K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 10 2018

Nêu nguyên nhân và cơ chế phát sinh các dạng đột biến gen

1. Nguyên nhân
- Do những sai sót ngẫu nhiên trong phân tử ADN xảy ra trong quá trình tự nhân đôi của ADN.
- Tác động của các tác nhân vật lí, hóa học và sinh học của môi trường.
- Đột biến có thể phát sinh trong điều kiện tự nhiên hay do con người tạo ra (đột biến nhân tạo)


2. Cơ chế phát sinh đột biến gen
a. Sự kết cặp không đúng trong tái bản ADN:
- Các bazơ nitơ thường tồn tại 2 dạng cấu trúc: dạng thường và dạng hiếm. Các dạng hiếm có những vị trí liên kết hidro bị thay đổi làm cho chúng kết cặp không đúng trong tái bản làm phát sinh đột biến gen
TD: Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với timin trong tái bản gây biến đổi thay thế G –X  T-A
- Sai hỏng ngẫu nhiên: TD liên kết giữa carbon số 1 của đường pentozơ và ađenin ngẫu nhiên bị đứt → đột biến mất adenin.
b. Tác động của các tác nhân gây đột biến:
- Tác nhân vật lí: tia tử ngoại (tạo ra 2 phân tử timin trên cùng 1 mạch ADN →đột biến gen)
- Tác nhân hóa học: chất 5-brom uraxin (5BU) là chất đồng đẳng của timin gây biến đổi thay thế A-T → G-X
- Tác nhân sinh học: Virus viêm gan siêu vi B, virus Herpes …→ đột biến gen.

15 tháng 10 2018

* Nguyên nhân:

+ Do những sai sót ngẫu nhiên trong phân tử ADN xảy ra trong quá trình tự nhân đôi của ADN.
+ Tác động của các tác nhân vật lí, hóa học và sinh học của môi trường.
+ Đột biến có thể phát sinh trong điều kiện tự nhiên hay do con người tạo ra (đột biến nhân tạo)


24 tháng 6 2018

Đáp án B

Có 4 phát biểu đúng, đó là (2), (4), (5), (6)

Giải thích:

(1) sai. Vì có trường hợp đột biến mất một cặp nu làm cho bộ ba kết thúc của gen trở thành một ba khác. Khi đó sẽ kéo dài quá trình dịch mã.

(2) đúng. Vì đột biến gen làm xuất hiện alen mới. Các alen khác nhau về một hoặc một số cặp nuclêôtit.

(3) sai. Vì đột biến điểm chỉ liên quan đến một cặp nuclêôtit.

(4) đúng. Vì đột biến gen được phát sinh trong quá trình nhân đôi ADN. Phân bào nguyên phân hoặc giảm phân đều gắn liền với sự nhân đôi ADN.

(5) đúng. Vì đột biến xảy ra ở tế bào sinh dưỡng thì không đi vào giao tử (chỉ có đột biến ở tế bào sinh dục thì mới đi vào giao tử). Đột biến không đi vào giao tử nên không di truyền cho đời sau.

(6) đúng.

18 tháng 7 2018

Đáp án A

- Trong tự nhiên, đột biến gen có thể xảy ra ở một cặp nuclêôtit (đột biến điểm) hoặc ở nhiều cặp nuclêôtit khác nhau trong gen à  nhận định 1 không chính xác

- Đột biến gen có thể xảy ra ở mọi tế bào (đơn bội, lưỡng bội, đa bội, dị bội,...) à nhận định 2 không chính xác

- Cơ chế phát sinh thể lệch bội là sự rối loạn trong quá trình phân bào (bao gồm cả nguyên phân và giảm phân) làm cho một hoặc một số cặp NST tương đồng không phân li à  nhận định 3 không chính xác

- Đột biến đảo đoạn không ảnh hưởng nhiều đến sự biểu hiện tính trạng của các gen trên đoạn đảo nên người ta không sử dụng dạng đột biến này để xác định vị trí của gen trên NST à  nhận định 4 không chính xác.

Vậy số nhận định không chính xác là 4.

15 tháng 9 2018

Chọn A

- Trong tự nhiên, đột biến gen có thể xảy ra ở một cặp nuclêôtit (đột biến điểm) hoặc ở nhiều cặp nuclêôtit khác nhau trong gen à  nhận định 1 không chính xác

- Đột biến gen có thể xảy ra ở mọi tế bào (đơn bội, lưỡng bội, đa bội, dị bội,...) à nhận định 2 không chính xác

- Cơ chế phát sinh thể lệch bội là sự rối loạn trong quá trình phân bào (bao gồm cả nguyên phân và giảm phân) làm cho một hoặc một số cặp NST tương đồng không phân li à  nhận định 3 không chính xác

- Đột biến đảo đoạn không ảnh hưởng nhiều đến sự biểu hiện tính trạng của các gen trên đoạn đảo nên người ta không sử dụng dạng đột biến này để xác định vị trí của gen trên NST à  nhận định 4 không chính xác.

Vậy số nhận định không chính xác là 4. 

Note 15

Đột biến gen

Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.

Đột biến mà chỉ liên quan đến một cặp nuclêôtit trong gen gọi là đột biến điểm.

-    Các dạng đột biến của gen

+ Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit.

+ Đột biến thêm hoặc mất một cặp nuclêôtit.

-    Cơ chế biểu hiện của đột biến gen: Đột biến giao tử; đột biến Xôma; đột biến tiền phôi

20 tháng 10 2019

Đáp án D

(1) sai có thể cặp nucleotit bị mất ở vùng intron sẽ không gây ảnh hưởng tới chuỗi polipeptit; ngược lại nếu đột biến thay thế làm cho mARN không được dịch mã cũng gây hại nhiều

(2) đúng

(3) sai, đột biến gen có thể phát sinh do kết cặp sai trong quá trình nhân đôi

(4) sai, còn tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen mang gen đột biến

(5) đúng

20 tháng 6 2018

Đáp án D

(1) sai có thể cặp nucleotit bị mất ở vùng intron sẽ không gây ảnh hưởng tới chuỗi polipeptit; ngược lại nếu đột biến thay thế làm cho mARN không được dịch mã cũng gây hại nhiều

(2) đúng

(3) sai, đột biến gen có thể phát sinh do kết cặp sai trong quá trình nhân đôi

(4) sai, còn tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen mang gen đột biến

(5) đúng

18 tháng 8 2019

Đột biến điểm (thêm, thay thể và mất 1 cặp nucleotit).

I à sai. Tế bào mang gen đột biến trong nhân thì tế bào con sẽ luôn được truyền lại gen đột biến đó. Nhưng nếu gen ở tế bào chất thì có thể không hoặc đột biến phân li không đều trong giảm phân hay nguyên phân.

II à đúng. Chỉ cần thay thế cặp nucleotit à gen mất khả năng hoạt động để biểu hiện sản phẩm.

III à sai. Mọi gen đều có khả năng đột biến.

IVà đúng. Cụ thể bộ ba kết thúc trên mARN: UAA, UAG, UGA à  ATT, ATX, AXT trên gen. Vì vậy để xảy ra đột bến thế cặp A-T bằng cặp G-X sẽ không có trường hợp nào biến đổi bộ ba mã hóa axit amin thành bộ ba kết thúc.

Vậy B đúng.

31 tháng 10 2019

Đáp án B

5 tháng 1 2019

Chọn A  

Vì:  - I sai ở từ “luôn” vì không phải tất các gen đột biến đều truyền lại cho tế bào con qua phân bào. Ví dụ: trường hợp rối loạn phân bào hoặc gen nằm ngoài tế bào chất.

II đúng

III sai vì đột biến gen xảy ra ở cả gen cấu trúc và gen điều hoà.

IV sai vì 3 bộ ba kết thúc là UAA, UAG, UGA à Bộ ba trên mạch mã gốc của gen là: 3’ATT5\ 3’ATX5’ 3\AXT5’ nếu thay thế một cặp A- T bằng cặp G - X thì 3’ATX5’ thành 3’ATT5’ à  bộ ba này trên mARN là 5’UAA3’ (là bộ ba kết thúc)

Vậy chỉ có một phát biểu đúng.

18 tháng 10 2017

Đáp án A                                                            

- I sai ở từ “luôn” vì không phải tất các gen đột biến đều truyền lại cho tế bào con qua phân bào. Ví dụ: trường hợp rối loạn phân bào hoặc gen nằm ngoài tế bào chất.

-   II đúng

-   III sai vì đột biến gen xảy ra ở cả gen cấu trúc và gen điều hoà.

-   IV sai vì 3 bộ ba kết thúc là UAA, UAG, UGA à Bộ ba trên mạch mã gốc của gen là: 3’ATT5\ 3’ATX5’ 3\AXT5’ nếu thay thế một cặp A- T bằng cặp G - X thì 3’ATX5’ thành 3’ATT5’ à  bộ ba này trên mARN là 5’UAA3’ (là bộ ba kết thúc)

Vậy chỉ có một phát biểu đúng.