K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 9 2018

Câu 1 

   - Tính khoe của là thói thích tỏ ra, phô trương cho người ta thấy là mình giàu có, mình hơn người ta.

   - Anh đi tìm lợn khoe khi “tất tưởi chạy đến”, rất vội vàng tìm lợn bị mất.

   - Lẽ ra nên hỏi về đặc điểm của con lợn vừa bị sổng mất. Ấy mà anh ta lại hỏi “lợn cưới” không hề thích hợp và là thông tin thừa với người được hỏi.

Câu 2 

   - Anh có áo mới thích khoe của đến mức lố bịch, đứng ở cửa cả buổi chỉ đợi người ta khen, khi người ta hỏi về con lợn lại giơ vạt áo ra khoe.

   - Điệu bộ của anh ta chỉ nhấn mạnh cái áo mới không hề phù hợp để trả lời.

   - Câu trả lời của anh ta thừa yếu tố về cái áo, chỉ cần nói “không thấy” là đủ.

Câu 3 

   Yếu tố gây cười: Tính khoe khoang của hai anh chàng đến mức lố bịch, mà những thứ để khoe cũng chẳng quá to tát đến mức đem khoe như thế. Một bên thì đứng đợi cả buổi chỉ để khoe, bên kia dù có tất tưởi vẫn không quên khoe. Lời nói của hai anh đề thừa thông tin không cần thiết.

Câu 4 

   Ý nghĩa truyện: Chế giễu, phê phán những người hay khoe của, một tính xấu phổ biến trong xã hội.

Bố cục : 2 phần

Phần 1 : từ Có anh ..... người ta khen ( Giơí thiệu một  anh hay khoe của)

Phần 2 : phần còn lại ( Hai anh hay khoe của gặp nhau )

  •  

Chia bố cục bài: "Lợn cuới,Áo mới.Nêu nội dung từng đoạn .Trả lời câu hỏi 

Câu 1. Tính khoe khoang là phô trương cho người ta thấy hay người ta nghe những gì mình có để chứng minh cho mọi người biết mình có của, mình “giàu” hơn người mà mình khoe.

- Anh đi tìm lợn khoe trong tình huống bị mất lợn (có thể mất thật hay là mất bịa).

- Lẽ ra anh ta phải hỏi người ta: “Có thấy con lợn chạy qua đây không?”.

- Từ “cưới” không thích hợp để chỉ con lợn sổng chuồng và nó là thông tin thừa với người được hỏi. Nhưng đây lại là mục đích của anh khoe của.

Câu 2. Anh có áo mới thích khoe của đến mức nói một câu tường thật rất dài, phần đầu nhấn mạnh vào cái áo mới để gây sự chú ý.

- Điệu bộ anh ta trả lời chỉ vào cái áo mới, bắt người khác phải chú ý. Cách trả lời dềnh dàng để “khoe”.

- Lẽ ra anh ta chỉ nói một câu tỉnh lược: “Chẳng thấy!”.

- Tất cả những yếu tố còn lại với câu trả lời đối thoại là thừa. Người nghe không cần biết thời gian anh ta đứng nơi này; càng không cần biết anh ta mặc áo mới… Nhưng cái áo mới lại là thông tin của anh khoe của.

Câu 3. Câu chuyện gây cười bỏi nó có hai mâu thuẫn không hợp với thực tế.

- Đáng lẽ mất lợn chỉ đi hỏi những thông tin về lợn, đằng này nhấn mạnh cho người nghe đây là con lợn làm đám cưới. Anh ta sắp có vợ.

- Đáng lẽ trả lời ngắn gọn có thấy hay không thì người trả lời dềnh dàng nhấn mạnh cho người nghe cái áo mới anh ta đang mặc.

- Cả hai anh chàng đã bộc lộ cái tính khoe của không hợp lý chút nào với tình huống trên.

Câu 4. Ý nghĩa: xem Ghi nhớ trang 128.

10 tháng 5 2017

b, Mục đích: Nhìn nhận, đánh giá trung thực, khách quan kết quả, rút ra bài học kinh nghiệm sau khi kết thúc hoạt động

Yêu cầu: chính xác, khách quan

Bố cục: 3 phần

- Mở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên cơ quan, tổ chức, địa điểm, thời gian, tiêu đề

- Nội dung:

    + Mục đích ý nghĩa của công việc

    + Lần lượt tường trình, đánh giá công việc cụ thể

    + Rút kinh nghiệm hoặc kiến nghị

- Phần cuối

    + Nơi nhận

    + Người viết kí tên

27 tháng 10 2020

Bố cục truyện cười "Lợn cưới áo mới"

Phần 1: từ đầu...tức lắm. (Giới thiệu nhân vật Anh áo mới)

Phần 2: Còn lại (Cuộc ganh đua khoe của hai nhân vật)

Ý nghĩa: Phê phán, chế giễu thói khoe của. Nên khiêm tốn, không nên khoe khoang, hợm của

Bài 1:

Trong văn tả cảnh, chúng ta thường gặp 2 kiểu ,đó là cảnh thiên nhiên và cảnh lao động sinh hoạt con người.

Khi miêu tả, cần chú ý đến những kĩ năng :

+xác định đối tươngj miêu tả 

+quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu

+trình bày những điều quan sát đc theo 1 thứ tự

Bài 2:

Bố cục của văn tả cảnh gồm 3 phần:Mở bài,Thân bài,Kết bài

Nội dung chính của từng phần:

Mở bài :Gioi  thiệu đối tượng miêu tả

Thân bài:Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian hoặc không gian
Kết bài:Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết

I. Mở bài: Giới thiệu giờ ra chơi của trường em đang học

Trong cuộc đời mỗi chúng ta, ai cũng đều trải qua thời cắp sách đến trường mười hai năm học, một quãng thời gian vô cùng dài của một đời người. Quãng thời gian đó, mang lại cho chúng ta vui buồn, bao cảm xúc khác nhau. Nhưng dù bạn học bất kì trường nào bạn đã từng trải qua những giây phút thư thái và thoải mái của giờ ra chơi. Đó thời gian gian chúng ta có thể làm rất nhiều điều với bạn bè, thầy cô và mái trường thân yêu của chúng ta.

II. Thân bài: tả trường em giờ ra chơi

1. Tả bao quát giờ ra chơi

- Sân trường tấp nập người

- Tiếng ồn vang khắp nơi

- Ai cũng vui vẻ chơi cùng các bạn

2. Tả chi tiết giờ ra chơi

a. Tả người giờ ra chơi

- Mọi người chơi các trò chơi khác nhau

- Người thì chơi đá cầu, người thì bịt mắt bắt dê, người thì nhảy dây,…

- Những ai không thích chơi thì ngồi ghế đá tám với bạn bè hoặc đọc sách,….

- Trường lúc này âm thanh hỗn độn, ồn ào, không phân biệt được giọng của ai

- Cả sân trường nhộn nhịp vui vẻ

b. Tả cảnh giờ ra chơi

- Cây cối đong đưa theo gió, thôi những cơn gió mát lành khiến giò ra chơi thêm phấn khởi

- Chim kêu rả rích

c. Cảnh sân trường sau giờ ra chơi

- Sân trường yên ắng hẳn

- Không một bóng người

- Chỉ nghe những tiếng giảng bài của thầy cô giáo

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về trường về giờ ra chơi

- Em rất thích giờ ra chơi

- Giờ ra chơi giúp em bớt căng thẳng, mệt mỏi sau giờ học

14 tháng 10 2018

Nội dung bài :

Cảm nhận được vẻ đẹp kì diệu của rừng; tình cảm yêu mến và sự ngưỡng mộ của tác giả đối trước vẻ đẹp của rừng.

trả lời câu hỏi  :

1. Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì? Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật hiện lên như thế nào?

Trả lời:

Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có liên tưởng khá thú vị. Ông thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì, bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.

Những liên tưởng thú vị vừa nói đã làm cho cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.

2. Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào? Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?

Trả lời:

Những muông thú trong rừng được tả rất sinh động. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như chớp. Những con chồn, sóc với túm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Những con mang vàng đang ăn cỏ non, những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng.

Sự xuất hiện thoắt ẩn, thoắt hiện của những muông thú ấy làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ lí thú.

3. Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rọi”?

Trả lời:

Rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi” vì có sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng ngời sáng, rực rỡ trong một không gian rộng lớn: lá vàng như cảnh mùa thu ở trên cây và trải thành thảm ở dưới gốc, những con mang có màu lông vàng, nắng cũng rực vàng...

4. Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên?

Trả lời:

Đoạn văn khiến em yêu mến hơn những cánh rừng và mong muốn mọi người cùng chung sức bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên kì diệu của rừng.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 11 2023

- Bố cục bài thơ:

+ Phần 1 (Khổ 1, 14 câu đầu): Hình ảnh những cuộc hành quân gian khổ giữa thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng đầy thơ mộng trữ tình.

+ Phần 2 (khổ 2, 8 câu tiếp): Những kỉ niệm đẹp của đêm liên hoan

+ Phần 3 (khổ 3, 8 câu tiếp): Hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp bi tráng và lãng mạn.

+ Phần 4 (khổ cuối): Lời thế Tây Tiến.

- Mạch cảm xúc của bài thơ: Toàn bộ bài thơ là nỗi nhớ da diết khôn nguôi.

5 tháng 10 2016

Trang bao nhiêu thế bạn?

14 tháng 10 2016

Trang 56 bạn nhé

 

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.

- Chia bố cục và nội dung hợp lí.

Lời giải chi tiết:

- Bố cục bài thơ:

+ Phần 1 (Khổ 1, 14 câu đầu): Khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc và cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến.

+ Phần 2 (khổ 2, 8 câu tiếp): Không khí vui tươi, tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước mơ mộng.

+ Phần 3 (khổ 3, 8 câu tiếp): Chân dung người lính Tây Tiến.

+ Phần 4 (khổ cuối): Lời thề gắn bó với Tây Tiến.

- Mạch cảm xúc của bài thơ: mạch hồi tưởng, hoài niệm về quá khứ, cuối cùng thì trở về thực tại.

7 tháng 5 2023

- Bố cục bài thơ:

+ Phần 1 (Khổ 1, 14 câu đầu): Khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc và cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến.

+ Phần 2 (khổ 2, 8 câu tiếp): Không khí vui tươi, tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước mơ mộng.

+ Phần 3 (khổ 3, 8 câu tiếp): Chân dung người lính Tây Tiến.

+ Phần 4 (khổ cuối): Lời thế gắn bó với Tây Tiến.

- Mạch cảm xúc của bài thơ: mạch hồi tưởng, hoài niệm về quá khứ, cuối cùng thì trở về thực tại.

28 tháng 11 2016

+ Phần 1 : Từ đầu ..... thuyền rồng : Giới thiệu về cốm làng Vòng.
+ Phần 2 : Tiếp theo ..... nhũn nhặn : Giá trị văn hóa của cốm.
+ Phần 3 : Còn lại : Bàn về thưởng thức cốm

28 tháng 11 2016

Đoạn 1 : từ đầu đến '' thuyền rồng '' . Nội dung : Cốm : sự kết hợp tài tình giữa tinh túy đất trời và bàn tay khéo léo của con người

Đoạn 2 : tiếp đến '' nhã nhặn'' . Nội dung : Cốm : thức dâng trời đất , một sản phẩm văn hóa độc đáo

Đoạn 3 : còn lại . Nội dung : nói về cách thưởng thức cốm