K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 12 2018

a)

Biện pháp tu từ: nhân hóa: " vất vả và gian lao" ; so sánh:" đất nước như vì sao" ; ẩn dụ:" cứ đi lên phía trước"

tác dụng: Trong 4 câu thơ được trích từ bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ " củaThanh Hải:

" Đất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước"

Tác giả đã dùng biện pháp nhân hóa đất nước " vất vả và gian lao" kết hợp với biện pháp so sánh" Đất nước như vì sao" , ẩn dụ: "Cứ đi lên phía trước" như thể hiện được :đất nước việt nam ta đã trải qua những thời kì kháng chiến ác liệt thảm khốc nhưng điều đó không xóa đi được 1 đất nước Việt Nam anh hùng. Việc so sánh đất nước như 1 vì sao cho thấy sự tự hào của người dân Việt Nam với đất nước của mình một thời làm nên sử vàng và ngày nay đnag đi lên phía trước để phát triển tầm cao mới ,để sánh vai với các cường quốc năm châu như lời vị cha già đã căn dặn.

b)Biện pháp nghệ thuật được sử dụng : Ẩn dụ ( hình ảnh con sóng )
- Sóng 1: Những nguy cơ, hiểm họa đang liên tục bủa vây quanh biển.
- Sóng 2: Thái độ, tình cảm, ý chí, hành động trong lòng mỗi người

Biện pháp tu từ so sánh: so sánh đất nước vơi những vì sao.

Tui vẫn chưa hiểu ' số từ trong câu thơ' là gì???

 

12 tháng 7 2023

Nhân hóa: Vất vả và gian lao

So sánh: Đất nước như vì sao

Điệp ngữ: Đất nước

20 tháng 5 2021

a. Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải

b. 

- Nhân hóa: "vất vả và gian lao" ➩ thể hiện sự trường tồn ấy, giang sơn gấm vóc này đã thấm bao máu, mồ hôi và cả nước mắt của các thế hệ, của những tháng năm đằng đẵng lúc hưng thịnh, lúc thăng trầm.
- So sánh: "Đất nước như vì sao / Cứ đi lên phía trước". ➩ ngợi ca đất nước trường tồn, tráng lệ, đất nước đang hướng về một tương lai tươi sáng, thể hiện niềm tin tưởng của tác giả vào tương lai rạng ngời của dân tộc Việt Nam.

3 tháng 5 2021

BPTT: so sánh

Tác dụng: ngợi ca đất nước trường tồn, tráng lệ, đất nước đang hướng về một tương lai tươi sáng. Hơn nữa, còn thể hiện niềm tin tưởng của tác giả vào tương lai rạng ngời của dân tộc Việt Nam.

3 tháng 4 2022

Tham khảo:

So sánh: "đất nước như vì sao - Cứ đi lên phía trước". ⇒ ngợi ca đất nước trường tồn, tráng lệ, đất nước đang hướng về một tương lai tươi sáng.

Nhân hóa: "vất vả và gian lao". ⇒ Gợi cho ta liên tưởng đến hình ảnh người mẹ tần tảo vượt qua bao gian lao vững vàng đi lên.

Điệp ngữ: "đất nước" ⇒ thể hiện sâu sắc ý vất vả, đất nước vẫn tỏa sáng đi lên không gì có thể ngăn cản.

  
3 tháng 4 2022

bạn cho mình hỏi là tác dụng ở đâu vậy ?

 

16 tháng 3 2022

Văn bản " Mùa Xuân Nho Nhỏ " Tác giả Thanh Hải

Văn bản "Mùa xuân nho nhỏ" của tác giả Thanh Hải

21 tháng 11 2023

Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 200 từ) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ

21 tháng 11 2023

nè. NHỚ TICK NHA :D


I. Mở đầu:

Giới thiệu chung về đề tài: Vẻ đẹp của đất nước trong khổ thơ.
Tóm tắt nội dung của bài thơ: Nêu lên sự vất vả, gian lao trong quá trình xây dựng đất nước trong 4000 năm và so sánh đất nước với vì sao.
II. Phân tích về sự vất vả và gian lao:

Sự vất vả trong lịch sử:

Đặc điểm lịch sử 4000 năm qua của đất nước.
Sự cố gắng, nỗ lực của nhân dân qua các thời kỳ khác nhau.
Gian lao trong xây dựng đất nước:

Các thách thức, khó khăn mà đất nước phải đối mặt.
Sự hy sinh và cống hiến của những người xây dựng đất nước.
III. Phân tích về việc so sánh đất nước với vì sao:

Tượng trưng của vì sao:

Ý nghĩa tượng trưng của vì sao trong bài thơ.
Liên kết giữa sự đi lên phía trước của đất nước và hình ảnh vì sao.
Hình ảnh vì sao và tương lai của đất nước:

Phân tích cách tác giả diễn đạt về tương lai của đất nước thông qua hình ảnh vì sao.
Liên kết giữa việc vượt qua khó khăn và tương lai tươi sáng của đất nước.
IV. Kết luận:

Tóm tắt những điểm chính đã phân tích.
Tổng kết ý nghĩa của bài thơ về vẻ đẹp của đất nước và sự tự hào về lịch sử, tương lai của nó.
Lưu ý: Trong quá trình phân tích, bạn có thể đi sâu vào từng chi tiết, ví dụ cụ thể trong bài thơ để làm cho bài văn của bạn phong phú và thuyết phục hơn.