K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 10 2018

học thuộc cái này

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

6 tháng 10 2018
1.Chú ý nghe giảng trên trường,lớp 2.Có gì liên quan đến T.anh mà khó thì phải hỏi bn và cô/thầy 3.Học thuộc ngữ pháp và từ mới 4.Tích cực , mạnh dạn giơ tay phát biểu xây dựng bài
10 tháng 10 2021

TL:

Nếu bn muốn giỏi tiếng anh thì phải học và học. Hết!!!

HT~

10 tháng 10 2021
Chỉ cần hok bủi đêm và yên tĩnh hok có thể vào
5 tháng 4 2019

học thêm hoặc làm nhiều bài tập toán

học thêm hoặc tập nói, viết anh văn

5 tháng 4 2019

cảm ơn các bạn

Tham khảo
Viết một đoạn văn về việc học tiếng Anh, cách học tiếng Anh hiệu quả | VFO.VN
Why do we have to learn English? My answer is to have the advantage to access the world. To me, English is not just a language, it also opens new doors to the vast ocean. Firstly, I can get close to international sources of information, online and offline such as articles, books, essays,… Therefore, I can gain a lot of useful knowledge in different fields. Secondly, when you can use English proficiently, there are many jobs you can apply for with a high salary. Working for a multinational company is always my dream. Finally, I also make a lot of new friends from many countries, and they let me know about their different cultures. I have a dream that one day I can travel around the world, and there is no tool that is simple to get and use to help me achieve that dream-like English.

2 tháng 12 2021
1.  Lên kế hoạch cho việc học và đặt ra những mục tiêu thực tế

Việc quyết định học tiếng Anh hoặc trở lại lớp học tiếng Anh sau một thời gian dài nghỉ ngơi, có thể khiến bạn bị quá tải. Vì vậy, hãy thử lên kế hoạch trước cho việc học của bạn, tạo ra thời gian biểu cho từng tuần và ít nhất một ngày tự học, bao gồm cả thời gian ôn lại bài. 

Việc tính toán trước thời gian học qua từng ngày hay từng tuần sẽ giúp bạn tích lũy tốt hơn, và sẽ dễ dàng hơn cho bạn để theo dõi được tiến trình học tập của bản thân. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp bạn đã có được những mục tiêu rõ ràng. Ví dụ như bạn có thể sẽ muốn học 5 Linking Expressions (Từ nối) mới vào tuần sau (mục tiêu thực tế) hơn là luyện kỹ năng viết bài một cách thành thạo (không thực tế).

Mẹo: Một ứng dụng tuyệt vời dùng để phục vụ việc lên kế hoạch học là My Study Life. Nó giúp bạn thiết lập thói quen học tập, và cũng có thể sử dụng để sắp xếp cả công việc trong một ngày của bạn. 

2. Ghi chép lại từ vựng mới theo cách của riêng bạn

Khi học một ngôn ngữ mới thì việc cần làm là ghi lại những từ vựng cần chú ý trong bài. Những bài học thường dựa trên những chủ đề xác định (mua sắm, âm nhạc, gia đình,...) sẽ giúp bạn dễ dàng tạo ra một bộ từ vựng được sắp xếp theo chủ đề. 

Cứ việc thử nghiệm nhiều kiểu ghi chép khác nhau, kể cả thẻ từ vựng (flashcard), sơ đồ tư duy (mindmap) hay bảng từ vựng (vocabulary table), rồi bạn sẽ tìm thấy cách phù hợp nhất cho bản thân. Bạn cũng nên ghi chú lại nhiều dạng, cách dùng và cách đọc khác nhau của cùng một từ vựng có ở một số từ nhất định (hãy chắc rằng bạn có một quyển từ điển tốt).

Mẹo: Hãy thử dùng điện thoại ghi âm lại từ vựng từ bài học. Hoặc hãy thử tạo ra một trang trực tuyến bằng Glogster để đăng tải từ mới, video hay hình ảnh của buổi học (chẳng hạn như hình ảnh chụp lại ghi chú trên bảng của giáo viên). Hãy thử những cách học này xem thế nào nhé!.

3. Ôn lại bài học trên lớp và bài tự học

Để việc học từ và ngữ pháp có kết quả tốt, bạn cần phải ôn lại cả bài học ở lớp và bài tự học của bạn thường xuyên. Lướt qua những ghi chép trong một buổi học của bạn và cố ghi nhớ một vài hoặc tốt hơn là tất cả từ vựng và điểm ngữ pháp quan trọng (phải nhớ đặt ra một mục tiêu cụ thể trước). Sau đó hãy viết tất cả những gì nhớ được lên một tờ giấy khác, xem bản thân có thể nhớ và viết được bao nhiêu từ. Cứ lặp lại quá trình này đến khi bạn đã nhớ hết được những gì bạn đặt ra trong mục tiêu ban đầu.

Mẹo: Một số người đã học một cách hiệu quả thông qua cách tạo ra nhiều flashcard được lưu trữ trên điện thoại. Quizlet là một ứng dụng điển hình. Ngoài ra còn có GoConqr, ứng dụng cho phép bạn lưu tất cả bài học ở cùng một nơi. Bạn còn có thể tạo được sơ đồ từ vựng từ những bài học! Có rất nhiều công cụ giúp đỡ bạn học tập trên mạng, hãy tự tìm kiếm cho mình những công cụ phù hợp nhé.

4. Trở nên tích cực và làm chủ việc học của mình

Khi ở lớp, hãy cố tham gia nhiều nhất vào các hoạt động học tập. Cố gắng sử dụng những từ vựng và ngữ pháp mà giáo viên đã hướng dẫn trong buổi học. Phạm lỗi là điều đương nhiên trong quá trình học tập, nên đừng để nó cản trở bạn tiến bộ.

Hãy chủ động, đừng để bản thân thụ động: tham khảo ý kiến giáo viên về phần ưu và khuyết điểm của bạn; hỏi thử suy nghĩ của những bạn cùng lớp về cách phát âm của bạn; tổ chức câu lạc bộ nói tiếng Anh cùng những học sinh khác, như vậy thì bạn có thể luyện kỹ năng nói ngoài giờ học. Bằng việc hoạt động tích cực và làm chủ việc học của mình, bạn sẽ sớm gặt hái được kết quả mà bạn mong muốn.

Mẹo: Đã có rất nhiều ứng dụng học ngôn ngữ sẵn sàng giúp bạn kết nối với những người nói tiếng Anh, nhưng hiện tại có một ứng dụng mà tôi nghĩ là tốt nhất, đó là HelloTalk. Ứng dụng này là nơi để bạn trình diễn những kỹ năng về ngôn ngữ mà bạn đã học được, bên cạnh lớp học.

5.  Tìm kiếm những thứ thú vị dựa trên nền tảng tiếng Anh để xem, đọc và nghe

Để thành công trong việc học tiếng Anh, bạn cần phải tập thói quen đọc và nghe tiếng Anh nhiều nhất có thể. Dù vậy, hãy đảm bảo những chủ đề mà bạn đọc và nghe là thứ mà bạn cảm thấy thích thú. Hãy tập làm quen với việc xem chương trình TV và phim ảnh, nghe nhạc và radio, đọc sách và tạp chí, tất cả đều bằng tiếng Anh. Tiếng Anh đã thật sự trở nên phổ biến toàn cầu và những cơ hội để bạn có thể đọc và nghe tiếng Anh là vô tận.

Mẹo: Youtube với những video tiếng Anh sẽ là nguồn cung cấp miễn phí và không có giới hạn cho bạn để luyện tập. Một nơi tốt để bắt đầu trên YouTube là kênh YouTube của Hội đồng Anh (lưu ý: bạn cũng có thể luyện nghe song song với đọc phụ đề phía dưới). Bên cạnh đó, bạn có thể xem kênh YouTube của Jamie Oliver để được truyền cảm hứng và khám phá thêm nhiều công thức nấu ăn mới. Ngoài ra, bạn có thể nghiên cứu thêm một số trang web học tiếng Anh hiệu quả khác tại đây để tích lũy cho mình nhiều phương pháp học ngoại ngữ hữu ích nhé.

       
30 tháng 5 2016

bạn biết tienganh123 ko bạn vào đó mua thẻ và học rất thú vị 

có thi nhiều lắm nếu đạt giải sẽ đc thưởng tiền mình đc 1 lần rồi ( 200 ngàn giải nhì thi hát )

và rèn luyện kĩ năng nói, học từ vựng 

hỏi đáp,.....rất bổ ích

30 tháng 5 2016

VD : các trang web học tiếng anh 

Duolingo: Trang chủ

http://www.tienganh123.com

Phương pháp học tiếng anh mới giúp người Việt nói giỏi tiếng Anh

Học tiếng Anh miễn phí trên Lingcor.net

http://www.studyphim.vn

http://toomva.com

....

Bài viết 1: Viết một đoạn văn về việc học, cách học tiếng Anh:
Vocabulary:
Compulsory (adj): Có tính bắt buộc.
Element (n): Yếu tố.
Complement (v): Bổ sung.
Proactive (adj): Chủ động.

Nowadays, English is an international language, and most young people are learning this language with the hope of being able to communicate with people on over the world. English has become a compulsory subject at most schools, and a lot of people go to foreign language teaching centers to improve their skills. Learning English is not just limited in memorizing vocabulary and grammar, but it is also a process of training and improving listening, speaking, reading, and writing skill. We should focus on these four elements, because each skill will have the necessary content to complement the other three. We improve our speaking skill if we can listen to and understand what people say; and if we can master our vocabulary and grammar, we can write and read easily. Apart from spending the time to prace, we also need to be creative in learning English. Textbooks at schools and English-teaching centers are just basic steps, so we need to be proactive in finding more resources. There are a lot of movies, music and books written in English nowadays, and we can learn a lot from them. In short, learning English is a long process, but it will be easier if we can find the right and effective ways to learn.

Dịch:
Hiện nay tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế, và phần lớn giới trẻ đang theo học thứ tiếng này với hi vọng được tiếp xúc nhiều hơn với bạn bè trên khắp thế giới. Tiếng Anh đã trở thành 1 môn học bắt buộc ở phần lớn các trường, và rất nhiều người tìm đến các trung tâm ngoại ngữ để nâng cao các kĩ năng của mình. Việc học tiếng anh không chỉ gói gọn trong việc ghi nhớ từ vựng và văn phạm, mà đó còn là cả một quá trình rèn luyện và nâng cao các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Chúng ta nên chú trọng đến cả bốn yếu tố trên, vì mỗi kĩ năng sẽ có những nội dung cần thiết để bổ sung cho cả ba phần còn lại. Chúng ta nghe tốt thì mới có thể nói tốt, chúng ta nắm vững từ vựng và văn phạm thì mới có thể viết và đọc dễ dàng. Ngoài việc dành thời gian để tập luyện, chúng ta còn cần phải có sự sáng tạo trong việc học tiếng anh. Sách giáo khoa ở trường và các trung tâm chỉ là những bước đi cơ bản, vậy nên chúng ta cần phải chủ động trong việc tìm kiếm thêm nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Hiện nay có rất nhiều phim, nhạc và sách được viết trong tiếng anh, và chúng ta hoàn toàn có thể học được nhiều điều từ chúng. Nói tóm lại, việc học tiếng anh là cả một quá trình dài, nhưng nó sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu chúng ta tìm được cho mình những cách học phù hợp và hiệu quả.

Bài viết 2: Viết một đoạn văn về việc học, cách học tiếng Anh:
Vocabulary:
Harmonious (adj): Tính chất hài hòa.
Flexible (adj): Linh hoạt.
Context (n): Ngữ cảnh, bối cảnh.

Learning a new language is always a challenge for anyone, but learning English can become a harmonious combination of researching and entertainment if we are flexible. Besides stressful studying hours, we can still learn English even when we are entertaining. Learners can turn their hobbies such as reading, watching movies or listening to music into a powerful assistant in learning this language. While watching English movies, we can also listen to what the actors and actresses say in order to get familiar with the Western accent also as the way they use the sentence structure in a parular context. Next, we can learn more vocabulary and have a thorough understanding of grammar by reading English lyrics and books. On weekends, instead of playing games or hanging out with friends, we can spend some of our spare time to join the English clubs. These clubs provide an open English-communicating environment, enabling us to communicate confidently and recognize our mistakes. This can help us to be more interested in learning English, and talking to native speakers can encourage us to learn more about this language. In general, English is not too difficult for us to learn; however, we should know how to learn it properly in order to make the best use of it.

Dịch:
Việc học một ngôn ngữ mới luôn là một thử thách đối với bất cứ ai, nhưng việc học tiếng Anh có thể trở thành một sự kết hợp hài hòa giữa nghiên cứu và giải trí nếu chúng ta biết linh hoạt. Bên cạnh những giờ học tập căng thẳng, chúng ta vẫn có thể học tiếng Anh ngay cả khi giải trí. Người học có thể biến những sở thích như đọc sách, xem phim hoặc nghe nhạc thành một trợ thủ đắc lực trong việc học ngôn ngữ này. Khi xem các bộ phim tiếng Anh, chúng ta có thể lắng nghe các diễn viên nói chuyện để làm quen với chất giọng phương Tây cũng như cách họ dùng cấu trúc câu trong hoàn cảnh cụ thể. Tiếp theo, chúng ta có thể học thêm nhiều từ vựng và nắm vững văn phạm hơn thông qua việc xem lời bài hát và đọc sách tiếng Anh. Vào ngày cuối tuần, thay vì chơi game hoặc đi dạo cùng bạn bè, chúng ta có thể dành một ít thời gian rảnh để tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh. Các câu lạc bộ này cung cấp 1 môi trường giao tiếp tiếng Anh mở, tạo điều kiện cho chúng ta có thể tự tin giao tiếp và nhận ra được các lỗi sai của mình. Điều này giúp chúng ta có hứng thú hơn trong việc học tiếng Anh, và việc nói chuyện với người bản xứ sẽ khuyến khích chúng ta tìm hiểu nhiều hơn về thứ ngôn ngữ này. Nhìn chung tiếng Anh không quá khó để chúng ta có thể học được, nhưng chúng ta phải biết cách học để có thể sử dụng nó hiệu quả nhất.

27 tháng 10 2019

Plan yourself:
First, you must make a plan if you really want to achieve what you expect! Draw yourself a specific process and time to motivate you to strive.

Make the process your daily schedule. Put on conspicuous places such as desks or living places for children to follow. Not only that, decorate with a variety of colors to attract and inspire yourself!

See also: Effective learning methods

Pracing English skills every day:
1. VOCABULARY LEARNING:

This is the basic element for children to learn English well. Without vocabulary or vocabulary is too poor, it will greatly interfere with the communication or reading comprehension exercises.

There are many ways for children to learn vocabulary and remember longer:

- Learn vocabulary through English songs or your favorite movie. Write the new vocabulary in a small book. Bring it with you anytime, whenever you have free time, take it out to study.

- Learn vocabulary through bilingual short stories. Colorful stories will impress the children more and help them remember longer.

- Learn key words in their books. Use a mulolour pen to write down, decorate beautifully to catch the attention of the children. If you want to be better, write down the sentence as a whole, so that you can learn the words while learning the structure of the sentence.

Reference: How to learn Toeic for beginners

2. ACADEMIC LEARNING:

Pronunciation also plays an equally important role than learning vocabulary. Most Vietnamese people are mispronounced. Right at the beginning, you have to pay close attention to not make this mistake, so it is difficult to fix for a long time. If the pronunciation is not correct, it will be difficult for the listener to understand what you are trying to convey. Therefore, for each vocabulary that you write down, you must record the pronunciation to read that vocabulary correctly.

3. SPEAKING:

There are many friends who are very good at theory, but when it comes to speaking, few people can speak it fluently. Partly because the Vietnamese way of teaching is too focused on theory and has little prace, they do not have many opportunities to communicate.

They should spend a lot of time pracing speaking in class. The more they prace, the more they help them become stronger, pracing their reflex skills in communication.

Need to overcome your shyness, speak English boldly whenever possible. Besides, you should also take time to go to English clubs or to parks with many foreigners to prace. Things these will help you improve your English in the short term.

See also: How to do reading comprehension exercises in English

4. LISTENING:

There are many ways to help children prace good listening skills, here are some tips to share with them:

- Select slow, easy-listening English songs to prace listening every day. You listen to it many times over and over again, until each word in the song hits your head successfully. A secret for you to listen to music before bed is that you should listen to English music before you go to sleep. It helps both to relax and help them memorize faster.

- They can also prace listening to short films or listening songs available on social networks. Take care not to look at the subtitles, listen to them a few times, then you must watch to remember.

The above are just some basic ways to help children learn English well. If you are truly determined to learn, you must be very strict with yourself.

8 tháng 11 2021

Viết nghĩa của từ mới bằng tiếng Việt

Viết đi viết lại từ mới

Ôn luyện bài cũ và mới

Học thuộc công thức Grammar

21 tháng 10 2018

Learning foreign languages ​​in general and English in particular, we should first understand this:

1. Language is not words written. So the first thing we need to listen to listening to understand and co. Time is to say some very popular and simple.

- You have to practice how to reach the skills that foreigners say we can understand, that is, to know the pronunciation, accent or the goals necessary in the sentence, so we can understand. and hear. Language is also a set of habits:

- It is necessary to train, imitate, and memorize the dialogue in the book, and at the same time to read aloud the sample sentences until a mechanical response is generated. Our brains are as elite as we are speaking our mother tongue. Conditions to learn a foreign language conveniently: To learn English well, we need the following:

a / Audio tape - movies (if any), many books for reference

(1.) Tape Listen: - Choose the correct, clear, and good voice tapes. Do not think the tape is the same. If possible you should listen, filter before buying. - There is a slow sound tape, there is a fast listening tape. You should also "get acquainted" with both types of tapes. The first time you listen to the tape slowly, once you get used to it already, listen to the tape quickly. How, when you hear, understand is good.

(2) Movies: Firstly, to make it easy to understand, choose the English film rolls of small, simple stories with many common words to help you understand. Gradually you will use films with more complex vocabulary.

(3) Reference books: There are quite a few books to provide for English learning. You should be cautious in choosing books. - Find the books written by any author. Know what you buy, what you need. Needless to say, but not all books that teach English as buying, of any author does not need to distill. There are some practitioners, as every street in the street meets an English-language book of purchase, anyone's. There are books they have not read once. So, sir, that turned out to be too wasteful in the right place. You should filter when buying books written in foreign languages, to request that book will benefit you.

b / Lesson: need to learn vocabulary in parallel with the sample sentences. To become fluent in English you can not lack these requirements to learn vocabulary in parallel with the sample sentence. In other words: in the sample sentence there is a vocabulary. And so to understand the sentence, you have to belong to the previous vocabulary.

c / How long does it take to study English? If you rarely have time during the day, you can cut back on your English training. But every day you have to have time to study continuously. If one day you forgot to study, the English language in your head would not be that sensitive. Learning English is like a car that needs grease every day, otherwise it becomes rusty and difficult to start. For this reason, some teachers teach foreign language more tired than other subjects when imparting knowledge to students, but it is very beneficial for teachers by teaching methods, the majority of lectures The students have reviewed their knowledge of foreign languages.

chúc bạn học tốt

14 tháng 12 2016

Tham khảo nhé bạn: - Outline ( Dàn ý )

English is so widely spoken, it has often been referred to as a "global language". it can bring people closer ... it can make business and negotiations easier... it can help you communicate with people of all cultures across the globe.English is very important for us to master because it is really necessary for our future job and our life everyday. There is no way to improve something without practising it. Most of Vietnamese students study English at school, but they can not improve it much, because they don't use them in their every day life. And now, some experiences to learn English will be shared with you. Do follow and I think they may be very effective. English skills can divide into 4 parts: listening, speaking, reading and writing. Now, let’s go into speaking skill first.


 Speaking


 At first, you should speak slowly but don’t mispronounce. To express your ideas more effectively, you can combine with your gesture and acts. Through this way, learning English will be easier because you can use all your five senses.
 If possible, use a tape-recorder to record your voice. Then hear again to adjust.
 Practise your speaking skill at home, at school and everywhere if possible
• At home, if nobody can speak English with you, stand in front of your mirror and speak with yourself. You may have many difficulties at first and you often think that there’s nothing to talk but if you try, it will become your habit gradually.
• At school, you can invite your friends to speak together at time break. start with easy sentences such as “What’s your name?” or “What’s your favorite food?”. Then go to more difficult one. And expressing your ideas is not easy, is it? For example, you want to say that “Yesterday, my father picked me up”. But you don’t know how to speak English, you can use both English and Vietnamese “Yesterday, my father đón me”. It may seem ridiculous but I have tried many times. And its effect, there’s no need for further argument. In a short time, I not only improve my speaking skill but also broaden my vocabulary. Because if you don’t know any words,you can look up your dictionary right away and if necessary, asking your English teacher for help is the best way.
 Listen tapes as much as possible to imitate native people’s intonation.
Here are some useful ways you can try. Finally, I want to say that speaking English fluently won’t be too hard for you if you try to practice .


 Listening


 The best advice is “ listen, listen and listen”. Start with simple levels, try to hear and then write all things you have heard. You don’t need to hear every word in a passage or a conversation. The most first important thing is you can understand what they are speaking. If your listening skill is better, you can go to more difficult levels. Many sources can support you such as English songs, tapes, TV, Internet,….
Vietnamese students may very good at reading and writing skill. But I want to share you some experiences I have.



 Reading


 When reading, you will see many new words. Don’t use your dictionary, guess their meaning and continue your reading. When you finish, it’s time for you to check them.
 Try to answer questions below every reading part or try to find the topic and the main idea of each passage you read.
 Improving your vocabulary is really important not only for your reading skill but also for other skills.
 Find stories, essays,…on Internet or on newspapers, magazines in English and read as much as possible. By this way, you not only read better but also save your money to buy books.
 Writing
 Try to write out all things you have spent in a day so you can practise this skill more often.
 Chatting in English with your friends is really a very good idea.
 If you want to learn how to write methodically, read more books about this.And while reading, pay attention to their styles to imitate.Writing skill also divide into many levels from easy to difficult ones so start with first easy steps.

*** Good luck ~ MDia
 

1 tháng 10 2016

+ Học ngữ pháp

+ Mỗi lần học có từ mới chép ra 1 quyên vở 3 lần một dòng ghi nghĩa 2 dòng còn lại ghi tiếng anh

+ Mua quyển từ điển và quyển 600 động từ bất quy tắc

+ Học tiếng anh với người nước ngoài ( trên mạng,.....)

+ Nghe những bài hát tiếng anh tập dịch nghĩa và hát theo nó

5 dòng trê là những gì bạn cần để học giỏi tiếng anh.

1 tháng 10 2016

Làm sao tôi có thể giỏi tiếng Anh dễ dàng và nhanh chóng?

Để giao tiếp tiếng Anh ở cấp độ phản xạ, bạn phải nhớ hơn 1000 ý hoàn chỉnh và phải phản xạ được từng ý trong vòng dưới 7 giây.

Để tôi hỏi bạn vài câu tiếng Việt và bạn chỉ có vài giây để nói câu tiếng Anh, bạn nói được bao nhiêu câu nhé. Đừng tra từ điển, hãy cố nhớ một cách tự nhiên xem bạn bật ra đúng được bao nhiêu câu: “Tôi buồn nôn quá”, “Tối hôm qua tôi không chợp mắt được chút nào”, “Tôi sợ bị mắc mưa”, “Tôi gọi điện thoại cho bạn nhưng gọi không được”, “Tôi không thể nghĩ ra gì hết”… Nếu bạn có 7 giây để nhớ 1 câu tiếng Anh, bạn có thể nhớ được bao nhiêu câu? Đây chỉ là vài câu giao tiếp thông dụng nhất được dùng hàng ngày và hầu như ngày nào cũng gặp. Tại sao lại là 7 giây? Vì 7 giây là toàn bộ thời gian bạn có thể trì hoãn trong giao tiếp. Nếu sau 7 giây mà không nói, xem như bạn không nói hoặc không có cơ hội nói nữa. Tôi có thể liệt kê ra hàng chục câu thật sự thông dụng khác nữa để bạn tự kiểm tra mình. Nhưng hãy đặt lại vấn đề như thế này, tại thời điểm cần nói hoặc cần hiểu khi nghe, nếu bạn không thể nhớ ra liệu bạn có nghe hoặc nói được không? 

Khi cần nói tiếng Anh, nhiều người bắt đầu lục tìm từ vựng trong trí nhớ và cố gắng lắp ghép chúng lại với nhau để đặt thành câu bằng kiến thức ngữ pháp họ đã học, nhưng chưa bao giờ ghép lại thành một câu đúng mà người bản xứ thường dùng cả. Vấn đề nằm ở chỗ là, cho dù bạn có biết 1 ngàn, 2 ngàn hay 3 ngàn từ vựng đơn lẻ, cũng có thể bạn chẳng bao giờ nói được 1 câu đúng nào. Vậy thì làm sao để nói được câu đúng? Đó là khi bạn biết các cụm động từ. Nếu bạn biết 1 ý hoàn chỉnh, là 1 cụm động từ, bạn có thể nói được hàng chục hoặc hàng trăm câu khác nhau. Nếu bạn biết và nhớ được 100 cụm, bạn sẽ rất ngạc nhiên về số lượng câu mình có thể nói được và khi biết và nhớ được 1000 cụm, chắc chắn bạn sẽ nói được tiếng Anh lưu loát. Biết và nhớ ở đây được hiểu là, trong cùng 1 thời điểm bạn có thể bật ra tất cả các cụm trong vòng dưới 7 giây.

Vậy cụm động từ ở đây được hiểu như thế nào mới đúng? Cụm động từ là tất cả các cấu trúc nằm trong câu có chứa ít nhất một động từ chính. Ví dụ, “to feel sick” (cảm thấy buồn nôn), “not sleep a wink” (không chợp mắt được chút nào), “to get caught in the rain” (bị mắc mưa), “to come up with something” (nghĩ ra điều gì đó)… Từ những cấu trúc như trên, bạn mới có thể thêm chủ từ, thêm trạng từ chỉ thời gian, nơi chốn, thay thế danh từ… là có thể hình thành nên nhiều câu khác nhau trong nhiều tình huống khác nhau như: “I got caught in the rain last night” (Tối qua tôi bị mắc mưa), “Go quickly or you’ll get caught in the rain” (Đi nhanh lên không bạn sẽ bị mắc mưa đấy), “You’ll be sick when you get caught in the rain”… Tôi có thể đặt nhiều câu khác nhau với cấu trúc đó nữa, nhưng hãy quay lại vấn đề chính. Những cụm động từ thật sự cần thiết cho bạn là những cụm có thể dùng lại được ở nhiều tình huống khác nhau chứ không phải những câu giao tiếp thông dụng đặc thù mà bạn chỉ có thể dùng cho 1 tình huống duy nhất và ít khi dùng lại cho những tình huống khác, ví dụ: “Easier said than done” (Nói dễ hơn làm), “Take it easy” (Hãy bình tĩnh), “Wait and see” (Hãy chờ xem)… Đây cũng là những câu hay nhưng dùng để “nói chơi” là chính nhưng trong giao tiếp thì bạn thật sự cần những cụm động từ, chứ không phải những câu “nghe hay” và dễ nhớ này.

Nghe có vẻ như chúng ta đã bắt đúng mạch của căn bệnh trầm kha này rồi phải không? Nhưng hãy nhìn vào sự thật sau đây để nhận ra một sai lầm mà người học tiếng Anh hay mắc phải: học để suy luận?! Cách học đó đã khiến hàng triệu sinh viên, học sinh bao nhiêu thế hệ nay đã đổ công sức, tiền bạc của mình xuống sông, xuống biển khi kết quả học trên 10 năm vẫn phải học lại từ đầu. Sự thật là các thành phần trong mỗi câu nói kết hợp lại với nhau không theo một quy luật nào và chỉ có thể nhớ nằm lòng mới có thể sử dụng đúng được. Mời các bạn xem qua.

  • Người ta nói “do an exercise”, nhưng lại nói “make a mistake”; nói “make a phone call”, nhưng lại nói “have a conversation”; nói “do a job”, nhưng lại nói “take a break”; nói “take a step”, nhưng “make a jump”.
  • Người ta nói “talk about something”, nhưng nói “comment on something” và “discuss something”; nói “succeed insomething”, nhưng “fail at something”; nói “ask a question of somebody”, nhưng “have a question for somebody”; nói “accuse somebody of something”, nhưng “blame somebody for something”; nói “answer an e-mail”, nhưng “reply to an e-mail”.

Nếu tôi phải liệt kê, có thể 1 quyển sách 500 trang mới có thể liệt kê hết tất cả những khác biệt này. Và bạn thấy đấy, mỗi ý nói đều có cụm riêng của nó và nó hoàn toàn không thể tự ý suy luận và lắp ghép được. Bạn thử nói xem, trong một tình huống giao tiếp, bạn có thể suy luận được những vấn đề lẽ ra bạn cần phải nhớ nằm lòng không? 

Trong tiếng Anh có tổng cộng trên dưới 20000 cụm động từ nhưng trong văn nói giao tiếp hàng ngày, bạn chỉ cần trên 1000 cụm là có thể nói tiếng Anh lưu loát. Thật ra trên thực tế khi kiểm tra một người nói tiếng Anh lưu loát, họ cũng không thể nhớ đến 500 cụm động từ này. Đó là một thực tế mà bạn có thể yên tâm là mình có thể làm được.

Vậy làm thế nào để có thể nhớ trên 1000 cụm để nói được tiếng Anh lưu loát? Bạn không thể học hết những cụm từ này một cách đơn lẻ và nhớ chúng một cách dễ dàng được. Cách nhanh nhất bạn có thể học chúng là học thuộc lòng các câu giao tiếp có chứa chúng. Khi học câu, bạn sẽ nhớ tình huống dễ dàng giúp bạn vừa nhớ chính câu đó để giao tiếp và cũng vừa nhớ các cụm động từ để dùng lại trong các tình huống khác.

Nhưng hầu hết mọi người đều than phiền rằng học mãi nhưng không thuộc vì khó nhớ quá. Chúng ta hãy làm rõ vấn đề này vì có lẽ đây là vấn đề lớn mà hầu như toàn bộ người học tiếng Anh đều gặp phải. Vì sao bạn không nhớ? Đó là do 1 thói quen sai lầm mà bạn chưa biết hoặc chưa sửa. Hãy nhớ lại xem, bạn đã từng trải qua các lớp thời học phổ thông, vậy bạn nhớ được bao nhiêu bài lịch sử, bao nhiêu bài thơ, bao nhiêu bài địa lý… mà thầy cô bảo bạn phải học thuộc lòng để trả bài? Ngạc nhiên chưa? Bạn không nhớ tròn trĩnh nổi 1 bài. Đâu phải chỉ riêng học tiếng Anh bạn mới không nhớ, mà là toàn bộ các môn học bạn đều không nhớ. Đâu phải bạn không có năng khiếu học tiếng Anh, mà đơn giản là bạn có nhớ gì đâu mà nói, mà 

nghe?! 

Bộ nhớ sinh học của chúng ta có một cách ghi nhớ rất đơn giản mà ai cũng có thể ghi vào đó mọi thông tin cần thiết. Suy luận thì có thể khó hơn, đòi hỏi kỹ năng nhiều hơn, nhưng để nhớ thì chỉ cần tìm mọi cách để lặp lạiLặp lại ở đây có thể là đọc lại, viết lại, nghe lại hay nói lại… Một lần lặp lại có thể bạn chỉ nhớ trong vài giây. Điều này giống như tôi đọc cho bạn nghe số điện thoại của tôi để bạn ghi vào sổ, và khoảng 1 phút sau tôi hỏi lại số điện thoại ấy, nếu bạn không giở sổ ra, bạn sẽ quên khuấy chúng và sẽ không bao giờ nhớ ra được nữa. Vì đó chỉ đơn giản là bạn mới lặp lại 1 lần. Nhưng nếu bạn nghe tôi nói, bạn đọc lại nhiều lần hơn, nhẩm lại trong đầu độ 10 lần, có thể 1 giờ sau bạn vẫn còn nhớ. Nhưng nếu bạn chia thành từng giờ, mỗi giờ bạn lặp lại khoảng 10 lần và sau 10 giờ lặp như thế, bạn có thể nhớ được hàng tháng hay hàng năm. Và nếu tần suất lặp lại nhiều hơn, có thể bạn sẽ nhớ suốt đời. Và đơn giản như thế, sự lặp lại là do chính bạn thực hiện mà không cần sự nỗ lực hay gắng sức nào. Nếu bạn cho rằng trí nhớ của mình kém hơn người khác, thì chỉ cần lặp lại nhiều lần hơn so với người khác. 

Quay lại thực tế việc học tiếng Anh, hầu hết mọi người chỉ lặp lại khoảng hơn chục lần và thấy nhớ trong đầu tại thời điểm đó thì bắt đầu tự cho rằng mình đã thuộc và không tiếp tục lặp lại. Kết quả là, chỉ sau 1 tuần họ quên toàn bộ những câu từ đã học từ tuần trước. Và càng tiếp tục học bài mới bao nhiêu, thì họ càng quên những bài cũ bấy nhiêu. Những gì họ có thể nhớ được là bài học hiện hành và những câu từ nào được các bài học dùng lại thường xuyên nhất. Chính vì thế, đừng nói là 10 năm, mà đến vài chục năm không biết là họ có thể nhớ gì để nói hoặc nghe hay không.

Khi học mãi mà vẫn không giao tiếp được, người ta lại tiếp tục nghĩ ra nhiều cách thức khác, nào là tăng cường giảng giải ngữ pháp, tăng cường ngày học, tăng cường luyện nghe… Nhưng trong đó nhiều người khuyên nhất là đi thực hành nói. Thật lòng mà nói, nếu thực hành nói mà giúp giỏi tiếng Anh thì chắc hẳn đã có nhiều người giỏi rồi. Nhưng thực tế lại cho thấy điều ngược lại. Thực tập nói chẳng qua là tìm cách lặp lại những câu từ đã học. Nhớ là lặp lại câu từ đã học chứ không phải tự chế, tự lắp ghép để ai muốn hiểu sao thì hiểu. Bạn thử nghĩ xem, có ai đời cho trẻ con đi ra đường nghe đám trẻ đường phố nói câu gì nó học theo câu đó để nói theo không?

Sự lặp lại tốt nhất là nhìn câu đúng, nghe giọng đọc đúng và đọc đúng theo hàng trăm lần. Việc bạn có thể lặp lại câu đúng hàng trăm lần, không sai lần nào là bạn đã tự tạo ra một môi trường hoàn hảo nhất trong việc học tiếng Anh cho riêng mình. Một đứa trẻ từ lúc biết nói cho đến hết tiểu học được bố mẹ chúng và thầy cô sửa câu đúng và bắt chúng nói lại ngày này sang ngày khác, năm này sang năm khác cho đến khi chúng thuộc nằm lòng và mỗi lần nói đều sử dụng đúng câu đó. Nhưng vì chúng ta là người lớn, không có ai bên cạnh “chịu khó” sửa cho chúng ta như đứa bé trên, nên chúng ta phải tự mình tìm câu đúng và tự tìm cách lặp lại chúng hàng trăm lần như quá trình một đứa bé “nạp” ngôn ngữ vào đầu. 

Để tiến trình này nhanh hơn, chúng ta hãy lặp lại “cưỡng bức” một chút, nghĩa là, nếu để tự nhiên khi rơi vào tình huống nào đó mới có cơ hội nói câu nào đó, thì chúng ta hãy chọn ra mỗi ngày vài câu có các cụm động từ giao tiếp thông dụng và dùng toàn bộ thời gian rảnh rỗi để có thể nghe và đọc lại mỗi câu khoảng trên dưới 200 lần. Nếu bạn nghĩ trí nhớ của mình kém hơn người khác, hãy nâng số lần lặp lên nữa. Nhưng nếu bạn nghĩ mình có thể nhớ nhanh, cũng đừng hạ thấp số lần lặp lại này. Mục tiêu của toàn bộ quá trình là bạn phải nhớ tổng cộng trên 1000 cụm động từ trong cùng một thời điểm, trong khoảng thời gian tối đa là 7 giây cho mỗi cụm là bạn thành công. Bạn lặp lại nhiều thì nhớ nhanh hơn, lặp lại ít thì nhớ chậm, cần thời gian để suy nghĩ. Nếu chỉ nhớ được một số câu hoặc không nhớ thì bạn sẽ không nói được. Vì đơn giản, bạn không nhớ thì làm sao mà nói!

Nếu các bạn cần tôi giới thiệu một nơi có sẵn các câu chọn lọc chứa đầy đủ các cấu trúc cần thiết để giao tiếp tiếng Anh lưu loát, xin hãy vào: http://www.hellochao.vn/lop-hoc-tieng-anh-truc-tuyen/ nơi tôi là nhà đồng sáng lập. Đó cũng là tâm huyết cả đời của chúng tôi.

3 yếu tố quyết định kỹ năng nghe của bạn

Nếu bạn nghe một câu nhưng không hiểu rõ người ta muốn nói gì, nó nằm ở 1 trong 3 nguyên nhân sau: 1) bạn thiếu từ vựng; 2) bạn không nhận ra âm; 3) bạn chẳng biết cấu trúc câu, là cụm động từ mà câu đó đang dùng nên không hiểu được ý chính của câu.

Thiếu từ vựng 

Nếu từ vựng bạn quá ít, nghe từ mới không biết chúng là gì, hoặc bạn chỉ nhớ mang máng, không nhớ rõ nghĩa của nó.Điều này nói lên rằng, bạn học quá ít từ, hoặc học nhiều nhưng đã lặp lại chúng quá ít lần. Hãy cải thiện bằng cách lặp lại nhiều hơn. Cách lặp lại từ vựng tốt nhất là đặt chúng vào một câu ví dụ nào đó, bạn sẽ thuộc từ và thuộc luôn cả câu và có thể sử dụng lại cấu trúc của câu đó sau này.

Phát âm sai, không nhận ra âm khi nghe

Phát âm của bạn đóng vai trò rất lớn cho việc nhận ra từ vựng mà người nói đang dùng. Nếu bạn phát âm một từ theo cách nào, theo vùng miền nào thì người vùng đó nói bạn nhận ra dễ dàng, còn người vùng khác nói bạn sẽ rất khó nghe hoặc không nghe được. Nếu học tiếng Anh mà bạn không tập âm để biến chất giọng của mình thành giọng chuẩn bản xứ, bạn sẽ rất khó nghe người bản xứ. Điều đơn giản mà những người theo cách học cũ không thể nhận ra là, phát âm của bạn quyết định bạn có nghe được hay không. Trong tiếng Anh có tổng cộng từ 45-52 âm, trong đó có 21 nguyên âm là bắt buộc phải phát đúng. 21 nguyên âm này kết hợp với các phụ âm đứng trước và đứng sau chúng để tạo ra thành các tổ hợp âm khác nhau. Nếu phát đúng âm và tổ hợp âm bạn sẽ nhận ra từ dễ dàng khi nghe người bản xứ nói. Trên thực tế, người ta hay chọn cách luyện nghe chứ không học phát âm vì suy nghĩ đơn giản rằng không nghe được thì phải luyện nghe. Nhưng nếu bạn sửa được âm và phát đúng các tổ hợp âm thì có thể nghe được ngay từ lần đầu tiên mà không phải tốn thời gian để luyện nghe.

Để học phát âm, cách tốt nhất là học âm trong các từ bạn đang học. Nếu bạn theo cách học âm đơn lẻ, rời rạc như cách người ta vẫn đang dạy, dù có dạy trực quan đến đâu bạn cũng không sửa âm trong từ được. Hiện nay có phương pháp đọc tách-ghép âm có thể giúp bạn sửa âm bản xứ thật nhanh bằng cách sửa âm tại từ bạn đang học. Theo phương pháp này, nguyên âm của từ hay âm tiết được tách ra đọc riêng rẽ cho bạn nhận biết, sau đó phương pháp dạy bạn cách đọc nối giữa nguyên âm và phụ âm đứng trước và đứng sau nó để hình thành nên âm của cả từ. Với cách này, bạn sẽ nhận biết được những nguyên âm khó và những tổ hợp âm lạ không có trong tiếng mẹ đẻ của bạn. Một ví dụ về tổ hợp âm lạ mà ai cũng phát âm sai là từ “down”. Trong tiếng Việt có âm /au/ đứng cuối từ như trong từ “rau”, “trau”, “lau”… nhưng trong tiếng Việt không hề có từ nào mà âm /au/ kết hợp với âm /n/ đứng sau nó. Vì thế cho nên sang học tiếng Anh, khi phát âm họ bỏ luôn âm cuối và nói thành từ “dau” và bỏ luôn âm /n/. Một từ tiêu biểu khác là từ “time”. Trong tiếng Việt có âm /ai/ nhưng không hề có từ nào mà âm /ai/ kết hợp với âm /m/ đứng sau nó. Nên khi phát âm từ này, người Việt hay đọc là /tai/. Thời gian gần đây khi phát hiện ra mọi người đều phát âm từ “time” thiếu âm cuối /m/, nên người ta dạy thêm âm /m/. Nhưng vì trong tiếng Việt không có tổ hợp âm /aim/ nên người ta mượn âm /a/ để thay thế và đọc từ “time” thành /tam/ (bỏ nguyên âm đôi /ai/) thay vì đúng phải là /taim/.

Vậy phải học âm như thế nào? Hãy bắt đầu một cách nghiêm túc. Kể từ hôm nay, hãy tập lại tất cả các từ, dù là từ vựng đơn lẻ hay nằm trong câu. Nếu bạn đã tập 1 âm nhuần nhuyễn, thì khi gặp âm đó trong từ khác, bạn sẽ có thể phát âm dễ dàng. Tương tự, nếu bạn phát được 1 tổ hợp âm (nguyên âm kết hợp với phụ âm đứng trước hoặc đứng sau), bạn có thể phát âm chính xác các từ sử dụng tổ hợp âm đó. Nếu bạn sử dụng phương pháp đọc tách-ghép âm và không bỏ qua bất kỳ từ nào, tôi tin chắc rằng bạn có thể phát âm chuẩn xác và đổi giọng trong vòng 30 ngày.

Câu hỏi đặt ra là, cho đến khi nào bạn mới được gọi là đổi giọng? Hãy nhờ một giáo viên kiểm tra, nếu bạn nói chuyện bằng tiếng Anh một cách tự nhiên mà đã sử dụng toàn bộ âm chuẩn rồi thì xem như giọng bạn đã đổi. Điều này có nghĩa là bạn đã biến quán tính của mình thành phản xạ vô điều kiện. Nếu chỉ nhìn vào từ rồi dần dần nhớ lại mới có thể phát âm đúng thì xem như bạn cũng chưa đổi giọng vì nó chưa biến thành quán tính. Vì vậy, nếu âm nào chưa biến thành quán tính tự nhiên của bạn, hãy tìm cách đọc lặp lại chúng nhiều lần hơn nữa.

Bạn cũng có thể vào Lớp học trực tuyến do chúng tôi tạo ra và học từng ngày để bổ sung vốn từ vựng và cách phát âm theo phương pháp đọc tách-ghép âm cho từng từ. Đây cũng cùng một nơi tôi đã giới thiệu với các bạn bên trên để học câu:http://www.hellochao.vn/lop-hoc-tieng-anh-truc-tuyen/

Nhận dạng cấu trúc khi nghe để hiểu ý chính

Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng trong kỹ năng nghe của bạn là khả năng nhận dạng cấu trúc khi nghe. Nhận dạng cấu trúc là gì? Một câu nào được nói hay viết đều sử dụng một cụm động từ mà ta gọi là cấu trúc câu. Mỗi cụm động từ đều có nghĩa riêng của nó và khi nhắc đến cấu trúc đó mọi người đều hiểu nghĩa giống nhau, không thể nhầm lẫn được. Nếu bạn thuộc cấu trúc đến mức nhận ra chúng trong khoảng thời gian dưới 7 giây, bạn sẽ hiểu ý người ta nói gì và tất cả những gì bạn cần làm là lắng nghe 1 vài từ chính là có thể hiểu trọn vẹn ý nghĩa. Nhiều người học theo cách cũ cứ phải nghe hết tất cả các từ rồi đoán nghĩa. Một phần do không hiểu cấu trúc nên không biết người ta nói gì. Một phần là không biết hết từ vựng nên không thể nhận ra. Lời khuyên về việc đi luyện nghe trở nên là một lời khuyên rất tồi khi trong đầu không có đủ âm, từ vựng và cấu trúc.

Tôi sẽ lấy một ví dụ để các bạn có thể hiểu rõ tầm quan trọng của cấu trúc. Ví dụ, với cấu trúc “have been doing something” có nghĩa là làm một việc gì đó trong bao lâu rồi, hoặc một điều gì đó đã xảy ra trong bao lâu rồi cho đến thời điểm này. Cấu trúc này dùng để mô tả về độ dài của khoảng thời gian mà việc gì đó đã xảy ra. Nếu bạn hiểu được như thế, hãy xem câu “I have been studying English for 10 years”. Vì cấu trúc chuyển tải ý nghĩa là “làm việc gì đó trong bao lâu cho đến thời điểm hiện tại” và khi thấy một câu dùng cấu trúc đó, bạn chỉ cần lắng nghe động từ chính của nó là có thể nhận ra. “Làm việc gì đó” được cụ thể hoá trong câu ví dụ trên bằng động từ “study” (học). Vậy khi nhận dạng được cấu trúc, bạn có thể hiểu được là “học” trong bao lâu rồi và chỉ cần lắng nghe khoảng thời gian nữa là có thể hiểu được toàn bộ câu. Nếu ai đó dùng động từ khác thì bạn tập trung vào động từ khác đó và chỉ cần hiểu nghĩa của động từ đó mà thôi. Hiểu được điều này, bạn sẽ hiểu rằng một cấu trúc có thể dùng lại trong hàng chục, hàng trăm câu khác nhau mà khi nghe bạn đã có thể hiểu chúng ngay mà không cần lắng nghe toàn bộ mọi từ trong câu mới có thể hiểu được ý của người nói.

Trong lớp học mà chúng tôi thiết kế, từng câu được phân tích ra thành những cấu trúc riêng rẽ và giải thích cách dùng của chúng để bạn tham khảo. Nếu bạn thuộc câu, bạn có thể nhận biết các cấu trúc trong câu đó dễ dàng. Hãy tham khảo:http://www.hellochao.vn/lop-hoc-tieng-anh-truc-tuyen/ và chọn ngày học đầu tiên để trải nghiệm phương pháp. 

Vai trò của ngữ pháp trong việc học ngôn ngữ

Trong 1 ví dụ trên khi tôi dùng cấu trúc “have been doing something” là dùng cấu trúc của thì perfect continuous mà trong môn ngữ pháp cũng có học. Nhưng điều đáng nói ở đây là, khi bạn học cấu trúc, nó đã bao gồm toàn bộ ngữ pháp tiếng Anh mà bạn không cần phải học ngữ pháp riêng rẽ. Khi học cấu trúc, người học có thể hiểu được trọn vẹn cách nói đúng câu, đúng văn hoá, đúng về mọi mặt trong ngôn ngữ mà không cần phải đụng tới khái niệm về ngữ pháp.

Vậy môn ngữ pháp có vai trò gì? Đó là môn học dành cho những nhà phân tích ngôn ngữ như nhà ngôn ngữ học hay ngành sư phạm. Hiểu biết được các thành phần của ngôn ngữ không phải là phạm trù dành cho những người bình thường vốn chỉ mượn ngôn ngữ để thành công trong việc học và cuộc sống. Trong môn ngữ pháp người ta có dạy một cấu trúc “Subject + Verb + Object” và giúp bạn đặt một câu “I love you”. Nhưng bạn sẽ không có cách nào suy luận sao có sự khác nhau giữa 2 câu “I play guitar” và “I play with a yoyo”. Tại sao câu sau cũng có cùng cấu trúc ngữ pháp mà lại có thêm “with a” dư thừa trong đó?

Trong tiếng mẹ đẻ của bất kỳ quốc gia nào, con người đều phải trải qua giai đoạn “nạp” ngôn ngữ trước. Đó là một quá trình từ lúc bập bẹ ê a nói từng từ, được bố mẹ ông bà sửa lại thành từng câu hoàn chỉnh, hết câu này đến câu khác. Khi có được những cấu trúc đơn giản như “Bố ơi mua kẹo cho con đi bố”, những đứa bé mới bắt đầu khai triển ra thành hàng chục, hàng trăm câu khác nhau như “Bố ơi mua kem cho con đi bố”, “Bố ơi mua đồ chơi cho con đi bố”. Đến hết năm 10 tuổi, khi bé có một vốn từ vựng tương đối hoàn chỉnh và vốn cấu trúc câu đủ hùng hậu người ta mới bắt đầu dạy cho bé phân tích những thành phần trong câu. Việc hiểu thêm này nhằm mục đích giúp con người hiểu rõ hơn về các khái niệm của ngôn ngữ chứ hoàn toàn không giúp ích nhiều cho việc nói hay viết – những phạm trù phụ thuộc lớn vào lượng kiến thức và kinh nghiệm gặt hái được trong quá trình sống. Bạn cũng đừng lầm tưởng môn “Tiếng Việt” được dạy trong các trường tiểu học hiện nay là học ngữ pháp nhé. Đó cũng là một quá trình nạp thêm ngôn ngữ ngoài lượng câu từ đã học từ bố mẹ, ông bà.

Lời kết

Trong một thời gian dài nghiên cứu, giảng dạy và tìm ra phương pháp đúng đắn nhất trong việc dạy tiếng Anh, tôi nhận ra rằng, để làm cho người học hiểu được và chịu làm theo phương pháp còn khó hơn gấp trăm lần so với việc giúp họ nói giỏi tiếng Anh. Có thể vì nhiều lý do khác nhau khiến mỗi người có những quan điểm khác nhau về việc học. Nhưng cái khó nằm ở chỗ, khi biết quá nhiều thứ mà phải ép mình theo một cách thức nào đó người ta đâm ra chần chừ, lo ngại, phân vân, nghi ngờ, phản đối… Và tệ hơn hết là tâm lý này diễn ra liên tục, đôi khi là từng phút, từng giây trong đầu người học. Khi được yêu cầu làm theo một cách nào đó, người học sẽ luôn xuất hiện câu hỏi “tại sao phải làm thế” trong đầu. Nếu cho tôi một em học sinh lớp 6 hoặc lớp 7, tôi dám chắc rằng tôi có thể giúp em nói được tiếng Anh lưu loát dưới 1 năm. Nhưng nếu cho tôi một người lớn, đặc biệt là người biết quá nhiều nhưng chưa thành công, tôi hoàn toàn không chắc chút nào về mặt thời gian.

Sau nhiều năm nghiên cứu phương pháp, cuối cùng chúng tôi cũng đã hiện thực hoá thành công một cách thức học tiếng Anh trực tuyến đáp ứng gần như hoàn toàn những gì tôi mô tả trong bài viết này. Tôi thật sự rất muốn các bạn hiểu được cách thức và bắt đầu hành động ngay từ hôm nay để có thể giỏi tiếng Anh trong 1 năm tới nữa. Các bạn có quyền nghi ngờ và tôi cũng hiểu điều đó. Các bạn có quyền đặt ra nhiều câu hỏi “tại sao” vì các bạn có nhận thức riêng của mình. Nhưng chúng tôi thật sự biết việc mình đang làm và chúng tôi biết cách để đưa bạn đến thành công trong tiếng Anh. Nếu bạn vẫn chưa giỏi, có thể bạn chưa biết cách, hoặc cách của bạn chưa đúng lắm hoặc cách đó quá mất thời gian và không dễ gì thực hiện một cách bình thường được. Vì nếu có thể làm được dễ dàng và nhanh chóng, thì bạn không chờ cho đến hôm nay mới bắt đầu.

Xin đừng chần chừ. Hãy cùng chúng tôi giỏi tiếng Anh, tự làm giàu cho bản thân và làm đẹp cho hai chữ "Việt Nam" để đi khắp nơi trên thế giới, bạn bè năm châu phải nghiêng mình.

19 tháng 12 2015

Không từ bỏ!

Cách bạn thực hiện một công việc sẽ bộc lộ cách bạn thực hiện tất các công việc khác. Bạn đã bao giờ từ bỏ thứ gì chưa? Tiếng Anh là một điều cốt yếu đối với bản thân bạn bây giờ. Vậy nếu bạn từ bỏ một điều quan trọng như vậy, điều gì có thể đảm bảo bạn không từ bỏ những thứ quan trọng khác trong tương lai?

Không có điều gì dễ dàng từ lúc khởi đầu. Tiếng Anh lại càng không. Đa số những người học yếu tiếng Anh là những người từ bỏ ngay từ lần thất bại đầu tiên. Sau một thời gian học tập, có thể do phương pháp chưa phù hợp, hoặc do sắp xếp thời gian chưa hiệu quả, có rất nhiều người từ bỏ việc học tiếng Anh. Nhưng họ không hề biết rằng chỉ cần thử một vài con đường khác thì tiếng Anh sẽ không còn là trở ngại nữa.

Do đó, muon hoc gioi tieng anh ngoài quyết tâm lúc ban đầu còn cần một tinh thần kiên trì theo đuổi đến cùng và không sợ thất bại. Đó sẽ là điều mà bạn cần có khi theo đuổi bất cứ môn học nào.