K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 10 2019

bn tham khảo ^^

Nền tảng gia đình đối với mỗi người vô cùng quan trọng, chúng ta học được những bài học đầu tiên từ chính gia đình. Ba mẹ chính là những người thầy, người cô tập đánh vần chữ “o”, “ô”…cho con trẻ. Những bước chân chập chững đầu đời với vô vàn vết xước do ngã ở chân. Chỉ có gia đình,chỉ có người thân mới có thể bao bọc, yêu thương bạn một cách vô điều kiện và trọn vẹn nhất. Họ có thể sẵn sàng hi sinh rất nhiều thứ, tuổi thanh xuân, những nhọc nhằn vì sự khôn lớn, vì bữa cơm, giấc ngủ của những người con. Gia đình chính là nơi tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể trao đi yêu thương không hề toan tính, đắn đo.

Có một mái ấm gia đình hạnh phúc, ấm êm, có bàn tay mẹ nấu từng bữa cơm mỗi ngày; có nụ cười thật hiền lành, ấm áp của ba sau một ngày làm việc mệt nhọc. Có những giây phút quây quần bên nhau kể cho nhau nghe những điều hay, ý đẹp.

Để xây dựng một mái ấm gia đình hạnh phúc, không chỉ là sự nỗ lực, cố gắng của ba mẹ mà còn là của những đứa con. Không thể một người xây và một người phá, như thế sẽ không thể tạo nên sự bền vững trong tình yêu thương. Những vết rạn nứt luôn hiện hữu quanh đây và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào không hay.

Chúng ta cùng chung sống dưới một mái nhà, chung một yêu thương và chung một nhịp đập vì sự trọn vẹn, hạnh phúc của gia đình. Những đứa con có sự bảo ban, răn dạy nghiêm khắc nhưng chan chứa nghĩa tình của ba mẹ là điều tuyệt vời nhất.

Mái ấm gia đình chính là nơi nhiều mong ngóng và đợi chờ, nơi trở về sau những năm tháng bôn ba nơi phương trời xa. Đó chính là nhà, là nơi dù có bất cứ chuyện gì xảy ra thì cũng bao dung và rộng lượng đón nhận và sẵn sàng tha thứ.

Tuy nhiên xã hội còn tồn tại rất nhiều mảnh đời khát khao mong muốn có một mái ấm gia đình bình dị như bao người khác nhưng không được. Những đứa trẻ mồ côi, lang thang đầu đường xó chợ kiếm ăn hằng ngày đôi mắt ngấn lệ khi nhìn vào một ngôi nhà có ánh điện sang trưng, có tiếng cười con trẻ, có giọng nói ấm áp mẹ cha. Điều ước nhỏ nhoi, giản dị ấy các em không bao giờ có được. Vì ba mẹ đã bỏ em mà đi,vì tình yêu thương đó vốn dĩ em không có phúc để hưởng.

Mặc dù có những nơi nhận nuôi trẻ mồ côi, lang thang nhưng nơi đó chưa thể là một mái ấm thực sự mà các em vẫn mong muốn. Song khi tình yêu thương của các bà, các mẹ ở mái ấm tình thương đó đủ sức khiến cho các em bớt mặc cảm tự ti thì các em sẽ nhận ra rằng mái ấm gia đình không chỉ có ba mẹ mới hạnh phúc. Những người dưng vẫn có thể mang lại hạnh phúc và sự bình yên đến cho nhau. Đó chính là lòng yêu thương, san sẻ và đồng lòng.

Xã hội cần có chính sách phù hợp nhất để có thể mang lại cho các em một mái ấm gia đình thực sự, để các em có thể thoát khỏi mặc cảm, tự ti, hòa nhập với cộng đồng cùng xây dựng tương lai bền vững nhất.

Chúng ta ai cũng cần yêu thương, cần san sẻ, đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay.

Hãy mở lòng để tạo những mái ấm gia đình thực sự cho các em thiếu thốn tình yêu thương. Những gia đình đang có một nền tảng vững chắc thì nên chăm sóc, gìn giữ và phát triển hơn nữa.

27 tháng 10 2019

Gia đình - hai từ rất đỗi thân thuộc với chúng ta, hai tiếng ấy sao thân thương mà ấm áp. Gia đình - nơi mà ta đã trải qua bao niềm vui, nỗi buồn, luôn cùng nhau cố gắng. Hẳn mỗi chúng ta có rất nhiều kỉ niệm với gia đình của mình, và tôi cũng vậy, có một kỉ niệm sâu sắc đã in hằn vào tâm trí tôi: đó là ngày mẹ tôi trở về nhà sau hai năm đi ra nước ngoài làm ăn về. Ngày mẹ trở về, với một cô bé học lớp Ba, cuộc sống của cô bé ấy như được bừng sáng lên hơn bao giờ hết.

Gia đình tôi có ba người: mẹ, chị gái và tôi. Bố tôi mất sớm do tai nạn giao thông. Gia đình tôi sống ở nông thôn, làm nghề nông chủ yếu, nên từ khi bố mất cuộc sống của cả gia đình từ cơm áo gạo tiền mọi thứ đổ dồn hết lên đôi vai gầy gò bé nhỏ của mẹ tôi. Mẹ - một người phụ nữ trải qua nỗi đau mất chồng khi còn trẻ, trong mình vẫn còn đang mang thai - đó là tôi, đã phải gồng mình lên mà sống, vì hai đứa con, vì cuộc sống sau này của chúng. Làm ăn ở quê vất vả, sau khi sinh tôi, và khi tôi được bốn tuổi, mẹ đã sang một tỉnh khác để làm đầu bếp cho một công ty. Nhưng mọi việc không được suôn sẻ, sau ba năm, mẹ lại trở về quê và quyết định tham gia vào xuất khẩu lao động ở nước ngoài.

Số phận của người phụ nữ ấy - mẹ tôi, thật trắc trở, ra nước ngoài làm ăn được một năm thì mẹ tôi phát bệnh, bà cố gắng, duy trì, uống thuốc điều trị bên đấy, nhưng vì chi phí đắt đỏ, và không làm thêm được nữa bà đã về nước.

Đứa trẻ như tôi, từ bé đã xa mẹ, khi biết tin mẹ được về nước, lòng tôi vui xiết khôn tả. Tôi và chị gái ở nhà với ông bà nội, được ông bà chăm sóc tận tình. Những ngày biết mẹ sắp về rồi mà tôi thấy sao thời gian trôi lâu quá vậy, con bé cứ đếm từng ngày từng giờ trông ngóng, nó thật muốn có mẹ ở bên như bao người khác. Và rồi ngày ấy cũng đến, đi học buổi sáng về, lòng tôi nôn nao. Đến cổng, thấy xe máy, xe đạp đầy sân, tôi đoán mẹ đã về đến nhà. Tôi chạy đua với từng giây, tôi mong ngóng ngày này lâu lắm rồi, tôi vui lắm, tôi đã nghĩ sẽ chào mẹ thật to, cười thật tươi hỏi mẹ thật nhiều. Nhưng không, đứa trẻ ấy chạy sà vào ngay lòng mẹ, không chào hỏi bất kì ai. Nó khóc, nó khóc to, nó ôm mẹ nó khóc. Lúc đó tôi thấy hơi ấm của mẹ thật tuyệt, nó ấm áp, không còn khiến cho tôi thấy trống vắng nữa. Tôi cũng sợ mẹ đi xa nữa, nên tôi cứ ôm mẹ mãi mà sụt sùi. Mẹ ôm tôi thật lâu, tôi biết mẹ thương tôi nhiều lắm, bởi nó gầy gò, đen đen, sức khỏe yếu (do khi mang thai tôi mẹ lại phải chịu cú sốc mất chồng, sức khỏe không được tốt nên từ bé đến lớn tôi vẫn gầy vậy). Niềm vui của tôi, mẹ và chị gái như hòa làm một, tình cảm ruột thịt mẹ con bao ngày xa cách. Tôi thật thích cái ôm của mẹ, cái vuốt tóc, xoa lưng vỗ về. Với tôi cả thế giới lúc đó là mẹ.

Vì ở nông thôn, người thân anh em họ hàng biết tin mẹ về, mọi người đến chơi, hỏi thăm mẹ. Mẹ vui lắm, bởi mẹ cũng nhớ tất cả mọi người. Nụ cười trên gương mặt người mẹ gầy gầy xương xương khiến tôi vừa thương, vừa yêu mẹ nhiều hơn. Tôi và mẹ đã trò chuyện rất nhiều trong buổi trưa đó, tôi líu lo không ngừng. Mẹ hỏi han sức khỏe, tình hình học tập, ở nhà với ông bà có ngoan không. Rồi mẹ kể những câu chuyện khi mẹ sống ở nước ngoài. Giọng mẹ ấm áp, thủ thỉ, ngọt ngào. Tôi có thể cảm nhận ánh mắt của mẹ yêu thương đến nhường nào. Cả ngày hôm đó tôi cứ dính mẹ không ngừng. Tôi nhớ lắm lúc mẹ nấu cơm, mẹ nấu món ăn mà tôi thích nhất - món thịt kho tàu. Nhìn từng cử chỉ, cách mẹ nấu, mẹ nói cho tôi biết làm thế nào để cô đường cho đẹp, cho gia vị ra sao. Mẹ chọc cho tôi cười, bởi tôi biết mẹ chỉ cần chị em tôi vui, khỏe mạnh và hạnh phúc thì lòng mẹ cũng vui, hạnh phúc. Tối đến, hai chị em nằm cạnh mẹ, được mẹ kể chuyện cổ tích cho nghe, rồi mẹ hát ru cho ngủ. Cảm giác sau hai năm, giọng hát ấy vẫn ngọt ngào, êm nhẹ, dễ đưa vào giấc ngủ. Đó là một ngày hạnh phúc biết bao!

Ngày mẹ về nhà sau hai năm đã cho tôi một nguồn động lực rất lớn. Tôi an tâm hơn, tôi tự tin hơn khi có mẹ ở bên. Tôi sẽ luôn có mẹ đi họp phụ huynh, được mẹ đưa đi tham gia cuộc thi lớn như các bạn khác. Mẹ đã dành cả cuộc đời dành cả thanh xuân của mình để chăm lo cho hai người con mà không một lời than vãn. Mẹ chỉ cần các con khỏe mạnh làm, người tốt là mẹ vui. Tôi cũng vậy, sẽ học tập thật tốt, và làm một đứa con ngoan của mẹ, sẽ luôn làm cho mẹ vui, không để mẹ lo lắng. Tôi yêu mẹ nhiều lắm, và tôi luôn thủ thỉ với mẹ một câu rằng: "Mẹ ơi! Con yêu mẹ".

Kể 1 câu chuyện ngắn về sự khoan dung của Bác Hồ 

Tấm lòng khoan dung của Hồ Chí Minh không những đối với đồng bào trong nước, với người Việt Nam mà còn đối với cả kẻ thù. Đối với những người ngã xuống vì chiến tranh, Người thương xót cho sự hy sinh của chiến sĩ mình bao nhiêu thì cũng ngậm ngùi bấy nhiêu trước mất mát của những người đi xâm lược đã tử trận, bởi Người luôn quan niệm một điều rằng máu của người Việt Nam hay máu người Pháp cũng đỏ như nhau.

Trong một bài viết, Người đã xót xa, ngậm ngùi: “Tôi nghiêng mình trước anh hồn những chiến sĩ và đồng bào Việt Nam, đã vì Tổ quốc mà hy sinh tính mệnh. Tôi cũng ngậm ngùi thương xót cho những người Pháp đã tử vong. Than ôi,  trước lòng bác ái, thì máu Pháp hay máu Việt cùng đều là máu, người Pháp hay người Việt cùng đều là người”.Bởi vậy, Người luôn tỏ lòng thân ái, bao dung, độ lượng và chủ trương khoan hồng đối với tù binh chiến tranh. Nhân dịp Giáng sinh năm 1950, Người gửi thư cho tù binh Pháp với lời nhắn nhủ: “Nhân dân Việt Nam xem các bạn như những người bạn và tìm mọi cách để cuộc sống các bạn được tốt hơn”. Sau này, đối với tù binh Mỹ, người Việt Nam cũng đã đối xử với họ rất nhân đạo mà bộ phim Những tù binh Mỹ tại nhà tù Hỏa Lò Hilton của một đạo diễn người Pháp đã lột tả đầy đủ. Ngay cả đối với nước Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chủ trương xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp. Trong kháng chiến chống Mỹ, khi Mỹ thất bại và phải ngồi vào bàn đàm phán, Người đã có căn dặn: “Mỹ là nước lớn đứng đầu thế giới tư bản, buộc phải ngồi đàm phán, thương lượng đã là thất bại rồi, vì thế Bác yêu cầu là không được làm Mỹ mất mặt. Phải tế nhị, khéo léo, lúc cương, lúc nhu thì mới gọi là đàm phán hòa bình, mới đạt kết quả”…Trong bài phát biểu tại hội thảo kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội, Tiến sĩ Ahmed, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đại diện đặc biệt của Tổng giám đốc UNESCO, đã phát biểu: “Trong lịch sử có rất ít nhân vật đã trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay từ khi còn sống, Hồ Chí Minh là một người trong số đó, Người sẽ được ghi nhớ không chỉ đã giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một hy vọng và viễn cảnh mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng trên trái đất này”. Lòng khoan dung Hồ Chí Minh đã trở thành biểu tượng của truyền thống hòa bình, hòa hiếu, hữu nghị của Việt Nam.
16 tháng 12 2018

mình ko biết

14 tháng 5 2019

Em so với các bạn cùng học, cùng trang lứa thì hoàn cảnh của em có khác hơn. Sự khác hơn đó là em không có cha, mà chỉ có mẹ. Từ khi lọt lòng mẹ cho đến nay không biết ai là cha mình. Em chưa một lần gọi tiếng cha thiêng liêng đó. Đã nhiều lần em hỏi mẹ em nhưng chỉ được mẹ trả lời qua quýt. Em buồn lắm. Nhưng sống trog tình cảnh đó, em được yêu thương, chăm sóc hết mình. Em được đi học, được ăn ngon mặc đẹp, được mẹ khuyên dạy những điều hay lẽ phải. Lúc nào mẹ cũng lo lắng cho sức khỏe của em. Mẹ thường nói: "Có sức khỏe mới học giỏi được". Rồi mẹ còn dặn em: "Phải chăm ngoan, lễ phép với thầy cô giáo, các bác, các chú. Với bạn thì con luôn nhớ thân thiện, chân tình".

Cứ như thế, em lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ. Càng lớn lên em lại càng thương mẹ nhiều hơn vì mẹ vất vả làm lụng nuôi em ăn học. Em cố gắng học thật giỏi, thật ngoan để mẹ em vui lòng. Em nghĩ như thế và em sẽ làm được điều đó để bù vào khoảng trống cuộc đời của mẹ và của em.

Ngày ấy, khi tôi còn học tiểu học, câu hỏi đầu tiên hiện ra trong đầu kể từ khi tôi biết cảm nhận về cuộc sống, đó là: “Tại sao bố mẹ lại cãi nhau?”. Kí ức về tuổi thơ của tôi không phải màu hồng như các bạn cùng trang lứa. Đó là những lần cãi vã, những trận đòn roi mà bố dành cho mẹ. Mỗi lần tôi hỏi, thì: “Bố mẹ chỉ tranh luận chút thôi, không có gì đâu” là câu nói mà tôi phải nghe đến phát chán. Đồng ý là tranh luận, nhưng có nhất thiết phải to tiếng với nhau đến vậy? Rồi có nhất thiết mẹ phải bỏ về bà ngoại? Có những đêm đang ngủ, đùng đùng bố bỏ ra ngoài rồi đóng cửa đánh…sầm. Và tôi hiểu bố mẹ lại vừa… “tranh luận thôi”. Lúc ấy tôi chỉ nghĩ được rằng, rồi ngày mai sẽ không có ai lo bữa sáng cho tôi, cũng chẳng ai quan tâm tôi đi học lúc nào…


Còn nhớ, có lần bố đuổi đánh mẹ chạy khắp xóm. Lúc ấy tôi chỉ biết co rúm vào góc nhà như chú gà con tránh bão. Rồi mấy hôm ấy mẹ sợ không về nhà. Tôi biết mẹ đã về bà ngoại, vừa yên tâm lại vừa lo lắng, không biết mẹ ra sao. Không dám ra khỏi nhà vì bố cấm, nhưng thật ra là tôi xấu hổ với mọi người. Mỗi lần sang nhà các bạn cùng lớp chơi, tôi lại ghen tỵ với chúng. Rồi những câu hỏi cứ thế hiện lên trong đầu. Tôi không hiểu sao bố mẹ chúng bạn lại sống vui vẻ đến vậy? Tại sao chúng bạn lại được sinh ra trong gia đình hạnh phúc như thế?... Bố mẹ thường bảo “việc của con bây giờ là phải học cho thật tốt, còn những việc khác con không phải bận tâm”. Nhưng không bận tâm làm sao được khi mà hàng ngày phải chứng kiến những điều ấy?

Tôi đã tìm đọc rất nhiều sách, nhưng không phải những cuốn sách phục vụ cho việc học như bố mẹ mong muốn, mà đó là những cuốn sách gia đình. Có lẽ chúng được xuất bản ra không phải để dành cho lứa tuổi của tôi, nhưng tôi vẫn đọc để tìm lời khuyên cho mình và chỉ thấy người ta nói về trách nhiệm của bố mẹ. Không ai cho tôi biết mình phải làm gì? Mà có lẽ tôi cũng chẳng thể làm được gì ngoài việc im lặng…


Những cuộc cãi vã của bố mẹ cứ thế diễn ra triền miên ngày này qua tháng khác. Tôi câm lặng sống và cảm thấy ngột ngạt ngay chính trong gia đình của mình. Cho đến một ngày, sau trận cãi vã rất lớn phải ra tòa; tôi không hiểu bố mẹ và ông bà đã nói chuyện gì với nhau, nhưng cuối cùng bố mẹ đã quyết định tiếp tục sống chung với 2 chữ “trách nhiệm”, bằng cách: mỗi người tự biết nhẫn nhịn!

Rồi những ngày tiếp theo đó, tôi không còn phải nghe tiếng cãi vã, thay vào đó là sự tĩnh lặng đến phát sợ. Những bữa cơm không có tiếng nói, cười; không có hơi ấm của một gia đình mặc dù có đầy đủ các thành viên. Tôi tự hỏi, sao cũng là cơm, canh mẹ nấu, giờ đây tôi cứ thấy thiếu thiếu vị gì đó. Tôi lơ mơ nhận ra hình như đó là “vị ngọt” của tỉnh yêu gia đình…


Cứ như vậy cho đến một ngày cuối năm cấp III, tôi vô tình nghe được cuộc cãi vã của bố mẹ trong một lần tan học sớm. Tôi đã sốc, khi nhận ra rằng, thực tế mình nhìn thấy thời gian vừa qua chỉ là vỏ bọc. Thật ra, những cơn sóng trái chiều giữa bố và mẹ chưa bao giờ dừng mà ngày càng nguy hiểm hơn, “sóng ngầm!”. Tôi sụp đổ và đã thi trượt tốt nghiệp trước sự ngỡ ngàng của thầy cô, bạn bè, trong đó có cả những lời trách móc từ bố mẹ: “Có mỗi việc lo ăn với học thôi mà cũng không xong, con làm bố mẹ thất vọng quá!”


Không tìm được sự cảm thông, chia sẻ từ bất cứ ai, tôi đã muốn giải thoát cho mình. Đứng trước sự sống và cái chết, tôi mới thấy hết giá trị của cuộc sống và bà ngoại là người giúp tôi nhận ra điều đó. Bà nói: “Bố mẹ đã sinh ra con và cho con một cuộc đời, con phải tự có trách nhiệm với cuộc đời ấy. Trong suốt chặng đường đi, có những nỗi đau, những lần vấp ngã, sẽ có những vết thương về thể xác rồi sẽ lành da, nhưng những vết thương lòng thì sẽ theo ta đến hết cuộc đời. Con phải chấp nhận như chấp nhận sống chung với những khiếm khuyết trên cơ thể mình. Dù thế nào, con vẫn hạnh phúc hơn nhiều đứa trẻ khác vì còn có một gia đình, có bố mẹ, ông bà và người thân…”. Hiểu ý bà, tôi đã lựa chon cách sống và con đường đi cho mình.


Sau 12 năm đèn sách, giờ đây tôi vinh dự khi đặt bước chân vào giảng đường đại học, những tưởng đã đủ lớn để nhìn nhận mọi việc đúng, sai ra sao. Nhưng khi bắt đầu bước ra ngoài xã hội, đứng trước ngã ba của cuộc đời, giữa những sự lựa chọn mang tính quyết định là lúc tôi nhận ra, hơn bao giờ hết tôi cần có “bàn tay” yêu thương của bố mẹ… Xin bố mẹ, và tất cả những người đã và đang làm bố, làm mẹ, hãy lắng nghe suy nghĩ, tâm tư của con trẻ: “Gia đình không phải là một công thức hóa học, không phải cứ có một mái nhà đủ đầy, có bố, có mẹ là sẽ có hạnh phúc. Hãy cho con một gia đình đúng nghĩa với những giá trị thật sự của “hạnh phúc gia đình”.

28 tháng 10 2019

Ngày ấy, khi tôi còn học tiểu học, câu hỏi đầu tiên hiện ra trong đầu kể từ khi tôi biết cảm nhận về cuộc sống, đó là: “Tại sao bố mẹ lại cãi nhau?”. Kí ức về tuổi thơ của tôi không phải màu hồng như các bạn cùng trang lứa. Đó là những lần cãi vã, những trận đòn roi mà bố dành cho mẹ. Mỗi lần tôi hỏi, thì: “Bố mẹ chỉ tranh luận chút thôi, không có gì đâu” là câu nói mà tôi phải nghe đến phát chán. Đồng ý là tranh luận, nhưng có nhất thiết phải to tiếng với nhau đến vậy? Rồi có nhất thiết mẹ phải bỏ về bà ngoại? Có những đêm đang ngủ, đùng đùng bố bỏ ra ngoài rồi đóng cửa đánh…sầm. Và tôi hiểu bố mẹ lại vừa… “tranh luận thôi”. Lúc ấy tôi chỉ nghĩ được rằng, rồi ngày mai sẽ không có ai lo bữa sáng cho tôi, cũng chẳng ai quan tâm tôi đi học lúc nào…


Còn nhớ, có lần bố đuổi đánh mẹ chạy khắp xóm. Lúc ấy tôi chỉ biết co rúm vào góc nhà như chú gà con tránh bão. Rồi mấy hôm ấy mẹ sợ không về nhà. Tôi biết mẹ đã về bà ngoại, vừa yên tâm lại vừa lo lắng, không biết mẹ ra sao. Không dám ra khỏi nhà vì bố cấm, nhưng thật ra là tôi xấu hổ với mọi người. Mỗi lần sang nhà các bạn cùng lớp chơi, tôi lại ghen tỵ với chúng. Rồi những câu hỏi cứ thế hiện lên trong đầu. Tôi không hiểu sao bố mẹ chúng bạn lại sống vui vẻ đến vậy? Tại sao chúng bạn lại được sinh ra trong gia đình hạnh phúc như thế?... Bố mẹ thường bảo “việc của con bây giờ là phải học cho thật tốt, còn những việc khác con không phải bận tâm”. Nhưng không bận tâm làm sao được khi mà hàng ngày phải chứng kiến những điều ấy?


Tôi đã tìm đọc rất nhiều sách, nhưng không phải những cuốn sách phục vụ cho việc học như bố mẹ mong muốn, mà đó là những cuốn sách gia đình. Có lẽ chúng được xuất bản ra không phải để dành cho lứa tuổi của tôi, nhưng tôi vẫn đọc để tìm lời khuyên cho mình và chỉ thấy người ta nói về trách nhiệm của bố mẹ. Không ai cho tôi biết mình phải làm gì? Mà có lẽ tôi cũng chẳng thể làm được gì ngoài việc im lặng…


Những cuộc cãi vã của bố mẹ cứ thế diễn ra triền miên ngày này qua tháng khác. Tôi câm lặng sống và cảm thấy ngột ngạt ngay chính trong gia đình của mình. Cho đến một ngày, sau trận cãi vã rất lớn phải ra tòa; tôi không hiểu bố mẹ và ông bà đã nói chuyện gì với nhau, nhưng cuối cùng bố mẹ đã quyết định tiếp tục sống chung với 2 chữ “trách nhiệm”, bằng cách: mỗi người tự biết nhẫn nhịn!

Rồi những ngày tiếp theo đó, tôi không còn phải nghe tiếng cãi vã, thay vào đó là sự tĩnh lặng đến phát sợ. Những bữa cơm không có tiếng nói, cười; không có hơi ấm của một gia đình mặc dù có đầy đủ các thành viên. Tôi tự hỏi, sao cũng là cơm, canh mẹ nấu, giờ đây tôi cứ thấy thiếu thiếu vị gì đó. Tôi lơ mơ nhận ra hình như đó là “vị ngọt” của tỉnh yêu gia đình…


Cứ như vậy cho đến một ngày cuối năm cấp III, tôi vô tình nghe được cuộc cãi vã của bố mẹ trong một lần tan học sớm. Tôi đã sốc, khi nhận ra rằng, thực tế mình nhìn thấy thời gian vừa qua chỉ là vỏ bọc. Thật ra, những cơn sóng trái chiều giữa bố và mẹ chưa bao giờ dừng mà ngày càng nguy hiểm hơn, “sóng ngầm!”. Tôi sụp đổ và đã thi trượt tốt nghiệp trước sự ngỡ ngàng của thầy cô, bạn bè, trong đó có cả những lời trách móc từ bố mẹ: “Có mỗi việc lo ăn với học thôi mà cũng không xong, con làm bố mẹ thất vọng quá!”


Không tìm được sự cảm thông, chia sẻ từ bất cứ ai, tôi đã muốn giải thoát cho mình. Đứng trước sự sống và cái chết, tôi mới thấy hết giá trị của cuộc sống và bà ngoại là người giúp tôi nhận ra điều đó. Bà nói: “Bố mẹ đã sinh ra con và cho con một cuộc đời, con phải tự có trách nhiệm với cuộc đời ấy. Trong suốt chặng đường đi, có những nỗi đau, những lần vấp ngã, sẽ có những vết thương về thể xác rồi sẽ lành da, nhưng những vết thương lòng thì sẽ theo ta đến hết cuộc đời. Con phải chấp nhận như chấp nhận sống chung với những khiếm khuyết trên cơ thể mình. Dù thế nào, con vẫn hạnh phúc hơn nhiều đứa trẻ khác vì còn có một gia đình, có bố mẹ, ông bà và người thân…”. Hiểu ý bà, tôi đã lựa chon cách sống và con đường đi cho mình.


Sau 12 năm đèn sách, giờ đây tôi vinh dự khi đặt bước chân vào giảng đường đại học, những tưởng đã đủ lớn để nhìn nhận mọi việc đúng, sai ra sao. Nhưng khi bắt đầu bước ra ngoài xã hội, đứng trước ngã ba của cuộc đời, giữa những sự lựa chọn mang tính quyết định là lúc tôi nhận ra, hơn bao giờ hết tôi cần có “bàn tay” yêu thương của bố mẹ… Xin bố mẹ, và tất cả những người đã và đang làm bố, làm mẹ, hãy lắng nghe suy nghĩ, tâm tư của con trẻ: “Gia đình không phải là một công thức hóa học, không phải cứ có một mái nhà đủ đầy, có bố, có mẹ là sẽ có hạnh phúc. Hãy cho con một gia đình đúng nghĩa với những giá trị thật sự của “hạnh phúc gia đình”.

chúc bn chọn bài thích hợp nha

2 tháng 5 2018

 Bài làm  

Một người đàn ông dừng lại ở cửa tiệm bán hoa để đặt hoa tặng mẹ của mình. Mẹ của ông ở xa cách đây hơn 200 dặm và ông sẽ nhờ cửa tiệm giao hoa đến tận tay cho bà. Khi ông bước ra khỏi xe, ông đột nhiên chú ý đến một cô gái trẻ đang khóc thút thít bên lề đường. Ông hỏi cô gái có sao không, cô trả lời, “Cháu muốn mua hoa hồng tặng mẹ. Nhưng cháu chỉ có 75 cent nhưng hoa hồng thì đến 2 dollar.

Người đàn ông mỉm cười và nói, “Đi với chú. Chú sẽ mua cho cháu một bông hồng.” Ông mua cho cô bé hoa hồng như đã hứa và đặt hoa giao đến tận nhà mẹ mình. Khi họ rời khỏi, ông ngỏ ý chở cô bé về nhà. Cô bé đồng ý để ông chở đến chỗ mẹ của mình. Cô chỉ cho ông đến một nơi vắng vẻ, phải đến khi dừng xe lại người đàn ông mới nhận ra đó là một nghĩa trang. Và cô gái đã đặt bông hoa ấy lên một ngôi mộ sạch sẽ.

Người đàn ông trở về cửa tiệm hoa, hủy gói giao hoa và ông ta đã mua hẳn một bó hoa to, lái xe đến thẳng nhà của mẹ mình, ngôi nhà cách nơi đấy hơn hai trăm dặm đường đi nhưng cuộc gặp gỡ cô gái đã cho ông hiểu rằng, nếu hôm nay ông không đến, có khi ngày mai ông sẽ chẳng còn cơ hội để đến nữa.

 Cuộc đời rất ngắn ngủi bạn ạ. Hãy dành nhiều thời gian để yêu thương và quan tâm đến những người mà bạn quý mến. Hãy tận hưởng những khoảnh khắc với họ trước khi mọi chuyện đã quá muộn màng. Không có thứ gì trên đời quan trọng hơn gia đình cả, bạn nhé.

2 tháng 5 2018

Giáo dục là phạm trù vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người, và sự nghiệp giáo dục là một trọng trách lớn lao. Tuy nhiên, đó không phải chỉ là trách nhiệm của nhà trường, mà đó còn là trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội. Bạn không thể nghĩ là cứ đưa trẻ tới trường, để trẻ ở trường, và phó thác tất cả trách nhiệm cho thầy cô là có thể tạo nên một con ngoan trò giỏi. Chúng tôi muốn chia sẻ đến mọi người câu chuyện dưới đây, là tâm sự của một giáo viên tiểu học, để mọi bậc phụ huynh có thể nhìn nhận lại vai trò của mình đối với sự hình thành tâm lý của trẻ thơ.

Giáo dục luôn đóng vai trò thiết yếu trong quá trình phát triển của một con người, tuy nhiên, đó lại là một chặng đường dài khó khăn đòi hỏi sự kiên trì và lòng tận tâm. Trẻ em như trang giấy trắng, nếu không được định hướng đúng đắn, các em dễ sa vào lối sống và suy nghĩ tiêu cực, lệch lạc. Mỗi lần đối diện với những trường hợp đó, tôi đều không khỏi cảm thấy đau lòng, vì vậy bản thân tôi đã luôn cố gắng hết sức tìm cách giúp đỡ các em. Và cũng chính mỗi lần giúp đỡ các em, tôi lại tự rút ra được những bài học quý giá cho riêng mình. Trong tất cả những câu chuyện mà tôi đã từng trải qua, đọng lại trong lòng tôi nhiều trăn trở và hạnh phúc nhất vẫn là câu chuyện về cậu học trò Duy Phương, một học sinh cá biệt sau thời gian nỗ lực thay đổi đã trở thành con ngoan trò giỏi và vươn lên học tập tốt trong lớp chủ nhiệm của tôi.

Những ngày đầu gặp Duy Phương, ấn tượng ghi lại trong tôi là hình ảnh cậu học trò nhỏ con, gầy nhom nhưng lại vô cùng ngổ ngáo. Duy Phương mặc chiếc áo sơ mi đã ngả màu, áo quần luộm thuộm, chân đi đôi dép sứt quai loẹt xoẹt, mặt mũi lúc nào cũng đầy những vết lem luốc, tay chân đen nhẻm. Đặc biệt, Duy Phương thường bày trò quậy phá và liên tục gây gỗ đánh nhau trong lớp khiến các bạn đều ngại tiếp xúc, và chính bản thân Phương cũng không thích tiếp xúc với các bạn. Không những thế, mỗi giờ trả bài hay kiểm tra em đều không thuộc, tập vở thì quên trước quên sau, giáo viên khó mà giữ tập trung được cho tiết học vì em còn hay làm việc riêng trong lớp.

Tình trạng tiêu cực cứ thế kéo dài, cho đến một hôm, Phương đã xô xát với một bạn nữ chỉ vì bạn ấy đã cầm nhầm sách của em. Lúc ấy, tôi thật sự rất bức xúc, tôi không thể nào khoanh tay đứng nhìn học sinh của tôi có lối cư xử như thế mãi được, tôi nhất định phải kỷ luật em thật nghiêm. Nghĩ bụng vậy, ngày hôm sau, tôi đến tận nhà Phương để được gặp trực tiếp bố mẹ em, với hi vọng có thể cùng nhau tìm ra hướng giải quyết vấn đề…

Trước mắt tôi hiện ra một con hẻm nhỏ quanh co, sâu hút vào trong, xa xa phía cuối đường là một căn nhà nhỏ lúp xúp. Bước xuống xe, tôi ngờ ngợ tiến lại gõ cửa. “Xoảng”, tiếng chén vỡ từ phía sau nhà làm tôi giật thót, tiếp đó là tiếng chửi rủa của một người đàn ông trung niên, chuyện gì đang xảy ra? Tôi chưa kịp định thần thì thấy có bóng người từ trong nhà bước lại gần, là Phương. Hé cánh cửa gỗ, Phương đưa ánh mắt nâu còn ngân ngấn nước nhìn tôi, lần đầu tiên tôi mới nhìn sâu vào đôi mắt màu nâu sẫm ấy, mới cảm nhận được thăm thẳm trong đó biết bao nhiêu là nỗi niềm. Ánh mắt em lúc này không phải là ánh mắt nghịch ngợm như mọi ngày, cũng không phải là ánh mắt hồn nhiên vô tư của trẻ con, mà đó là ánh mắt chứa đầy tuyệt vọng, ánh mắt như cầu cứu, ánh mắt làm cho người ta ngay lập tức muốn nắm lấy tay em, bước vào cảm nhận câu chuyện nhỏ của riêng em… Bỗng nhiên em chạy đến ghì chặt lấy tôi, run rẫy, rồi khóc tức tưởi, tưởng chừng như chỉ cần một chút chịu đựng nữa thôi, là cậu bé ấy sẽ vỡ oà lên mất. Khoảnh khắc đó cho tới bây giờ tôi vẫn không thể nào quên được.

Suốt những ngày sau đó, tôi đã trăn trở mãi. Tôi quyết tâm ra sức tìm hiểu về gia đình Phương và biết được một sự thật đau lòng. Từ ngày mẹ Phương mất, bố Phương trở thành gã nghiện rượu, suốt ngày chỉ biết đắm mình trong cơn say. Mỗi lần như vậy, ông lại lôi Phương ra chửi rủa, có khi còn đánh đập em khiến hàng xóm phải chạy qua can ngăn. Cứ thế, Phương từ nhỏ sống thiếu thốn tình cảm gia đình ấm áp, thiếu thốn bàn tay mẹ chăm sóc những bữa cơm, những manh áo, càng không được dạy bảo đúng mực hay quan tâm chuyện học hành. Lẩn quẩn trong tâm trí tôi là hình ảnh cậu bé 9 tuổi nhưng lại phải chịu đựng nỗi đau của một người trưởng thành, nó buộc em phải gồng mình lên, phải gai góc hơn so với cái tuổi mà đáng ra em sẽ được đón nhận những điều tốt đẹp. Hơn thế nữa, tôi chợt nhận ra, cách cư xử hung hăng của em trên lớp, tính ngổ ngáo, lầm lì chính là do chịu sự ảnh hưởng từ hoàn cảnh gia đình. Trẻ em như trang giấy trắng, người lớn viết gì vào thì nó sẽ giữ lại chính điều vừa viết lên ấy. Thử nghĩ mà xem, một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học mà mỗi ngày lại phải chịu đựng những lời chửi rủa, những trận đòn roi thì làm sao có thể phát triển lành mạnh được như bao đứa trẻ khác? Lúc này đây, tôi không còn cảm thấy tức giận trước những hành động của em nữa, mà ngược lại càng thấy thương em hơn, mong muốn bảo vệ cho em nhiều hơn…

Tôi bắt đầu bằng việc tìm cách thay đổi môi trường sống của em. Qua tìm hiểu, biết được bà ngoại Phương ở gần khu nhà tôi, tôi liền tìm đến nói chuyện mong bà nắm được tình hình hiện tại của cháu. Thật may mắn là sau khi biết chuyện, bà Phương đã quyết định đến ở với bố con Phương, vừa để động viên tinh thần bố Phương, vừa để chăm sóc dạy bảo Phương, còn tôi tự nhủ sẽ giúp Phương tập trung học hành và giáo dục tư tưởng cho em.

Bởi thế, mỗi ngày, tôi luôn tích cực quan tâm và nhắc nhở em rằng học hành là một trong những điều quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Bên cạnh những giờ lên lớp, tôi thường xuyên ghé nhà em để hướng dẫn em cách học, giải đáp những bài toán khó, những chỗ em còn khúc mắc không hiểu bài. Ban đầu, Phương còn rụt rè, e dè và có phần lẩn tránh tôi. Hơn ai hết, tôi hiểu việc thay đổi và giáo dục một con người không phải là chuyện của một sớm một chiều, mà nó là cả một quá trình kiên trì và cố gắng, nhưng tôi biết chắc rằng bản thân nhất định sẽ không nản lòng.

Mỗi ngày, tôi lại tâm sự với Phương nhiều hơn một chút, tôi đến gần hơn với đời sống nội tâm của em, tôi chia sẻ với em về vấn đề học tập, hay gần gũi hơn là những câu chuyện ngây ngô của tuổi thiếu nhi. Mỗi ngày, Phương cũng lại mở lòng với tôi hơn một chút, em kể cho tôi nghe về những kỷ niệm vui, những giờ ra chơi, về người bạn em vừa làm quen được ở trường. “Mưa dầm thấm lâu”, dần dần, tôi đã có thể là một người em tin tưởng, điều đó khiến tôi vô cùng hạnh phúc, nó cũng khiến việc dạy bảo em học hành trở nên dễ dàng hơn.

Từ ngày bà về ở với bố con Phương, cuộc sống của em cũng phần nào trở nên vui vẻ hơn, ngoại hình được gọn gàng hơn, tâm tính cũng có phần hòa đồng, lễ độ hơn. Sau một thời gian tiếp xúc và kèm học liên tục, Phương đã hình thành được tâm lý chú trọng vào việc học, em chăm chỉ ôn bài, ra sức luyện tập, phấn đấu vươn lên đạt mục tiêu mà tôi và em đã cùng đặt ra là danh hiệu học sinh tiên tiến. Đặc biệt, tôi nhận ra Phương khá thông minh, trí nhớ tốt, nhưng vì không được giáo dục tư tưởng về tầm quan trọng của việc học nên ngày trước Phương thờ ơ với kiến thức ở trường lớp. Bên cạnh đó, tôi mở đường cho Phương nghĩ về những ước mơ, chắp cánh cho Phương những ước mơ. Phương nói với tôi rằng ước mơ của em là trở thành một luật sư, bảo vệ công lý cho xã hội. Ước mơ đó thật đẹp, tôi mong nó sẽ là sự thật trong một tương lai không xa.

Và những công sức của chúng tôi đã được đền đáp xứng đáng, học kỳ này Phương đạt danh hiệu học sinh tiên tiến. Ngày nhận tấm bằng khen trên tay, Phương tíu tít khoe với tôi, môi nở nụ cười hồn nhiên, và tôi đã thấy ánh mắt nâu của em lại càng hồn nhiên hơn thế. Với một người giáo viên như tôi, thật sự không có gì hạnh phúc hơn khi được nhìn thấy học sinh của mình tiến bộ sau một quá trình dài cùng nhau nỗ lực, Phương làm tôi cảm thấy vô cùng hãnh diện và tự hào.

“Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, môi trường giáo dục là một vấn đề vô cùng quan trọng trong sự nghiệp “trăm năm trồng người”. Mỗi bậc phụ huynh chúng ta cần thiết phải tạo cho các em một tâm lý tích cực, một môi trường sống và không khí gia đình vui vẻ, đó chính là nền tảng để các em có thể phát triển nhân cách hoàn thiện. Hơn thế nữa, việc xác định được tầm quan trọng của việc học sẽ giúp các em có định hướng lối sống tích cực, đó là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Riêng với một giáo viên như tôi, những thành quả mà Phương có được ngày hôm nay chính là niềm tự hào và niềm hạnh phúc vô bờ bến.

Câu chuyện của Phương là một bài học cảnh tỉnh cho các bậc cha mẹ về giáo dục con cái, đồng thời cũng là tấm gương để nhà trường có sự quan tâm đúng mực hơn đối với học sinh.  “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”.

25 tháng 7 2018

ây táo nhà Gấu rất sai quả và ăn thì ngọt lừ.Sáng nào Gấu Con cũng đòi ăn táo, nhưng mẹ hái bao nhiêu Gấu Con cũng chê ít. Một hôm gấu mẹ hỏi:
Thế con muốn mẹ hái cho con bao nhiêu quả táo nào?
–    Dạ… Con muốn mẹ hái cho con thật nhiều ạ!
–    Thật nhiều là bao nhiêu chứ? Gấu Mẹ hỏi lại
–    Nhiều…là…là…
Mẹ Gấu cười nói:
–    Con của mẹ không biết đếm.Từ nay con phải học đếm đến bao nhiêu mẹ sẽ hái cho con chừng ấy quả táo nhé.
Gấu Con vâng lời và tìm đến nhà thầy Hươu để học đếm
Hôm đầu Gấu biết đếm đến “Một”, mẹ Gấu cho Gấu mỗi một quả táo.Thấy ít quá Gấu Con định đòi them nhưng nhớ lời mẹ dặn nên lại thôi và lẳng lặng ôm sách đi học.Hôm sau Gấu biết đếm đến “Hai” nên được mẹ cho hai quả táo.Nhưng, những ngày tiếp theo,cậu ta biết đếm đến “ Năm’, đến “Mười” nên được mẹ cho rất nhiều táo.Gấu Con rất khoái chí và càng chăm học hơn.
Năm mới đã đến. Mẹ Gấu muốn làm một bữa liên hoan, Gấu Con lanh chanh đòi đi chợ mua quà. Mẹ Gấu đưa tiền cho con rồi dặn:
– Con ra chợ mua hoa quả. Nhớ đếm cho đủ người trong nhà kẻo mua thiếu đấy.
Gấu Con “Vâng ạ” rồi đếm đi đếm lại từng người trong gia đình, xong mới xách giỏ đi chợ. Một lát sau, cậu ta khệ nệ bê giỏ về
Gấu Bố bảo.
–    Bây giờ, con hãy chia quà cho từng người đi.
Gấu Con chỉ chờ có thế, vội bưng đĩa hoa quả bằng hai tay mời bố, mẹ, mời cả hai em nhỏ. Ơ kìa, thế phần của Gấu Con đâu? Nhìn Gấu Con lúng túng, Gấu Mẹ cũng phì cười, rồi hỏi:
–    Con đếm như thế nào mà lại thiếu? Con đã đếm đi đếm lại từng người rồi mà – Gấu Mẹ bảo.
Gấu Con đếm lại: Mẹ là một, bố là hai, em trai là ba, em gái là bốn, đấy, đủ cả mà
Nghe Gấu Con nói cả nhà cười rộ lên. Gấu Bố bảo:
–    Con của bố đếm giỏi thật, đến nỗi quên cả mình cơ mà.
–    À…ra thế, Gấu Con gãi đầu xấu hổ.
Gấu Bố vui vẻ nói: Chia quà đủ cho mọi người mà chỉ quên phần mình thì con sẽ chẳng mất phần đâu.
Nói rồi, bố mẹ Gấu dồn hết kẹo, hoa quả vào chung một đĩa, mời cả nhà cùng ăn.

 Chuyện hay đúng ko:))

25 tháng 7 2018

Người mà tôi phải gọi là ba đã xuất hiện sau bao đêm dài tăm tối, nhưng trong tôi vẫn chẳng có chút cảm xúc nào với ông ấy.

Từ nhỏ tôi chỉ biết đến mẹ, tuổi thơ tôi là những ngày tháng sống trong căn nhà lạnh lẽo chỉ có hai người. Mẹ luôn đi sớm về muộn, nhiều khi mẹ còn chẳng về nhà nữa. Căn nhà mái ngói nhỏ luôn dột mỗi khi trời mưa, bóng điện ngoài hiên đã hỏng từ lâu mà chẳng có ai sửa chữa. Có lẽ mọi người thấy nó giống căn nhà của một gia đình vượt khó, nhưng thực sự nhà tôi không nghèo, ngôi nhà ấy chỉ là từ lâu thiếu đi sự quan tâm của người lớn, thiếu hơi ấm của một người đàn ông mà thôi.

Trong mắt mẹ dường như là không tồn tại. Bà chưa từng nhìn thẳng vào tôi, chưa từng âu yếm hay nói với tôi những lời dỗ dành ngon ngọt. Trong kí ức năm tháng tuổi thơ tôi luôn nhớ về mẹ với những câu đay nghiến, trì chiết và chửi rủa. Đôi khi tôi cảm thấy hận bà vô cùng. Bà ghét tôi đến vậy tại sao lại sinh ra tôi trên cõi đời này. Tôi hận bà cho tôi sự sống để rồi ruồng bỏ tôi như một nghiệp chướng. Tôi rất ghét, rất hận nhưng chưa từng nghĩ tới việc rời bỏ mẹ vì suy cho cùng bà vẫn là một người phụ nữ tội nghiệp. Nhiều khi đêm về tôi vẫn nghe thấy bà khóc rồi tự chửi mình mà thấy xót xa.

Bà chưa từng kể cho tôi về bố, cuộc sống của tôi không biết đến một người thân nào khác ngoài mẹ. Ngày trước khi học cấp 1 tôi vẫn luôn bị bạn bè cười trêu là đứa con hoang, mỗi lần như vậy tôi chỉ biết khóc mà chạy về nhà. Tôi đã từng hỏi mẹ về bố nhưng lần nào bà ấy cũng chỉ khóc mà gào lên “mày làm gì có bố”. Từng câu, từng chữ của bà đã luôn đi theo tôi suốt chặng đường tuổi thơ dài, nó cứ bám theo tôi đến cả giấc mơ, một sự thật mà tôi không bao giờ chấp nhận nổi.
Tôi hay xem phim trên tivi, có nhiều bộ phim về những đứa trẻ như tôi nhưng mẹ chúng hay nói rằng bố chúng chết rồi và… tôi cũng từng ước mẹ sẽ nói vậy chứ không phải câu “không có bố” kia. Tôi căm ghét cụm từ “con hoang” của lũ bạn, cũng ghét lời mắng chửi của mẹ, ghét ánh mắt diễu cợt , coi thường của bọn trẻ trong xóm. Ghét nhưng tôi vẫn cứ sống và lớn lên như vậy.

Lớn hơn một chút, tôi chẳng còn quan tâm về bố, cũng chẳng quan tâm tới mẹ nữa. Bà vẫn chỉ xuất hiện vào ban đêm và đóng tiền học cho tôi đúng kì, vậy là đủ. Tuy rằng căn nhà này có hai người sống nhưng về căn bản luôn chỉ có mình tôi. Nhiều khi tôi cũng từng rất nhớ một ông bố tưởng tượng, và cũng từng vẽ ra những hình ảnh về bố, rồi còn cả viết thư cho ông ấy nữa. Những bức thư đã đầy trong một hộp sắt đựng bánh nhưng bố thì chưa một lần xuất hiện.

Mỗi ngày, ngoài việc học thật giỏi tôi chẳng còn thú vui nào khác nên việc đỗ vào một trường chuyên không có gì là khó. Ngày đầu tiên bắt đầu đi học tôi đã rất yêu thích môi trường ấy. Ở đó không ai hỏi bố tôi là ai cả, cũng không ai hỏi tôi sống ở đâu hết, mỗi người nơi ấy chỉ nhìn tôi với ánh mắt ngưỡng mộ khi tôi học giỏi, và mọi người luôn cười với tôi khi tôi được thầy cô khen ngợi. Vào cấp ba, tôi thực sự quên hết bao chuyện không vui trước kia và chỉ sống như một cô học trò ngoan, một người bạn thân thiện. Không còn nghĩ về bố, không còn nghĩ về mẹ, không còn nghĩ mình đã sinh ra như thế nào.

Tôi từng ước thời gian cứ êm đềm trong sự lãng quên như vậy, nhưng có lẽ cuộc đời không bao giờ diễn ra như người ta muốn. Lần sinh nhật thứ 18 cũng là lần đầu tiên mẹ về sớm mua bánh, mua kẹo, mua những món ăn ngon. Khi ấy mẹ đã cười với tôi, lần đầu trong đời bà cười và nhìn tôi như vậy, thậm chí bà còn mua cho tôi một chiếc váy làm quà sinh nhật và cứ khen mãi tôi mặc đẹp.

Tất cả như thể trong mơ, giấc mơ mỗi đêm tôi đã từng thấy. Khi thức ăn bày xong xuôi trên bàn, mẹ cứ bắt tôi phải mặc bộ váy mới, và bà nói có mời thêm một vị khách. Ở nơi đây 18 năm rồi, tôi chưa từng biết đến một vị khách và điều này càng khiến tôi tò mò. Tôi hỏi nhưng mẹ chỉ cười.Tôi lạ lẫm, tôi khó hiểu chỉ biết nhìn mẹ rồi nhìn người đàn ông ấy. Cùng lúc ấy, mẹ nói với tôi “ Con chào bằng ba đi”.

Một tiếng “ba”, mẹ nói ra thật dễ dàng nhưng nó lại khiến tai tôi ù đi, mọi thứ ong ong trong đầu, không còn suy nghĩ nổi những gì mẹ vừa nói. 18 năm, khoảng thời gian dài đến vậy mà lần đầu tiên mẹ nói với tôi về ba, người đàn ông lịch thiệp kia tiến lại gần vuốt lên mái tóc dài của tôi rồi nói với mẹ “con gái chúng ta lớn quá rồi”.

Thật nực cười, tôi thấy nực cười và giả dối vô cùng trước sự xuất hiện ấy, trước những lời nói ấy. Sau đó, tới vài tháng sau, tôi vẫn chưa từng gọi ông ấy là “ba”. Chúng tôi đã rời khỏi căn nhà nhỏ cũ kỹ và đến một nơi sang trọng hơn rất nhiều. Mẹ cũng chẳng còn đi sớm về muộn mà luôn ở nhà nấu cơm, làm việc nội trợ như bao người phụ nữ khác. Lúc này đây tôi vẫn chưa thể hiểu nổi điều gì đang diễn ra. Mọi thứ thật sự quá nhanh, 18 năm sống cùng bóng tối của chiếc đèn hiên đã hỏng, tôi chưa từng nghĩ những ngày tháng này dù chỉ trong mơ.

Giây phút này đây, ngồi viết ra những dòng tâm sự tôi vẫn hoang mang, lạ lẫm với cuộc sống trước mắt. Tôi không biết mình có nên gọi người đàn ông kia là “bố” không nữa. Tôi hận người đàn ông đã sinh ra tôi và bỏ mặc. Con đường tiếp theo, tôi sẽ phải làm gì đây? Người mà tôi phải gọi là ba đã xuất hiện sau bao đêm dài tăm tối, nhưng trong tôi vẫn chẳng có chút cảm xúc nào với ông ấy. Tôi có nên rời bỏ gia đình này không? Thực sự tôi không có cảm giác đây là một gia đình, các bạn ạ…