K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2018

Gọi tgian người làm biếng làm mk thì hthanh là x (h) (x>6)

trong 1 h người làm siêng làm đc : \(\dfrac{1}{10}\) (công việc )

người làm biếng làm đc : \(\dfrac{1}{x}\) (công việc )

cả 2 người làm trong 6h nên trong 1h cả 2 người làm đc \(\dfrac{1}{6}\) ( cviec )

theo bài ta có pt : \(\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{10}=\dfrac{1}{6}\)

==> \(\dfrac{1}{x}=\dfrac{1}{6}-\dfrac{1}{10}=\dfrac{1}{15}\)

==> x=15 (t/m đk )

vậy........

Gọi thời gian kẻ lười biếng hoàn thành công việc là x

Theo đề, ta có: 1/x+1/10=1/6

=>1/x=1/6-1/10=10/60-6/60=4/60=1/15

=>x=15

đọc văn bản và trả lời 3 câu hỏiBÀ CHÚA TUYẾT                         Truyện cổ GrimmMột người đàn bà góa chồng có hai cô con gái, trong hai cô có một cô đã xinh đẹp lại siêng năng, còn một cô vừa xấu xí lại lười biếng. Bà mẹ cưng cô xấu xí và lười biếng hơn vì cô là con của bà đẻ ra. Mọi việc trong nhà cô kia phải đảm nhận nên người cô bụi bậm như cô Lọ Lem trong gia đình. Ngày ngày, cô bé đáng thương ấy...
Đọc tiếp

đọc văn bản và trả lời 3 câu hỏi

BÀ CHÚA TUYẾT

                         Truyện cổ Grimm

Một người đàn bà góa chồng có hai cô con gái, trong hai cô có một cô đã xinh đẹp lại siêng năng, còn một cô vừa xấu xí lại lười biếng. Bà mẹ cưng cô xấu xí và lười biếng hơn vì cô là con của bà đẻ ra. Mọi việc trong nhà cô kia phải đảm nhận nên người cô bụi bậm như cô Lọ Lem trong gia đình. Ngày ngày, cô bé đáng thương ấy phải ra ngồi ở con đường lớn bên giếng mà kéo sợi, cô phải kéo nhiều đến nỗi máu cháy rỉ ra. Có lần máu thấm đầu ống sợi, cô cúi xuống định rửa sạch sợi nhưng tuột tay ống sợi rơi xuống giếng. Cô khóc lóc chạy về kể lể chuyện không may ấy cho dì ghẻ nghe. Dì ghẻ mắng cô thậm tệ, rồi nhẫn tâm bảo cô:
- Mày đánh rơi ống sợi xuống đó thì mày phải xuống đó mà mò nó lên!
Cô bé lại phải lộn ra giếng, nhưng cũng chẳng biết làm thế nào. Trong lúc quá sợ hãi cô liều nhảy xuống giếng để mò ống sợi. Cô bị ngất đi, khi cô mở mắt và hồi tỉnh thì thấy mình đang nằm ở trên một cánh đồng cỏ đẹp đẽ, ngàn hoa đua sắc dưới ánh nắng chói chang. Cô đi băng qua đồng cỏ thì tới một lò nướng bánh, lò đầy ắp bánh mì, bánh mì gọi cô:
- Cô ơi, hãy kéo chúng tôi ra! Hãy kéo chúng tôi ra với kẻo chúng tôi cháy mất, chúng tôi được nướng chín xong từ lâu rồi mà.
Cô gái lại gần lò bánh, lấy xẻng dỡ hết bánh ra. Sau đó cô lại tiếp tục đi, cô tới dưới một cây táo sai chi chít quả. Cây gọi cô:
- Trời ơi, rung tôi đi, rung tôi đi cô bé, táo chúng tôi chín tất cả rồi..
Cô rung cây cho táo rụng. Táo rụng như mưa, cô rung mãi cho đến khi trên cây không còn một quả táo nào. Cô nhặt táo xếp thành đống xong lại tiếp tục đi.
Sau cùng cô đến một căn nhà nhỏ, một bà cụ già răng to kệch ló đầu ra nhìn, cô gái đâm hoảng tính chạy trốn. Nhưng bà cụ gọi cô lại bảo:
- Có gì mà phải sợ, cô cháu yêu quý? Ở đây với bà, nếu cháu làm mọi việc trong nhà đâu vào đấy thì cháu muốn gì mà chẳng có. Cháu chỉ cần lưu ý dọn giường nằm của bà cho chu đáo và rũ giường cẩn thận siêng năng để sao có lông bay ra thì mới có tuyết rơi xuống hạ giới , bà chính là Bà Chúa Tuyết đây.
Bà cụ nói với cô bé với giọng hết sức thân mật gần gũi. Cô bé cảm thấy dễ chịu nên bằng lòng ở lại giúp việc cho bà cụ. Cô cố gắng làm mọi việc theo ý bà cụ dặn. Cô rũ giường bà thật mạnh để cho lông bay là tà khắp nơi như những bông hoa tuyết. Xứng với công khó nhọc của cô, bà dành cho cô một cuộc sống thoải mái, ăn uống sung sướng, không bao giờ nặng lời với cô, ngày nào cũng món xào, món nấu ngon lành. Ở nhà Bà Chúa Tuyết được một thời gian cô bé cảm thấy lòng buồn rười rượi. Mới đầu, cô cũng chẳng hiểu tại sao nhưng cô nhận thấy đó là do cô nhớ nhà. Mặc dù ở đây sung sướng hơn ở nhà muôn phần nhưng cô vẫn tha thiết được về nhà. Sau đó cô thưa chuyện với Bà Chúa Tuyết:
- Thưa bà, lâu nay cháu buồn vì nhớ nhà quá. Dù ở dưới hạ giới cháu không được sung sướng bằng ở đây, nhưng cháu cũng không thể ở đây lâu hơn nữa, cháu muốn xin trở về sống với bà con thân thuộc của cháu.
Bà Chúa Tuyết nói:
- Cháu tha thiết đòi về nhà thì bà cũng vui lòng để cháu về. Vì cháu đã hết lòng giúp việc cho bà, vậy để chính bà đưa cháu về nhé.
Bà cầm tay cô bé và dẫn cô tới trước một cái cổng to. Cổng mở, khi cô vừa đặt chân tới thềm cổng thì có một trận mưa vàng lớn. Tất cả vàng dính đầy vào người cô.
Bà Chúa Tuyết bảo:
- Cháu có được cái đó là cháu đã làm lụng chăm chỉ.
Rồi bà trao cho cô gái ống sợi mà cô tuột tay đánh rơi xuống giếng.
Sau đó cổng đóng lại. Cô gái trở lại trần, thấy mình đang đứng cách nhà dì ghẻ không bao xa. Khi cô bước vào sân thì con gà đậu trên thành giếng gáy:
Ki rơ ri ki
Gái vàng, gái bạc nhà ta đã về.
Rồi cô vào gặp dì ghẻ. Vì người cô phủ đầy vàng nên dì ghẻ và em gái tiếp đón thật là niềm nở.
Cô kể lại những chuyện mắt thấy tai nghe. Dì ghẻ thấy con chồng trở nên giàu có nên cũng muốn cô con gái xấu xí, lười biếng gặp may như vậy. Cô ta cũng ngồi bên bờ giếng guồng sợi, cô ta lấy kim đâm vào đầu ngón tay, khua cả bàn tay vào bụi gai để máu thắm đỏ ống sợi. Rồi cô ta đem vứt ống sợi xuống giếng và tự mình nhảy xuống giếng. Cũng như chị, cô ta đến một cánh đồng cỏ đẹp đẽ và cũng đi theo một con đường mòn như vậy.
Khi cô ả tới lò bánh mì, bánh mì cũng kêu:
- Cô ơi, hãy kéo chúng tôi ra, hãy kéo chúng tôi ra với kẻo chúng tôi cháy mất, chúng tôi được nướng chín xong từ lâu rồi mà.
Cô ả lười biếng đáp:
- Tao mà lại có hứng làm việc ấy ư, làm cho bẩn người ra à!
Nói rồi cô đi thẳng.
Một lúc sau cô ả tới chỗ cây táo. Táo gọi:
- Trời ơi, rung tôi đi, rung tôi đi cô bé, táo chúng tôi chín tất cả rồi.
Cô ả đáp:
- Mày nói chi mà dễ nghe vậy? Để táo rơi vào đầu tao à!
Rồi cô lại tiếp tục đi.
Khi tới trước cửa nhà Bà Chúa Tuyết cô chẳng sợ hãi gì cả vì cô đã được nghe kể về hàm răng to nom dễ sợ của bà. Cô nhận lời ở lại giúp việc cho bà.
Ngày đầu tiên cô ả ráng sức làm việc, tỏ ra chăm chỉ, Bà Chúa Tuyết bảo gì cô ả làm ngay cái đó vì cô ả còn nghĩ tới số vàng mà Bà Chúa Tuyết sẽ thưởng công cho cô. Nhưng sang ngày thứ hai cô đã bắt đầu giở cái thói lười, sang ngày thứ ba càng lười hơn, sáng ra cô không buồn dậy nữa. Cô không dọn giường cho Bà Chúa Tuyết, công việc mà lẽ ra cô phải làm hàng ngày, đã thế cô cũng chẳng chịu rũ đệm cho lông bay xuống.
Lâu dần Bà Chúa Tuyết cũng đâm ra chán và bảo cô ả lười biếng thôi không làm việc nữa. Cô ả thấy vậy mừng thầm, nghĩ bụng, giờ chắc sẽ có mưa vàng. Bà Chúa Tuyết dẫn cô tới cổng, khi cô vừa đặt chân tới thềm cổng thì một nồi nhựa thông đổ xuống chứ chẳng có mưa vàng nào cả. Bà Chúa Tuyết nói:
- Đây là thưởng cho cái công làm việc của con.
Rồi bà đóng cổng lại.
Khi cô ả về tới nhà, người dính đầy nhựa thông, con gà trống đứng trên thành giếng nom thấy cất tiếng gáy:
Ki kơ ri ki,
Gái dơ, gái bẩn nhà ta trở về.
Nhựa thông dính chặt lấy người cô suốt đời, không chịu rời ra nữa.

2. Cô bé Lọ lem đã làm những việc gì sau khi bị rơi xuống giếng? Em có nhận xét gì về những việc làm đó của cô bé Lọ lem?

 

3.Theo em tại sao khi cô bé Lọ lem trở về thì lại có một cơn mưa vàng rơi xuống và dính đầy vào người cô bé?

4.Tại sao khi đang sống sung sướng cô bé Lọ lem vẫn muốn được về nhà?

Hãy viết 3-5 câu văn nêu ý nghĩa của gia đình đối với mỗi chúng ta?

0
25 tháng 10 2017

Siêng năng : Đức tính tốt của con người , được biểu hiện ở sự cần cù , tự giác , miệt mài khi làm việc và làm việc thường xuyên , đều đặn .Khác nghĩa với lười biếng : đức tính xấu của con người .

Kiên trì : Sự quyết tâm khi làm việc đến cùng .Dù gặp phải khó khăn , vát vả .Trái với nản lòng : Không quyết tâm khi làm việc.

25 tháng 10 2017

Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù tự giác,miệt mài làm việc thường xuyên đều đặn.

kiên trì là sự quyết tâm làm việc đến cùng dù có gặp khó khăn,gian khổ.

lười biếng,nản lòng là đức tính không tốt,không chăm làm việc,dễ nản chí.

Bạn chỉ cần dịch nghĩa ra là đc.

23 tháng 12 2016

Siêng năng kiên trì là biết nhẫn nại làm việc j cũng phải lm cho xong ko bỏ cuộc giữ chừng.

Lười biếng nản lòng là lm việc j cũng m ko xong lm giữ chừng rồi bỏ

 

14 tháng 12 2016

Siêng năng : là tự giác, cần cù, miệt mài, làm việc thường xuyên và đều đặn.

Trái với siêng năng: lười biếng, ăn bám, ỷ lại, ...

Kiên trì: là quyết tâm làm đến cùng.

Trái với kiên trì: buông xuôi, nản chí, nản lòng, bỏ cuộc giữa chừng,...

Siêng năng là một đức tính tốt thể hiện sự đánh giá với bản thân và mọi người trong học tập, lao động và các hoạt động khác.

Lười biếng là hành vi xấu , luôn được mọi người không đồng tình với phẩm chất đó.

Kiên trì là biểu hiện tinh thần nỗ lực quyết tâm, quyết chí làm đến cùng dù có khó khăn đến mấy.

Nản chí là cử chỉ hành vi của những người luôn luôn thất bại, chưa bao giờ nỗ lực thật sự trong học tập, lao động và các hoạt động khác.

14 tháng 12 2016

Kiên trì là thái độ sống, làm theo, theo đuổi mục đích mà mình đã đề ra. Đó chính sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, dù có gian nan thử thách nhưng vẫn nhất quyết làm đến cùng. Lòng kiên trì đối với mỗi người nhân tố để thành công, để đạt được mục đích mà mình đặt ra.

Siêng năng là phẩm chất đạo đức của con người, là đức tính của con người biểu hiện sự cần, tự giác, miệt mài làm việc thường xuyên và đều đặn.

27 tháng 12 2021

Lười biếng, ỷ lại.

27 tháng 12 2021

Chọn B

8 tháng 1 2021

Gọi x (h), y (h) lần lượt là thời gian người thứ nhất và người thứ hai làm một mình xong công việc (x, y > 0)

Trong một giờ hai người làm chung được:

\(\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}=\dfrac{1}{10}\) (công việc)

Người thứ nhất làm 3h, người thứ hai làm 6h được 2/5 công việc nên:

\(\dfrac{3}{x}+\dfrac{6}{y}=\dfrac{2}{5}\)

Ta có hệ phương trình:

\(\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}=\dfrac{1}{10}\\\dfrac{3}{x}+\dfrac{6}{y}=\dfrac{2}{5}\end{matrix}\right.\)

Đặt \(u=\dfrac{1}{x};v=\dfrac{1}{y}\), ta có:

\(\left\{{}\begin{matrix}u+v=\dfrac{1}{10}\\3u+6v=\dfrac{2}{5}\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}3u+3v=\dfrac{3}{10}\\3u+6v=\dfrac{2}{5}\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}-3v=-\dfrac{1}{10}\\u+v=\dfrac{1}{10}\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}v=\dfrac{1}{30}\\u+\dfrac{1}{30}=\dfrac{1}{10}\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}v=\dfrac{1}{30}\\u=\dfrac{1}{15}\end{matrix}\right.\)

Với \(u=\dfrac{1}{15}\Leftrightarrow\dfrac{1}{x}=\dfrac{1}{15}\Leftrightarrow x=15\) (nhận)

\(v=\dfrac{1}{30}\Leftrightarrow\dfrac{1}{y}=\dfrac{1}{30}\Leftrightarrow y=30\) (nhận)

Vậy người thứ nhất làm một mình hoàn thành công việc trong 15 giờ

người thứ hai làm một mình hoàn thành công việc trong 30 giờ