K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 4 2019

Các quan hệ từ trong bài Cổng trường mở ra: vào, của, với, như, trên, như, mà, và, nhưng, của, trong, cho

20 tháng 10 2016

Quan hệ từ : vào , mà , nhưng , như , của , cho , với , và , còn .

21 tháng 10 2016

Các quan hệ từ có thể là: với, và, với, với, nếu, thì, và.

12 tháng 10 2016

Tìm các quan hệ từ trong đoạn văn đầu văn bản"Cổng trường mở ra"Vào đêm trước ngày khai trường của con đến trong lòng con ko có mối bận tâm nào khác ngoài việc mai thức dậy cho kịp giờ 

Trả lời: Trong đoạn đầu của văn bản Cổng trường mở ra theo thứ tự lần lượt sẽ là : của, còn, còn, với, của, và, như, những, như, của, như, cho.

bài này mk đã học qua rồi,nhưng mk ko nhớ dc chắc như thế này:

các quan hệ từ trong đoạn văn đầu văn bản"Cổng trường mở ra":

-của, còn, còn, với, của, và, như, những, như, của, như, cho.

14 tháng 7 2021

Tham khảo!

Nền trời xanh ngăn ngắt như tấm màn nhung bao la(1). Ông mặt trời đỏ hồng(1) vừa nhô lên từ cụm mây trắng nõn(1). Màn sương đêm hãy còn bao phủ lờ mờ. Cả khu vườn như đang chuyển mình biến đổi theo tiếng gọi của mùa xuân. Khắp nơi, khắp phía đều có hoa. Hoa phủ tràn ngập(2), hoa nở muôn hình muôn vẻ, hoa tầng tầng lớp lớp như một đốm lửa rực rỡ trong không gian. Mỗi hoa đều có một màu sắc riêng(3)một hương vị riêng(3). Hoa mận trắng muôn muốt(1), rủng rỉnh như những chiếc chuông bé xiu xíu đang toả mùi hương dìu dịu. Hoa sứ trắng tinh khiết(1)một màu với hương ngào ngạt. Hoa hướng dương vàng rực(1) như ông mặt trời be bé, xinh xinh. Hoa hồng kiêu hãnh vươn lên như một nàng công chúa kiều diễm. 

* (1)=CTT   *(2)=CĐT   *(3)=CDT

Chúc bạn học tốt!! ^^

14 tháng 7 2021

Cảm ơn bạn nhé

 

21 tháng 12 2018

Ngôi trường em đang học là trường trung học cơ sở Nguyễn Huệ. Ngôi trường có ba dãy phòng học hình chữ U, rộng rãi, thoáng mát. Rải rác khắp sân trường có những cây bàng xanh tươi, vừa che bóng mát vừa tạo mảng xanh cho ngôi trường. Dọc dãy hành lang có những hàng ghế đá để chúng em ngồi đọc sách, báo trong giờ ra chơi. Phía sau ngôi trường có khoảng sân rất rộng, để chúng em vui chơi thỏa thích. Em rất quý ngôi trường này và em xem nó như ngôi nhà thứ hai của mình.

21 tháng 12 2018

Nhung là một người bạn thân của tôi, phải nói như thế vì tôi không có nhiều bạn và bạn ấy cũng vậy. Nhung hầu như chỉ chơi thân với tôi bởi có lẽ tôi là người chịu được cái tính ít nói của cô, còn cô bạn ấy thì nhất quyết là người duy nhất chịu được cái tính nói liên hồi của tôi. Thật thú vị là tôi và Nhung không chỉ khác nhau về tính cách mà còn khác nhau cả về hình dáng bên ngoài. Trái với cái vẻ còm nhom như xác ve của tôi là một thân hình béo tròn, đầy đặn trông rất dễ thương của Nhung. Nhung có đôi mắt to và nâu, một màu nâu hạt dẻ xinh đẹp, khuôn mặt tròn trắng trẻo thường hồng lên mỗi khi bị tôi trêu chọc. Cặp lông mày sâu róm khi tức giận lại nhăn lên trông thật ngộ. Đặc biệt, bạn hay mỉm cười khi nghe tôi nói chuyện nên tôi chưa bao giờ có cảm giác mình đang độc thoại cả. Chúng tôi đi học, đi chơi, đi ăn cùng nhau. Đặc biệt, Nhung và tôi đều thích nghe những bản sonate cho piano của nhạc sĩ Beethoven từ chiếc đài radio cũ của tôi. Chúng tôi là đôi bạn tri kỉ không thể tách rời.

10 tháng 12 2020

cdt là gì vậy bạn 

 

10 tháng 12 2020

cụm danh từ

Câu 1 :nghĩa của từ là gì?từ có những nghĩa nào?. Câu 2:thế nào là từ mượn ?mượn từ để làm gì? Câu 3 : chúng ta thường mắc những lỗi nào khi dùng từ ? Câu 4: chỉ ra đặc điểm của động từ ,tính từ , danh từ và CĐT, CTT, CDT,cấu tạo của CĐT, CTT, CDT?lấy ví dụ ? Câu 5 :tìm các CĐT, CDT, CTT trong các câu sau A. Viên quan đã đi nhiều nơi. B. Đã ngoài ba tuổi ,bốn mươi mà trông cô vẫn còn trẻ lắm. C. Hai...
Đọc tiếp

Câu 1 :nghĩa của từ là gì?từ có những nghĩa nào?.

Câu 2:thế nào là từ mượn ?mượn từ để làm gì?

Câu 3 : chúng ta thường mắc những lỗi nào khi dùng từ ?

Câu 4: chỉ ra đặc điểm của động từ ,tính từ , danh từ và CĐT, CTT, CDT,cấu tạo của CĐT, CTT, CDT?lấy ví dụ ?

Câu 5 :tìm các CĐT, CDT, CTT trong các câu sau

A. Viên quan đã đi nhiều nơi.

B. Đã ngoài ba tuổi ,bốn mươi mà trông cô vẫn còn trẻ lắm.

C. Hai bạn học sinh ấy đang đến.

D. Hai ông bà chỉ có một túp lều nát ở trên bờ biển

E. Bạn Lan rất chăm chỉ học tập .

G. Hai cuốn sách ấy là của tôi.

Câu 6:viết đoạn văn có sử dụng số từ và chỉ từ; có sử dụng danh từ và động từ.

Câu 8: so sánh số từ và lượng từ?

Câu 9 :nêu đặc điểm của chỉ từ ,phó từ.

2
24 tháng 11 2018

9)

Chỉ từ là những từ ngữ trỏ vào sự vật, hiện tượng giúp người đọc người nghe xác định được sự vật trong khoảng không gian hoặc thời gian.

Vai trò chỉ từ trong câu:Trong một câu nói, chỉ từ làm nhiệm vụ đó là phụ ngữ cho cụm danh từ, một số trường hợp khác chỉ từ còn đứng ở chủ ngữ, vị ngữ hoặc trạng ngữ.

Phó từ là:gồm các từ ngữ thường đi kèm với các trạng từ, động từ, tính từ với mục đích bổ sung nghĩa cho các trạng từ, động từ và tính từ trong câu.

Phân loại phó từ

Dựa theo vị trí trong câu của phó từ với các động từ, tính từ mà chia làm 2 loại như sau:

– Phó từ đứng trước động từ, tính từ. Có tác dụng làm rõ nghĩa liên quan đến đặc điểm, hành động, trạng thái,…được nêu ở động – tính từ như thời gian, sự tiếp diễn, mức độ, phủ định, sự cầu khiến.

– Phó từ đứng sau động từ, tính từ. Thông thường nhiệm vụ phó từ sẽ bổ sung nghĩa như mức độ, khả năng, kết quả và hướng.

23 tháng 11 2018

Câu 1: -Nghĩa của từ là nội dung( khái niệm, đặc điểm, tính chất,...) mà từ biểu thị.

-Một từ có thể có hai nghĩa: nghĩa chuyển và nghĩa gốc.

Câu 2: -Từ mượn là những từ ngữ mà nhân dân ta vay mượn từ nước khác.

-Mượn từ do ngôn ngữ nước ta không có từ thích hợp được biểu thị hoặc để làm phong phú tiếng Việt.

Câu 3: Những lỗi thường mắc khi dùng từ:

- Lẫn lộn giữa các từ gần âm.

- Không hiểu rõ nghĩa của từ.

- Lỗi lặp từ.

22 tháng 10 2016

Các quan hệ từ trong đoạn đầu của văn bản Cổng trường mở ra theo thứ tự lần lượt sẽ là : của, còn, còn, với, của, và, như, những, như, của, như, cho.