K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 9 2021

Bạn tham khảo nha:
“Gỗ” là chất liệu làm nên vật. “Nước sơn” là lớp phủ bên ngoài, có vai trò bảo vệ gỗ ở bên trong và làm đẹp hình thức của vật. Từ ý nghĩa của “gỗ” và “nước sơn”, ta có thể hiểu: gỗ là phẩm chất ở bên trong, nước sơn là hình thức ở bên ngoài. Mượn hình ảnh gỗ và nước sơn, người xưa muốn nói đến mối quan hệ giữa phẩm chất và hình thức ở con người. Chính phẩm chất cao đẹp ở bên trong quyết định giá trị của mỗi con người chứ không phải là hình thức bên ngoài. Phẩm chất bên trong mỗi con người bao gồm kiến thức, sự hiểu biết, tình yêu thương, tính trung thực, khiêm nhường,….. Thực tế cho thấy, những người có phẩm chất cao đẹp luôn được mọi người yêu quý và luôn thành công trong cuộc sống. Ngược lại, những người chỉ đề cao hình thức, xem thường việc rèn luyện phẩm chất tốt đẹp, xem trọng tiền bạc và đời sống vật chất, khoe mẽ và hợm hĩnh, tuy nổi bậc nhất thời nhưng sớm muộn gì cũng tàn phai và thất bại. Tuy nhiên, cũng không nên xem thường vai trò của hình thức. Hình thức bên ngoài tuy không quá màu mè nhưng cũng nên tương xứng với phẩm chất bên trong chứ không nên xuề xòa, cẩu thả quá mức. Hiểu được ý nghĩa câu tục ngữ, mỗi học sinh cần bồi dưỡng phẩm chất của mình thật tốt, từng bước hoàn thiện bản thân, trở thành người tốt đẹp và hữu ích trong cuộc sống này.

3 tháng 4 2018

Từ xưa tới nay, tục ngữ vẫn luôn là hành trang, túi khôn của con người. Tục ngữ cho ta biết bao lời khuyên, biết bao kinh nghiệm quý giá. Một trong số vô vàn các câu tục ngữ là: “Tốt gỗ han tốt nước san”. Câu tục ngữ này đã nói lên quan hệ giữa nội dung bên trong và hình thức bên ngoài, nội dung bao giờ cũng tốt hơn, có giá trị hơn hình thức, đồng thời khuyên chúng ta đừng quá coi trọng hình thức mà bỏ qua nội dung. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ cùng nhau giải thích câu tục ngữ này.

Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa câu tục ngữ “Tốt gỗ han tốt nước sơn”. Nghệ sĩ dân gian đã đưa ra hai hình ảnh cụ thể là gỗ và nước san. Giữa gỗ và nước sơn có từ so sánh “hơn” để làm nổi bật ý nghĩa rằng: gỗ bao giờ cũng tốt hơn, bền hơn nước sơn. Cũng chính vì vậy mà khi đi mua tủ, mua bàn ghế bằng gỗ, người khôn ngoan không bao giờ nhìn nước sơn đẹp hay xấu, nhìn hình thức bóng bẩy bề ngoài mà họ thường quan tâm đến loại gỗ làm ra vật đó, gỗ lim, gỗ trắc hay loại gỗ gì? Bởi vì: nước sơn tuy đẹp thật nhưng theo năm tháng sẽ dần dần phai nhạt đi, mờ đi, còn gỗ thì vẫn bền lâu. Từ việc “gỗ” và “nước sơn”, ta suy nghĩ đến con người. Con người cũng cần ở cái nết, phẩm chất chứ con người không phải chỉ cần có cái đẹp bên ngoài. Ông cha ta từng nói “cái nết đánh chết cái đẹp” mà. Khi chọn vợ, chọn chồng cho con, cha mẹ ít khi cho rằng: người vợ, người chồng của con phải thật đẹp, mà họ thường để ý xem người đó phẩm chất, nhân cách thế nào? Bởi vì, con người ta làm sao mà trẻ đẹp mãi được, con người sẽ dần già đi, sắc đẹp sẽ dần tàn phai, ai mà giữ mãi được tuổi thanh xuân của mình. Tuy sắc đẹp của con người tàn phai, nhưng phẩm chất, nhân cách của con người vẫn còn đó, không bị mất đi.

Chúng ta đã hiểu được câu tục ngữ nhưng vì sao ta lại nói như vậy? Vì đầy là lời khuyên của ông cha ta, nó đã tồn tại rất nhiều năm, được mọi người chấp nhận, làm theo, và nó đã được truyền từ đời này sang đời khác. Hơn nữa, ta hiểu được vì thực tế hàng ngày diễn ra trước mất ta. Cạnh nhà tôi có một chị tên là Phương, chị rất xinh đẹp, nhà giàu, lúc nào cũng ăn mặc sang trọng, vòng vàng, nhẫn vàng, hoa tai vàng, nhưng chị chẳng biết làm gì cả, suốt ngày chỉ mắng chị Lan, làm thuê trong nhà. Có hôm chị Lan về quê, mẹ chị đi vắng, bố chị bảo chị nấu cơm, nhưng khi về thì nồi cơm điện không ấn nút cắm điện, nên gạo hoàn gạo, thịt kho cháy, rau thì sông sượng chẳng ăn được gì. Bố chị lại phải đưa chị đi ăn ngoài hàng. Cả xóm tôi đều cười chê chị. Chị thi đại học ba, bôn năm nay mà chẳng năm nào đỗ cả. Thử hỏi, người như chị rời bố mẹ thì làm ăn được gì, sắc đẹp đâu có làm ra cơm, gạo, thức ăn, làm ra tiền cho chị? Muốn có kiến thức thì phải học, phải lao động. Ngược lại với chị Phương, chị Vân là con nhà nông dân chân lấm tay bùn, nhà chị chẳng giàu có gì lại có tới ba chị em gái; chị là cả phải vừa giúp bố mẹ làm việc đồng áng, vừa nội trợ, vừa trông em, vừa học, thế mà năm nào chị cũng đạt học sinh xuất sắc, chị đã giành được bao nhiêu giải của quận, của thành phố trong suốt 12 năm học. Chị lại rất ngoan ngoãn, chăm chỉ, đảm đang và hiếu thảo, nên được mọi người yêu mến, chị thi một lúc đỗ cả ba trường đại học, mẹ tôi thường bảo tôi học tập chị. Đó là những tấm gương rất rõ để tôi hiểu được câu tục ngữ “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” này. Người nào nết na, đảm đang, ngoan ngoãn luôn được mọi người yêu quý, kính trọng dù họ xấu hay đẹp. Đó, nội dung bên trong bao giờ cũng có giá trị hơn, quan trọng hơn là hình thức bề ngoài. Hiểu như vậy, tôi và các bạn, chúng ta phải làm gì nào? Chúng ta phải chăm chỉ học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi. Ngoài việc học ta phải tham gia các hoạt động thể thao cho cơ thể khỏe mạnh, ta phải giúp đỡ bố mẹ mọi công việc nhà như nấu cơm, rửa bát, rửa ấm chén, quét dọn nhà cửa sạch sẽ. Ta phải tu dưỡng đạo đức tốt, chứ đừng bỏ ra quá nhiều thời gian để ngắm vuốt trước gương, trang điểm son phấn. Câu tục ngữ “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” ngày nay vẫn đúng, nhưng ở năm 2003 này, khi đời sống vật chất đầy đủ và sinh hoạt tinh thần phong phú, con người càng cần tu dưỡng đạo đức, tuy để khỏi bị gọi là lạc hậu, hiệu quả giao tiếp trong cuộc sống cao hơn thì mọi người. cũng cần chọn cho mình quần áo đẹp, lịch sự, hợp với bản thân.

Như vậy, câu tục ngữ của ông cha ta ngày nay vẫn đúng là “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Dân tộc ta hiện nay đã có điều kiện để làm cho hình thức cuộc sống  bên ngoài đẹp lên, song chúng ta cũng không nên nhầm lẫn, không lóa mắt vì hình thức. Ta vẫn coi trọng nội dung bên trong - phẩm chất tốt đẹp của mỗi con người. Các bạn hãy phấn đấu để đạt mục tiêu thế nhé!

NHA

3 tháng 4 2018

Từ xưa tới nay, tục ngữ vẫn luôn là hành trang, túi khôn của con người. Tục ngữ cho ta biết bao lời khuyên, biết bao kinh nghiệm quý giá. Một trong số vô vàn các câu tục ngữ là: “Tốt gỗ han tốt nước san”. Câu tục ngữ này đã nói lên quan hệ giữa nội dung bên trong và hình thức bên ngoài, nội dung bao giờ cũng tốt hơn, có giá trị hơn hình thức, đồng thời khuyên chúng ta đừng quá coi trọng hình thức mà bỏ qua nội dung. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ cùng nhau giải thích câu tục ngữ này.

Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa câu tục ngữ “Tốt gỗ han tốt nước sơn”. Nghệ sĩ dân gian đã đưa ra hai hình ảnh cụ thể là gỗ và nước san. Giữa gỗ và nước sơn có từ so sánh “hơn” để làm nổi bật ý nghĩa rằng: gỗ bao giờ cũng tốt hơn, bền hơn nước sơn. Cũng chính vì vậy mà khi đi mua tủ, mua bàn ghế bằng gỗ, người khôn ngoan không bao giờ nhìn nước sơn đẹp hay xấu, nhìn hình thức bóng bẩy bề ngoài mà họ thường quan tâm đến loại gỗ làm ra vật đó, gỗ lim, gỗ trắc hay loại gỗ gì? Bởi vì: nước sơn tuy đẹp thật nhưng theo năm tháng sẽ dần dần phai nhạt đi, mờ đi, còn gỗ thì vẫn bền lâu. Từ việc “gỗ” và “nước sơn”, ta suy nghĩ đến con người. Con người cũng cần ở cái nết, phẩm chất chứ con người không phải chỉ cần có cái đẹp bên ngoài. Ông cha ta từng nói “cái nết đánh chết cái đẹp” mà. Khi chọn vợ, chọn chồng cho con, cha mẹ ít khi cho rằng: người vợ, người chồng của con phải thật đẹp, mà họ thường để ý xem người đó phẩm chất, nhân cách thế nào? Bởi vì, con người ta làm sao mà trẻ đẹp mãi được, con người sẽ dần già đi, sắc đẹp sẽ dần tàn phai, ai mà giữ mãi được tuổi thanh xuân của mình. Tuy sắc đẹp của con người tàn phai, nhưng phẩm chất, nhân cách của con người vẫn còn đó, không bị mất đi.

Chúng ta đã hiểu được câu tục ngữ nhưng vì sao ta lại nói như vậy? Vì đầy là lời khuyên của ông cha ta, nó đã tồn tại rất nhiều năm, được mọi người chấp nhận, làm theo, và nó đã được truyền từ đời này sang đời khác. Hơn nữa, ta hiểu được vì thực tế hàng ngày diễn ra trước mất ta. Cạnh nhà tôi có một chị tên là Phương, chị rất xinh đẹp, nhà giàu, lúc nào cũng ăn mặc sang trọng, vòng vàng, nhẫn vàng, hoa tai vàng, nhưng chị chẳng biết làm gì cả, suốt ngày chỉ mắng chị Lan, làm thuê trong nhà. Có hôm chị Lan về quê, mẹ chị đi vắng, bố chị bảo chị nấu cơm, nhưng khi về thì nồi cơm điện không ấn nút cắm điện, nên gạo hoàn gạo, thịt kho cháy, rau thì sông sượng chẳng ăn được gì. Bố chị lại phải đưa chị đi ăn ngoài hàng. Cả xóm tôi đều cười chê chị. Chị thi đại học ba, bôn năm nay mà chẳng năm nào đỗ cả. Thử hỏi, người như chị rời bố mẹ thì làm ăn được gì, sắc đẹp đâu có làm ra cơm, gạo, thức ăn, làm ra tiền cho chị? Muốn có kiến thức thì phải học, phải lao động. Ngược lại với chị Phương, chị Vân là con nhà nông dân chân lấm tay bùn, nhà chị chẳng giàu có gì lại có tới ba chị em gái; chị là cả phải vừa giúp bố mẹ làm việc đồng áng, vừa nội trợ, vừa trông em, vừa học, thế mà năm nào chị cũng đạt học sinh xuất sắc, chị đã giành được bao nhiêu giải của quận, của thành phố trong suốt 12 năm học. Chị lại rất ngoan ngoãn, chăm chỉ, đảm đang và hiếu thảo, nên được mọi người yêu mến, chị thi một lúc đỗ cả ba trường đại học, mẹ tôi thường bảo tôi học tập chị. Đó là những tấm gương rất rõ để tôi hiểu được câu tục ngữ “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” này. Người nào nết na, đảm đang, ngoan ngoãn luôn được mọi người yêu quý, kính trọng dù họ xấu hay đẹp. Đó, nội dung bên trong bao giờ cũng có giá trị hơn, quan trọng hơn là hình thức bề ngoài. Hiểu như vậy, tôi và các bạn, chúng ta phải làm gì nào? Chúng ta phải chăm chỉ học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi. Ngoài việc học ta phải tham gia các hoạt động thể thao cho cơ thể khỏe mạnh, ta phải giúp đỡ bố mẹ mọi công việc nhà như nấu cơm, rửa bát, rửa ấm chén, quét dọn nhà cửa sạch sẽ. Ta phải tu dưỡng đạo đức tốt, chứ đừng bỏ ra quá nhiều thời gian để ngắm vuốt trước gương, trang điểm son phấn. Câu tục ngữ “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” ngày nay vẫn đúng, nhưng ở năm 2003 này, khi đời sống vật chất đầy đủ và sinh hoạt tinh thần phong phú, con người càng cần tu dưỡng đạo đức, tuy để khỏi bị gọi là lạc hậu, hiệu quả giao tiếp trong cuộc sống cao hơn thì mọi người. cũng cần chọn cho mình quần áo đẹp, lịch sự, hợp với bản thân.

Như vậy, câu tục ngữ của ông cha ta ngày nay vẫn đúng là “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Dân tộc ta hiện nay đã có điều kiện để làm cho hình thức cuộc sống  bên ngoài đẹp lên, song chúng ta cũng không nên nhầm lẫn, không lóa mắt vì hình thức. Ta vẫn coi trọng nội dung bên trong – phẩm chất tốt đẹp của mỗi con người. Các bạn hãy phấn đấu để đạt mục tiêu thế nhé



 

19 tháng 9 2021

Tham khảo:

Gia đình là ngôi thánh đường đầu tiên cho tuổi thơ học những điều hay lẽ phải. Là nơi ngay cả nước sôi cũng reo lên niềm vui hạnh phúc, là nơi mà ngay cả những món ăn đơn sơ cũng trở nên mĩ vị, là nơi mà trên trái đất thì đó là nhà máy cung cấp o xi khổng lồ cho sự sống bình yên và trong lành của mỗi người. Mái ấm gia đình giúp ta có nơi ăn, chốn ở không còn là kẻ bơ vơ, lang thang vật vờ như cô hồn không nơi nương tựa. Mái ấm gia đình là nơi giúp ta sống mà có một điểm tựa và niềm tin vững chãi hơn vào cuộc sống. tình cảm gia đình là tình cảm ruột thịt nồng nàn, chân thật và ấm áp, thiêng liêng. Ngoài kia trong xã hội nhộn nhịp, đầy rẫy những cạm bẫy toan tính kia sẽ không bao giờ cho bạn sự hiền lành và an toàn như vậy đâu. Nếu không người ta đã không ví thương trường như chiến trường, và cuộc sống là cuộc đấu tranh bất tận, rằng cuộc đời là một giấc mộng kê thôi, như một cuộc hí trường. Gia đình là nơi đầu tiên cho tuổi thơ học những điều hay lẽ phải, là nơi ửng hồng gò má ta, là nơi ta cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, là nơi rừng cho hoa con đường cho những tấm lòng. Chính vì thế, gia đình chính là quê hương thân thiết và thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người.

14 tháng 9 2021

Tham khảo:

Kho tàn ca dao tục ngữ Việt Nam ta vô cùng phong phú. Những câu ca dao thục ngữ là lời ông ba ta dạy bảo, khuyên răn được lưu truyền qua câu tục ngữ. Những câu tục ngữ luôn là lời dạy của ông bà, và cách dạy về nhân cách của con người, cách đánh giá con người. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Câu nói này bao hàm 1 lời khuyên về cách sống, cách nhìn nhận một sự vật, một con người. Đừng nhìn vẻ bề ngoài mà đã đánh giá nhân cách của người khác mà ta còn phải nhìn cái tốt đẹp ở bên trong con người ấy. Nó như một lời khuyên nhủ rằng hãy sống thực với chính mình, đừng ba hoa khoác lác, lừa dối mọi người để rồi "cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra''. Trong cuộc sống còn nhiều người chỉ xem trọng vẻ bề ngoài mà quên đi cái nội dung bên trong. Những người này thật đáng phê phán. Khi họ làm vậy một ngày nào đó họ sẽ thấy cái hại của nó. Vì vậy ngay từ bây giờ mỗi học sinh chúng ta phải rèn luyện đạo đức và phẫm chất thật tốt. Phải luôn ghi nhớ những điều tốt. Và chúng ta phải sống bằng chính thực lực của mình không được lừa dối, giả tạo với mọi người.

10 tháng 5 2021

Từ xưa đến nay, ông cha ta đã gửi gắm những kinh nghiệm quý báu của mình vào những câu ca dao, tục ngữ,một trong số đó là câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”Ta cần hiểu, “gỗ” là nói tới chất lượng bên trong của đồ vật còn “nước sơn” là hình thức bên ngoài. Tính từ “tốt” được điệp lại hai lần nhằm nhấn mạnh vào đặc điểm, tính chất của “gỗ” và “nước sơn”. Hai hình ảnh “gỗ” và “nước sơn” được so sánh không ngang bằng “hơn” để gửi gắm thông điệp chúng ra nên coi trọng bản chất bên trong hơn là bề ngoài bóng bẩy. “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” là coi trọng bản chất, nhân cách của con người chứ không chỉ nhìn nhận, đánh giá qua vẻ bề ngoài của người đó.Trong thực tế cuộc sống,con người cũng vậy, con người có đạo đức tốt, có năng lực cao sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho bản thân, gia đình, xã hội. Nếu có hình thức tốt nữa thì giá trị càng tăng. Nhưng con người dù có hình thức bên ngoài đẹp đẽ (tốt mã) mà trình độ, năng lực kém cỏi, tư cách không tốt thì cũng chỉ là loại người vô dụng.Câu tục ngữ trên sẽ mãi là truyền thống tốt đẹp của dân toccj ta

10 tháng 5 2021

có nghĩa ám chỉ vẻ bề ngoài không quan trọng mà quan trọng là tâm hồn,là chất lượng

22 tháng 3 2018

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn đó là câu tục ngữ nói về chất liệu gỗ sẽ được coi trọng nhiều hơn là nước sơn bên ngoài, nhưng ý nghĩa sâu xa mà câu này muốn thể hiện đó là chúng ta nên coi trọng chất lượng hơn là mẫu mã bên ngoài, bởi những điều đó mới thực sự đem lại ý nghĩa to lớn cho mỗi con người, những hình ảnh mang đậm giá trị trong cuộc sống và chúng ta nên đề cao chất lượng của sản phẩm, xem nó có chắc, có bền và có giá trị không để từ đó chọn lựa cho chính xác, không nên chỉ đánh giá sự vật hiện tượng từ bề ngoài như vậy sẽ làm cho chúng ta có những phán đoán sai lầm và không đúng với những gì có trong sự vật hiện tượng. Từ xưa đến nay nhân dân ta đã luôn luôn coi trọng về chất lượng hơn là số lượng hau mẫu mã, những sản phẩm đó cần phải được tạo ra một cách có giá trị và nó hiệu quả nhất, nó đem lại những điều cần thiết và vô cùng quan trọng cho mỗi người, bởi niềm tin mà chúng ta làm nên nó mới chính là những sản phẩm có giá trị nhất.

22 tháng 3 2018

Nghĩa là thà mình xấu người đẹp nết còn hơn xấu nết đẹp người