K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5 2018

Việc thêm hai từ bài thơ vào nhan đề là một dụng ý nghệ thuật
- Nhà thơ không chỉ khai thác hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà còn khai thác chất thơ vút lên từ hiện thực khốc liệt ấy

- Chất thơ ấy chính là vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lái xe: trẻ trung, hồn nhiên, sôi nổi, tinh nghịch mà sâu sắc

22 tháng 5 2018

nhan đề bài thơ dài dòng tưởng như dư thừa từ ''bài thơ'' nhưng đây là dụng ý của tác giả , là một người trực tiếp tham gia trên tuyến đường trường sơn và phải có con mắt nhạy cảm tác giả mới phát hiện một hình ảnh độc đáo''tiểu đội xe không kính'' thêm hai từ bài thơ để làm hoàn chỉnh nhan đề'' bài thơ về tiểu đội xe không kính''. Nhà thơ không chỉ muốn người đọc cảm nhận được sự khốc liệt của chiến tranh mà còn thấy được chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, lạc quan vượt lên trên mọi gian khổ hiểm nguy

13 tháng 12 2017

đúng đó bạn

kb với mk nha

k mk nha

13 tháng 12 2017

- Bài này do tác giả Phạm Tiến Duật sáng tác.

1 tháng 12 2017

Hình ảnh " một trái tim" được sử dụng với tư cách phép tu từ hoán dụ.Ý nghĩa của hình ảnh thơ trên là biểu hiện của tình yêu nước, ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của những người linh lái xe Trường Sơn. Chính sức mạnh ấy đã giúp người lính vượt qua bao gian khó, thiếu thốn để tiến về miền Nam giải phóng đất nước. Hình ảnh thơ trong câu kết là hình ảnh đẹp nhất, tỏa sáng cả bài thơ góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề tác phẩm.

19 tháng 12 2017

Hình ảnh trái tim trong câu " Chỉ cần trong xe có một trái tim " - bài thơ về tiểu độii xe không kính là hình ảnh hoán dụ .

2 tháng 12 2017

Tình bạn là một trong số đề tài có truyền thống lâu đời trong lịch sử văn học Việt Nam. Bạn đến chơi nhà là một bài thơ thuộc loại hay nhất trong đề tài tình bạn và cũng thuộc loại hay nhất trong thơ Nguyễn Khuyến nói riêng, thơ Nôm Đường luật nói chung.

Đã bấy lâu nay bác tới nhà,

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây, ta với ta !

Cũng giống như Bà Huyện Thanh Quan viết Qua Đèo Ngang, Nguyễn Khuyến sáng tác bài thơ Bạn đến chơi nhà theo thể thất ngôn bát cú Đường luật với sự phối hợp thanh điệu, vần điệu, bổ cục, đối xứng, số tiếng, số câu rất hài hoà. Đây cũng là bài thơ viết bằng chữ Nôm, dùng từ ngữ thuần Việt giản dị, dân dã mà rất đỗi trong sáng, thanh cao. Trong và thanh hơn cả là một tấm lòng chân thành đôi với bạn. Nhà thơ như muốn nói với bạn và với tất cả chúng ta rằng : Tình bạn, tình người cao hơn của cải.

bạn den choi nha

Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui :

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Cụm từ bấy lâu nay chứng tỏ người bạn của nhà thơ từ lâu rồi chưa đến thăm nhà thơ. Và cũng chứng tỏ việc hôm nay bác tới nhà thật là quý báu, rất đáng mừng, đáng vui, đáng... mở tiệc đãi bạn để thoả lòng mong nhớ, thoả tình nghĩa cố nhân. Lời thơ tự nhiên, như lời nói thường mà vẫn toát lên tình cảm mừng vui chân thành của một người bạn.

Sáu câu tiếp theo, từ câu 2 đến câu 7, thơ chuyển giọng, từ giọng vui sang giọng kể và miêu tả. Nhà thơ kể về gia cảnh của mình: vợ con đi vắng, chợ ở xa, ao sâu không đánh được cá, vườn rộng, không bắt được gà, rau cải quá non, cây cà mới nhú nụ, giàn bầu, giàn mướp cũng chỉ nụ với hoa... Tất cả đểu thiếu vắng, trống trơn không có thứ gì gọi là... "để đãi bạn". Thậm chí miếng trầu để vào chuyện theo tập quán quê hương "Miếng trầu là đầu câu chuyện" cũng không có nốt. Lời thơ cứ nhỏ nhẹ, chân chất, thật thà mà hóm hỉnh, vừa như để thanh minh với bạn, vừa để giới thiệu cảnh sống thanh bần của gia đình mình. Nếu chú ý giọng điệu thơ và cách dùng từ ngữ của Nguyễn Khuyến, ta sẽ thấy, đằng sau cái nghèo thiếu, hiện hữu như vẫn ẩn chứa, hứa hẹn một cuộc sống giàu có, phong lưu. Ngắm lại cửa nhà của cụ Tam Nguyên ấy, ta thấy, cụ đâu có cô độc, nhà đâu có quá heo hút. Cụ vẫn có vợ con, trẻ già, gia đình vẫn có thể đi chợ mua bán. Nhà vẫn có ao sâu nuôi cá, lại có vườn rộng nuôi gà, nhà gieo được cải, trồng được cà, có giàn bầu, giàn mướp,... Tất cả đang sẵn sàng, thịt cá không thiếu, rau quả đang non tơ mơn mởn. Có điều - bác ơi, đúng dịp bác đến thì... gia cảnh nhà tôi chẳng có gì gọi là xứng đáng để đãi bác ! Đằng sau những câu thơ kể thực, tả thực kia như thầm thì những tiếng thanh minh, hóm hỉnh vui đùa của Nguyễn Khuyến. Nói khác đi, nhà thơ đã nói rất khéo léo, rất sang trọng về sự nghèo thiếu của mình. Trong nghèo thiếu, con người không bi quan, than thớ, trái lại vẫn bình thản để giãi bày, tìm sự cảm thông, chia sẻ.

Do đó, đến câu kết của bài thơ, âm điệu và ngôn từ bỗng thay đổi, thân mật và ngọt ngào:

Bác đến chơi đây, ta với ta!

Bao nhiêu nghèo thiếu, bao nhiêu lúng túng, ngượng ngùng bỗng tan đi hết, để cho tình bạn, tình người thăng hoa. Mọi của cải vật chất đều khồng còn ý nghĩa gì nữa. "Bác đến chơi đây, ta với ta" là đủ, là điểu mà tôi cần nhất, tôi khát khao, trông chờ nhất. Cụm từ ta với ta trong bài thơ này của Nguyễn Khuyến gợi nhớ đến cụm từ ta với tư trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, về ngôn ngữ, hai cụm từ đó hoàn toàn giống nhau. Nhưng về ý nghĩa thì chúng rất khác nhau. Đại từ ta trong thơ Thanh Quan dùng để nói chính nhà thơ, nói về một "cái tôi" riêng lẻ thầm kín buồn lặng, cỏ đơn. Hai chữ ta nhưng chỉ là một nghĩa. Còn ta trong thơ Nguyễn Khuyến là nói về hai người, nhà thơ và bạn. Nói về hai murời bằng một âm của một đại từ nhân xưng như thế, cụ Yên Đổ đã ca ngợi một tình bạn gắn bó, thân mật tường không thể tách rời, chia đôi. Thêm nữa, cụm từ ta với ta gắn với mấy tiếng trước Bác đến chơi đây và đặt sau những dòng thơ kể sự thiếu thốn vật chất bỗng như một tiếng cười xoà bật lên, thật là vui vẻ. Rõ ràng, tình bạn, tình người là quý nhất, cao hơn của cải, vật chất. Kết cấu thơ và cách dung từ, chơi chữ của nhà thơ đất Hà Nam thật tài hoa.

Tóm lại, bài thơ được tạo ý bằng cách dựng lên một hoàn cảnh không có gì khi bạn đến chơi, để rồi hạ một câu kết: "Bác đến chơi đây ta với ta", nghe như một tiếng cười xoà, mà từ dó ấm lên một tình bạn đậm đà, hồn nhiên, dân dã, bất chấp mọi điều kiện. Từ tình bạn, bài thơ còn ẩn chứa một triết lí sâu xa: Tinh người cao hơn của cải. Lời thơ thuần Việt, giản dị, trong sáng và thật là nhuần nhi, dễ hiểu và dễ thuộc.

2 tháng 12 2017

Sống trong ngọc đá kim cương

Không bằng sống giữa tình thương bạn bè

Câu ca dao đã nêu bật được một tình cảm thiêng liêng đáng quý - Tình bạn chân thành thắm thiết. Nguyễn Khuyến, một vị quan về ở ẩn mang nỗi cô đơn u hoài, sống hiu quạnh nơi nông thôn, cũng cảm xúc dạt dào khi gặp lại bạn cũ. Ta hãy lắng nghe tiếng nói chân thành mộc mạc của nhà thơ khi nói với bạn:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra hoa, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây ta với ta

Bài thơ đã khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyến

Một chút nhẹ nhàng tự nhiên hóm hỉnh được tác giả mở đầu bằng câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi.

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có.

Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.

Nhịp thơ đều đặn 4-3 nhẹ nhàng êm ái như một lời thủ thỉ, kèm theo là nụ cười hóm hỉnh, cười vui của tác giả. Đối lập với những cái "không" ấy là cái có thật đáng quý.

Bác đến chơi đây, ta với ta...

Câu thơ bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Đó là một tình cảm thiêng liêng cao quý. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không màng đến vật chất. Bác đến chơi đây không có gì cả, chỉ có ta với ta khiến ta nhớ đến câu kết trong bài Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan khi đứng trước cảnh đèo ngang hoang vắng cô liêu, đang mang nặng một nỗi u buồn, niềm suy tư khôn cả, không thể tâm sự cùng ai, nên bà tự quay về với lòng mình “ta với ta”. Còn “ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc.

Bài thơ thể hiện sự thành công của tác giả trong bút pháp trào phúng. Ngôn ngữ được sử dụng một cách đặc sắc. Tuy là bài thơ Đường với khuôn mẫu bó buộc nhưng lời thơ lại bình dị như lời ăn tiếng nói hằng ngày. Những sản vật của nông thôn được đưa vào thơ ông thật đậm đà hương vị làng quê. Ngôn ngữ quần chúng kết hợp với âm a (nhà, xa, cá, gà, hoa, ta) thể hiện rõ nét chất phác thật thà đôn hậu của một con người. Chính yếu tố âm điệu, nhịp điệu bài thơ phối hợp nhịp nhàng tạo ra một mạch thơ liên tục, thanh thoát, tự nhiên như lời nói chuyện tâm tình của nhà thơ với người bạn tri âm tri kỷ của mình.

Đây là một trong những bài thơ hay về tình bạn trong sáng chân thành thắm thiết của Nguyễn Khuyến. Bài thơ làm nổi bật một nét đẹp trong cuộc đời và thơ văn Nguyễn Khuyến. Ông xứng đáng là một nhà thơ của làng quê Việt Nam. Tình bạn cao cả tuyệt vời của nhà thơ sẽ là bài học giúp ta tìm và cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng đáng quý đó.

6 tháng 12 2018

Bài 1 : Khổ thơ cuối của" Bài thơ về tiểu đội xe không kính" :
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
* Nghệ thuật :
Các biện pháp tu từ:
- Điệp ngữ: không
- Hoán dụ: trái tim
.Tác dụng: dù bom đạn của chiến tranh đã làm cho những chiếc xe biến dạng nhưng các chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn vẫn vững tay lái vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Bài 2 : Khổ thơ đầu bài thơ " Đoàn thuyền đánh cá " :
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
*Nghệ thuật :
-Hai câu thơ đầu diển tả thời điểm ra khơi của “Đoàn thuyền đánh cá”. Thời gian ở đây là lúc ngày tàn, được miêu tả bằng những chi tiết, hình ảnh cụ thể, giàu giá trị gợi cảm: ”Mặt trời xuống biển như hòn lửa-sóng đã cài then đêm sập cửa”. Ơ câu thơ này, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh. Màu đỏ của “mặt trời” được so sánh với “hòn lửa”. Viết về cảnh biển đêm, ngày tàn, nhưng cảnh vẫn không hoang vắng nhờ hình ảnh rực sáng này.
- Từ " lại" ở câu thứ 3 mang hàm nghũa nhấn mạnh rằng hằng ngày vào cái thời điểm ấy, khi trời yên biển lặng, đoàn thuyền ra khơi đã thành một cảnh quen thuộc.
- Câu thơ cuối : Hình ảnh thơ “Câu hát căng buồn cùng gió khơi” là một hình ảnh được xây dựng nhờ một trí tưởng tượng phong phú. Huy Cận đã miêu tả, đã cụ thể hoá tiếng hát của những người lao động. Những người lao động đánh cá ra khơi cùng với tiếng hát khoẻ khoắn đến mức tạo nên một sức mạnh (cùng với gió khơi) làm căng những cánh buồm.

6 tháng 12 2018

Bài 1:
" Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe , thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim ."
- Đoạn kết của bài thơ cho thấy chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạn bay bổng hòa quyện với nhau .
-Càng gần thắng lợi càng nhiều gian lao. đấy là quy luật. Mức độ chiến tranh ác liệt in dấu trên những chiếc xe vận tải quân sự : không kính , không mui , không đèn , thùng xe xước . Đó là những khó khăn trong cuộc chiến đấu của người lính , là sự tàn khốc của bom đạn kẻ thù nhưng các anh vẫn cầm chắc tay lái để tiến vào miền Nam an toàn . Điệp từ " không " được nhắc lại 3 lần cùng phép liệt kê đã nhấn mạnh chiến tranh ngày càng khốc liệt , nhiệm vụ của các anh ngày càng khó khăn hơn.

- Từ " vẫn " là từ khẳng định nhiệm vụ của các anh là trên hết, không có khó khăn , gian khổ nào ngăn cả được bước chân các anh , không kẻ thù nào cản trở xe ta đi vì người lính vẫn nêu cao ý chí , quyết tâm chiến đấu .
- Cách kết thúc bài thơ bất ngờ nhưng cũng giàu sức thể hiện : mặc cho bom rơi , đạn nổ , mực cho gió mưa quất vào buồng lái , mặc cho muôn vàn khó khăn, thiếu thốn, nguy hiểm nhưng chiếc xe vẫn chạy : " chỉ cần trong xe có 1 trái tim "
+) Một trái tim được hiểu theo nghĩa ẩn dụ - chỉ người lính lái xe Trường Sơn
+) Một trái tim cũng được hiểu theo nghĩa hoán dụ- nghĩa là trái tim yêu nước, ý chí quyết tâm không lùi bước trước kẻ thù , trước mọi khó khăn gian khổ. Người lính lái xe vẫn tiến lên phía trước vì miền Nam ruột thịt. Đó là trái tim yêu nước mang lí tưởng khát vọng cao đẹp, quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
=> Hình ảnh " trái tim " hội tụ đầy đủ phong cách của người lính lái xe có trái tim nồng cháy- 1 lẽ sống đẹp và thiêng liêng. Trái tim chứa đựng bản lĩnh hiên ngang , trái tim sục sôi ý chí quyết tâm , giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Nhà thơ đã tô đậm cái không để làm nổi bật cái có , góp phần khắc họa rõ chân lí thời đại : bom đạn chiến tranh có thể làm méo mó , hủy hoại giá trị vật chất nhưng không thể bẻ gãy những tinh thần cao đẹp.

- Đoạn thơ còn thể hiện sự tương phản đối lập giữa hình ảnh những chiếc xe tàn tạ và ý chí quyết tâm của người lính.

Bài 2:

" Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sạp cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồn cùng gió khơi . "

ND: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi khi hoàng hôn xuống và cảnh người dân làng chài bắt đầu hành trình một ngày lao động mới
* Khung cảnh hoàng hôn trên biển đẹp , độc đáo , hùng vĩ và đầy sức sống
- Với đôi mắt quan sát tinh xảo , trí tưởng tượng phong phú , trái tim nhạy cảm và tài năng nghệ thuật điêu luyện , Huy Cận đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh về cảnh hoàng hôn xuống thật huyền ảo và nên thơ :

" Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sạp cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồn cùng gió khơi . "

- Biển khơi vốn dữ dằng, bí ẩn nay lại trở thành không gian đầy bao dung ,ấm áp , thân thuộc như ngôi nhà cung để đón đợi con người .
- Cảnh mặt trời mọc và đêm xuống trên biển không hề nặng nề tối tăm mà gợi cảm giác gần gũi ấm cúng vì tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh liên tưởng trong hai câu thơ đầu vừa thực lại vừa mới mẻ , thú vị :
+) Mặt trời lúc hoàng hôn đang từ từ lặn xuống biển , bớt đi cái nắng chói chang , mặt trời như hòn lửa khổng lồ đủ cho ngôi nhà vũ trụ không rơi vào sự lạnh lẽo . Đoàn thuyền đánh cá ra khơi khi cả đất trời đã về đêm yên tĩnh và lặng lẽ .
+) Qua biện pháp ẩn dụ liên tưởng , cùng với nghệ thuật nhân hóa :" sóng cài then " , " đêm sập cửa ". Những lượn sóng dài như những chiếc then cài đang cài then cửa , đêm tối bao trùm trời đất như 2 cánh cửa vĩ đại đang sập lại , vũ trụ như một ngôi nhà lớn mà bà mẹ tạo hóa đã ban tặng cho con người
=> Bằng trí tưởng tượng phong phú , tác giả đã đưa thiên nhiên vũ trụ về gần với con người , vũ trụ bao la trở nên gần gũi với con người , biển cả kì vĩ tráng lệ như thần thoại
* Cảnh người dân lao động
- Hoàng hôn xuống có sự đối lập giữa vũ trụ với con người : đêm xuống vũ trụ đi vào thế nghỉ ngơi yên tĩnh thì người dân làng chài Quảng Ninh lại bước vào một ngày lao động mới

+) Chữ " lại " cho thấy đây là công việc hằng đem của đoàn thuyền , công việc diễn ra thường xuyên liên tục , mặt khác chưa " lại " thể hiện sự đối lập : " đêm xuống vũ trụ đi vào thế nghỉ ngơi còn con người bắt đầu một hành trình lao động mới . "
+) Công việc của họ đã trờ thành quy luật , vậy mà họ không nhàm chán, ngược lại họ vui vẻ , hân hoan , hào hứng :" câu hát căng thuyền cùng gió khơi " . Tác giả tạo nên 1 hình ảnh thơ khỏe mà lạ , có sự gắn kết 3 sự vật hiện tượng : cánh buồm , gió khơi và câu hát của người đánh cá .
- Câu hát là niềm vui , sự phấn trấn của người lao động . Câu hát như có sức mạnh vô hình để cùng ngọn gió thổi căng cánh buồm đưa thuyền lướt nhanh ra khơi, đã thể hiện khí thế của người dân đánh cá mạnh mẽ , lạc quan , yêu đời ,yêu lao động , tiếng hát của những con người làm chủ thiên nhiên tươi đẹp.
- Ta liên tưởng đến trong câu thơ của Tế Hanh cũng nói đến khí thế hăng say của người dân lao động trong khi đánh cá:
" Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió "
- NT : Với giọng thơ náo nức, các phép tu từ so sánh, nhân hóa , ẩn dụ liên tưởng , hình ảnh thơ lãng mạn đã tập trung thể hiện tâm trạng hân hoan của người dân ra khơi đánh cá.




21 tháng 3 2017

T/dụng của từ láy '' trầm ngâm '' : Miêu tả được dáng vẻ lặng lẽ, đang ngẫm nghĩ, suy tư của Bác vì lo cho dân ở ngoài kia không được ấm, không ngủ được ngon -> Làm cho chúng ta cảm thấy thương Bác trong tiết trời giá rét mà Bác ko ngủ, Bác thức để trông ngọn sưởi cho dân công, ko quản ngại việc gì.

21 tháng 3 2017

- Có tác dụng miêu tả ngoại hình.

- Làm tăng giá trị biểu cảm.

10 tháng 11 2016

Bài 1 ( dịch giả Phạm Sĩ Vĩ )
Câu 1: làm rõ phép đối chỉnh ( đối ý, đối lời, chỉnh về từ loại và ngữ pháp)
Câu 2 : dịch còn thô và chưa thoát hồn thơ.
Câu 3 : rõ đối tượng ( trẻ con ), nhưng chưa đúng ý.
Câu 4 : chỉ có động từ "hỏi" mà chưa có động từ "cười".
+ Bài 2 (dịch giả Trần Trọng San )
Câu1 : phép đối chưa thật chỉnh.
Câu 2 : dich thoát , dịch có hồn.

Câu 3: chưa chỉ ra được đối tượng (trẻ con) .Câu 4: dịch đủ hai động từ " cười"và "hỏi".
20 tháng 11 2017

huhu