K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 9 2018

1. Nội dung: người nông dân vác cuốc cõng tăng lữ, quí tộc cho thấy sự khổ cực của họ khi phải làm ra và nuôi cả tăng lữ, quí tộc. Ở dưới chân là những con vật phá hoại mùa màng.

=> Tình cảnh người nông dân rất đáng thương.

2. Tư tưởng của mông te xki ơ và gg rút xô là đòi quyền tự do, dân chủ của con người. Còn vôn te là lật đổ chế độ phong kiến

21 tháng 1 2021

“Mùa xuân của tôi” là dòng ghi chép lại những xúc cảm sâu lắng và ngọt ngào nhất của Vũ Bằng về mùa xuân, về những giao thoa của đất trời khi bước sang một năm mới, một mùa mới ấm áp. Tác giả đã kéo người đọc về với những mùa xuân bình yên, tươi đẹp, căng tràn sức sống. Bởi rằng mùa xuân là mùa đẹp nhất, thi vị và duyên dáng nhất trong một năm. Mùa xuân đẹp ở cảnh sắc thiên nhiên nhưng chính từ lòng người cũng toát lên vẻ đẹp quyến rũ, nồng nàn. Mùa xuân khiến cho trái tim con người muốn cựa quậy, muốn thổn thức và muốn bùng cháy. Thật vậy “mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng là những dòng cảm xúc nhẹ nhàng, tinh khôi và đầy tươi mới nhất khi viết về mùa xuân. Nó gợi nhắc cho người đọc về những thanh âm trong trẻo và ngọt lành của mùa xuân tươi đẹp.

 

  Mùa xuân trong văn bản “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng là một mùa xuân đậm chất trữ tình, giàu chất thơ, chất nhạc. “Mùa xuân của tôi” ở đây là mùa xuân Hà Nội, mùa xuân Bắc Việt thương mến của Vũ Bằng. Đó là mùa xuân có “mưa rêu rêu, gió lành lạnh”, có tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, những câu hát huê tình,… hoà quyện trong làn hương ấm áp của nhang trầm, đèn nến, nhất là cái ấm áp toả ra từ không khí gia đình đoàn tụ… Tất cả gợi lên một nét hương sắc không thể nào phai trong tâm hồn của người xa xứ. Không chỉ miêu tả sức sống của mùa xuân từ bên ngoài, tác giả còn thể hiện được sức sống nổi bật của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh đầy gợi cảm với những hình ảnh so sánh rất cụ thể: “Nhựa sống trong người căng lên như máu,… những cặp uyên ương đứng cạnh” và “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn”. Đến như cảm nhận về cái rét thì cũng là: “…cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm”. Sau ngày rằm tháng giêng, trời đất, thiên nhiên và không khí mùa xuân cũng có những nét rất riêng biệt. Đó là thời điểm giao mùa của trời đất, của sự vật, cỏ cây, thời tiết,… Nhiều thứ hoà quyện để tạo nên một sự chuyển giao rất đẹp: “Tết hết mà chưa hết hẳn,… mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn”. Cảnh ấy khiến lòng người cũng đồng điệu theo.

31 tháng 3 2016

Nguyễn Tuân là nhà văn nổi tiếng, có sở trường về thể tuỳ bút và kí. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách - độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô. Đoạn trích đã phần nào ghi lại được những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.

Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.

Thật là thiếu sót nếu ta không nói đến cảnh mặt trời mọc trên biển trong bức tranh thiên nhiên của đảo Cô Tô. Cảnh hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao! Cảnh được “vẽ” lên bằng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.

Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mủi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường tho. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô.

Có thể nói, đây thực sự là một đoạn văn kiểu mẫu về bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân. Ở đó người ta thấy có sự hoà hợp giữa cảnh và tình, thiên nhiên kì ảo như lộng lẫy, mĩ lệ hơn trong cái nhìn của nhà văn.

Cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: Cái

giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn [...] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.

Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.


 



 

31 tháng 3 2016

Lạc đề rồi bạn ơi!

12 tháng 4 2020

câu 3: em thích nhân vật người em gái vì cô bé là người khoan dung luôn biết tha thứ cho người khác người anh trai trong mắt cô bé lại là người vô cùng hoàn hảo

12 tháng 4 2020

câu 1 bạn tự nghĩ nhé!

câu2; cách kể chuyện lôi cuốn, chi tiết tỉ mỉ khiến cho ng đọc cảm thấy sư thổi hồn mà tác giả đã đặt trong câu truyện,...

câu 3; tùy vào cảm nhận của mỗi ng về từng nhân vật. nhưng trong truyện có 2 nv tiêu biểu nhất đó chính là: ng anh và mèo-Kiều Phương. nếu bạn thích ng anh thì có thể bạn sẽ thích ở chi tiết ng anh đã dũng cảm đủ tự tin để nhận lỗi những khuyết điểm của bản thân mà sẽ khắc phục. 

còn nếu bạn thích mèo-kiều phương: thì chắc hẳn bạn đã thích cô bé ở sự hồn nhiên ngây thơ, và đặc biệt là một lòng bao dung và vị tha vô cùng lớn

-chúc bn học tốt-

4 tháng 8 2023

a.
1. người đàn ông Khiếm thị
2. cậu bé bị ốm
3. gia đình nghèo khổ
4. nhà bị dột nóc, mưa ướt hết sách vở phải đem đi phơi
- Mồ côi, chất độc da cam, hộ nghèo, cận nghèo 
b.
1: Mở quán ăn từ thiện cho những người có hoàn cảnh khó khăn 
2: Trao tặng ngôi nhà cho người già neo đơn
3: Giúp bạn qua đường khi bạn bị đau không thể đứng
4: Dọn dẹp nhà cửa giúp đỡ bà cụ khi bà ở một mình 
5: Quyên góp, ủng hộ quần áo, sách vở cho đồng bào bị ảnh hưởng thiên tai lũ lụt
 6: Hai bạn đang khuyên nhủ, động viên bạn vượt qua khó khăn
- khích lệ, động viên, an ủi khi bạn bè, người thân gặp khó khăn đã thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ.

27 tháng 3 2020

trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường.bố mẹ tôi chen qua những đám đông để xem những bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung , lồng kính .trong tranh,một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh.mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ

câu 1:xác định câu trần thuật đơn và tìm chủ ngữ,vị ngữ của mỗi câu trong đoạn trích

trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng// những bức tranh// của thí sinh treo kín bốn bức tường

TN                                                                         CN                          VN

mặt chú bé// như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ

CN                           VN

câu 2:trong đoạn trích trên câu nào miêu tả trạng thái,câu nào miêu tả hành động

trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường.(Hành động )

bố mẹ tôi chen qua những đám đông để xem những bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung , lồng kính .trong tranh,một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh ( hành động )

.mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ( trạng thái )

câu 3:em hãy chỉ ra diễn biến tâm trạng của người anh  khi đứng trước bức chân dung chính mình do em gái vẽ ?

Đầu tiên người anh thấy ngỡ ngàng vì không thể ngờ rằng em gái lại vẽ chân dung của mình làm bức tranh để dự thi . Sau đó, người anh cảm thấy hãnh diện vì thấy mình trong bức tranh, hơn thế lại là bức tranh đạt giải nhất trong cuộc thi nên trong phút chốc, người anh có cảm giác vô cùng tự hào. Nhưng sau giây phút ấy, người anh lại thấy xấu hổ vì cảm thấy mình không xứng đáng là nhân vật chính trong bức tranh. Trước đây, khi thấy em gái mình có tài năng hội họa và được mọi người yêu quý, người anh đã ghen ghét , đố kị với em . Thế mà giờ đây, người em không những không giận mà còn lấy mình làm hình mẫu để vẽ tranh nên thấy thế , người anh cảm thấy thật xấu hổ. Những cảm xúc của người anh từ ngỡ ngàng, đến hãnh diện rồi xấu hổ là hoàn toàn phù hợp với tâm trạng của nhân vật trong hoàn cảnh ấy.

câu 4:nêu cảm nhận của em về nhận vật em gái Kiều Phương

Kiều Phương là 1 cô bé hiếu động và rất đam mê hội họa . Ở cô dậy lên những phẩm chất đáng quý , đó là sự hồn nhiên , trong sáng và nhân hậu . Khi bị anh trai gọi là Mèo , cô không buồn hay giận mà còn vui vẻ chấp nhận và thường dùng tên ấy để xưng hô với bạn bè . Mặt cô lúc nào cũng lấm lem màu vẽ do cô tự sáng chế . Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt lên . Mặc dù tài năng hội họa của cô được mọi người đánh giá rất cao nhưng cô vẫn giữ được tâm hồn trong sáng , hồn nhiên . Tuy hay bị anh la mắng nhưng cô vẫn dành cho anh những tình cảm thật tốt đẹp và rất trân trọng anh . Những tình cảm đó đã được thể hiện ở bức tranh đoạt giải nhất của cô . Khi dự thi trở về , mặc dù trước thái độ lạnh nhạt của anh trai , Mèo vẫn kêu anh cùng đi nhận giải với mình. Em rất thích nhân vật Kiều Phương này!

chúc bạn học tốt

27 tháng 3 2020

cảm ơn bạn nha