K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 11 2018

nhanh nha .ai dung va nhanh nhat minh k cho

1, Từ láy , từ ghép , đại từ ( Khái niệm , phân loại , ngôi của đại từ )2, Đặt 2 câu có sử dụng từ Hán ViệtĐặt 2 câu có sử dụng từ đồng âmĐặt 2 câu có sử dụng từ trái nghĩaĐặt 2 câu có sử dụng từ đồng nghĩa3, a, Chỉ ra các lỗi sai của bản than khi sử dụng quan hệ từ và nêu cách khắc phụcb, Chỉ ra lỗi sai và cách sửa các quan hệ từ trong câu- Chúng em luôn tranh thủ thời...
Đọc tiếp

1, Từ láy , từ ghép , đại từ ( Khái niệm , phân loại , ngôi của đại từ )

2, Đặt 2 câu có sử dụng từ Hán Việt

Đặt 2 câu có sử dụng từ đồng âm

Đặt 2 câu có sử dụng từ trái nghĩa

Đặt 2 câu có sử dụng từ đồng nghĩa

3, a, Chỉ ra các lỗi sai của bản than khi sử dụng quan hệ từ và nêu cách khắc phục

b, Chỉ ra lỗi sai và cách sửa các quan hệ từ trong câu

- Chúng em luôn tranh thủ thời gian để học tập

- Qua phong trao thi đua Hai tốt cho thấy được sự cố gắng của thầy cô giáo và các bạn học sinh trên cả nước

- Bạn ấy có thể giúp em học môn Toán để bạn đấy học giỏi

- Nếu chúng ta không biết cách học nên chúng ta không tiến bộ

4, a, Viết một đoạn văn từ 8-10 câu về chủ đề học tập . Trong đó có sử dụng một cặp từ trái nghĩa , một cặp từ đồng âm và gạch chân dưới các cặp từ đó

b, Viết một đoạn văn từ 8-10 câu về chủ đề quê hương . Trong đó có sử dụng một cặp từ đồng âm , một cặp từ Hán Việt và gạch chân dưới các cặp từ đó

c, Viết một đoạn văn từ 8-10 câu về chủ đề tự chọn . Trong đó có sử dụng từ một cặp từ đồng âm , một cặp từ Hán Việt , từ trái nghĩa , từ đồng nghĩa và gạch chân dưới các cặp từ đó

3
19 tháng 11 2016

1) Khái niệm: Từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

Từ láy:

là từ đc tạo bởi các tiếng giống nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau. Trong các tiếng đó có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều không có nghĩa

Có ba loại từ láy: từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận, Láy mà âm điệu

– Từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại với nhau hoàn toàn; nhưng có một số trường hợp tiếng trước biển đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra sự hài hòa về âm thanh) Ví dụ: thăm thẳm, thoang thoảng…

-Từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần Ví dụ: liêu xiêu, mếu máo… => Từ láy có sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ, sắc thái nhấn mạnh

– Láy mà âm điệu na ná hoặc như nhau đều được: lóng lánh, long lanh hoặc long lanh lóng lánh đều được

Đại từ:

Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất, ... được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi

 

19 tháng 11 2016

2)

Hán Việt:

Từ đâu đó có tiếng đàn vi-ô-lông nhẹ nhàng từ từ bay theo những ngọn gió.

Hân là một cô bạn rất dễ thương. ( Hân ở đây giữ chức vụ danh từ và từ Hán việt )

 

8 tháng 11 2021

địt mẹ đéo ai giúp luôn :))

 

18 tháng 12 2018

Danh từ là những từ chỉ người, sinh vật, sự vật, sự việc, khái niệm, hiện tượng,...

Phân loại- DT chỉ khái niệmĐạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,…

- DT chỉ đơn vị: Ông, vị (vị giám đốc),  ( Tấm), cái, bức, tấm,…; mét, lít, ki-lô-gam,…; nắm, mớ, đàn,…'''

Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết, người ta phân chia thành hai loại: DT riêng và DT chung.

Danh từ riêng: là tên riêng của một sự vật (tên người, tên địa phương, tên địa danh,..) (như: Phú Quốc, Hà Nội, Lê Thánh Tông, Vĩnh Yên,...)

Danh từ chung: là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật). DT chung có thể chia thành hai loại:

+ DT cụ thể: là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió, mưa,…).

+ DT trừu tượng: là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan (cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,.… )

DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.

+ DT chỉ hiện tượng:

Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như: mưa, nắngsấm, chớp, động đất,… và hiện tượng xã hội như: chiến tranh, đói nghèo, áp bức,… danh từ chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên (cơn mưaánh nắng, tia chớp,…) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,…)

+ DT chỉ khái niệm:

Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng (DT trừu tượng, đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể, mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như: tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ, cuộc sống, ý thức, tinh thần, mục đích, phương châm, chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,… Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hóa”, cụ thể hóa được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,…

+ DT chỉ đơn vị :

Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa, vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau:

- DT chỉ đơn vị tự nhiên : Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ: con, cái, chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm, bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn, sợi,…

- DT chỉ đơn vị chính xác : Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,…VD: lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,…

- DT chỉ đơn vị ước chừng : Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, tổ hợp. Đó là các từ: bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,dãy, bó, những , nhóm,...

- DT chỉ đơn vị thời gian:Các từ như: giây, phút, giờ, tuần, tháng,mùa vụ, buổi,…

- DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chức: xóm, thôn, xã, huyện, nước, nhóm, tổ, lớp, trường, tiểu đội, ban, ngành,…

18 tháng 12 2018

Động từ là từ (thành phần câu) dùng để biểu thị hoạt động (chạyđiđọc), trạng thái (tồn tạingồi). Trong ngôn ngữ, động từ gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ. Nội động từ là động từ chỉ có chủ ngữ (Vd: Anh ấy chạy) còn ngoại động từ là động từ có chủ ngữ và tân ngữ (VD: cô ấy ăn cá). Trong ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, động từ cũng như các loại từ khác không biến đổi hình thái, trong một số ngôn ngữ hòa kết, động từ thường bị biến đổi hình thái theo ngôi, thì... Động từ trong ngôn ngữ hòa kết khi không biến đổi gọi là động từ nguyên mẫu.

29 tháng 10 2017

Đi trên con đường phố tấp nập người qua lại, nếu để ý bạn sẽ thấy ngôi trường Tiểu học Chu Văn An của tôi. Hôm nay đến phiên tôi trực nhật nên tôi đến sớm.

Trường tôi nằm trên một khu đất không rộng cho lắm. Cổng trường rộng, có hai cột đá cao to. Phía trên là tấm bỉên màu xanh dương, nổi bật hàng chữ "Trường tiểu học Chu Văn An" màu đỏ tươi. Phía dưới hàng chữ là địa chỉ và số điện thoại của trường. Qua khỏi cổng trường là con đường khá rộng, dài khoảng hơn chục mét. Bên phải là trường Trung học cơ sở Chu Văn An, bên cạnh là sân vận động thành phố. Vào sâu bên trong bạn sẽ thấy sân trường được lát bằng đá hoa hình chữ nhật rộng trông rất đẹp, hài hòa. Trên sân còn có các cây toả bóng mát được đặt trong các chậu bằng đá hình chiếc lá. Chính giữa là sân khấu, nơi diễn ra các buổi văn nghệ đầy hứng thú. Bên cạnh là cột cờ với lá cờ đang phấp phới tung bay trong gió. Các dãy lớp học đều được quét vôi màu vàng; mỗi tầng gồm nhiều lớp học giống nhau, bốn cửa sổ. Phía trên là tấm biển ghi tên phòng. Dù vậy tôi vẫn yêu lớp tôi hơn. Ở đây tôi được vui chơi với bạn bè và các thầy cô giáo. Các phòng Đoàn đội, Hiệu phó... được bố trí ở dãy nhà vuông góc với dãy nhà học. Nhà trường còn xây thêm bốn phòng chức năng là thư viện mở, phòng máy tính, phòng Tiếng Anh và phòng hát nhạc. Thư viện cung cấp cho chúng em các cuốn truyện hay, tài liệu học tập rất bổ ích. Phòng máy tính, phòng tiếng anh và phòng hát nhạc giúp cho các buổi học thêm sôi nổi.

Những ngày nghỉ hè, tôi rất nhớ trường, nhớ lớp, nhớ các bạn bè thầy cô. Mai sau, dù đi đâu xa nhưng ngôi trường Tiểu học Chu Văn An sẽ mãi in đậm trong trí nhớ của tôi.

23 tháng 7 2018

Bác trống nằm một góc, không biết bác ấy đã thức dậy hay chưa. Sự im lặng của sân trường khiến em có cảm giác như mọi thứ chưa thức dậy. Tiếng chim hót râm ran trên những cành cây xà cừ chắc nịch, lá xanh mướt. Khi mặt trời lên cao, len lỏi và tán lá, chiếu xuống mặt đất làm bừng sáng cả một không gian. Lúc đó hoa lá đã bắt đầu cựa mình để đón chào ngày mới, chuẩn bị tinh thần để đón các bạn học sinh tới trường.

Buổi sáng tĩnh lặng ở sân trường dường như rất ngắn, vì có nhiều bạn học sinh đến trường rất sớm. Các bạn đến để chơi, để dọn dẹp vệ sinh lớp học và sân trường. Tiếng chổi tre chạm vào đất, tiếng cười giòn tan của các bạn học sinh đã đánh thức mái trường thức dậy.

Lá cờ đỏ sao vàng buổi sáng mai thật đẹp, tung bay phấp phới trong gió, dưới bầu trời cao và trong xanh khiến em có cảm giác một ngày tràn đầy năng lượng sẽ bắt đầu.

Thi thoảng trên sân trường có những chiếc lá vàng rơi rụng xuống. Vì đây đang là mùa thu nên là mùa lá rụng. Mọi thứ thanh bình và yên ả.

Em vẫn tranh thủ đến trường thật sớm vào sáng mai để hít thở bầu không khí trong lành và bình yên nhất.