K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2018

Mở bài

Theo thời gian , tôi dần lớn lên theo năm tháng . Những năm học vội trôi qua như một cái chớp mắt . Thời học sinh - ai cũng có lần vô tình nhớ tới những giây phút cảm động sống với thầy cô ....

Thân bài

+ Nói đơn sơ về lớp học nơi mình đã và đang học

+ Miêu tả sự việc một cách chi tiết , rành mạch . Chia tách làm 3 đoạn văn trong phần thân bài nhằm cho bài văn tạo ra sự không dài dòng , rườm rà

+ Câu chuyện phải tạo sự gần gũi từ cách miêu tả kết hợp lẫn biểu cảm làm đậm chất trữ tình của bài văn thêm hay , sinh động hơn

+ Bài văn cần có sự dẫn dắt , có đầu có cuối . Nhẹ nhàng mà sâu lắng

Kết bài

Nêu cảm nghĩ về sự việc ngày ấy

Ngày ấy , mãi tôi không quên được . Con đường tôi đi đã mắc phải sai lầm , được sự dìu dắt của .... dìu dắt nên người . Mai này , tôi sẽ chẳng còn như vậy , đã lớn , đã trưởng thành tôi sẽ thu phục được chính con đường mà tôi đi ....

Vào một thứ hai đầu tuần, tiết đầu tiên của lớp em là tiết Văn. Cả lớp em ai cũng mong là cô Tám sẽ vẫn dạy chúng em ở môn học này… Nhưng cóa lẽ là không... Một cô giáo rất lạ bước vào lớp. Cả lớp em sững sờ nhìn cô và có một bạn ở phía cuối lớp hỏi: “Cô ơi! Cô giáo của chúng em đâu rồi ạ?” Cô trả lời: “Cô của em đã chuyển trường dạy rồi! Cô ấy sẽ không dạy trường này nữa! Từ hôm nay cô sẽ là giáo viên phụ trách môn Văn của các em” Lúc đó, cả lớp rất buồn! Khi về nhà, em chạy ngay vào phòng kể cho mẹ nghe.
Tiết học hôm đó, đột nhiên lại buồn bã, không sôi nổi như lúc trước. Hết tiết học, có bạn trong lớp khóc vì không biết cô dạy ở đâu, làm gì, có vui vẻ như ở đây không… rất nhiều câu hỏi đặt ra. Nhưng sẽ không có câu trả lời…….! Mẹ ơi! Con có giác rất khó chịu, mỗi khi nhớ đến cô, con lại không kèm được nước mắt! 
Cô Văn của con là một người nhỏ con, tóc dài, uốn rất đẹp! Cô mặt áo dài rất xinh! Mắt của cô hiền từ như bà tiên. Khi cô ngồi trên ghế đá, dưới góc “hoa học trò” cô tâm sự với chúng con về những câu chuyện học hành, bạn bè, gia đình,…! Cô càng hiền dịu hơn khi những lá phương màu vàng rơi nhè nhẹ xuống! 
Con nhớ những nhớ lúc cô giảng, giọng cô thật ấm áp, dịu dàng, làm cho các bài học rất dễ đi vào lòng người khác. Khi học xong, cô lại kể những chuyện cổ tích, hài, hay là chuyện của cô! Nhưng giờ đây sẽ không còn nghe được giọng nói ấm áp của lúc trước nữa! Dù cô giáo bây giờ giảng rất hay nhưng không thể làm con quên được cô! Con yêu cô lắm! Cô không làm cho chúng con run sơ mỗi khi làm bài kiểm tra! Cô lại tuyên dương, khen thưởng những bạn có thành tích học tập tốt! Cô như một người bạn mỗi khi trò chuyện cùng con, lại như một người mẹ khi con buồn! Cô đối xử với các cô giáo cũng như học trò rất tốt, gần gũi và cũng được rất nhiều phụ huynh quí mến 
Con còn nhớ vào ngày sinh nhật của cô, chúng con góp tiền lại mua một chiếc bánh sinh nhật nho nhỏ, chỉ mong cô vui. Chúng con còn viết lên bảng những câu chúc mừng, vẽ những chiếc bánh kem, hoa, lá, có bạn còn vẽ chân dung của cô lên bảng nữa nhưng vẽ xấu lắm! Khi biết cô sắp lên lớp, chúng con ra đón cô và bịt mắt cô lại! Khi cô bước vào lớp, phòng học tối lắm, và những cây pháo nho nhỏ được thắp lên, chúng con hát Chúc mừng sinh nhật cô! Cảnh lúc ấy thật đẹp, lung linh! Lúc đó cô rất cảm động và… cô đã khóc….những giọt nước mắt hạnh phúc! Cô trò ta còn chụp hình và trét bánh kem vào mặt nữa! Lúc đó thật vui... nhưng... bây giờ... sẽ không còn cơ hội nữa! 
Vào ngày khai giảng năm học, chúng con rất buồn, không ai nở nụ cười nào. Nhưng….lúc ấy chúng con thấy được một bóng người quen thuộc- người mà chúng con thường thấy khi giảng bài, trò chuyện……chính là cô….. cô giáo dạy Văn! Bấy giờ không còn những giọt nước mắt buồn nữa thay vào đó là những nụ cười hạnh phúc khi cô trở lại! Chúng con ùa ra, ôm cô, những giọt nước mắt hạnh phúc rơi xuống! Cảm giác thật bất ngờ và hạnh phúc, một cảm giác mà không có lời văn nào diễn đạt được! 
Lúc trước, chúng con cứ ngỡ sẽ không nghe được giọng nói ấm áp của ngày xưa. Và lúc ấy,chúng con lại nghe được giọng nói đó, những câu hỏi nhưCon có khỏe không? Con học thế nào? Có quen với cô giáo mới không?......! Không chỉ chúng con, mà những anh chị lớp lớn- những người mà gặp cô lâu hơn chúng con, cũng ra đón cô và cũng…khóc! Chúng con còn định nâng cô lên nhưng cô không chịu! Sau khi gặp tụi con, cô vào trong và gặp những thầy cô cũ! Thầy cô ở trường cũng rất bất ngờ!

                                                                       Dàn ý

 Mở bài: 

- Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe (sau bữa cơm tối, trước khi đi ngủ hoặc lúc đang ngồi xem ti vi).

- Giới thiệu truyện mình sẽ kể (truyện biểu cảm, truyện cười hay cảm động).

Thân bài:

- Đưa ra thời gian, địa điểm chính xác câu chuyện em sắp kể (bao giờ, ở đâu).

- Những nhân vật trong câu chuyện là gi? Em có mặt trong đấy không hay chỉ chứng kiến và kể lại?

- Diễn biến của câu chuyện. Trong truyện có các tình tiết cảm động, vui, buồn hoặc gây cười hay không?

- Kết thúc câu chuyện em rút ra bài học gì? Em có suy nghĩ gì về câu chuyện đó không?

- Ghi lại thái độ của bố mẹ? Bố mẹ có lời khuyên gì hay không?

Kết bài:

- Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể.

- Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bạn thân.

                                                                   Bài làm

 Chiều qua, khi hồi trống tan trường vừa điểm tôi vội vã đi thẳng về phía nhà xe. Trên con đường quen thuộc, đôi chân tôi guồng những vòng xe mạnh mẽ hơn. Tôi đạp xe về nhà mà trong lòng háo hức. Tôi vừa xúc động lại vừa thấy vui vui. Tôi mong sao được kể thật nhanh cho cả nhà nghe câu chuyện cảm động mà tôi vừa được chứng kiến ở trường mình.

Chả là để thể hiện lòng biết ơn thực sự của các thế hệ con cháu đối với sự hy sinh của cha ông, trường tôi có mời một đoàn ca nhạc về trường biểu diễn. Điều đặc biệt là các ca sĩ đều là những người đã phải gánh chịu ít nhiều những di chứng của chất độc màu da cam. Người thì bị mất đôi chân, người thì không con đôi mắt. Đáng thương hơn khi có những người dường như chỉ còn tồn tại một vài bộ phận trong con người. Thế nhưng tất cả những con người ấy đã khiến cho cả trường chúng tôi phải vô cùng khâm phục bởi họ là những tấm gương tuyệt vời về ý chí và sự quyết lâm.

Thú thực, mới đầu chúng tôi đi xem chỉ vì đứa nào cùng háo hức tò mò. Thế nhưng khi tấm màn nhung khép lại chương trình biểu diễn thì chúng tôi đứa nào đứa nấy đều cảm thấy xúc động sâu xa.

Buổi diễn bắt đầu bằng những lời giới thiệu chân thật và lay động lòng người của chú trưởng đoàn. Nó dường như là một bài diễn thuyết được chuẩn bị kỹ càng từ trước. Thế nhưng khi chính những mảnh đời đau khổ kia lên tiếng thì mọi người bắt đầu rơi nước mắt. Những cái tên, những quê quán, những cuộc đời và những lý do… Tất cả, tất cả đều bắt đầu bằng những ước mơ, những khát khao yên bình và hạnh phúc. Thế nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả. Chiến tranh tàn bạo đến mức không cho cả những ước mơ nhỏ nhoi nhất được hình thành. Mười ca sĩ là mười cảnh tàn tật khác nhau, mười lý do bất hạnh khác nhau. Và tất nhiên phía sau mười con người cần được cảm thông và chia sẻ ấy còn bao nhiêu người khác đang ngày đêm ngậm ngùi ôm những nỗi đau đớn xót xa.

Khác hẳn với màn giới thiệu, buổi trình diễn lại chẳng có một chút gì gợi ra cảnh đau thương. Rất nhiều và rất nhiều bài hát đã được biểu diễn bởi những chất giọng khác nhau. Thế nhưng chúng đều có chung một đặc điểm đó là đều ngợi ca những ước mơ, lòng bác ái và sự công bằng; ngợi ca những ước mơ và khát khao của tuổi thơ của những người đang sống và cả những người đã khuất. Chương trình cuốn hút tất cả người xem, thậm chí nhiều bạn, trong đó có cả tôi đã bước lên sân khấu để tặng hoa và để cùng hát lên những lời ca chia sẻ. Chúng tôi đã khóc, khóc thực sự trong niềm thân ái, trong sự yêu thương và mong ước được sẻ chia.

Buổi trình diễn nằm ngoài sự hình dung của tất cả chúng tôi. Nó thực sự khiến chúng tôi bất ngờ và xúc động. Câu chuyện được tôi kể cho gia đình nghe ngay sau khi mọi người dùng xong cơm trưa. Nhấp một chút nước trà, bố tôi vừa dặn đò vừa tâm sự: "Các con còn nhỏ hiểu được như thế là rất quý. Thế nhưng, những gì các con đã làm là chưa thật lớn đâu. Các con còn phải làm nhiều việc tốt lành hơn nữa để đền đáp công ơn của những người đã hy sinh để mang lại hạnh phúc cho cuộc  đời mình”.

10 tháng 1 2018


I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần miêu tả: đêm trăng
Mỗi dịp hè đến là em lại được ba mẹ cho về quê thăm ông bà. Cảnh dưới quê thật yên bình và hiền hòa. Những cánh diều lã lơi cùng mây gió như thướt tha đến lạ. em thích mọi cảnh vật dưới quê, nó làm em cảm thấy thư thái và yên bình. Nhưng em thích nhất là cảnh đêm trăng của vùng nông thôn yên bình này. Mỗi lần về quê em lại năm trên đùi bà, vừa nghe bà kể chuyện em vừa ngắm trăng.

II. Thân bài
1. Tả cảnh bao quát đêm trăng
- Bầu trời tối dần hiện ta, cảnh vật từ từ hiện ra dưới ánh trăng vừa lên sau bóng cau nhà bà. Bóng cau nghiêng làm tối một vùng cho ta cảm giác mọi vật đều to lớn hơn.
- Gió của tối quê thổi vào mát rượu, một cảm giác tận hưởng neh nhàng
- Không khí ở quê thật náo nhiệt: trẻ con tụ tập chơi trốn tìm, người lớn tụ họp nói chuyện rôm rả,…dưới ánh trăng huyền ảo và đẹp đến mê lòng người.
2. Tả chi tiết cảnh đêm trăng
- Trời càng về khuya thì trăng càng lên cao, trăng sang rực óng ả, soi sang mọi nẻo đường làng.
- Bầu trời trong xanh, lấp lánh nhiều ngôi sao không gợn chút mây
- Không gian bát ngát ánh trăng vàng trong veo như màu nước trà nhạt khiến ta có thể nhìn thấy mọi cảnh vật, ánh trăng soi rõ từng tàu lá dừa chải tóc bên bờ ao.
- Những côn trùng kêu ríu rít như tạo nên bản hòa nhạc đồng quê vô cùng thích thú

III. kết bài
- Nêu cảm nghĩ của em về đêm trăng
- Thể hiện tình cảm của em với đêm trăng

10 tháng 1 2018

1. Mở bài: Đêm trăng ở quê em rất đẹp.

2. Thân bài:

a) Vừa chập tối:

- Vầng trăng toả ánh sáng vằng vặc.

- Ánh trăng soi sáng khắp cành cây, kẽ lá, nhà cửa, xóm thôn,...

- Trăng tròn như cái đĩa, du du trên không.

- Trăng lơ lửng giữa bầu trời trong xanh.

- Cùng bầu bạn với trăng là những vì sao nhấp nhánh.

b) Về khuya:

- Trăng đi về hướng tây.

- Vầng trăng nhỏ hơn.

- Ánh sáng mò' ảo, dịu nhẹ.

- Đường làng thưa người, nhà nhà đã chìm trong giấc ngủ.

3. Kết bài:

- Ánh trăng đã làm tăng vẻ đẹp của quê hương em.

- Em rất yêu quê hương, yêu đêm trăng, yêu cảnh vật dưới đêm trăng.

10 tháng 1 2018

I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần miêu tả: đêm trăng
Mỗi dịp hè đến là em lại được ba mẹ cho về quê thăm ông bà. Cảnh dưới quê thật yên bình và hiền hòa. Những cánh diều lã lơi cùng mây gió như thướt tha đến lạ. em thích mọi cảnh vật dưới quê, nó làm em cảm thấy thư thái và yên bình. Nhưng em thích nhất là cảnh đêm trăng của vùng nông thôn yên bình này. Mỗi lần về quê em lại năm trên đùi bà, vừa nghe bà kể chuyện em vừa ngắm trăng.

II. Thân bài
1. Tả cảnh bao quát đêm trăng
- Bầu trời tối dần hiện ta, cảnh vật từ từ hiện ra dưới ánh trăng vừa lên sau bóng cau nhà bà. Bóng cau nghiêng làm tối một vùng cho ta cảm giác mọi vật đều to lớn hơn.
- Gió của tối quê thổi vào mát rượu, một cảm giác tận hưởng neh nhàng
- Không khí ở quê thật náo nhiệt: trẻ con tụ tập chơi trốn tìm, người lớn tụ họp nói chuyện rôm rả,…dưới ánh trăng huyền ảo và đẹp đến mê lòng người.
2. Tả chi tiết cảnh đêm trăng
- Trời càng về khuya thì trăng càng lên cao, trăng sang rực óng ả, soi sang mọi nẻo đường làng.
- Bầu trời trong xanh, lấp lánh nhiều ngôi sao không gợn chút mây
- Không gian bát ngát ánh trăng vàng trong veo như màu nước trà nhạt khiến ta có thể nhìn thấy mọi cảnh vật, ánh trăng soi rõ từng tàu lá dừa chải tóc bên bờ ao.
- Những côn trùng kêu ríu rít như tạo nên bản hòa nhạc đồng quê vô cùng thích thú

III. kết bài
- Nêu cảm nghĩ của em về đêm trăng
- Thể hiện tình cảm của em với đêm trăng

27 tháng 9 2016

 

Bạn có thể tham khảo bài này của Nguyễn Phương Linh.Ôn tập ngữ văn lớp 7

Ôn tập ngữ văn lớp 7

27 tháng 9 2016

Thank you pạn nhiều nha Minh Thuhihi

2 tháng 1

 bài 1 một cửa hàng có 350 kg gạo nếp và tẻ ,trong đó 25 % là gạo nếp . Tính số gạo mỗi loại                                                                                   bài 2 Một mảnh vườn hình chữ nhật có chu vi 250 m. Chiều rộng bằng 2 /3 CHIỀU DÀI. trên mảnh vườn đó người ta dành 30 % diện tích đất để trồng cây. tính diện tích trồng cây 

2 tháng 1

@Trường Dương bạn gửi lên diễn đàn hỏi đáp chứ đừng gửi vào đây nhé.

11 tháng 3 2023

Một số điểm lưu ý khi trình bày bài nói: Kể lại một truyện ngụ ngôn (có sử dụng cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước):

- Bài trình bày cần rõ ràng, mạch lạc, đầy đủ các phần

- Mở đầu có thể lấy một hình ảnh, câu châm ngôn… gây ấn tượng đầu tiên với người đọc

- Đọc diễn cảm, cảm xúc theo nhận vật trong truyện

- Ngôn ngữ sử dụng đơn giản, dễ hiểu

- Chú ý lắng nghe nhận xét của người nghe và ứng dụng vào bài của mình nếu nhận xét hợp lí.