K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 9 2018

She left, leaving the child to her husband.

21 tháng 9 2018

Trả lời

Dịch sang tiếng anh câu sau:

Cô ấy ra đi, bỏ lại đứa con cho người chồng.

She left, leaving the child to her husband.

Xin chào mọi người, hôm nay mình xin kể lại 1 câu truyện có thật của 1 gia đình trong xóm mình.-Hôm đó cỡ tháng 8, gia đình chị Phương sinh ra được 1 đứa con nhưng tiếc thay nó không được lành lặng như bao đứa trẻ khác, khuôn mặt bị tật nguyền, tay chân thì co lại. Khi đem con về thì gia đình buồn lắm, mọi người khuyên anh chị nên bỏ đứa con đó đi rồi sinh đứa khác nhưng anh chị vẫn...
Đọc tiếp

Xin chào mọi người, hôm nay mình xin kể lại 1 câu truyện có thật của 1 gia đình trong xóm mình.
-Hôm đó cỡ tháng 8, gia đình chị Phương sinh ra được 1 đứa con nhưng tiếc thay nó không được lành lặng như bao đứa trẻ khác, khuôn mặt bị tật nguyền, tay chân thì co lại. Khi đem con về thì gia đình buồn lắm, mọi người khuyên anh chị nên bỏ đứa con đó đi rồi sinh đứa khác nhưng anh chị vẫn cố giữ lấy. Nhưng sau 2 năm 1 phần vì kinh tế khó khăn và 1 phần vì con mình bị tật nguyền phải nằm yên 1 chỗ nên anh chị nản quyết định đem vứt đứa bé đi, anh đem đứa bé lên núi rồi ném nó xuống (nhẫn tâm thế không biết). Mọi chuyện sau đó vẫn diễn ra bình thường và anh chị quên đi đứa con chính tay mình sát hại. Sau 1 thời gian chị Phương lại có thai và mọi chuyện bắt đầu xảy ra. Khi anh Khải đi làm không có nhà thì cứ tối đến chị lại nghe tiếng bát đĩa va vào nhau, quần áo thì bị lục tung lên nhưng không mất gì cả, đôi khi còn nghe thấy tiếng khóc của trẻ con. Một hôm chị đi vệ sinh (thời đó nhà vệ sinh cách nhà khoảng 5,6m) chị vừa bước ra khỏi cửa thì thấy 1 bóng trắng bị tật nguyền luôn miệng hỏi:
-“Tại sao cha mẹ lại giết con? Tại sao lại ném con xuống để con chết không được nguyên vẹn? Tại sao? Tại sao? Con có tội tình gì mà cha mẹ nhẫn tâm với con như vây?”
-Khi nghe được như vậy chị ú ớ không ra lời rồi ngất lịm đi, hôm sau tỉnh dậy thì thấy mình đã nằm trong nhà và mọi người xung quanh hỏi tại sao chị lạ ngất ngoài vườn thì chị chỉ nói đi vệ sinh mà mệt quá nên ngất đi thôi (vì cái chết của con chị anh chị nói là nó bị bệnh mà mất) khi mọi người đi về hết thì chị mới kể với anh mọi chuyện, anh kêu thôi để anh đốt nhang làm 1 con gà để cầu xin cho con để cho vợ chồng mình được yên. Sau khi làm xong mọi chuyện trở về bình thường, và ngày chị sinh nở cũng tới, chị dinh được 1 đứa con trai vô cùng kháu khỉnh, anh chị thương yêu nó lắm luôn cưng chiều và chăm sóc nó. Khi nó lên 6 tuổi anh chị dẫn nó đi chơi không biết vô tình hay cố ý mà lại lên ngay núi chỗ anh ném đứa con tật nguyền xuống. Đang ngồi chơi bỗng thấy đứa con đứng dậy và bước tới vách núi (lúc đó được rào chắn cẩn thận rồi) anh chin nghĩ con mình tò mò nên kêu là cẩn thận rớt xuống nha con. Nhưng thấy con mình cứ đứng ngó xuống thì anh chị hỏi con đang làm gì vậy? Thì cậu bé cười lên và quay lại nhìn 2 người với ánh mắt đỏ ngàu của sự giận dữ, nó quay sang hỏi:
-“Cha còn nhớ chỗ này không? Là chỗ cha đã ném con xuống đó, hơn 10 năm rồi cha nhỉ!? Bây giờ con xinh đẹp rồi cha còn muốn vứt bỏ con nữa không?” Hahaha
-Anh chị nghe vậy liền van xin
-“Cha mẹ xin lỗi, vì ngày xưa gia đình mình nghèo khó và con còn bị tật nguyền nên cha mẹ nghĩ quẩn đã vứt con đi, cha mẹ xin lỗi, con hãy tha thứ cho cha mẹ và tha cho em con đi!”
-Thì thằng bé nói với giọng giận dữ:
-“Chả nhẽ cứ tật nguyền là phải chết ư? Chả nhẽ nhà ngheo không nuôi được con cái là có quyền giết nó à? Cha mẹ đã coi mạng sống con người quá tầm thường rồi!”
-Sau đó đứa bé liền leo qua rào và nhảy xuống vực, và từ dưới vọng lên tiếng nói:
-“Đây là giá cha mẹ phải trả khi đã giết tôi”
-Truyện tuy không kinh dị cho lắm nhưng nó cho ta phải suy nghĩ 1 điều:
-“Con người có bao giờ tôn trọng sự sống của người khác chưa? Chính con cái mình cũng có thể giết được hay các thai nhi chưa kịp cất tiếng khóc chào đời mà chúng ta đã lôi ra khỏi, tự hỏi tâm con người còn hay không?”

1

tuy bạn viết khá lâu r nhg mình bây giờ mới đọc đc và nó thực sự rất hay

14 tháng 9 2016

CÂU ĐƯỢC 0 CON

K MJK NHE MJK LAM DANG GIONG VAY ROI

14 tháng 9 2016

0 CON CÁ

Bố xin lỗi cô giáo vì con trai mộng duTại văn phòng trường, người bố bối rối xin lỗi cô giáo chủ nhiệm của con trai:- Tôi thành thật xin lỗi về việc con tôi bỏ ra khỏi lớp giữa giờ học. Mong cô bỏ qua cho thằng bé.Cô giáo nghiêm nghị:- Trong lúc tôi đang say sưa giảng bài thì con trai anh tự dưng đi một mạch ra khỏi lớp. Thậm chí, khi tôi gọi lại em ấy cũng không thèm trả lời hay ngoảnh...
Đọc tiếp

Bố xin lỗi cô giáo vì con trai mộng du

Tại văn phòng trường, người bố bối rối xin lỗi cô giáo chủ nhiệm của con trai:

- Tôi thành thật xin lỗi về việc con tôi bỏ ra khỏi lớp giữa giờ học. Mong cô bỏ qua cho thằng bé.

Cô giáo nghiêm nghị:

- Trong lúc tôi đang say sưa giảng bài thì con trai anh tự dưng đi một mạch ra khỏi lớp. Thậm chí, khi tôi gọi lại em ấy cũng không thèm trả lời hay ngoảnh mặt lại nữa. Thật là không có kỉ luật gì cả!

Người bố cuống quýt:

- Ấy ấy mong cô bớt giận ạ. Chẳng là cháu nhà tôi mắc chứng mộng du từ nhỏ, mỗi lần ngủ say là lại đi lung tung như thế ấy mà.

- !?!

      (Sưu tầm)

* Hãy kể câu chuyện cho bạn bè, người thân cùng nghe.

* Theo em, chi tiết nào trong câu chuyện có tác dụng gây cười.

1
18 tháng 11 2017

Hướng dẫn giải:

Chi tiết gây cười trong truyện nằm ở câu trả lời cuối truyện của người bố.

Lẽ ra mình nên viết và gửi đến các bạn đọc trên fb câu chuyện này vào lúc nửa đêm mới hợp tình, hợp cảnh. Nhưng câu chuyện này mà kể lúc đó thì sợ rằng; ai lỡ đọc rồi sẽ chịu sự ám ảnh không ngủ được thì cũng không hay cho lắm. Bởi ám ảnh ở đây không phải chỉ từ những tình tiết “dã man và ma quái” nghe mà rùng mình, dựng tóc gáy, nỗi ám ảnh ấy còn ở lối sống phần...
Đọc tiếp

Lẽ ra mình nên viết và gửi đến các bạn đọc trên fb câu chuyện này vào lúc nửa đêm mới hợp tình, hợp cảnh. Nhưng câu chuyện này mà kể lúc đó thì sợ rằng; ai lỡ đọc rồi sẽ chịu sự ám ảnh không ngủ được thì cũng không hay cho lắm. Bởi ám ảnh ở đây không phải chỉ từ những tình tiết “dã man và ma quái” nghe mà rùng mình, dựng tóc gáy, nỗi ám ảnh ấy còn ở lối sống phần nào rất tự nhiên hoang dã của một số bà con nơi vùng cao, hẻo lánh cũng như cách ứng xử tàn nhẫn trước sinh mệnh của người thân… Lạnh lùng_Vô cảm_Thậm chí dã man… Nhưng nếu hiểu họ thì thấy, tất cả họ đều rất đáng thương.

Lại nói, mình không phải là một người viết văn hay sáng tác truyện. Những câu chuyện mà mình kể đều là những câu chuyện có thật mình gặp dịp chứng kiến, nghe kể rồi ghi chép lại. Hôm nay mạn phép gửi lên đây, ai đọc được thấy sợ thì sợ, thấy thương thì thương, thấy buồn thì buồn, thấy có chút gì bất bình cho số phận con người thì bất bình… nhưng trên hết mong mọi người đọc cảm nhận bằng trái tim yêu thương và hiểu biết trọn vẹn về con người và vùng đất nảy sinh câu chuyện đau lòng. Một vùng đất mà mặt trời của mẹ thiên nhiên chiếu rọi được vào còn khó bởi lớp sương mù luôn giăng giăng dày đặc chứ chưa nói gì đến “mặt trời tri thức khoa học, tâm linh tiến bộ” của một thế giới văn minh, hiện đại.

📷

Câu chuyện bắt đầu bằng sự rụt rè e ngại của anh bạn người H’Mông khi tiến lại gần ngồi nhà gỗ lợp mái tôn xanh tại Điểm trường của Bản Làng Sáng nằm sâu trong rừng núi thuộc xã Háng Đồng huyện Bắc Yên_Sơn La trong chuyến đi của mình vừa rồi. Câu nói đầu tiên anh thốt lên bằng một hơi thở méo mó có chút gì đó kìm nén cảm xúc: “Tại ngôi nhà đằng kia, bên bãi đất cỏ rậm ấy, có một câu chuyện rất đau lòng”…
…..
Trở lại bối cảnh của Làng Sáng từ cái thời bản chưa hình thành và còn chưa có cái tên Làng Sáng như bây giờ. Hồi đó, chỉ có một vài gia đình người H’Mông trên hành trình du canh du cư theo tập tục canh tác của dân tộc mình lỡ bước qua đây dựng nhà, làm nương rồi cư ngụ. Trong số đó có một gia đình mà người kể chuyện cũng không thể biết tên gia đình ấy là gì. Ngay cả những người được đề cập đến trong câu chuyện này cũng chỉ là Người ông già cả, Hai anh em người cháu, và Cặp bố mẹ nhẫn tâm… mà thôi.

Khi mới chuyển vào vùng đất mới, cả gia đình ấy rất chăm chỉ làm lụng, dẫu không no đủ nhưng cũng không bao giờ chịu cảnh đói lòng. Bởi vùng đất mới, đất luôn rất tươi tốt, và hạt giống luôn được người H’Mông dắt theo bên hông mình. Cuộc sống của họ có lẽ sẽ tiếp diễn tốt đẹp nếu như không có một ngày nọ Người ông già cả lâm bệnh nặng. Người ông ấy cứ yếu dần và gần như chỉ có thể nằm một chỗ. Bệnh gì? Cứu chữa ra sao? Dẫu có đứng giữa rừng mà gào thét Giàng ơi, Giàng hỡi… thì cũng chỉ vọng lại tiếng người vừa hét mà thôi. Cuộc sống vất vả, gia đình không chỉ có hai đứa trẻ nhỏ mà còn có ông già ốm yếu. Cặp vợ chồng ấy thấy người ông là một gánh nặng trong gia đình nên muốn bỏ người ông lại một mình để đi tìm một vùng đất khác để làm nương sinh sống. Nghĩ sao làm vậy, cặp vợ chồng ấy quyết chí ra đi, nhưng điều bất ngờ là hai người con của họ lại nhất quyết ở lại. Hai người con ấy đứa lớn tầm 8 tuổi và đứa nhỏ khoảng 5 tuổi. Chúng không nỡ nhìn ông chúng một mình sống thoi thóp giữa rừng già. Người ông ấy khi còn khỏe, trong những ngày bố mẹ chúng mải miết đi nương đã luôn bên cạnh chúng, chăm bẵm chúng, đục đẽo đồ chơi cho chúng, thổi cho chúng nghe những điệu khèn khỏe khoắn, vui vẻ… Chúng nhất quyết không bỏ ông ở lại một mình nhưng cha mẹ chúng lại… lạnh lùng đoạn tuyệt ra đi. Họ không những bỏ lại cha mà còn bỏ lại còn hai đứa con nhỏ dại. Vậy là, trong căn nhà ấy, bấy giờ chỉ còn lại hai đứa trẻ côi cút và một ông già ốm yếu.

Tuổi già đứng trước thời gian đã là rất mong manh và đáng sợ, huống gì tuổi già còn bệnh tật mà bệnh tật nơi vùng núi hoang vu thì con đường về với đất sẽ thật ngắn ngủi. Hai đứa trẻ chỉ biết ở cạnh ông mà khóc ròng, đói thì vét chút thóc, chút ngô còn sót lại trong nhà để nấu, hết thóc, hết ngô thì đi hái rau rừng để ăn. Rồi thì ông chúng cũng lặng lẽ chìm sâu vào giấc ngủ vĩnh viễn. Ngày ông chúng chúng mất, vì còn quá nhỏ nên dù đoạn đường từ nhà ra chỗ mà hai đứa nhỏ chọn để chôn ông có chừng 2-3 trăm mét thôi, nhưng chúng đã phải lôi kéo ông của chúng từ lúc mặt trời mọc cho đến lúc không còn thấy mặt trời đâu nữa mới tới nơi. Xác của ông chúng được che lại bởi mấy tấm gỗ pơ mu và lớp đất mỏng do bàn tay yếu ớt của hai đứa trẻ cào cấu để vùi lấp. Và cũng vì quá bé nên chúng không biết được rằng, với người dân tộc H’Mông của chúng khi chết đi cần mang theo lửa. Người nhà phải đốt và để một đống lửa bên cạnh mộ thì ma mới yên ổn ra đi, nếu không sẽ trở lại dương thế đòi bằng được.

Chôn ông xong hai anh em dắt tay nhau trở về nhà, bỏ lại sau lưng ngôi mộ nhỏ lạnh lẽo, xác sơ nơi góc rừng.

Giữa rừng sâu thăm thẳm, giữa cái lạnh se sắt của vùng cao, giữa những lớp sương mù dày đặc, giữa những tiếng kêu gào rùng rợn của chim rừng thú núi, đến cả tiếng côn trùng cũng rõ ràng đến tận cái đập cánh bay… Và giữa cái đêm đầu tiên mà hai đứa trẻ bắt đầu tập quen với sự vắng mặt của ông chúng trong nhà, bên bếp lửa, hai đứa trẻ dựa vào nhau mà ngủ thiếp đi…

“Thật đáng thương quá”! Mình đã thốt lên như vậy khi nghe anh bạn người H’Mông kể đến đoạn này: “Còn chưa hết”. Anh bạn đường tiếp tục kể.

Đêm hôm đó vào lúc khuya, hai đứa trẻ bỗng giật mình vì có tiếng gõ cửa dồn dập. Ngoài trời sương xuống đang rất lạnh, đùn đẩy nhau mở cửa mãi không được, hai anh em cùng dựa vào nhau tiến về phía cửa chính. Tiếng đập cửa vẫn dồn dập, nhưng khi mở cửa ra thì cả hai anh em lại không thấy gì cả, chỉ có một luồng gió lạnh lùa vào làm hai anh em run rẩy nép gần vào nhau hơn. Không thấy có ai, hai an hem lại dắt nhau trở lại bên bếp lửa, lúc này bếp đã tàn tro, vì lạnh nên hai anh em nhóm lại cho lửa cháy rồi tiếp tục ngủ tiếp. Khi giấc ngủ vẫn còn chập chờn thì một tràng gõ cửa nữa lại vang lên, lần này tiếng gõ cửa lại dồn dập và mạnh hơn trước. Người anh tỉnh dậy, ra mở cửa, nhìn quanh lại cũng không thấy có ai đến cả. Lúc này người anh đã bắt đầu sợ hãi nên mau chóng đóng cửa lại rồi chạy sang ôm người em đang nằm cạnh bếp lửa. Vừa nằm xuống, một trận gõ cửa nữa lại vang lên dồn dập, lúc này cả hai anh em đều thức giấc và ôm sát vào nhau, sợ hãi. Tiếng gõ cửa vẫn dồn dập, gió ngoài trời vẫn từng cơn gầm rú thật mạnh, tiếng cành cây gãy răng rắc đập vào mái nhà làm cho hai anh em thon thót giật mình. Bỗng người anh vùng dậy cầm cành củi đang cháy đỏ lửa, đi nhanh về phía cửa bằng bản năng tự vệ. Cậu mở toang cánh cửa rồi vụt lửa liên hồi vào không trung tĩnh mịch, sau đó vứt luôn thanh củi ra xa. Trong chốc lát cậu chạy vào kéo người em của mình ra khỏi nhà, lao vào đêm tối.

“Nghe nói, hai anh em ấy bây giờ đang sống ở vùng Suối Tọ – Phù Yên. Đêm ấy ông của chúng về đòi lửa mà chúng không biết cứ tưởng là có con thú dữ gì, nên cũng lấy lửa để đuổi thú rồi chạy nhanh không bị thú ăn thịt. Chúng còn nhỏ quá mà”.

Anh bạn của mình kết thúc chuyện chỉ bằng một câu đơn giản như vậy. Nhưng, những cảm xúc mà anh truyền đến cho mình thực sự không đơn giản một chút nào. Mình có chút thương, có chút giận, có chút sợ và mình cũng suýt nữa rơi vào sự phán xét. Nhưng không! mình chợt nhớ lại câu chuyện cách đây độ chừng hơn 2 tháng, ở phía ngoài Tà Xùa, cách Làng Sáng khoảng 90km cả đường mòn vào rừng, và đường lớn, có một người mẹ trẻ đã tự tử và trước khi treo cổ bên bìa rừng người mẹ ấy đã dùng con dao đi nương của mình cắt cổ hai đứa con nhỏ cho đến chết.

Khi nghe và chứng kiến cảnh này, hầu như ai cũng kêu: ‘Người mẹ ác độc, giết con” “Người mẹ dã man không có nhân tính’. Bao nhiêu tội lỗi và lời phán xét đều dồn lên linh hồn của người mẹ mới lìa đời. Mình không đồng tình với hành động giết con của người mẹ đó, nhưng khi tìm hiểu và hỏi lại thì mới biết. Người mẹ đó vì quá khổ sở, chồng đi theo người con gái khác, suốt ngày không chịu làm ăn gì. Vì cùng quẫn đã nghĩ đến cái chết, nhưng trước khi chết người mẹ đó lo rằng hai người con sẽ không có ai cho ăn và cũng sẽ chết đói. Vì vậy người mẹ dẫn con đi về cõi chết cùng mình.

Nếu ai đã lên vùng núi cao, lên nơi đồng bào dân tộc ít người sinh sống, sẽ rất dễ gặp hình ảnh những đứa trẻ còn rất nhỏ, trần truồng, nhem nhuốc bò lê trên nền đất, bụi cây. Dù trời giá rét, thân người đỏ hỏn vì lạnh thì cha mẹ của chúng cũng chỉ coi đó là chuyện bình thường. Bởi đơn giản họ cũng sinh và lớn lên như vậy. “Trời sinh voi, ắt thì sinh cỏ” họ sống dựa vào tự nhiên và tư duy, suy nghĩ cũng rất tự nhiên, thậm chí đôi khi có chút man dại.

Với mình, trong cuộc sống không bao giờ phân định chuyện đúng – sai. Nên với bài viết này, mình chỉ kể lại như vậy, ai thấy thương thì thương, ai thấy buồn thì buồn, ai thấy sợ thì sợ, ai thấy bất bình thì bất bình…

Cuộc sống vẫn tiếp diễn mỗi ngày, mỗi vùng đất, thậm chí mỗi con người là một dòng chảy riêng biệt dẫu gặp nhau cũng chỉ là duyên ngộ nhất thời. Vì vậy, luôn hiểu để thương nhau là cách chế tạo hạnh phúc cho mình và cho người.

0
Câu 1. Xác định trợ từ, thán từ trong đoạn trích sau:Cô Thảo ra lấy chồng vốn liếng không có nên không đi buôn bán gì hết. Cả nhà chỉ trông vào sáu mẫu ruộng tranh và ba mẫu ruộng làng để sống năm này tháng khác.Chiều hôm ấy lúc thoáng thấy bóng chồng đi về đến cổng, cô Thảo liền vội vàng ẵm con ra sân để đón. Thấy anh Vận ra dáng mệt nhọc nên cô ta chưa dám hỏi gì hết. Vào tới sân, anh Vận liền đến...
Đọc tiếp

Câu 1. Xác định trợ từ, thán từ trong đoạn trích sau:

Cô Thảo ra lấy chồng vốn liếng không có nên không đi buôn bán gì hết. Cả nhà chỉ trông vào sáu mẫu ruộng tranh và ba mẫu ruộng làng để sống năm này tháng khác.

Chiều hôm ấy lúc thoáng thấy bóng chồng đi về đến cổng, cô Thảo liền vội vàng ẵm con ra sân để đón. Thấy anh Vận ra dáng mệt nhọc nên cô ta chưa dám hỏi gì hết. Vào tới sân, anh Vận liền đến ngồi trên cái chõng. Cô Thảo để con ngồi một bên chồng rồi đột ngột chỉ cây thanh-trà bên bờ hè nói khẽ:

- Cây thanh trà mới đấy mà đã có trái rồi cậu ạ.

Anh Vận để con ngồi trên chân, rồi cúi đầu xuống nhìn mặt con dịu lời đáp:

- Thế à, cây thanh trà ấy trông dáng khô khan không ngờ lại giống tốt.

Cô Thảo ghé ngồi một bên chồng nói tiếp:

- Cây thanh trà ấy tôi đem từ bên nhà qua đây. Mới hai năm đã có trái ăn được kể cũng nhanh thật.

Anh Vận như sực nhớ một việc gì, nhìn vợ hỏi vội:

- Tôi nhớ ra rồi. Hôm ấy là ngày giỗ ông bên mợ. Mợ về làng ăn giỗ rồi đem cây thanh trà ấy qua cho tôi. Tôi cũng quên lúc ấy mợ đã có thằng Lụn chưa?

- Rồi, nhưng nó mới được ba tháng.

- Mà tôi quên giỗ ông nhằm ngày mấy?

Cô Thảo nhìn chồng mỉm cười:

- Được vài ông rể quý như cậu thì ngày giỗ của nhà tôi cũng không khỏi hương tàn bàn lạnh. Giỗ ông nhằm một ngày dễ nhớ nhất mà cậu cũng quên.

 

Câu 2. Xác định ý nghĩa của trợ từ và thán từ tìm được ở bài 1

Câu 3. Đặt câu với những thán từ sau đây: Than ôi, trời ơi, ui chao, ôi

1
2 tháng 10 2023

Câu 1:

Trợ từ: không, chỉ, và…

Thán từ: ạ, à, ấy, ạ, rồi…
Câu 2. 

Trợ từ "không" được sử dụng để phủ định hoặc diễn đạt sự không có hoặc không thực hiện của một hành động hoặc tình huống.

Trợ từ "chỉ" thường được sử dụng để hạn chế hoặc chỉ ra một phạm vi nhất định.

Thán từ "ạ" thường được sử dụng để thể hiện sự kính trọng hoặc lịch sự trong giao tiếp, đặc biệt khi nói chuyện với người trên cấp dưới hoặc trong tình huống chính thống.
Câu 3. 

1. Than ôi! Tôi đã quên mang theo ví tiền.

2. Trời ơi! Đêm nay trời đang mưa to.

3. Ui chao, cô Thảo đã đến đón con sớm quá.

4. Ôi, hôm nay thực sự là một ngày đẹp.

30 tháng 7 2019

He comes from America.

14 tháng 10 2021

hi is from america

24 tháng 3 2017

He comes from America.

15 tháng 3

He comes from America

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?

Vợ nhặt, Kim Lân

Câu 1: Nêu nội dung chủ yếu của đoạn văn 

Câu 2: Xác định thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn và nêu hiệu quả nghệ thuật

Câu 3: Cụm từ "Còn mình thì..." có ý nghĩa gì?

Câu 4: Từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn suy nghĩ về tình mẫu tử

4
NG
9 tháng 9 2023

Câu 1: Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản diễn tả tâm trạng bà cụ Tứ khi biết con trai (nhân vật Tràng) “nhặt” được vợ.

NG
9 tháng 9 2023

Tham khảo
Câu 2: Các thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn: dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ cái, ăn nên làm nổi
 – Hiệu quả nghệ thuật của các thành ngữ: các thành ngữ dân gian quen thuộc trong lời ăn tiếng nói nhân dân được sử dụng một cách sáng tạo, qua đó dòng tâm tư của người kể hòa vào với dòng suy nghĩ của nhân vật bà cụ Tứ; suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật trở nên thật gần gũi, được thể hiện rất tự nhiên; nỗi lòng, tâm trạng cùa người mẹ thương con thật được diễn tả thật chân thực.

 

22 tháng 12 2021

1. kế hoạch hóa gia đình - đẻ con không có kế hoạch và mục đích

22 tháng 12 2021

anh đã phạm nội quy 

1 đẻ con ko kế hoạch 

2 bắt ép nhười tình tình dục mục đích ko chính đáng