K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2018

oaoa

Giai cấp địa chủ phong kiến:

- Đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Một bộ phận câu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân.

- Một số địa chủ vừa và nhỏ vẫn có tinh thần yêu nước.

* Giai cấp nông dân:

- Cuộc sống cơ cực trăm bề nên căm ghét chế độ bóc lột của thực dân Pháp, có ý thức dân tộc sâu sắc.

- Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp và chế độ phong kiến.

* Tầng lớp tư sản:

- Họ là các chủ hãng buôn bán, nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, chủ xưởng thủ công.

- Họ bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép. Vì có tiềm lực kinh tế yếu ớt, nên họ chỉ muốn có điều kiện làm ăn, buôn bán dễ dàng, chưa có ý thức tham gia vào phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.

* Tầng lớp tiểu tư sản:

- Xuất thân từ các chủ xưởng thủ công nhỏ, những viên chức cấp thấp như thông ngôn, nhà giáo, thư kí, học sinh, kế toán,...

- Cuộc sống của họ có phần dễ chịu hơn nông dân, công nhân nhưng vẫn rất bấp bênh.

- Họ là những người có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

* Đội ngũ công nhân:

- Phần lớn xuất thân từ nông dân, không có ruộng đất, phải bỏ làng đi ra các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền làm thuê.

- Họ bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống lại địa chủ, đòi cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt.

23 tháng 4 2016

Cuối thế kỉ XIX - đầu thế khỉ XX, xã hội Việt Nam có 2 giai cấp:

-Địa chủ phong kiến :

+ Chiếm đoạt ruộng đất

+ Tham nhũng

+ Đặt tô thuế phu dịch nặng nề

+ Coi dân như kẻ thù, đục khoét nhân dân

-Nông dân:

+ Khổ cực

+ Nạn dịch bệnh, nạn đói hoành hành, chết nhiều người

+ Sợ quan như cọp

 

6 tháng 5 2021

.

27 tháng 4 2021

- Tầng lớp tư sản: đa số là các chủ hãng buôn bán, ngoài ra có một số là thầu khoán, chủ xí nghiệp, chủ xưởng thủ công. Họ bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép. Tiềm lực kinh tế của họ yếu ớt, nên chỉ muốn có điều kiện làm ăn, buôn bán dễ dàng, chưa có ý thức tham gia vào phong trào cách mạng giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX.

- Tầng lớp tiểu tư sản: Xuất thân từ các chủ xưởng thủ công nhỏ, những viên chức câp thấp như thông ngôn, nhà giáo, thư ký, kế toán… Cuộc sống của họ rất bấp bênh và do có ý thức dân tộc nên họ tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỷ XX.

- Tầng lớp công nhân: Phần lớn xuất thân từ nông thôn, không có ruộng đất phải bỏ làng ra các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền làm thuê. Họ bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống lại bọn địa chủ, đòi cải thiện điều kiện làm việc, tăng lương, giảm giờ làm.

- Giai câp địa chủ phong kiến: Một bộ phận cấu kết với đế quốc để áp bức bóc lột nhân dân. Một sô địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

- Giai cấp nông dân: ngày càng bị bần cùng hóa, một bộ phận ra đồn điền, hầm mỏ, xí nghiệp kiếm việc làm còn đại bộ phận phải sống đời cơ cực ở nông thôn. Nông dân căm thù đế quốc phong kiến sẵn sàng hưởng ứng tham gia cuộc đấu tranh cho cá nhân, tổ chức, tầng lớp, giai cấp nào đề xướng nhằm mục tiêu tự do, ấm no, hạnh phúc.

27 tháng 4 2021

thanks nha

28 tháng 12 2021

Đáp án: Công nhân, Chủ xưởng, Nhà buôn, Viên chức, Trí thức.

chúc bạn học tốt nhé!

23 tháng 9 2019

Đáp án C

1 tháng 4 2018

1. Cho biết hình ảnh người nông dân di cư phản ánh tình trạng gì và nguyên nhân của tình trạng đó?

- Hình ảnh người nông dân đi di cư phản ánh tính trạng dưới sự bốc lột tàn bào của bọn thức dân Pháp cuộc sống của người nông dân vô cùng cực khổ, vì chịu không nổi sự đàn áp đó họ đã di cư.

- Nguyên nhân: Do họ bị tước đoạt ruộng đất, phải gành chịu rất nhiều thứ thuế và nhiều khoản phụ khác. Nông dân bị phá sản, có người ở lại nông thôn làm tá điền cho địa chủ, một số bỏ đi làm phu cho các đồn điền Pháp, một số rất nhỏ làm công ở các nhà máy, hầm mỏ của tư sản Pháp và Việt Nam,...

2. Nêu sự chuyển biến về cơ cấu giai cấp tầng lớp trong xã hội nước ta cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Thái độ chính trị của từng giai cấp tầng lớp đối với cách mạng giải phóng dân tộc như thế nào? Vì sao họ lại có thái độ như vậy?

- Sự chuyển biến về cơ cấu giái cấp tầng lớp trong xã hội ta cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX:

+ Cuối TK XIX- đầu TK XX, tầng lớp tư sản đầu tiên đã xuất hiện ở các đô thị. Tấng lớp tiểu tư sản thành thị cũng ra đời. Đội ngũ công nhân cũng hình thành với khoảng 10 vạn người.

-Thái độ chính trị của từng giai cấp tầng lớp đối với cách mạng giải phóng dân tộc như thế nào? Vì sao họ lại có thái độ như vậy?

Thái độ chính trị, nguyên nhân ý 3( ở đầu, có đưa về sau cũng được):

- Tư sản: Song do bị lệ thuộc , yếu ớt về mặt kinh tế nên họ sớm mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn sinh sống, chứ chưa tỏ thái độ hưởng ứng hay tham gia các cuộc vận động cách mạng giải hong dân tộc đầu TK XX.

- Tiểu tư sản thành thị: Họ là những người có ý thức dân tộc, đặc biệt là các nhà giáo, thanh niên, học sinh nên tích cực tham gia vào các cuộc vận động cứu nước đầu TK XX.

- Công nhân: Phần lớn xuất thân từ nông dân, công nhân và gia đình họ bị thực dân, phong kiến và tư sả bóc lột nên họ sớm có tinh tần đấu tranh mạnh mẽ chống đế quốc, phong kiến.

2 tháng 4 2018

Câu 1:

- Phản ánh tình trạng nông dân đã phải chịu nhiều cực khổ dưới thoìe của thực dân pháp.

* Nguyên nhân : do họ bị thực dân pháp cướp đoạt ruộng đất, phải gánh chịu rất nhiều tứ thuế và nhiều khoản phụ thu khác.

12 tháng 9 2017

Chọn đáp án C.

Đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam bao gồm các giai cấp: địa chủ, nông dân, công nhân và tầng lớp tư sản, tiểu tư sản.

27 tháng 6 2019

Đáp án C

Đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam bao gồm các giai cấp: địa chủ, nông dân, công nhân và tầng lớp tư sản, tiểu tư sản