra cái chân giá trị ấy của cốm.

Những dòng bình luận của Thạch Lam về giá trị của việc dùng cốm làm lễ vật sêu tết đem đến cho người đọc một cảm nhận mới mẻ, giúp ta hiểu ra được cái ý nghĩa sâu xa ẩn chứa trong tục lệ giản dị này. Một nét đẹp văn hoá cần phải giữ gìn. Chỉ tiếc cho những kẻ không có học, học đòi bắt chước người ngoài. Một sự phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía.

Ở đoạn cuối cùng của bài tuỳ bút, Thạch Lam chuyển sang bàn luận về sự thưởng thức cốm. Trong chúng ta mấy ai đã nghĩ tới việc phải ăn món quà bình dị đó như thế nào? Với Thạch Lam, ăn Cốm vốn là thưởng thức những giá trị kết tinh ở đó, vì thế: Ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu cả lại trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.

Chao ôi, cảm quan nghệ thuật của Thạch Lam mới tinh nhạy làm sao, khiến ta không thể không ngẫm suy.

Bài tuỳ bút kết thúc bằng một lời đề nghị hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chắt chiu mà vuốt ve. Phải, nên trân trọng cái lộc của Trời, cái khéo của người và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức... sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ được tươi sáng hơn nhiều lắm.

Một lời đề nghị thật đẹp, thật thiết tha của một ân tình sâu nặng với thứ quà của lúa non.

Để biểu đạt ý tưởng và cảm xúc, Thạch Lam rất chú ý tới việc sử dụng những từ ngữ chọn lọc tinh tế, những câu văn giàu nhịp điệu, những hình ảnh giàu chất thơ. Vì thế bài tuỳ bút trở thành một sáng tác nghệ thuật khá đặc sắc, thấm đượm chất trữ tình.

11 tháng 4 2020

* Đoàn thuyền đánh cá được xây dựng trên phông nền của một buổi hoàng hôn tuyệt đẹp.

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa

  Sóng đã cài then đêm sập cửa”

- Hình ảnh so sánh độc đáo trong câu 1:

  + Điểm nhìn nghệ thuật: điểm nhìn di động, nhìn từ con thuyền đang ra khơi.

  + Thời gian: hoàng hôn

=> Gợi quang cảnh hùng vĩ của bầu trời lúc hoàng hôn

=> Gợi được bước đi của thời gian. Thời gian không chết lặng mà có sự vận động.

-  Biện pháp tu từ nhân hóa:

  + Được sáng tạo từ chi tiết thực: những con sóng cài ngang như chiếc then cửa của vũ trụ. Bóng đêm “sập cửa”  gợi khoảnh khắc ánh ngày vụt tắt và màn đêm bất ngờ buông xuống bao trùm tất cả.

  + Gợi không gian vũ trụ rộng lớn, mênh mông, kì vĩ mà vẫn gần gũi, ấm áp như ngôi nhà của con người.

* Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi:

« Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi ».

- “Lại”:

  + Chỉ một sự kiện lặp đi lặp lại.

  + Chỉ sự trái chiều giữa hoạt động của vũ trụ và hoạt động của con người.

-> Gợi một nhịp sống thanh bình của quê hương, đất nước.

- “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”:

  + Kết hợp hai hình ảnh cụ thể với trừu tượng: “câu hát” – “gió khơi” -> cụ thể hóa sức mạnh đưa con thuyền ra khơi.

  + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “câu hát căng buồm” -> tái hiện vẻ đẹp tâm hồn, niềm vui lao động của người dân chài.

-> Đoàn thuyền ra khơi trong niềm vui, tình yêu lao động và mang trong đó mang theo khát vọng về những khoang cá đầy ắp, bội thu.

11 tháng 4 2020

Khổ thơ biểu hiện sự tần tảo và đức hi sinh của bà:

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm,

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi sôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”.

- Cuộc đời bà là một cuộc đời đầy gian truân, trải qua nhiều mưa nắng. Hình ảnh bà cũng là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam bất khuất, giàu đức hi sinh, giàu tình yêu thương.

- Điệp từ “nhóm” được nhắc đi nhắc lại tới bốn lần và mang những ý nghĩa khác nhau. Nó cứ hồi đắp cao dần.

+ Từ “nhóm” trong câu “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm” là động từ chỉ hành động bằng tay, dùng lửa để làm cháy lên bếp lửa. Bếp lửa là hình ảnh có thật, được cảm nhận bằng mắt thường. Bếp lửa được đốt lên, thắp lên để xua tan đi cái giá lạnh của mùa đông khắc nghiệt, để nấu chín thức ăn và đó là một bếp lửa bình dị của mọi gian bếp làng quê Việt Nam.

+ Từ “nhóm” trong câu: “Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi/ Nhóm nồi xôi gaoj mới xẻ chung vui/ Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ” là nhóm được hiểu theo nghĩa ẩn dụ. Bà đã nhóm lên, khơi dậy niềm yêu thương, những kí ức đẹp trong lòng người cháu. Như thế, nhớ về bà, về những kí ức đẹp cũng là nguồn sống cho người cháu từ nhỏ đến lớn.

b. Suy ngẫm về hình ảnh bếp lửa: Bếp lửa kì lạ và thiêng liêng.

- Hình ảnh bếp lửa được người cháu khái quát, nâng lên thành biểu tượng: “Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”.

- Câu thơ cảm thán với cấu trúc câu đảo ngược đã thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng như một khám phá ra một điều kì diệu giữa cuộc đời bình dị. Từ ngọn lửa của bà cháu nhận ra cả một niềm tin dai dẳng về ngày mai. Cháu hiểu được linh hồn của dân tộc đã và đang cùng nhau trải qua những gian lao vất vả để tiến lên phía trước.

10 tháng 9 2023

Phong cách của Hồ Chí Minh là một nguồn cảm hứng vô cùng đặc biệt đối với tôi. Ông là một nhà lãnh đạo tài ba và tâm huyết, đã dẫn dắt đất nước Việt Nam qua những thời kỳ khó khăn và chiến tranh. Phong cách của ông được đánh giá cao về sự khiêm tốn, sự tận tụy và lòng yêu nước mãnh liệt. Ông luôn đặt lợi ích của dân tộc lên hàng đầu và luôn tìm cách giải quyết các vấn đề một cách công bằng và nhân văn. Phong cách lãnh đạo của ông đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người dân Việt Nam và trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ sau này.

26 tháng 9 2021

Tham khảo:

Nếp sống thanh cao và giản dị là một trong những vẻ đẹp cao cả, đáng quý trong phong cách của Hồ Chí Minh. Là lãnh tụ của cả một đất nước, một dân tộc nhưng Bác chẳng yêu cầu, ham muốn những thứ cao sang, bóng bẩy. Từ nơi ăn chốn ở, trang phục hay ăn uống, Bác đều thực hiện đơn sơ, đạm bạc và giản dị hết mức. Tuy Bác sống giản dị là vậy nhưng lại không hề kham khổ. Trái lại, cách sống giản dị, đạm bạc của Chu tịch Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng. Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó, lại càng không phải là “cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời”, mà là một cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Phong cách sống của Bác có nét gần gũi với các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,… - thanh cao từ trong tâm hồn đến thể xác.