K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hãy khái quát nội dung đoạn thơ sau đây:                            Ôi cơn mưa quê hương                             Đã ru hát hồn ta thuở bé,                             Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé.                             Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối, bẹ dừa,                             Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa.                             Ta yêu quá như lần đầu mới biết       ...
Đọc tiếp

Hãy khái quát nội dung đoạn thơ sau đây:

                            Ôi cơn mưa quê hương
                             Đã ru hát hồn ta thuở bé,
                             Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé.
                             Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối, bẹ dừa,
                             Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa.
                             Ta yêu quá như lần đầu mới biết
                             Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết
                             Như tre, dừa, như làng xóm quê hương.
                             Như những con người biết mấy yêu thương.

Mọi người ơi, mình đang cẫn gấp lắm, 20 phút nữa nhé! Bạn nào làm dài mà không sao chép mình mới tick nha, mk cảm ơn!~

0
9 tháng 9 2023

Tham khảo
 Lời ru ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn cho nhà thơ từ thưở ấu thơ.

Đoạn thơ đã cho người đọc thấy được tình cảm sâu sắc, chân thành mà da diết của tác giả dành cho quê hương. Đó là nỗi nhớ quê hương dạt dào. Hình ảnh quê hương hiện về trong tâm trí nhà thơ là hình ảnh bình dị, gần gũi mà đằm thắm nghĩa tình. Tác giả nhớ về quê hương với " những dãy bưởi, những hàng khế ngọt", với " nhãn đầu mùa" với những đồ ăn dân dã " canh tôm nấu khế, khoai nướng, ngô bung". Và đặc biệt là hình ảnh người mẹ tần tảo sơm hôm với tình yêu thương con sâu sắc. Mẹ là người ân cần. chăm sóc con khi con bị thương, lo lắng cho con hết thảy, mẹ vừa là mẹ vừa là cha. Bất cứ nơi nào có mẹ, đó chính là quê hương gần gũi nhất.

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ câu“Ơi cơn mưa quê hươngĐã ru hát tâm hồn ta từ thưở béĐã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm héNghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối bẹ dừaThấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưaTa yêu quá như lần đầu mới biếtTa yêu mưa như yêu gì thân thiếtNhư tre, dừa như làng xóm quê hươngNhư những con người biết mấy yêu thương.(Lê Anh Xuân)Câu 1. PTBĐ  chính và thể...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ câu

“Ơi cơn mưa quê hương

Đã ru hát tâm hồn ta từ thưở bé

Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé

Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối bẹ dừa

Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa

Ta yêu quá như lần đầu mới biết

Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết

Như tre, dừa như làng xóm quê hương

Như những con người biết mấy yêu thương.

(Lê Anh Xuân)

Câu 1. PTBĐ  chính và thể thơ? 

Câu 2. Những hình ảnh nào thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương của tác giả? Nêu nội dung chính của văn bản. 

Câu 3. Xác định 2 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong 4 dòng thơ cuối của văn bản trên. 

Câu 4. Em  hiểu như thế nào về 2 câu thơ sau : “Ơi cơn mưa quê hương - Đã ru hát tâm hồn ta từ thưở bé”.

Câu5. Từ “ơi” thuộc từ loại nào?

Câu 6. Các danh từ nào có trong câu thơ số 1.

Câu 7. Các động từ nào có trong câu thơ

“Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối bẹ dừa”

1
24 tháng 3 2022

C1: biểu cảm , thể thơ tự do

C2:

Cơn mưa quê hương được gợi ra qua hình ảnh tiếng mưa rơi trên tàu chuối , bẹ dừa. 

nội dung chính:Đoạn thơ là những hoài niệm của nhân vật trữ tình về quê hương, tuổi thơ êm đẹp với những trò chơi dân dã, những đêm mưa dịu mát cả tâm hồn.

C3:Biện pháp so sánh "Mưa là khúc nhạc của bài ca êm mát",  

điệp từ : "Ta yêu" , " như"

C4:

Những hình ảnh đó là những hình ảnh gần gũi quen thuộc giúp tác giả thể hiện tình yêu quê hương tha thiết cùng sự gắn bó sâu nặng của tác giả với quê hương.

C5: thuộc từ loại : thán từ

C6 : C7 bạn tự làm nha.

23 tháng 4 2021

- Hình ảnh con thuyền cùng trai tráng trong làng ra khơi được miêu tả trong một buổi sớm mai hồng, gió nhẹ, trời trong

⇒ Với biện pháp so sánh, sử dụng một số động từ, tính từ, nhà thơ diễn tả thật ấn tượng, khí thế của con thuyền khi ra khơi

12 tháng 11 2016

Một giọng hát dân ca, ngân nga bát ngát như cánh cò trên đồng lúa miền Nam chạy tới chân trời, có lúc rụt rè, e thẹn như khóe mắt người yêu mới gặp, có lúc tinh nghịch, duyên dáng như những đôi chân nhỏ thoăn thoắt gáng lúa chạy trên những con đường làng trộn lẫn bóng tre và bóng nắng... Có lẽ là không phải là một người con gái đã hát trên đài. Đó chính là quê hương ta đang lên tiếng hát. Tiếng ngân nga dội lên từ lòng đất, ở trong đó có một góc vườn có đôi cây sầu đông và một dàn bầu đong đưa quả nặng, một ngày đã xa, mẹ ta đã chôn chúng rau của ta thuở mới lọt lòng.

Đoạn văn sau đây trình bày luận điểm gì và sử dụng các luận cứ nào? Hãy nhận xét về cách sắp xếp luận cứ và cách diễn đạt của đoạn văn.Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng” trên “cành buồm giương”, như...
Đọc tiếp

Đoạn văn sau đây trình bày luận điểm gì và sử dụng các luận cứ nào? Hãy nhận xét về cách sắp xếp luận cứ và cách diễn đạt của đoạn văn.

Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng” trên “cành buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ra vào một thế giới rất gần  gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật: sự mỏi mệt say sưa của con thuyền lúc trở về bên, nỗi khổ đau chất chứa trên toa tàu nặng trĩu, những vui buồn sầu tủi của một con đường.

(Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam)

1
8 tháng 10 2019

- Luận điểm: Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm.

    - Tác giả đã trình bày các luận cứ:

    + Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương.

    + Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới gần gũi với mỗi con người.

    - Hai luận cứ trên được trình bày theo một trật tự hợp lý. Tác giả xuất phát từ sự thấu hiểu Tế Hanh (tinh tế, có thể nghe những điều không hình sắc, âm thanh).

    + Nhận định cũng rất chính xác về chất thơ Tế Hanh: đưa ta vào thế giới gần gũi mà ta chỉ cảm thấy một cách mờ mờ.

    + Luận cứ thứ hai là hệ quả của luận cứ thứ nhất, điều này tạo được sự logic, hợp lý