K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7 2018

Trong những bài thơ Bác Hồ làm ở chiến khu VIệt Bắc thời kì kháng chiến chống Pháp, “Cảnh khuya” là bài thơ gây cho em sự xúc động và ngượng mộ. Càng đọc bài thơ “Cảnh khuya”, em càng thấy Bác là người yêu thiên nhiên, có tâm hồn nghệ sĩ và Bác cũng là người chiến sĩ cách mạng luôn lo lắng cho vận mệnh đất nước. "Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa." Cảnh thiên nhiên bỗng trở nên gần gũi, thân thiết với con người hơn nhờ biện pháp so sánh tài tình và độc đáo: tiếng suối trong như tiếng hát xa. Ta nghe như thấy âm thanh trong trẻo, du dương của tiếng suối. Và phải chăng suối cũng như một con người nên tiếng suối mới trong trẻo như tiếng hát? Tiếng suối làm nổi bật cảnh tĩnh lặng, sâu lắng trong đêm khuya, ánh trăng làm cho cảnh vật thơ mộng: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Trăng chiếu lên vòm cổ thụ, nhưng như lồng vào đó ánh sáng mát dịu của mình. Trăng rọi qua kẽ lá in xuống mặt đất tạo thành muôn vàn đốm sáng lung linh như hoa. Hoa sáng của ánh trăng lồng vào hoa trên mặt đất đang mở cánh uống sươn đêm. Cảnh vừa thực nhưng lại vừa ảo, mà nghiêng về ảo. Trăng sáng, cây cổ thụ, bóng hoa và hoa trên mặt đất tuy ở ba tầng bậc khác nhau mà như gắn bó, đan xen vào nhau, tôn vẻ đẹp của nhau. Sự gắn bó ấy chính là từ “lồng” nối trăng với cổ thụ, nối bóng cổ thụ với hoa. “Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ” Mới đọc đến câu thơ thứ ba thì ai cũng đoán Bác chưa ngủ, Bác không ngủ được vì cảnh đẹp. Bác chỉ so sánh cảnh như “vẽ”. Như vẽ là thế nào, mỗi người đọc tự tưởng tượng. Nhưng như vẽ có nghĩa là rất đẹp, cũng giống như trong ca dao ví cảnh “như tranh họa đồ”. Tuy thế, câu thơ thứ tư Bác cho biết: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Hóa ra không phải Bác thức khuya để ngắm cảnh đẹp. Bác thức khuya vì lo nỗi nước nhà. Đã bao đêm Bác thao thức. Đêm nay Bác cũng thức khuya để lo việc nước, nhưng chợt gặp cảnh thiên nhiên tươi đẹp, lòng người xúc động mà bật ra những vần thơ của bài “Cảnh khuya” chứ không phải Bác ngắm cảnh để làm thơ. Bác bận trăm công ngàn việc, lo lắng vì vận mệnh đất nước, nhưng trong khoảnh khắc, Người vẫn cảm nhận được sự tươi đẹp, thơ mộng của thiên nhiên. Người nghệ sĩ và người chiến sĩ trong Bác luôn luôn gắn bó. Điều này khiến cho em hay bất cứ ai đọc thơ đều yêu kính, khâm phục tâm hồn của Bác, tấm lòng của Bác. Đọc bài thơ “Cảnh khuya”, em vừa say mê, thích thúc với cảnh, vừa kính phục phẩm chất và tâm hồn của Bác. Bài thơ chỉ cho chúng ta biết một đêm thức khuya, không ngủ của Người. Nhưng Bác còn bao nhiêu đêm thao thức, Bác còn bao nhiêu đêm không ngủ vì “thương đoàn dân công”, vì “lo nỗi nước nhà”?

31 tháng 7 2018

giups mình nhanh nhé ms người

31 tháng 10 2023

Chị ơi bài thơ nào

 

31 tháng 10 2023

ủa thơ ở đâu vậy bạn mk ko thấy đc ( = w = )

 

10 tháng 12 2021

Em tham khảo:

 

Đến hai câu kết, là nỗi khát mong của người nghệ sĩ muôn đời mong được tri âm, đồng cảm:

“Bất tri tam bách dư niên hậu

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”.

Ba trăm năm là khoảng thời gian xác định nhưng rất dài. Nó là khoảng thời gian đủ để mọi việc lui vào quá khứ cái còn cái mất. Cả câu thơ là hơn ba trăm năm sau liệu trên thế gian này có người nào khóc Tố Như. Ông khắc khoải mong chờ một sự cảm thông của hậu thế. Vậy là từ số phận của nàng Tiểu Thanh, Nguyễn Du liên tưởng tới số phận mình. Chiếc gạch nối xuyên thời gian, không gian ấy có ý nghĩa như một yêu cầu phổ quát đặt ra cho mọi dân tộc, mọi thời đại về thái độ nhân hậu, trước hết là sự cảm thông đối với cái đẹp, sự hoàn thiện hoàn mĩ thể chất và tâm hồn con người. Nguyễn Du là con người bị bế tắc, mong được giải thoát mà vẫn không tìm thấy đường ra. “ Khấp” là đến tận cùng của sự đau thương. Khấp là khóc cho Nguyễn Du cũng như bao người tài hoa như ông.

10 tháng 12 2021

Cảm ơn bạn 

13 tháng 8 2016

khổ thơ nào với viết được chứhiu

13 tháng 8 2016

khổ thơ nào ?

20 tháng 2 2021

Trong bài thơ Ngắm Trăng của Bác Hồ em thích nhất hai câu thơ:

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"Ít thấy ai thương trăng trong cái tư thế lạ kỳ này. Đọc lại nguyên văn chữ Hán để thấy rõ hơn vị trí của ba "nhân vật": người, trăng và cái song sắt nhà tù. "Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia". Nhân, nguyệt rồi nguyệt, thi gia ở hai đầu câu thơ, cái song sắt chắn giữa. Trong mối tương giao tri kỷ tri âm giữa con người và vầng trăng, cái song sắt hiện lên thật thô bạo và bất lực. Hồ Chí Minh ngắm trăng rất giống người xưa trong niềm say mê cái đẹp thiên nhiên nhưng cũng khác người xưa trong sự phát hiện vẻ đẹp của cõi người. Người xưa ngắm trăng thấy trăng đẹp trăng trong càng ngậm ngùi cho cõi đời trầm luân cát bụi. Với Hồ Chí Minh, người ngắm trăng, mê trăng thì trăng cũng mê người. Đây không chỉ là cái hay của bút pháp mà chính là vẻ đẹp của một nhân sinh quan. Cũng cần chú ý thêm: để biểu hiện con người, ở đầu câu thơ trên tác giả dùng chữ nhân, ở cuối câu thơ dưới tác giả dùng thi gia. Hai chữ ấy, cố nhiên, vẫn chỉ là một đối tượng, nhưng đã có sự biến đổi: trước cuộc ngắm trăng, đấy là người tù, sau cuộc ngắm trăng người tù biến mất và xuất hiện nhà thơ. Rõ ràng đã có một cuộc "vượt ngục", và như đã nói trên: cuộc "vượt ngục" đã hoàn thành một cách thần kỳ.

20 tháng 2 2021

Bạn nhầm rồi 

15 tháng 11 2021

Tham khảo:

Bài thơ Việt Nam đất nước ta ơi của nhà thơ Nguyễn Đình Thi được viết dưới thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, bay bổng nhưng cũng không kém phần sôi nổi, trầm hùng. Câu thơ mở đầu như câu hát ca ngợi da diết: 

 

Việt Nam đất nước ta ơi

 

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

 

Cánh cò bay lả rập rờn

 

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

 

Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu. Hình ảnh “biển lúa” rộng mênh mông gợi cho ta niềm tự hào về sự giàu đẹp, trù phú của quê hương. Hình ảnh “cánh cò bay lả dập dờn” gợi vẻ nên thơ, xao xuyến mọi tấm lòng. Đất nước còn mang niềm tự hào với vẻ đẹp hùng vĩ của “đỉnh Trường Sơn” cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha yêu quý và tự hào về đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi. Đất nước Việt Nam ta hiện ra trong khổ thơ trên của nhà thơ Nguyễn Đình Thi thật giàu đẹp và đáng yêu, thật nên thơ và hùng vĩ. Sự giàu đẹp và đáng yêu đó được thể hiện qua những hình ảnh: biển lúa mênh mông hứa hẹn một sự no đủ, cánh cò bay lả rập rờn thật thanh bình, giản dị và đáng yêu. Sự hùng vĩ và nên thơ được thể hiện qua hình ảnh đỉnh Trường Sơn cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đất nước Việt Nam ta tươi đẹp biết nhường nào!

TK#

Tố Hữu nhà thơ lớn và có ảnh hưởng sâu rộng trong nền văn học nước nhà, ông có nhiều tác phẩm rất nổi tiếng và có thể kể đến Khi con tu hú một trong những tác phẩm được chính tác giả viết khi ở trong ngục tù. Đây là những năm tháng đau thương, ngột ngạt nhưng vẫn lạc quan và khát khao sự tự do.

Bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu có 10 câu và trong 6 câu thơ đầu chính là bức tranh thiên nhiên đẹp của mùa hè sắp đến.

“Khi con tu hú gọi bầy”

Tiếng tu hú theo quan niệm của dân gian chính là khởi đầu của mùa hè, mùa của những ánh nắng rực rỡ và ấm áp. Tiếng tu hú quen thuộc vang lên đâu đó đã gợi lên mạch cảm xúc trong chính tâm hồn của nhà thơ những cảm xúc khá tỏ, những kỉ niệm ùa về.

 

“Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”…

Trọng tâm trí tác giả mùa hè rất sinh động và đẹp, màu vàng của lúa đang chín của những quả ngọt, âm thanh rộn ràng của những tiếng ve ngân lên như chào đón mùa hè, tiếng sáo diều…Tất cả đều hiện lên thật đẹp,sinh động gợi lên bao nhiêu rạo rực cho người thanh niên.Tác giả phải là một người yêu thiên nhiên, cảm nhận tinh tế mới có thể viết lên những vần thơ đầy sức gợi hình, gợi cảm như vậy.

Trong 6 câu thơ đầu tác giả đã kể lại những hình ảnh thân thuộc của mùa hè bằng phương pháp tả cảnh, vô cùng sinh động với nhiều từ ngữ có sức gợi hình cao. Tất cả đều thể hiện được vẻ đẹp của mùa hè mùa của tuổi trẻ và khát vọng sự tự do.

Những hình ảnh mùa hè được tác giả về nên cùng với hiện thực đang bị giam cầm ngục tối đã nói lên sự khát khao mãnh liệt mong muốn tự do, khát vọng của tuổi trẻ, đây cũng là nét đẹp trong tâm hồn của chính nhà thơ.

24 tháng 3 2021

      Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi, người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc, nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ. Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú".

1 tháng 2 2021
“Năm nay hoa đào nởKhông thấy ông đồ xưa”Một mùa xuân nữa lại bắt đầu ,hoa đào lại tiếp tục nở rộ nhưng ông đồ đã không còn xuất hiện trên mỗi con phố nữa. Đến đây ta cảm thấy không khí tết tiếp tục tràn trề lan tỏa khắp moi nơi nhưng sao ta cảm thấy không khí này thật thiếu vắng mất mát. Ở đây ngôn ngữ đã được chuyển đổi một cách tinh tế ,ở trên là “ông đồ” thì đến đây chỉ còn là “ông đồ xưa”biến nhân vật vĩnh viễn thành nhân vật một đi không trở lại. Chính những người trước đây luôn tìm đến ông trong mỗi dịp tết thì giờ đây đã không còn chấp nhận ông khiến ông “lỡ hẹn hoa đào”. Trên cái nền của thiên nhiên đã trực tiếp thể hiện tâm trạng con người ,khiến người đọc cảm thấy xót thương cảm thông cho một lố người tài hoa đã bị lãng quên ,giờ đây chỉ còn lại trong miền kí ức. Bài thơ khép lại bằng tiếng gọi hồn thương xót:“Những người muôn năm cũHồn ở đâu bây giờ ”Mọi vật vẫn như cũ đào vẫn nở ,phố xá vẫn nhộn nhịp nhưng giờ đây mọi vật đã hoàn toàn thay đổi ,mọi người không còn vây quanh ông đồ thuê viết đồng nghĩa với việc chơi câu đối đã đần bị thay đổi ,mai một. Trước sự thờ ơ của mọi người ông đồ buồn ,nỗi buồn lan sang cả cảnh vật vô tri vô rác để rồi chạm vào lòng người đọc. Những người muôn năm cũ phải chăng là ông đồ ,là những người đã thuê ông viết chữ hay là một thời đã qua nay chỉ còn là quá khứ. Tác giả như bàng hoàng xót xa trước sự lãng quên của người đời. Câu hỏi vang lên như là niềm xót thương trước sự biến mất của một nền văn hóa nho học ,đồng thời tiếc thương cho môt lớp người trong xã hội đã bị thất thế. Nhà thơ không chỉ thể hiện sự luyến tiếc mà còn là sự thức tỉnh mọi người hãy giữ lại những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đừng để nó phai nhạt theo thời giản rồi không còn nữa.Ngày nay cuộc sống đã không ngừng phát triển nhưng thật vui khi mỗi dịp tết đến xuân về hay trong những hội chợ triển lãm đôi khi ta bắt gặp những bạn trẻ trong trang phục ông đồ xưa đang viết trên trang giấy đỏ những dòng chữ rồng bay phượng múa khiến ta nhớ lại một hình ảnh nô nức đã qua. Họ đang cố gắng giữ lại những phong tục tốt đẹp đã bị mai một. Chúng ta hãy cùng hy vọng phong tục này sẽ một lần nữa hồi sinh và ngày càng phát triển đi lên

 "Năm nay hoa đào nở                            Không thấy ông đồ xưa”       Một mùa xuân nữa lại bắt đầu ,hoa đào lại tiếp tục nở rộ nhưng ông đồ đã không còn xuất hiện trên mỗi con phố nữa. Đến đây ta cảm thấy không khí tết tiếp tục tràn trề lan tỏa khắp moi nơi nhưng sao ta cảm thấy không khí này thật thiếu vắng mất mát. Ở đây ngôn ngữ đã được chuyển đổi một cách tinh tế ,ở trên là “ông đồ” thì đến đây chỉ còn là “ông đồ xưa”biến nhân vật vĩnh viễn thành nhân vật một đi không trở lại. Chính những người trước đây luôn tìm đến ông trong mỗi dịp tết thì giờ đây đã không còn chấp nhận ông khiến ông “lỡ hẹn hoa đào”. Trên cái nền của thiên nhiên đã trực tiếp thể hiện tâm trạng con người ,khiến người đọc cảm thấy xót thương cảm thông cho một lố người tài hoa đã bị lãng quên ,giờ đây chỉ còn lại trong miền kí ức. Bài thơ khép lại bằng tiếng gọi hồn thương xót:                        “Những người muôn năm cũ                         Hồn ở đâu bây giờ ”        Mọi vật vẫn như cũ đào vẫn nở ,phố xá vẫn nhộn nhịp nhưng giờ đây mọi vật đã hoàn toàn thay đổi ,mọi người không còn vây quanh ông đồ thuê viết đồng nghĩa với việc chơi câu đối đã đần bị thay đổi ,mai một. Trước sự thờ ơ của mọi người ông đồ buồn ,nỗi buồn lan sang cả cảnh vật vô tri vô rác để rồi chạm vào lòng người đọc. Những người muôn năm cũ phải chăng là ông đồ ,là những người đã thuê ông viết chữ hay là một thời đã qua nay chỉ còn là quá khứ. Tác giả như bàng hoàng xót xa trước sự lãng quên của người đời. Câu hỏi vang lên như là niềm xót thương trước sự biến mất của một nền văn hóa nho học ,đồng thời tiếc thương cho môt lớp người trong xã hội đã bị thất thế. Nhà thơ không chỉ thể hiện sự luyến tiếc mà còn là sự thức tỉnh mọi người hãy giữ lại những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đừng để nó phai nhạt theo thời giản rồi không còn nữa.          Ngày nay cuộc sống đã không ngừng phát triển nhưng thật vui khi mỗi dịp tết đến xuân về hay trong những hội chợ triển lãm đôi khi ta bắt gặp những bạn trẻ trong trang phục ông đồ xưa đang viết trên trang giấy đỏ những dòng chữ rồng bay phượng múa khiến ta nhớ lại một hình ảnh nô nức đã qua. Họ đang cố gắng giữ lại những phong tục tốt đẹp đã bị mai một. Chúng ta hãy cùng hy vọng phong tục này sẽ một lần nữa hồi sinh và ngày càng phát triển đi lên